Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 1

Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 1

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 (Hồ Chí Minh)

I. Mục đích yêu cầu:

1. Đọc đúng: tựu trường, siêng năng, nô lệ, non sông,.

 - Đọc lưu loát đúng giọng điệu của từng đoạn trong bức thư.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu

 - Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 *Học thuộc lòng một đoạn thư.

 - Giáo dục HS luôn có ý thức làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

- HS yếu, HS khuyết tật đọc đúng bài.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tiết 1: tập đọc
Thư gửi các học sinh
 (Hồ Chí Minh)
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Đọc đúng: tựu trường, siêng năng, nô lệ, non sông,... 
	- Đọc lưu loát đúng giọng điệu của từng đoạn trong bức thư. 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu 
	- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
	*Học thuộc lòng một đoạn thư.
	- Giáo dục HS luôn có ý thức làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS yếu, HS khuyết tật đọc đúng bài. 
II. Công việc chuẩn bị: 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức: Cả lớp hát.
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
HĐ1: Luyện đọc: 
- GV yêu cầu HS khá đọc toàn bài.
- GVgọi HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (2-3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm (tựu trường, nô lệ, non sông...), ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- GV gọi HS đọc phần chú giải.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- HS đọc bài theo trình tự: 
+HS1: Các em học sinh,... nghĩ sao? 
+HS2: Trong năm học... Hồ Chí Minh. 
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS theo dõi GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Em hãy giải thích rõ hơn về câu nói của Bác Hồ "Các em được hưởng sự may mắn đó... đồng bào các em". 
-Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi: "Vậy các em nghĩ sao? " 
- Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì? 
- GV ghi nội dung của bài lên bảng.
HĐ3: Đọc diễn cảm: 
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. 
- HS được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- HS trao đổi và nêu:... để có được điều đó, nhân dân ta đã phải đấu tranh kiên cường, hi sinh...
- Bác nhắc nhở các em HS các em cần phải nhớ đến sự hi sinh xương máu của đồng bào...
- ... toàn dân ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. 
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập.
- Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn, 
- HS nhắc lại nội dung của bài.
- HS theo dõi, tìm từ cần nhấn giọng,..
- HS cùng bàn luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng trước lớp.
4. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
__________________________________
Tiết 2: Toán
ôn tập: khái niệm về phân số
I. Mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số. 
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS yếu HS khuyết tật làm được bài 1, 2.
II. Công việc chuẩn bị: 
- SGK, bộ đồ dùng dạy phân số.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
HĐ1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- GV treo các tấm bìa như SGK. 
- GV yêu cầu HS nêu tên gọi phân số, tự viết phân số, đọc phân số đó.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS nêu và đọc phân số: 
- GV chốt cách đọc phân số. 
- HS quan sát từng tấm bìa.
- HS nêu tên gọi phân số, đọc phân số và lên bảng viết phân số đó. VD: 
+ Hình 1: Viết ; đọc: hai phần ba.
- HS chỉ vào các phân số và đọc phân số đó.
HĐ2. Ôn tập cách viết thương dưới dạng phân số:
- GV yêu cầu HS viết các thương: 
1 : 3; 4 : 10; 9 : 4 dưới dạng phân số và nêu thương của phép chia đó. 
- GV gợi ý để HS nêu chú ý 1 SGK. 
- Tương tự như trên đối với chú ý 2,3,4 trong SGK. 
- HS tự viết bảng lớp, vở nháp theo yêu cầu của GV. Chẳng hạn: 
; 
- HS nêu: 1 : 3 có thương là 
- HS đọc chú ý 1 trong SGK trước lớp 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
HĐ3. Thực hành:
Bài 1: HS làm miệng.
- Đọc các phân số (SGK), nêu tử số và mẫu số của của từng phân số trên? 
+ GV, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bài 2: Làm cá nhân.
- GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
- GV nhận xét, chốt cách viết hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
Bài 3: Cá nhân.
- Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1?
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, củng cố kiến thức như chú ý 2. 
