Giáo án các môn khối 5 - Tuần lễ thứ 9

Giáo án các môn khối 5 - Tuần lễ thứ 9

TOÁN :

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

II. Chuẩn bị: -Phấn màu - Bảng phụ -

III. Các hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần lễ thứ 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ 2 ngày 17 tháng 10 năm 2011
TOÁN :	 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Chuẩn bị: -Phấn màu - Bảng phụ - 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 2 /44 (SGK). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 1: HDHS biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 1: 
- HS tự làm và nêu cách đổi 
_GV cho HS nêu lại cách làm và kết quả 
- Học sinh thực hành 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
 Học sinh trình bày bài làm ( có thể giải thích cách đổi ® phân số thập phân® số thập phân)
Ÿ Bài 2 : 
- GV nêu bài mẫu 
* Hoạt động 2: Thực hành 
Ÿ Bài 4 :
a.
c.
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Học sinh thảo luận để tìm cách giải
- HS trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét 
- Hoạt động nhóm 
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa luyện tập. 
- Tổ chức thi đua 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 3 / 45 
- Chuẩn bị: “Viết các số đo khối lượng dưới dạng STP”
- Nhận xét tiết học
TẬP ĐỌC : 	
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . Biết đọc diễn cảm bài văn phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- Hiểu vấn đề cần tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất . (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
1.Ổn định: 
2. Bài cũ: Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Giới thiệu bài mới: “Cái gì quý nhất ?”
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
- GV hướng dẫn đọc.
- GV chia đoạn ( 3 đoạn) 
- GV cùng HS tìm từ khó : 
- GV cùng HS giải nghĩa từ .
- Luyện đọc theo nhóm 
- GV đọc bài lần 1.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	H. Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì?
	H. Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
Giáo viên cho học sinh nêu ý 1 ?
Cho học sinh đọc đoạn 2 và 3.
H. Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
Giảng từ:  Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.
	  Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại.
H. Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ?
Giáo viên nhận xét.
Nêu ý 2 ?
Yêu cầu học sinh nêu ý chính?
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
- Gv HD đọc từng đoạn.
- GV sửa và HD.
- GV HD đọc một đoạn.
- GV đọc mẫu
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
Nội dung: Bài văn cho ta thấy cái quý nhất trên đời là người lao động .
5. Tổng kết - dặn dò: 
- - Cho học sinh đóng vai để đọc đối thoại bài văn theo nhóm 4 người.
- - Xem lại bài + luyện đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “ Đất Cà Mau “.
Nhận xét tiết học 
-1 học sinh đọc bài
- HS đọc nối tiếp 
- HS luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp.
- Đọc theo nhóm, báo cáo
Hoạt động nhóm, cả lớp.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc.
- HS nhận xét bạn đọc
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn ..
.
BUỔI CHIỀU:
AN TOÀN GIAO THÔNG
NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
I/Yêu cầu
-HS biết nguyên nhân gây tai nạn giao thônglà do:Con người,phương tiện giao thông,do đường,do thời tiết
-Qua đó biết cách phòng tránh tai nạn giao thông
II/Chuẩn bị
-SGK;tranh ảnh có liên quan
III/Lên lớp
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
 3
1/Giới thiệu bài 
-Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người em cần biết nguyên nhân gây tai nạn giao thông.Qua đó biết cách phòng tránh tai nạn giao thông
2/Nội dung
a/Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
*GV đưa cho HS quan sát tranh ảnh SGK
+Do con người
+Do phương tiện giao thông
+Do đường
+Do thời tiết
b/Phòng tránh tai nạn
+Để phòng tránh tai nạn giao thông ta phải làm gì?
Củng cố – Dặn dò
-Nêu lại nội dung bài học
-Các em phải thực hiện đúng luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
-Mở SGK
-Quan sát tranh ảnh
-Không tập trung chú ý,không hiểu hoặc không chấp hành luật giao thông
-Phương tiện không đảm bảo an toàn:phanh không tốt,thiếu đèn chiếu sáng,đèn phản quang.
-Đường gồ ghề,quanh co,không có đèn tín hiệu,không đèn chiếu sáng,không có biển báo,không có cọc tiêuĐường phố hẹp,nhiều người và xe qua lại.có nhiều chỗ đường sắt giao cắt với đường bộ.Đường sông thiếu đèn tín hiệu,phao báo hiệu
-Mưa bão làm đường trơn ,sạt lở,lầy lộiSương mù che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.
