Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 21 (chi tiết)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 21 (chi tiết)

Tiết 41: TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I-Mục tiêu:

Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

Hiểu được nội dung: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:

- Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).

-Tư duy sáng tạo

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 21 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
21
Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2013
Tập đọc
Tiết 41: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I-Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
Hiểu được nội dung: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
-Tư duy sáng tạo
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III-Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng 
Học sinh đọc lại bài và trả lời câu hỏi SGK. 
2.Bài mới: Trí dũng song toàn 
-HĐ 1: Luyện đọc 
Một HS đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài (2 lượt), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ: trí dũng song toàn, thám hoa, đồng trụ. 
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
- HĐ 2: Tìm hiểu bài 
 HS đọc thầm từng đoạn, cả bài để trả lời các câu hỏi SGK:
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?.
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh? 
+ Vì sao vua nhà Minh lại sai người ám hại ông Giang Văn Minh? 
+ Vì sao nói ngô Giang Văn Minh trí dũng song toàn? 
 Vài HS nêu nội dung chính của bài .
-H Đ 3: Đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài.
Năm em đọc bài theo cách phân vai.
G v đọc mẫu đoạn “chờ rất lâu sang cúng giỗ”. 
Học sinh đọc phân vai theo nhóm. 
Thi đọc diễn cảm.
-HĐ 4: Củng cố
HS nhắc lại nội dung bài.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tiếng rao đêm – Đọc bài nhiều lần và trả lời các câu hỏi sgk
--------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 100: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I-Mục tiêu :
Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Hình 1 SGK
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Ví dụ 1:
GV treo biểu đồ hình quạt như SGK.HS quan sát kĩ, nhận xét các đặc điểm:
+Biểu đồ có dạng hình tròn, được chia thành nhiều phần.
+Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ.
Ví dụ 2: Gv hướng dẫn HS đọc biểu đồ ở ví dụ 2.
-HĐ 2: Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt 
+BT 1: GV hướng dẫn HS :Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh. Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp.Tương tự với các câu còn lại.
HS làm bài, đọc kết quả.
+BT2: HS đọc yêu cầu, quan sát biểu đồ đã cho, đọc kết quả.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩnbị: Luyện tập về tính diện tích (xem trước bài tập sgk)
------------------------------------------------------------ 
Khoa học
Tiết 41 : NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I-Mục tiêu :
Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,
II- Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Năng lượng 
- Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có gì? (năng lượng)
-Kể tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của người, động vật, máy móc?
2 .Bài mới :Năng lượng mặt trời 
- HĐ 1: Tìm hiểu tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên
Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
HS trao dổi với bạn bên cạnh trả lời các câu hỏi: 
- Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào? (ánh sáng, nhiệt)
- Năng lượng mặt trời có vai trò gì đối với con người?
- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
HS phát biểu ý kiến.
 G v kết luận: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là mặt trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được. 
-HĐ 2: Hướng dẫn HS sử dụng năng lượng trong đời sống
Mục tiêu : HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
HS quan sát hình 2, 3, 4, 5/ trang 84, 85, thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi: 
+ Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày. (chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, muối )
+ Kể tên một số công trình máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy chạy bằng năng lượmg mặt trời. (máy tính bỏ túi)
+ Gia đình hay mọi người ở địa phương em đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HĐ 3: Củng cố
Tại sao nói mặt trời là nguồn năng lượng của sự sống trên trái đất.
Con người sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì?
3.Nhận xét ,dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Sử dụng năng lượng chất đốt – Xem trước bài và trả lời các câu hỏi sgk
------------------------------------------------------------ 
Kể chuyện
Tiết 21: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I-Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II-Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Nhận xét
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
HS đọc đề bài.
GV gạch chân những từ ngữ quan trong trong đề bài.
HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý.
HS đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã chọn.
HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
-HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa chuyện
HS kể chuyện nhóm đôi , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp .
Cả lớp, GV nhận xét, 
Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, kể chuyện hay nhất.
-HĐ 3: Củng cố
Nêu lại những việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ông Nguyễn Khoa Đăng – Quan sát tranh và tập kể câu chuyện theo tranh
------------------------------------------------------------ 
Thứ ba, ngày 15 tháng 1 năm 2013
Luyện từ và câu
Tiết 40: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-Mục tiêu:
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ( NDGhi nhớ ) 
-Nhận biết được các quan hệ từ , cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3) .