Bài 4: Cặp đôi. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm đúng, làm nhanh. 
- GV củng cố cách viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài, tự làm rồi trình bày miệng trước lớp. 
- HS tự làm rồi chữa bài. Ví dụ: 
 3 : 5 = 
- HS tự làm rồi chữa bài. Ví dụ: 
 32 = 
Một số HS lên bảng thi đua làm bài 
6
6
Ví dụ: 
 1 = 
4. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét đánh giá giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Tiết 3: Lịch sử
“Bình tây đại nguyên soáI” trương định
I. Mục đích yêu cầu: 
Sau bài học, HS biết: 
	- Trương Định là một trong những tâm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kỳ. 
	- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống Pháp xâm lược.
	- Giáo dục HS lòng biết ơn, ghi nhớ công ơn của Trương Định.
II. Công việc chuẩn bị: 
	- Bản đồ Việt Nam. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
1. Tình hình nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược:	
HĐ1: Làm việc cả lớp.
- GV giới thiệu bài kết hợp bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
- HS quan sát, đọc phần chữ nghiêng, chữ nhỏ trong SGK.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
- Nhân dân Nam Kỳ đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
- Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- HS trao đổi và trả lời. Chẳng hạn: 
-... dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.
-... không cương quyết chiến đấu bảo vệ đất nước.
- GV chỉ bản đồ, giảng: Ngày 01/9/1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta nhưng ngay lập tức chúng đã bị nhân dân chống trả quyết liệt. ...
2. Trương Định cương quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược:
HĐ2. Cặp đôi.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo bàn các câu hỏi sau: 
- Năm 1962 vua ra lệnh cho Trương Định làm gì?. Theo em lệnh vua đúng hay sai?
- Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ khi nhận lệnh vua?
- Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước những băn khoăn của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng thế nào?
- Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- GV cùng HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS cùng bàn thảo luận rồi trình bày trước lớp. Chẳng hạn: 
- Năm 1962 giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho Pháp hoang mang, lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn ban lệnh buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân...
- HS nêu:
-... suy tôn Trương Định là "Bình Tây Đại nguyên soái" điều đó đã cổ vũ ông quyết tâm đánh giặc.
-... đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giặc.
*KL: Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước nhường ba tỉnh Miền Đông Nam kỳ cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân xâm lược.
3. Lòng biết ơn tự hào của nhân ta với Trương Định:
HĐ3. Cả lớp:
- Nêu cảm nghĩ của em về " Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định"?
- Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết?
- Nhân dân đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông? 
- HS trả lời trước lớp.
- HS kể tên đường phố, trường,.... mang tên ông.
.. . lập đền thờ ông, ...
*KL: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ.
4. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét đánh giá giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
____________________________
Tiết 4: Đạo đức
Em là học sinh lớp 5
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Học sinh nhận thức được vị thế của hs lớp 5 so với cỏc lớp trước.
 - HS vui và tự hào là học sinh lớp 5.
 - HS cú ý thức học tập, rốn luyện để xứng đỏng là học sinh lớp 5.
 - Bước đầu cú kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiờu.
II. Công việc chuẩn bị:
 - Mi - crụ khụng dõy để chơi trũ chơi “phúng viờn”.
 - Giấy trắng, bỳt mầu.
 - Cỏc bài hỏt về chủ đề “trường em”.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới: 
- Khởi động: Học sinh hỏt tập thể bài “Em yờu trường em”.
 HĐ1 : Quan sát tranh và thảo luận: 
- Tranh vẽ gỡ?
- Em nghĩ gỡ khi xem cỏc tranh trờn?
- HS quan sỏt tranh và trả lời câu hỏi:
- HS nêu.
- Học sinh lớp 5 cú gỡ khỏc so với cỏc lớp dưới?
- Là lớp lớn nhất trường
 Học tập bài vở khú hơn, 
- Theo em chỳng ta cần làm gỡ để xứng đỏng là HS lớp 5? 
