Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 32

Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 32

Tập đọc

ÚT VỊNH

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Bieỏt ủoùc dieón caỷm ủửụùc moọt ủoaùn hoaởc toaứn boọ baứi vaờn.

-Hieồu ND: Ca ngụùi taỏm gửụng giửừ gỡn an toaứn giao thoõng ủửụứng saột vaứ haứnh ủoọng dung caỷm cửựu em nhoỷ cuỷa uựt Vũnh. ( Traỷ lụứi ủửụùc caực caõu hoỷi trong SGK ).

II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

1 . Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2 . Bài mới :

* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.

* HĐ1: Luyện đọc:

+ GVHD đọc : Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ ,nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm miêu tả.

+ Đọc đoạn : (HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn 2 lượt)

- GV hướng dẫn đọc tiếng khó : chềnh ềnh, thuyết phục.

- 2HS khá giỏi đọc nối tiếp bài,GV sửa lỗi giọng đọc . HS (TB-Y) đọc lại .

 - 1HS đọc chú giải .

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
út Vịnh
I . Mục đích yêu cầu:
-Bieỏt ủoùc dieón caỷm ủửụùc moọt ủoaùn hoaởc toaứn boọ baứi vaờn.
-Hieồu ND: Ca ngụùi taỏm gửụng giửừ gỡn an toaứn giao thoõng ủửụứng saột vaứ haứnh ủoọng dung caỷm cửựu em nhoỷ cuỷa uựt Vũnh. ( Traỷ lụứi ủửụùc caực caõu hoỷi trong SGK ).
II . Các hoạt động dạy – học. 
1 . Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2 . Bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
* HĐ1: Luyện đọc:
+ GVHD đọc : Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ ,nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm miêu tả.
+ Đọc đoạn : (HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn 2 lượt) 
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó : chềnh ềnh, thuyết phục....
- 2HS khá giỏi đọc nối tiếp bài,GV sửa lỗi giọng đọc . HS (TB-Y) đọc lại .
 - 1HS đọc chú giải .
+ Đọc theo cặp :
( HS lần lượt đọc theo cặp ) - HS , GV nhận xét .
+Đọc toàn bài : HS (K-G) đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi 
+ GV đọc mẫu bài toàn bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài :
 - HS đọc thầm đoạn1 ( Từ đầu đến còn ném đá lên tàu) trả lời câu hỏi 1 SGK.
 ( Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.Nhiều khi, trẻ còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua)
- HS đọc thầm đoạn2 ( Tiếp theo đếnkhông chơi dại như vậy nữa ) trả lời câu hỏi 2 SGK.
 ( Vịnh đã tham gia phong trào “Em yêu đờng sắt quê em”; nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường ray thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu).
 - Giảng từ : thuyết phục.
 - HS đọc đoạn 3 , trả lời câu hỏi 3 SGK.
 ( Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hỏa đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người,khóc thét)
 - Giảng từ : chuyền thẻ.
HS đọc đoạn còn lại , trả lời câu hỏi 4 SGK.
( HS trả lời- GV nhận xét, chốt ý đúng)
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
 - HS (K-G) rút ra nội dung, HS (TB-Y) nhắc lại.
 Nội dung ( như mục 1 SGK ).
 * HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cách đọc : HS khá giỏi nêu cách đọc hay, GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn,gạch chân từ cần nhấn giọng,hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Tổ chức cho học sinh đọc thi .
III. Củng cố dặn dò:
 - HS: TB- Y nhắc lại nội dung bài ; HS : K- G liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
luyện tập
I . Mục tiêu: 
Biết:
Thực hành pháp chia.
Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
ii. chuẩn bị: Vở BT Toán 5, tập 2.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1 . Bài cũ: Gọi 2 HS làm bài tập sau:
 Tính:
 a/ 6,24 : 0,75 b/ 34,56 : 1,2
2 . Bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
* HĐ1: Luyện tập.
+ Bài1: - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 3 phép tính theo 3 cột của bài.
 - HS,GV nhận xét chố kết quả đúng.
 KL: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia.
+ Bài 2: 
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
 - HS làm bài cá nhân nhanh vào vở bài tập .
 - Yêu cầu HS lần lợt nêu kết quả trước lớp.
 - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng .
 KL: Củng cố về cách tính nhẩm nhanh.
+ Bài 3:
 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
 - GV làm bài mẫu trên bảng
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm ; GV quan tâm HS (Y).
 - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng. 
 KL: Củng cố về viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
+ Bài 4: 
 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
 - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng. 
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số của hai số.
 KL: Củng cố về cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
IV. Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Lịch sử
Lịch sử địa phương Tìm hiểu về 
một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Thanh Hoá
I.Mục tiêu:
HS có hiểu biết sơ lược về một số nhân vật lịch sử nổi tiếng của quê hương Thanh Hoá. Giao lưu múa hát đọc thơ ca ngợi quê hương Thanh Hoá 
II. Chuẩn bị: Tài liệu “Thanh Hoá trong tay bạn”
III. Hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nhân vật nổi tiếng của quê hương Thanh Hoá 
- GVđọc tài liệu “ Thanh Hoá trong tay bạn” trang 201- phần những nhân vật nổi tiếng trong Lịch sử cho HS cả lớp nghe .
- HS nghe xong nói đôi điều về những nhân vật đó .VD
+ Lê Lai : Quê ở xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc , là lãnh tụ thứ hai khởi nghĩa Lam Sơn . Năm 1418 , nghĩa quân bị nhà Minh vây đánh ở Mường Một , quần ít , lương cạn ,để bảo vệ Lê Lợi lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa , ông đã giả làm Lê Lợi giải vây cho nghĩa quân và hi sinh anh dũng.
+ Lê Văn Linh : người làng Hải lịch – Lôi Dương ( Thọ Xuân) là một trong 18 người tại Hội thề Lũng Nhai, ông luôn ở bên cạnh Lê Lợi bàn mưu tín kế , soạn thảo văn thư. Năm Thiệu Bình thớ 4 (1437) đời vua Lê Thái Tông, ông ra sức can gián vua về việc giết Lê Sát nên bị giáng làm bộc xa, sau đó lại được phục chức vì lời nói phải...
+Hồ Quý Ly : Quê quán xã Hà Đông – Hà Trung là một vị quan lớn dưới triều Trần , ông tiến hành cải cách canh tân đất nước . Năm 1400, ông truất ngôi vua Trần lập ra nhà Hồ và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Minh nhưng thất bại . Hồ Quý Ly không chỉ là một nhà cải cách táo bạo ông còn là nhà thơ, nhà dịch thuật , nhà triết học ...
+Ngô Quyền; Trần Xuân Soạn ; Cầm Bá Thước...
- HS nói thêm về một số nhân vật lịch sử người Thanh Hoá mà em biết .
* Hoạt động 2: Giao lưu 
- Y/C HS múa hát, kể chuyện, đọc thơ... theo chủ điểm ca ngợi truyền thống lịch sử văn hoá của quê hương Thanh hoá
IV.Tổng kết :
 Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều: ôn Toán
Ôn tập về phép cộng, phép trừ
 I. Mục tiêu:
 - Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
 - HS thực hành làm bài tập về phép cộng và phép trừ và giải toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị hệ thống bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
 Bài 1: Tính:
 a. 2578+ 349 297,65 + 23,56 
 b. 1205 – 897 598,7- 23,45 
 - HS tự làm bài. 
- G V theo dõi, giúp đỡ HS yêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng. Trừ số tự nhiên và số thập phân.
- 2 HS lên bảng chữa bài. HS theo dõi, nhận xét, thống nhất kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. ( Câu c, d dành cho HS khá giỏi )
 a. 127 + 246 + 273 + 354 b. 1,58 + 3,04 + 6,96 + 3,42
 c. d. 
- GV gợi ý: Với câu a và b ta cần sử dụng tính chất nào của phép cộng để thực hiện 
tính cho thuận tiện? ( Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng )
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Yêu cầu HS chữa bài. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
a. 127 + 246 + 273 + 354 b. 1,58 + 3,04 + 6,96 + 3,42
 = ( 127 + 273) + ( 246 + 354 ) = ( 1,58 + 3,42 ) + ( 3,04 + 6,96 )
= 400 + 600 = 1000 = 5 + 10 = 15
c. d. 
= = 
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 a. 437 – ( 534 – 163 ) b. 7,36 – ( 4,07 + 2,36 )
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Yêu cầu HS chữa bài. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 Bài 4: Dành cho HS khá giỏi.