-Nhận xét sửa sai
-HS thảo luận
+Luôn chú ý khi đi đường 
+Khi tham gia giao thông mọi người phải có ý thức chấp hành Luật giao thông
+Kiểm tra điều kiện an toàn của các phương tiện
-HS hỏi nhau về ý nghĩa của việc chấp hành Luật giao thông.
-Nhận xét sửa sai
KHOA HỌC
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS.
I/ Mục tiêu:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiêm HIV và gia đình của họ.
- Rèn kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV 
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình trang 36,37 sgk. 5 tấm bìa cho HĐ đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV.” 
III/ Các hoạt động lên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
HĐ1: Trò chơi “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ”
H: Những HĐ tiếp xúc nào HIV không có khả năng lây truyền. Gv ghi nhanh những ý kiến của HS.
KL: Những HĐ tiếp xúc thông thường không có k/năng nhiễm HIV.
- Gv chia lớp 4 nhóm chơi TC : Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật H.1 và tự phân vai diễn.gv đi các nhóm giúp đỡ khi HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên bảng diễn.
Gv nhận xét khen ngợi.
HĐ2: Không nên xa lánh phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
HĐ theo cặp. Yêu cầu HS quan sát h.2,3 sgk đọc lời thoại các nhân vật và trả lời: “nếu các bạn đó là người quen của em , em đối xử như thế nào?” hs trình bày ý kiến, nhận xét khen ngợi các ý kiến.
HĐ 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến:
GV tổ chức cho HS thảo luận:
- Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. HS T. luận trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
4/ Củng cố dặn dò:
-Gv nhận xét , HS về nhà học bài.
- HS trao đổi theo cặp, tiếp nối nhau phát biểu.
Những HĐ tiếp xúc nào HIV không có khả năng lây truyền:
-Bơi ở bể bơi công cộng
- Ôm , hôn má.Bắt tay, bị muỗi đốt.
- Ngồi học cùng bàn, khốc tay.
- Dùng chung khăn tắm.
- Nói chuyện.Uống chung ly nứơc.
Ví dụ về bản kịch diễn: 
- Sơn: các anh chơi bi à, cho em chơi với?
- Hùng: Em ấy là con cô Ly. Cô ấy bị nhiễm HIV.
- Nam : thế thì em ấy cũng bị nhiễm HIV từ mẹ.
- Hùng: Thôi! tớ sợ lắm tốt nhất là đi chơi chỗ khác.
- Nam : cậu không nhớ HIV lây qua đường nào à? Hãy để em ấy chơi cho đỡ buồn. Vào đây chơi cùng bọn anh.
HĐ2: Trao đổi theo cặp để dua ra cách ứng xử của mình.
- 3-5 HS trình bày ý kiến.
HĐ3: Tình huống:
1/ Lớp em có 1 bạn vừa chuyển đến. Lúc đầu ai cũng chơi nhưng sau khi biết ban ấy bị nhiễm HIV nên ai cũng xa lánh bạ ấy. Em sẽ làm gì khi đó.
Kết luận: sgk T.37
2-4 HS đọc kết luận.
	Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 1011
TOÁN: 
VIẾT SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN.
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng đơn vị đo khối lượng. Phiếu học tập .
 HS: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.kiểm tra: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
 74dm = m 343cm =  m 
 345m =  km 305m = km 
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
+ Hoạt động cá nhân trên phiếu.
Viết phân số, số thập phân thích hợp vào chỗ trống.
1tạ = .................tấn
1kg = .................tấn
1kg = .................tạ
H: Hai đơn vị đo khối lượng đứng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Hoạt động 2: + GV nêu VD (SGK)
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
 5 tấn 132kg = .................tấn
Gv nhận xét, chốt cách làm cho HS .
* Tương tự, cho HS luyện tập:
 5 tấn 32kg = .................tấn
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 4 tấn 562kg = 4,562 tấn
b) 3 tấn 14kg = 3,014 tấn
c) 12 tấn 6kg = 12,006 tấn
d) 500kg = 0,500 tấn = 0, 5 tấn
 Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạngsố thập phân .
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi một số em lên sửa bài
 a) 2kg50g = 2,05kg 45kg 23g = 45,023kg
 10kg 3g = 10,003kg 500g = 0,500kg = 0,5kg
 Dành cho học sinh giỏi
b) 2tạ50kg = 2,5tạ 3tạ 3kg = 3,03kg
 34kg = 0,34tạ 540kg = 4,5 tạ 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề, tìm hiểu đề.