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị: 
Bảng phụlàm bài tập . 
III-Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : 
Công dân là gì ?
Tìm từ đồng nghĩa với từ công dân .
2. Bài mới :Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
-HĐ 1: Phần nhận xét 
+Bài tập 1 : HS đọcđoạn văn , tìm câu ghép trong đoạn văn ( nhóm bàn) .
Học sinh nêu các câu ghép , GV nhận xét .
+Bài tập 2 : HS xác định các vế trong từng câu ghép vừa tìm được ở BT 1.
Ba em lên bảng xác định các vế câu ghép .
+Bài tập 3 : Các vế câu được nối với nhau theo cách nào ? có gì khác nhau ? 
HS tiếp nối nhau trả lời.
Học sinh đặt câu có sử dụng 2 cách nối vế câu .
Một số HS đọc ghi nhớ SGK.
-HĐ 2: Luyện tập 
+Bài tập 1 : Tìm câu ghép, xác định vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu ghép .
HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ.
+Bài tập 2 :Khôi phục lại từ bị lược bỏ trong câu ghép 
Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó .
HS trao đổi với bạn bên cạnh trả lời.
GV chốt lại.
+Bài tập 3 : HS tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống ở BT 3.
HS suy nghĩ và làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
Cả lớp, GV nhận xét. 1 em đọc lại các câu trên.
-HĐ 3 :Củng cố
HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: Công dân (xem trước các bài tập trong sgk)
--------------------------------------------------- 
Chính tả
Tiết 21: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I- Mục tiêu : 
Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
Làm được bài tập 2b, 3b.
II –Chuẩn bị:
Bảng phụ làm bài tập 2.
III-Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : Cánh cam lạc mẹ 
GV kiểm tra việc sửa lỗi viết sai tiết trước. 
Viết bảng con từ:trong hang, hốc cây.
2.Bài mới : Trí dũng song toàn 
-HĐ 1:Hướng dẫn học sinh nghe -viết 
Giáo viên đọc đoạn văn “Thấy sứ thần Việt Nam đến hết”.
Học sinh đọc đoạn văn, tìm tên riêng, từ khó trong bài.
HS viết bảng con từ: linh cữu, đối lại, điếu văn,
Giáo viên đọc cho HS viết.
Sửa lỗi, chấm điểm.
Nhận xét bài viết.
-HĐ 2:Học sinh làm bài tập 
+Bài tập 2b: H S đọc nội dung. 
- Tìm và viết các từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như các ý ở câu b. 
- Cả lớp làm vào vở, 1HS làm bảng phụ.
Nhận xét và sửa bài.
+Bài tập 3b: HS đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm trong mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết. 
- Cả lớp làm vào nháp, GV sửa trên bảng phụ.
1HS đọc lại mẩu chuyện.
-HĐ 3: Củng cố 
Nhắc HS sửa lỗi hoàn chỉnh.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : (Nghe viết) Hà Nội – Xem trước bài và luyện viết các từ dễ sai trong bài chính tả
------------------------------------------------------------ 
Lịch sử
Tiết 20: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ 
ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945-1954)
I- Mục tiêu :
Học sinh biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” .
Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :
+19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+Chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947.
+Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
+Chiến dịch Điện Biên Phủ.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi một số mốc thời gian.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? Tường thuật sơ lược 3 đợt tấn công đó.
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Nhận xét chung
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS ôn tập
Câu 1: HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Kể tên ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945.
HS tiếp nối ... k
--------------------------------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 103: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
HS biết :
-Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
-Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
-Cả lớp làm được BT 1, 3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ vẽ hình của BT3
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
2. Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1:HS đọc đề , nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác. 
- Từ công thức tính diện tích hình tam giác, GV gợi ý để các em hình thành được công thức tính độ dài đáy của hình tam giác.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng lớp.
NHận xét, sửa sai
Chấm điểm một số tập HS
+BT 2: GV hướng dẫn, HS về nhà làm.
+BT 3: HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS độ dài sợi dây chính là chu vi của hình tròn ( có đường kính 0,35m ) cộng với 2 lần khoảng cách 3,1 m giữa hai trục.