 Vòi nước thứ nhất mỗi giờ chảy được thể tích của bể. Vòi nước thứ hai mỗi giờ chảy được thể tích của bể. Hỏi, khi cả hai vòi nước cùng chảy vào bể ban đầu 
khôngcó nước trong một giờ thì còn lại bao nhiêu phần trăm thể tích của bể chưa có
 nước?
Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 Bài giải:
 Trong một giờ, cả hai vòi nước cùng chảy vào bể thì được: 
 + = ( Thể tích bể )
 Phần thể tích của bể chưa có nước chiếm:
 1 - = ( Thể tích của bể )
	 = = 14 %
 Đáp số: 14 %
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
Chính tả 
Nhớ – viết : bầm ơi
I . Mục đích yêu cầu:
 -Nhụự vieỏt ủuựng baứi CT; trỡnh baứy ủuứng hỡnh thửực caực caõu thụ luùc baựt.
 -Laứm ủửụùc BT2,3
II . chuẩn bị: Vở BT TV 5, tập 2.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1 . Bài cũ: Một HS đọc lại cho 2-3 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp trên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương ( ở BT3, tiết Chính tả trước).
2 . Bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
* HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
Gọi 1 HS (K) đọc bài thơ Bầm ơi( 14 dòng đầu) SGK.
Cả lớp theo dõi.
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
 + Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ ? ( Cảnh chiều đông ma phùn , gió bấc gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ ).
 + Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? (Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét).
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 - Yêu cầu HS (K-G) nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: Rét, lâm thâm,lội dưới bùn.mạ non, ngàn khe 
 - Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV. 
 GV lưu ý HS cách trình bày: dòng 6 chữ lùi vào 1 ô, dồng 8 chữ viết sát lề, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng. 
 (HS đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
+Bài tập 2: 
Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập ; GV quan tâm HS yếu.
 - HS, GV nhận xét,bổ sung, KL lời giải đúng.
- Yêu cầu HS (K-G) nhận xét, kết luận về cách viết hoa các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
 - GV treo bảng phụ ghi qui tắc; 2,3 HS (TB-Y) đọc lại.
+ Bài tập 3:
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 - 3 HS (K) lên bảng làm bài. GV quan tâm HS (Y).
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. HS (TB-Y) nhắc lại .
IV. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn học sinh ghi nhớ qui tắc và chuẩn bị bài sau.
Toán
luyện tập
I . Mục tiêu: Biết:
Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
ii. chuẩn bị: Vở BT Toán 5, tập 2.
iII . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
*HĐ1: Thực hành.
+ Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng .
 KL: Củng cố về tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
+ Bài 2: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi sau:
+ Muốn thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta làm như thế nào? (Ta thực hiện phép tính như đối với số tự nhiên, sau đó viết kí hiệu phần trăm vào kết quả)
 - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS ... nh với số đo thời gian
 - HS thực hành làm bài tập vềphép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia số đo thời gian và giải toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị hệ thống bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Bài 1: Tính
a.(5 giờ 48 phút + 37 phút ) 5 b.( 7 giờ - 3 giờ 30 ) : 2
c. 7 giờ 24 phút + 1,2 giờ 4 d. 4,8 giờ : 3 – 1giờ 7 phút
Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. a. 32 giờ 5 phút b. 1 giờ 45 phút
 c. 12 giờ 12 phút d. 29 phút
Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất
a. 1 giờ 15 phút + 75 phút + 1,25 giờ 8 
b. 2phút 30 giây 14 + 15 phút - 2,5 phút 4
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 a. 1 giờ 15 phút + 75 phút + 1,25 giờ 8
 = 1,25 giờ + 1,25 giờ + 1,25 giờ x 8
 =1,25 giờ x 10 = 12,5 giờ =12 giờ 30 phút
 b. 2phút 30 giây 14 + 15 phút - 2,5 phút 4 
 = 2 phút 30 giây 14 - 2,5 phút 4 + 15 phút
 = 2,5 phút x ( 14 – 4 ) + 15 phút = 40 phút.
 Bài 3: Quãng đường AB dài 135 km. Ô tô đi từ A đến B hết 2 giờ 35 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết dọc đường ô tô nghỉ 20 phút.
Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu đặt lời giải và thực hiện phép tính.
Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét.
GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
2 giờ 35 phút – 20 phút = 2 giờ 15 phút
Đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Vận tốc của ô tô là: 135 : 2,25 = 60 ( km / giờ )
Đáp số : 60 km / giờ
Bài 3: Với vận tốc 4,5 km/ giờ, một người đi bộ đã đi được quãng đường AB dài 15,75 km. Nếu ngươì đó khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút thì đến B lúc mấy giờ?
 Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
 Bài giải:
 Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường AB là: 15,75 km : 4,5 = 3,5 (giờ )
 Đổi 3,5 giờ = 3giờ 30 phút
 Nếu ngươì đó khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút thì đến B lúc :
 7 giờ 15 phút + 3 giờ 30 phút = 10 giờ 45 phút
 Đáp số: 9 giờ 45 phút 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn tập, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Toán
luyện tập
I . Mục tiêu: 
Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học
Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ 
ii. chuẩn bị: Vở BT Toán 5, tập 2.
iII . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A . Bài cũ: Gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích các hình đã học. Biết giải các bài toán có liên quan đến tỉ lệ.
B . Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
* HĐ1: Thực hành.
+ Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Gọi HS nêu cách làm bài.
 - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. 
 - Gọi 1 số HS nêu kết quả.
 - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm và kết quả đúng.
 KL: Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
+ Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
 Các câu hổi gợi ý:
+ Bài tập yêu cầu em tính gì?
+ Để tính được diện tích của hình vuông theo cônhg thức chúng ta phải biết gì?
+ Vậy muốn giải bài toán này, chúng ta phải làm mấy bước, nêu rõ các bước.
 - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
 - Gọi 1 số HS nêu kết quả, cách thực hiện.
 - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 Bài giải
 Cạnh sân gạch hình vuông là:
 48 : 4 = 12 ( m )
 Diện tích sân gạch hình vuông là:
 12 x 12 = 144 ( m2)
 Đáp số: 144 m2
 KL: Củng cố tính diện tích hình vuông.
+ Bài tập 3: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập và tóm tắt đề toán.
 - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
- HS, GV nhận xét kết luận.
 KL: Củng cố về giải toán hợp có liên quan đến tính diện tích hình chữ nhật.
+ Bài tập 4 : - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài cá nhân; sau đó 1 HS (K) lên bảng làm; GV quan tâm HS (Y).
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 Bài giải
 Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuônglà: 10 x 10 = 100 (cm2 )
 Trung bình cộng hai đáy hình thang là: ( 12 + 8 ) : 2 = 10 ( cm )
 Chiều cao của hình thang là : 100 : 10 = 10 ( cm )
 Đáp số : 10 cm
 KL: Rèn kĩ năng tính chiều cao hình thang.
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở SGK. 
Kể chuyện
nhà vô địch
I . Mục đích yêu cầu:
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời ngời kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
II . Các hoạt động dạy học:
1 . Bài cũ: GV kiểm tra 1-2 HS kể về một việc làm tốt của một ngời bạn.
2 . Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
* HĐ1: GV kể chuyện 
Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK.
GV kể lần 1,yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong chuyện.
HSđọc GV ghi nhanh lên bảng:( chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp).
GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
Yêu cầu HS nêu nội dung chính của mỗi tranh. Khi có câu trả lời đúng ,GV kết luận và ghi dưới mỗi tranh.( mỗi HS chỉ nêu 1 tranh)
* HĐ2: Kể trong nhóm.
 - Học sinh kể trong nhóm theo 3 vòng.
 + Vòng 1: mỗi bạn kể 1 tranh.
 + Vòng 2: kể cả câu truyện trong nhóm.
 + Vòng 3: kể câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
* HĐ3: Thi kể trước lớp.