 Gọi 1 HS làm bảng.
+ GVnhận xét sửa bài.
Bài giải .
Lượng thịt 6 con sư tử ăn trong một ngày :
6 x 9 = 54 (kg)
Lượng thịt để nuôi 6 con sư tử ăn trong 30 ngày
54 x 30 = 1620 (kg)
1620 kg = 1,62 tấn
Đáp án: :1,62 tấn
3. Củng cố:Gv nhận xét chung việc làm bài của HS, củng cố phần HS còn hay sai.
- Nhận xét tiết.
4.Dặn dò:Về nhà xem lại bài, làm bài vở bài tập.
-Nhận phiếu thực hiện theo yêu cầu.
- 1HS lên bảng thực hiện.
1tạ = tấn = 0,1tấn
1kg = tấn = 0,001tấn
1kg = tạ = 0,01tấn
Hơn kém nhau 10 lần.
- HS nêu cách làm, 1 em lên thực hiện, lớp làm nháp .
5 tấn 132kg = 5 tấn 
 = 5,132 tấn
5 tấn 32kg = 5 tấn 
 = 5,032 tấn
-Hsnêu yêu cầu .
làm bài vào nháp, lần lượt lên sửa bài.
HS đọc nêu yêu cầu, làm bài vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài .
- HS đọc đề, tìm hiểu đề, thảo luận nhóm 2 tìm cách giải.
-HS tự giải vào vở
- 1 HS làm bảng.
- Nhận xét, sửa bài .
Nghe thực hiện chuyển tiết.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh , nhân hóa trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu (BT1 , BT2) .
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương , biết dùng từ ngữ so sánh , nhân hóa khi miêu tả.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
-Sửa bài tập đặt câu 
• Giáo viên nhận xét, đánh giá 
3. Giới thiệu bài mới: 
v	Hoạt động 1: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “Thiên nhiên”, biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (bầu trời, gió, mưa, dòng sông, ngọn núi).
 * Bài 1:
 * Bài 2:
• Giáo viên gợi ý học sinh chia thành 3 cột.
• Giáo viên chốt lại:
+ Những từ thể hiện sự so sánh.
+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.
+ Những từ ngữ khác .
v Hoạt động 2: Hiểu và viết đoạn văn nói về thiên nhiên.
.
Bài 3:
• Giáo viên gợi ý học sinh dựa vào mẫu chuyệ ... .. b. =..........................................
6. Một hình chữ nhật có chiều dài 15 m chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu đề – xi mét vuông?
4/Củng cố:
-Nhắc lại ghi nhớ.
- Hồn thành bài tập SGK.
- HS trả lời.
- 2 em làm vào bảng phụ 
- Đính bảng phụ lên bảng.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
c. = ............................... d. =...................................
Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2011
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết viết các số đo độï dài, khối lượng . diện tích , dưới dạng số thập phân.
II-Chuẩn bị:
II. Các hoạt động dạy - học:
	1-Ổn định: Nề nếp.
 	2.Kiểm tra : a) 3m 4cm = .............m	b) 2m2 4dm2 =.... m2	 c) 2kg 15g = ............. kg 	
Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân cóù đơn vị đo bằng mét.
 a) 3m 6dm = 3,6m; b) 4dm = 0,4m
 c) 34m 5cm = 34,05m ; d) 345cm = 3,45m
 (Gọi HS trung bình hoặc còn yếu lên làm bài tập này)
+ GV kiểm tra kết quả.
H-Muốn viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ta làm như thế nào?
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống ( Theo mẫu)
-Giáo viên phát phiếu học tập học sinh điền vào phiếu học tập.
Đo bằng tấn
Đo bằng ki – lô – gam
3 tấn
3000kg
0,502 tấn
502kg
2,5 tấn
2500kg
0,021 tấn
21kg
H-Muốn đổi từ đơn vị từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta làm thế nào?
H-Muốn đổi từ đơn vị từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta làm thế nào?
Bài 3: Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.
-42dm 4cm = 42,4dm 
 b)- 59cm 9mm = 56,9cm
 c) 26m 2cm = 26,02m 
+ Gọi HS khá nêu kết quả.
Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3kg 5g = 3,005kg; b) 30g = 0,03kg
 c) 1103g = 1,103kg
Thực hiện tương tự bài 3.