HS làm bài vào nháp, 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, sửa sai
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị :Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. – Xem trước các bài tập sgk
---------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 21: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
I-Mục tiêu:
-Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
-Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
-Biết được trách nhiệm của một người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
-Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
II-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
- Nêu một số việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
- Để quê hương ngày càng phát triển, em phải làm gì?
- Nhận xét chung
2.Bài mới:
-HĐ 1: Tìm hiểu truyện Đến Ủy ban nhân dân phường
Hai HS đọc truyện trong SGK.
HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi SGK.
GV kết luận: UBND xã(phường) là một cơ quan chính quyền. Là nơi thực hiện chăm sóc và bảo vệ lợi ích của người dân, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy, mọi người dân phải tôn trọng và giúp đỡ UBND hoàn thành nhiệm vụ.
Vài HS đọc ghi nhớ SGK.
-HĐ 2: Tìm hiểu về hoạt động của UBND (BT1)
HS đọc yêu cầu của BT1.Tìm những việc cần đến Ủy ban nhân dân xã (phường) để giải quyết.
HS thảo luận nhóm 4 để làm bài.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc : b,c,d,đ,e,h,i.
-HĐ 3:Tìm hiểu về những hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường) -BT3
HS đọc yêu cầu của BT3, tìm những hành vi, việc làm nào ở các câu a,b,c là phù hợp khi đến UBND xã (phường).
HS làm việc cá nhân , suy nghĩ trả lời.
GV ket luận: (b), (c) là hành vi, việc làm đúng; (a) là hành vi không nên làm.
-HĐ 4:Củng cố
Vài HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS tìm hiểu về UBND xã( phường ) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã(phường) đã làm.
-------------------------------------------------------- 
Địa lí
Tiết 21: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I-Mục tiêu : 
-Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
-Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia, Lào.
-Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế gíơi, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
II-Chuẩn bị: 
Bản đồ tự nhiên châu Á
Bản đồ các nước châu Á
III-Các hoạt động dạy học 
1- Bài cũ : Châu Á (tiếp theo)
Dân cư châu A tập trung đông đúc ở đâu? tại sao?
Vì sao khu vực Đông Nam Á sản xuất nhiều lúa gạo?
 2.Bài mới : Các nước láng giềng của Việt Nam 
-HĐ 1 : Tìm hiểu về Cam-pu-chia 
HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18 , trao đổi với bạn bên cạnh để nhận xét:
+ Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á? giáp những nước nào? Đọc tên thủ đô của cam-pu-chia.
+Tìm hiểu SGK nêu địa hình và các ngành sản xuất chính của cam-pu-chia.
HS trình bày, cả lớp –GV nhận xét.
HS chỉ vị trí của Cam-pu-chia trên bản đồ.
Giáo viên kết luận.
- HĐ 2 : Tìm hiểu về Lào 
HS dựa vào hình 5 ở bài 18, trả lời các câu hỏi:
+Nêu vị trí địa lí và đọc tên thủ đô của Lào.
+Nêu nét nổi bật về địa hình Lào?
+Kể tên các sản phẩm của Lào?
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
HS chỉ vị trí của Lào trên bản đồ.
GV kết luận: Lào là một nước nông nghiệp, không giáp biển, công nghiệp đang chú trọng phát triển.
-HĐ 3 : Tìm hiểu về Trung Quốc 
HS quan sát hình 5 ở bài 18, tìm hiểu SGK trao đổi nhóm 4, trả lời các câu hỏi:
+Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu Á? 
+Nêu tên thủ đô Trung Quốc? 
+Em có nhận xét gì về dân số và diện tích Trung Quốc? 
+Nét nổi bật của địa hình Trung Quốc là gì? 
+Kể tên cac sản phẩm của Trung Quốc? HS quan sát hình 3 trang 88: Em biết gì về Vạn Lí Trường thành? (công trình kiến trúc đồ sộ, xây dựng hơn 2000 năm từ thời Tần Thuỷ Hoàng, là khu du lịch nổi tiếng) 
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp –GV nhận xét.
HS chỉ vị trí của Trung Quốc trên bản đồ.
GV kết luận: Trung Quốc có diện tích thứ ba trên thế giới, sau nước Nga và Can-na-đa, là nước đông dân nhất thế giới, là nước có nền kinh tế lâu đời, kinh tế phát triển. 