 - Gọi HS thi kể nối tiếp.
 - Gọi HS kể chuyện bằng lời của người kể chuyện.
 - Gọi HS kể toàn chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
 - Học sinh dưới lớp lắng nghe cùng nêu câu hỏi trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
GV hỏi để giúp HS hiểu rõ nội dung câu chuyện.
 + Em thích nhất chi tiết nào trong chuyện? Vì sao?
 + Nguyên nhân nào dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp?
 + Câu chuyện có ý nghĩa gì?
 - Nhận xét , cho điểm HS .
IV. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS .
Tập làm văn
Tả cảnh (kiểm tra viết)
I . Mục tiêu:
 - Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II . Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
* HĐ1: Thực hành viết.
 - GV ghi đề.
 - 1HS đọc 4 đề trong SGK.
 - GV nhắc HS: nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
 Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó , dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
 - HS viết bài.
 - Thu chấm, nêu nhận xét chung.
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
Khoa học
tài nguyên thiên nhiên
I . Mục tiêu:
 Nêu được một số ví dụ về ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: 1 HS trả lời câu hỏi: Môi trường là gì ?.
2/ Bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
* HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
Bớc 1: Làm việc theo nhóm.
 - Trớc hết nhóm trởng điều khiển nhóm mình thảo luận để là rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
 - Tiếp theo cả lớp cùng quan sát tranh phóng to trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên thiên nhiên đó.
- Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập.
Bớc 2: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
 KL : Củng cố về tài nguyên thiên nhiên và công dụng của nó.
*HĐ2: Trò chơi “thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
Bớc1: GV giới thiệu trò chơi và hớng dẫn HS cách chơi:
Bớc2: HS chơi như hướng dẫn.
 - Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.
IV. Củng cố dặn dò:
 	- HS nhắc laị nội dung bài và liên hệ thực tế.
 	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều:
ôn Toán
Ôn tập về phép nhân, phép chia
 I. Mục tiêu:
 - Ôn tập về phép cộng và phép nhân, phép chia.
 - HS thực hành làm bài tập về phép nhân, phép chia và giải toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị hệ thống bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a. 126 x 74 235 x 42 6,74 x 2,5
 b. 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu cách đặt tính và thực hiện phép tính . - 2 HS lên bảng chữa bài. HS theo dõi, nhận xét, thống nhất kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
 Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 a. 28,16 : 8 72 : 45 91,28 : 2,8
 b. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài. - 2 HS chữa bài trên bảng, HS thống nhất kết quả.
- Yêu cầu HS chữa bài. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 a. 45 x 20 x 8 x 5 12,5 x 2,5 x 4 x 8
 b. 123 : 7 + 192 : 7 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Yêu cầu HS chữa bài. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- 2 HS chữa bài trên bảng, HS thống nhất kết quả.
a. 45 x 20 x 8 x 5 = (20 x5) x ( 45 x 8 ) = 100 x 360 = 36000 
 12,5 x 2,5 x 4 x 8 =(12,5 x 8) x(2,5 x 4) = 100 x10 =1000
b. = 
123 : 7 + 192 : 7	 = ( 123 + 192 ) : 7 = 315 : 7 = 45
 Bài 4: Dành cho HS khá giỏi. Một trại nuôi 1380 con gà. Người ta đã tiêm phòng dịch cho toàn bộ số gà đó trong ba ngày. Ngày đầu tiên đã tiêm số gà, ngày thứ hai đã tiêm số gà còn lại. Hỏi ngày thứ ba đã tiêm cho bao nhiêu con gà.
-Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề bài:
-Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài giải:
 Ngày thứ nhất đã tiêm phòng cho số con gà là: 1380 x = 460 ( con )
 Ngày thứ nhất đã tiêm phòng cho số con gà là: ( 1380 - 460 ) x = 736 ( con )
Ngày thứ ba đã tiêm cho số con gà là: 
 1380 – (460 + 736 ) = 184 ( con )
 Đáp số: 184 con
IV. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn tập về phép nhân và phép chia.
Nhận xét của BGH:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 32 Lop 5 CKTKN.doc