- GV kết luận: Năm nay cỏc em đó lờn lớp 5, là lớp lớn nhất trường. Vỡ vậy HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để HS lớp dưới học tập
- Chăm học.
 Gương mẫu về kỉ luật.
 Nhường nhịn cỏc em bộ trong giờ ra chơi, .
 Giữ vệ sinh lớp học, sõn trường.
HĐ2: Làm bài tập 1 SGK.
- GV nêu yêu cầu bài1
- Giáo viên kết luận: Các điểm (a), (b), (c), (d), (e) trong BT1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. 
 HĐ3: Tự liên hệ (BT2 - SGk).
 - Cho HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- GV kết luận: Các em cần phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
HĐ4: Trũ chơi “ phóng viên”.
 - GV hướng dẫn cách chơi: Một số học sinh thay nhau đúng vai làm phúng viờn (bỏo NĐ, TN) phỏng vấn cỏc HS trong lớp một số cõu hỏi liờn quan đến chủ đề bài học, vớ dụ:
- Theo bạn học sinh lớp 5 cú gỡ khỏc so với lớp dưới?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5?
- Hóy nờu điểm bạn thấy hài lũng về mỡnh? Và những điểm bạn thấy cần cố gắng?
- Hóy hỏt một bài về “trường em”.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm HS bày trước lớp.
- HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- HS tự liên hệ trước lớp.
- HS theo dõi.
- HS chơi trò chơi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét đánh giá giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị bà ...  số.
	- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
II. Các hoạt động dạy học : 
	1. GV gới thiệu bài, nêu yêu cầu của giờ học.
	2. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
Bài tập 1 : Điền dấu ( , = ) và giải thích cách làm.
 ; ; ; 
 ; 
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt cách so sánh phân số.
HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn : 
Bài tập 2 : Rút gọn các phân số sau : 
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu miệng cách làm.
- GV nhận xét, chốt cách rút gọn phân số.
HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn : 
Bài tập 3 : Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây : 
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt cách tìm phân số bằng nhau.
HS tự làm rồi chữa bài. Ví dụ : 
Bài tập 4 : Cho phân số . Hãy tìm một số tự nhiên sao cho khi cộng số đó vào tử số của phân số đã cho và giữ nguyên mẫu số thì được phân số mới có giá trị bằng 
- GV yêu cầu HS khá giỏi làm bài
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt cách làm
HS tự làm rồi chữa bài. 
Đáp số : 9 
 3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
___________________________________________
 Tiết 2 : Tiếng Việt 
Luyện tập về từ đồng nghĩa 
I. Mục tiêu : 
- Củng cố và khắc sâu cho HS về từ đồng nghĩa ; từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- HS vận dụng vào làm bài tập tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ? 
	B. Bài ôn tập : 1. GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	 	 2. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau :
Bài tập 1 : Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau : 
	Cuộc sống trên công trường thật tấp nập, rộn rịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa. Khi đi xa đây đã có rất nhiều người phải nhớ, phải lưu luyến những ngày sống đầy ý nghĩa đó.
- GV yêu cầu HS tự làm rồi báo cáo kết quả trước lớp.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt kết quả đúng.
- GV khắc sâu cho HS về từ đồng nghĩa.
HS chép bài, tự làm rồi trình bày kết quả trước lớp.
Đáp án : Các từ đòng nghĩa là : 
+ tấp nập, rộn rịp 
+ nhớ, lưu luyến 
Bài tập 2 : 
Tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : 
ăn, siêng năng, đất nước, chết, ôm.
- GV giúp HS yếu khi làm bài
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài 
- GV chốt kết quả đúng.
HS tự làm rồi nối tiếp nhau trình bày trước lớp. 
Ví dụ : ăn - xơi ; siêng năng - cần cù 
Bài tập 3 : 
Đặt câu với 2 căp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.
- GV giúp HS yếu khi làm bài 
- GV nhận xét, tuyên dương HS đặt câu đúng, diễn đạt rõ ràng. 