-HĐ 4: Củng cố
Vài HS đọc ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Châu Âu. – Đọc trước thông tin và trả lời các câu hỏi cuối bài
-------------------------------------------------------- 
Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2013
Tập làm văn
Tiết 42: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I-Mục tiêu:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi lỗi cần sửa
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS trình bày lại chương trình hoạt động đã lập ở tiết trước.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS
GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+Ưu điểm: HS xác định đúng yêu cầu của đề bài.Bố cục đầy đủ.Một số bài thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát , dùng từ miêu tả đặc điểm ngoại hình, tính cách, hoạt động, có bộc lộ tình cảm
+Tồn tại: HS trình bày chưa đẹp. Còn một số em mắc lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
GV thông báo số điểm cho HS.
-HĐ 2:Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS.
+ GV treo bảng phụ đã ghi các lỗi về chính tả, cách dùng từ, đặt câu.
HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ HS sửa lỗi trong bài: HS đọc nhận xét của GV để sửa lỗi.
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay cho cả lớp nghe.
+ HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập về văn kể chuyện
--------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 104: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG
I-Mục tiêu:
-Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật , hình lập phương.
-Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Các hình hộp chữ nhật và hình lập phương
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
HS nhắc lại cách tính diện tích, chu vi một số hình đã học.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương
+GV giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật để tất cả HS quan sát , nhận xét về các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
+Yêu cầu HS đưa ra các nhận xét về hình hộp chữ nhật.GV tổng hợp lại để HS có được biểu tượng của hình hộp chữ nhật.
+Yêu cầu HS chỉ ra các mặt của hình hộp chữ nhật.
+HS nêu các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật.
*GV giới thiệu hình lập phương tương tự như trên , HS nhận xét các đặc điểm của các mặt của hình lập phương.
-HĐ 2: Thực hành
+BT1: HS viết số thích hợp vào ô trống .(Điền số mặt, số cạnh, số đỉnh của hình hộp chữ nhật và hình lập phương).
Cả lớp làm vở , 1 HS làm bảng phụ .
Một số HS đọc kết quả ,cả lớp 
- GV nhận xét.
+BT2: (HS khá, giỏi) -Nếu không đủ thời gian, cho về nhà làm.
+BT 3:GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ.HS nêu miệng kết quả và giải thích kết quả, vì sao ?
GV chốt lại.
- GV chấm điểm tập HS
-HĐ 3: Củng cố
Các mặt của hình hộp chữ nhật có điểm gì chung ?
Các đặc điểm của các yếu tố của hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Xem trước các bài tập sgk	
------------------------------------------------------------ 
Âm nhạc
Tiết 21: HỌC HÁT: BÀI TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
I. Mục tiêu:
	- HS hát đúng giai điệu bài Tre ngà bên lăng Bác. Thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép, những tiếng hát luyến, những tiếng ngân dài 5 phách. 
	- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
	- Góp phần giáo dục HS tình cảm yêu mến Bác Hồ.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ quen dùng máy nghe, băng đĩa nhạc bài Tre ngà bên lăng Bác.
	- Tranh ảnh minh hoạ bài Tre ngà bên lăng Bác.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vài em hát lại bài hát “Hát mừng”.
- Cho học sinh đọc lại bài tập đọc nhạc số 5
- Nhận xét chung
3/ Bài mới:
Học hát: Tre ngà bên lăng Bác
1. Giới thiệu bài hát
- GV giới thiệu tranh minh hoạ. 
	2. Đọc lời ca
- HS đọc lời ca.
- Giải thích từ khó: tre ngà là cây tre có thân màu vàng, lá xanh.
	3. Nghe hát mẫu:
- GV đệm đàn, tự trình bày bài hát hoặc dùng băng, đĩa nhạc.
- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
	4. Tập hát từng câu
Chia bài hát thành các câu hát
 - Bắt nhịp (2-3) và đàn giai điệu để HS hát
HS khá hát mẫu.
Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. 
HS tập các câu tiếp theo tương tự.
HS hát nối các câu hát
	5. Hát cả bài
- HS hát cả bài.
- HS tập hát thể hiện tính chất tha thiết, tự sự của bài hát
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
	6. Củng cố, kiểm tra
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhạc và vận động nhẹ nhàng
- HS học thuộc lời ca và chuẩn bị động tác vận động cho bài hát
------------------------------------------------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 MOT COT TUAN 21 2013.doc