Bài 5: Dành cho học sinh giỏi
– Túi cam nặng bao nhiêu?
+ Quan sát 2 đĩa cân đã thăng bằng chưa? Để biết túi cam cân nặng bao nhiêu nhìn vào đâu?
+ Hãy viết số đó theo đơn vị ki – lô – gam?
+ Hãy viết số đó theo đơn vị gam?
3. Củng cố: Nhắc lại nội dung luyện tập. Nhận xét tiết.
4.Dặn dò: Về nhà xem lại bài, làm bài vở BT.
HS nêu yêu cầu, tự làm cá nhân và nêu kết quả.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh trả lời.
_Học sinh đọc đề tìm hiểu đề.
-Học sinh cá nhân làm vào phiếu học tập.
-Một học sinh lên bảng điền vào bảng phụ.
-Học sinh trả lời, lớp bổ sung.
+ HS làm cá nhân 1-2 em lên bảng; đổi vở chữa bài (kiểm tra chéo)
1kg 800g
1kg 800g = 1800g
1kg 800g = 1,8kg
– Nhìn vào khối lượng các quả cân (vì 2 đĩa cân thăng bằng)
Tập làm văn
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN 
I.Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ , dẫn chứng để thuyết trình , tranh luận một vấn đề đơn giản (BT1,BT2).
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin, Lăng nghe , Hợp tác 
II.Chuẩn bị:
	-Bảng phụ hướng dẫn bài tập 1, giúp các em biết mở rộng lí lẽ và dẫn chứng. 
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
	1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Dạy bài mới:GV giới thiệu – Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG CỦA G V
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: 
-Gọi HS đọc bài tập 1.
-Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề bài.
-Yêu cầu HS xác định tóm tắt lí lẽ của ba nhân vật.
-GV chốt lại và ghi vào bảng:
Nhân vật 
Ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng.
Đất 
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây
Nước 
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu.
Không khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống thiếu không khí.
Aùnh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh.
-Yêu cầu HS theo nhóm đóng vai nhân vật ở trong bài để mở rộng phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
GV nhắc các em chú ý: Khi tranh luận xưng hô là”tôi” luôn có lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình, nhưng cuối cùng phải đi đến thống nhất.
- Tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người tranh luận giỏi.
- Chốt lại ý cả 4 nhân vật: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí, ánh sáng. Thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta cùng nhau giúp cây xanh lớn lên là giúp ích cho đời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: 
- Gọi 1 em đọc đề bài.
-Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề bài.
-GV nêu: Chúng ta cần thuyết phục cho mọi người thấy rõ sự cầu thiết của cả trăng và đèn. Để thuyết phục mọi người thì phần lí lẽ của mình phải giải thích được các ý sau: 
*Nếu chỉ có đèn mà không có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
* Nếu chỉ có trăng mà không có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra?
*Đèn và trăng đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?
-Yêu cầu 1 HS trình bày ý kiến thuyết phục các bạn trong lớp thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn.
- GV và cả lớp bổ sung, góp ý, bình chọn người tranh luận giỏi.
4.Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị ôn tập giữa HKI
-HS đọc bài tập 1, lớp đọc thầm.
-HS xác định yêu cầu của đề bài.
-HS lần lượt nêu.
-HS tập tranh luận theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
-HS bình chọn nhóm và người tranh luận giỏi.
-HS đọc bài tập 2, lớp đọc thầm.
-HS xác định yêu cầu của đề bài.
-HS nghe và nắm bắt cách thuyết trình.
-HS thứ tự trình bày, lớp nhận xét.
-Bình chọn người tranh luận giỏi.
KỂ CHUYỆN
ÔN LUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
Đề bài :
Kể một câu chuyện em đa õnghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
I.Mục tiêu:
- Kể lại được một lần đi tham quan cảnh đẹp ở địa phương (hoặc ở nơi khác) ; kể rõ địa điểm , diễn biến của câu chuyện . .
- Biết nghe và nhận xét lới kể của bạn .
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị : 
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định : Nề nếp.
 	 2 .Bài cũ : Gọi 2 hs , mỗi em sẽ kể một phần câu chuyện” Cây cỏ nước Nam”,
 3. Bài mới: Giới thiệu câu chuyện.
GV
HS
Hoạt động1 Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Gọi 1 hs đọc đề bài.
H.Đề bài yêu cầu chúng ta kể câu chuyện như thế nào?