HS làm bài cá nhân ; HS nối tiếp nhau đọc câu văn của mình trước lớp. Ví dụ : 
+ Ngày ngày em cắp sách đến trường.
+ Chúng tôi vác củi về nhà. 
 3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
________________________________________
 Tiết 3: Tự học 
Hoàn thiện một số môn học
I.Mục tiêu : 
 	- HS phải hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của một số môn học cụ thể là môn toán bài"Ôn tập về so sánh phân số" ; môn địa lí bài " Việt Nam - đất nước chúng ta".
	- HS có ý thức tự giác trong tiết tự học.
II.Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán, môn Địa lí
III.Các hoạt động dạy học : 
	 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
 	 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
	 3) Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
HS tự hoàn thiện bài tập của từng môn theo phần định hướng của GV
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS 
 A. Môn toán 
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt về cách quy đồng, so sánh phân số với phân số, so sánh phân số với 1.
 B.Môn Địa lí
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV khắc sâu cho HS về vị trí, diện tích, địa hình của nước Việt Nam.
Kết quả : (VBT trang 6 )
Bài 1 : ; ; 
Bài 2 : ; 
Bài 3 : ; ; 
Bài 4 : Hoà được Vân tặng nhiều hoa hơn.
VBT Địa lí trang 1-2 
Bài 1 : đánh dấu nhân vào ý 3
Bài 2 : đảo Cát Bà, đảo Hoàng Sa, ... 
Bài 3 : Thứ tự các từ cần điền là :
 biển , bắc - nam, chữ S, phía đông
Bài 4 : Diện tích nước ta : 330000km2 và đứng hàng thứ hai ghi trong bảng.
 5. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
 Tiết 2 : Tiếng việt 
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu : 
- Củng cố, khắc sâu và nâng cao cho HS về từ đồng nghĩa ; từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- HS vận dụng vào làm bài tập tìm từ đồng nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống.
II. Các hoạt động dạy học : 
	1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	2. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
Bài tập 1 : Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ ngữ đồng nghĩa trong từng dãy sau : 
a. chăm chỉ, siêng, chăm, siêng năng,chăm sóc, hay lam hay làm.
b. đoàn kết, chung sức,hợp lực, gắn bó, chung lòng, ngoan ngoãn.
c. anh dũng, gan dạ, anh hào, dũng cảm, dũng mãnh.
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng.
HS tự làm rồi chữa bài.
 Đáp án : Gạch bỏ 
a) chăm sóc ; b) ngoan ngoãn ; c) anh hào
Bài tập 2 : Nối câu ở ô bên trái với từ thích hợp ở ô bên phải : 
1. Cánh đồng rộng 
a. thênh thang
2. Bầu trời rộng
b. mênh mông
3.Con đường rộng
c. thùng thình
4. Quần áo rộng
d. bao la 
- GV giúp HS yếu cách chọn từ đồng nghĩa.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
HS cùng bàn trao đổi, tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn : 
Cánh đồng rộng mênh mông.
Con đường rộng thênh thang.
Bài tập 3 : Chọn từ đồng nghĩa trong ngoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp : 
a. Em bé mới ......... ra đã cân đượ ba cân bảy.
b. Trận lũ vừa qua đã làm 15 người ........
c. Anh Kim đồng đã ...........trong khi làm nhiệm vụ.
d. Tên giặc trúng đạn .......... ngay không kịp kêu lên một tiếng.
e. Đứa em duy nhất của Tí thì ........... vì bệnh đậu mùa.
( chết, hi sinh, thiệt mạng, đẻ ) 
- GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
- GV , HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt về cách sử dụng từ đồng nghĩa. 
HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn : 
a. Em bé mới đẻ ra đã cân được ba cân bảy.
	3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
______________________________________________
hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu truyền thống nhà trường
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết : 
	- HS biết được truyền thống vẻ vang của nhà trường.
	- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của nhà trường, góp phần nhỏ bé của mình để giữa gìn và phát huy truyền thống đó.
II. Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị một số tranh ảnh nói về trường TH Lê Hồng
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Giới thiệu bài, nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2. Tổ chức các hoạt động : 
*HĐ1 : Tìm hiểu về nhà trường 
- GV giới thiệu về truyền thống của nhà trường trong những năm qua 
- Giới thiệu tên của các hiệu trưởng nhà trường qua các năm
- Giới thiệu về thành tích của GV
- Giới thiệu về thành tích học sinh giỏi huyện, HS giỏi tỉnh
- Giới thiệu về truyền thống hiếu học của các thế hệ học sinh
- Giới thiệu về các hoạt động ngoại khoá, kỉ niệm các ngày lễ lớn, trồng cây vườn trường qua các năm.
- Thông qua các tư liệu ảnh
HS theo dõi GV giới thiệu 
*HĐ2 : Thảo luận về truyền thống của nhà trường
- GV yêu cầu HS tìm hiểu, nhận xét về trường của mình.
- Nêu điều mong ước về mái trường của mình mai sau.
*HĐ3 : Hát các bài hát ca ngợi về mái trường
HS cùng bàn trao đổi và nêu trước lớp
HS thực hiện 
	3) Củng cố, dặn dò : GV tóm tắt ý chính của bài
 Đánh giá, nhận xét giờ học.
 Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2008 
 *** ầậẩ *** 
Buổi sáng Tiết 1 : Chào cờ 
_______________________________________
Tiết 2 : tập đọc
 Nghìn năm văn hiến
I- Mục đích, yêu cầu : 
	1.Đọc đúng : tiến sĩ, Thiên Quang, chứng tích, cổ kính, ...
	- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ theo đúng từng cột, từng dòng phù hợp với văn bản thống kê. Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào.
	2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài : văn hiến, Văn Miếu, quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích, ...
	- Hiểu nội dung bài : Nước Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. 
II- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ trong SGK.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
	A. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài : Quang cảnh ngày mùa và nêu đại ý của bài ?
	B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
 	2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
 Tiết 2 : Kĩ thuật 
Bài 1 : Đính khuy hai lỗ ( tiết 1 ) 
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết:
	- Biết cách đính khuy hai lỗ ; đính khuy hai lỗ đúng kỹ thuật. 
	- Thực hành đính được khuy hai lỗ đúng kỹ thuật.
	- Giáo dục lòng yêu quý và sáng tạo trong lao động.
II- Đồ dùng dạy học: - Mẫu đính khuy hai lỗ ; Mảnh vải 20 30cm
 - Kim, chỉ khâu, thước, phấn, kéo
III- Các hoạt động dạy học: 
	A.Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
	B. Dạy bài mới : 	1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	2. Tổ chức các hoạt động 
*Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy 2 lỗ.
- GV giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ.
- GV yêu cầu HS nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm.
HS quan sát một số mẫu khuy 2 lỗ và hình 1a ( SGK ) 
HS nêu : .... 
HS quan sát mẫu và hình 1b ( SGK ) 
HS nêu : ....
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV yêu cầu HS đọc lướt các nội dung mục II ( SGK ) và trả lời câu hỏi : 
+Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy ? 
+ Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ ? 
- GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác trong bước 1. 
- GV nhận xét, uốn nắn.
+Nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3. 
+Nêu cách đính khuy ? 
+Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy ? 
- GV nhận xét, chốt nội dung bài.
HS đọc lướt nội dung II ( SGK ) 
HS nối tiếp nêu trước lớp : ....
HS nêu : ...
HS lên bảng thực hiện thao tác trong bước 1.
HS nêu : 
HS đọc mục 2b và hình 4 để nêu : 
HS quan sát hình 5 và 6 để nêu : quấn chỉ quanh chân khuy chặt vừa phải, ...
*Hoạt động 3 : HS thực hành 
- GV quan sát, uốn nắn, giúp HS trong khi thực hành.
HS thực hành đính khuy 2 lỗ theo bàn
*Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV gọi HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
HS các bàn trưng bày sản phẩm. 
- HS nêu trước lớp, HS tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
 3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(5).doc