-Gv gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài.
Gọi 1 số hs nêu tên câu chuyện sẽ kể.
- Gv nêu yêu cầu khi kể chuyện( đính lên bảng).
- Cho hs tập kể lại câu chuyện theo nhóm đôi.
- Gv quan sát cách kể chuyện của hs các nhóm, uốn nắn giúp đỡ các em.
-Cho hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, đánh giá, tuyên dương cá nhân, nhóm có nhiều bạn kể hay .
- GV liên hệ giáo dục HS: Biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.
3.Củng cố:- Nhận xét tiết học
- 
- Hs tập kể trong nhóm: Giới thiệu câu chuyện, trao đổi về nhân vật, chi tiết,ý nghĩa chuyện.
-Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp.Mỗi hs kể chuyện xong đều trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa chuyện.
-Cả lớp nhận xét, tính điểm bình chọn bạn tìm được chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất,
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI.
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số nguyên tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
- Rèn kuyện kĩ năng ứng phó nguy cơ xâm hại.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Hình trang 38,39 sgk. 1 số tình huống để đóng vai.
III/ Các hoạt động lên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
1.Khởiđộng:
 Trò chơi “Chanh cua,cua cắp”
Gv : Kết thúc trò chơi các em rút ra bài điều gì? 
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1: Quan sát thảo luận.
- Gv: nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cho HS quan sát hình 1,2,3 và trao đổi về nội dung hình . tiếp theo điều khiển cho các bạn thảo luận câu hỏi sgk T.38.
- Gv có thể đi đến các nhóm giúp đỡ HS
-Gv nhận xét khen ngợi.
- GV cho HS trả lời và kết luận:
Ví dụ: đi một mình chỗ vắng, trong phòng kín một mình với người lạ, nhận quà có giá trị mà không rõ lí do
HĐ2: Đóng vai: ‘ứng phó nguy cơ bị xâm hại’
- GV khen ngợi HS sau đó cho cả lớp thảo luận. “Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta sẽ làm gì”
HĐ 3: vẽ bàn tay tin cậy:
 - HS Hoạt động cá nhân.
4/ Củng cố dặn dò:
H: Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta cần làm gì?
-Gv nhận xét , HS về nhà học bài. Sưu tầm tranh ảnh thông tin về một số vụ tai nạn thông tin đường bộ.
- HS đứng thành vòng tròn.1 tay xòe, 1 tay ngửa.
- HS trả lời có/ không?
- GV Giới thiệu bài qua tranh.
- Hs thảo luận theo nhóm
- Gọi các nhóm lên bảng diễn.
1/ nêu 1 số tình huống có thể bị dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
2/Bạn có thể làm gì để phòng tránh nhuy cơ bị xâm hại?
- Hs thảo luận theo nhóm
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
 Nhóm 3: Phải làm gì khi có người lạ muốn trêu ghẹo hoặc có hành động muốn xâm hại đến thân thể?
-Từng nhóm trình bày ý kiến, nhận xét khen ngợi các ý kiến. HS rút ra kết luận.(ví dụ: tìm cách xa lánh, đứng dậy đi chỗ khác, kể với người tin cậy để nhận sự giúp đỡ, nhìn thẳng vào mặt người đó)
-HĐ 3: làm việc cá nhân.
Mỗi em vẽ một bàn tay trên tờ giấy a4 trên mỗi ngón tay ghi tên 1 người mình tin cậy, có thể nói với họ điều thầm kín
- HS làm việc theo cặp: trao đổi về hình vẽ “Bàn tay tin cậy ” của mình với bạn bên cạnh
- Gv gọi 1 số HS nói về bàn tay tin cậy của mình trước lớp. Sau đó cho HS kết luận như sgk T.39
SINH HOẠT TUẦN 9
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Nội dung sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 5. 
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên 
 - Ý kiến các thành viên.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV tổng kết chung: 
 + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần, đầu tóc gọn gàng hơn
+ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu.
+ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập: 
Tuyên dương ; 
d/ Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian , đầy đủ , chăm sóc công trình măng non khá tốt.
2. Phương hướng tuần 10: 
-Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu. Chú ý vệ sinh cá nhân khi đến lớp.
 -Tham gia tốt các khoản tiền nhà trường quy định.
-Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội.
-Hưởng ứng tốt phong trào thi đua dành nhiều hoa điểm 10.
- Tích cực hưởng ứng các phong trào

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 9 LOP 5.doc