Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 1 (chuẩn)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 1 (chuẩn)

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I- Mục tiêu:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn; Tựu trường, sung sướng, siêng năng,nô lệ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng các từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng cuả Bác đối với HS Việt Nam.

 - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

 - Hiểu các từ ngữ khó: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường.80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu,kiến thiết cường quốc năm châu.

 - Hiểu nội dung bài: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ là người kế tục xứng dáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.

 Học thuộc lòng đoạn thư: Sau 80 năm giời của các em.

II- Đồ đùng dạy học.

 Tranh minh họa bài đọc

 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 1 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Thứ hai ngày 23 tháng 08 năm 2010
 Tiết 1: 
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I- Mục tiêu: 
	- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn; Tựu trường, sung sướng, siêng năng,nô lệ. 
 	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng các từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng cuả Bác đối với HS Việt Nam.
	- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
	- Hiểu các từ ngữ khó: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường.80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu,kiến thiết cường quốc năm châu.
	- Hiểu nội dung bài: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ là người kế tục xứng dáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
	Học thuộc lòng đoạn thư: Sau 80 năm giờicủa các em.
II- Đồ đùng dạy học.
	Tranh minh họa bài đọc
	Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy học.
1- Mở đầu:
 `- GV giới thiệu khái quát nội dung và chương trình phân môn Tập dọc lớp 5:
 - HS mở SGK đọc tên chủ điêm trong sách:Việt Nam - Tổ quốc em; Cánh chim hòa bình;Con người với thiên nhiên;Giữ lấy màu xanh; Vì hạnh phúc con người.
2- Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.( Giới thiệu qua tranh vẽ- SGK)
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a- Luyện đọc
	- Luyện đọc nối tiếp đoạn( 4-5 em) 2-3 lượt. GV sửa lỗi phát âm nếu học sinh phát âm sai, kết hợp giải nghĩa từ khó.
	- Luyện đọc theo cặp.
	- GV đọc mẫu,
b- Tìm hiểu bài.
	- GV cùng học sinh đàm thoại trả lời các câu hỏi sau:
 * Em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?( Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,ngày khai trường đầu tiên khi nước ta dành được độc lập sâu 80 năm giời nô lệ. Từ ngày khai trường này các em sẽ được hưởng một nền cgiáo dục hoàn toàn Việt Nam.)
* Em hãy giải thích thêm về câu của Bác Hồ “ Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của bao đồng bào các em...( Từ tháng 9-1945 các em HS được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Để có được điều đó, dân tộc ta đã phải trải qua đấu tranh kiên cường, hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống thực dân Pháp đô hộ.)
*Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhớ HS điều gì khi đặt câu hỏi: “Vậy các em nghĩ sao?” (Bác nhắc các em h/s cần phải nhớ tới sợ hi sinh xương máu của đồng bào để các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.)
*Sau cách mạng tháng Tám,nhiệm vụ của toàn dân là gì?(Toàn dân ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới.)
*HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đó?( Phải siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu.)
*Trong bức thư Bác Hồ khuyên HS và mong đợi ở HS điều gi?(Nội dung chính của bài)
Vài em nhắc lại và nhẩm thuộc.
c- Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
	GV yêu cầu h/s nêu cách đọc.( Đoạn 1 đọc với giọng nhẹ nhàng, thân ái.Đoạn 2 giọng xúc động thêt hiện niềm tin.)
	GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, HS gạch chân các từ cần nhấn giọng: xây dựng, chờ đợi,tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn.
	HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
	Gv tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV yêu cầu học sinh độc thuộc lòng đoạn thư:  Sau 80 năm giời nô lệcông học tập của các em
- Mời 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp.GVnhận xét tuyên dương HS đọc tốt.
3- Củng cố dặn dò
	- GV tổng kết tiết học.
 - Dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Toán
Tiết: 1 Ôn tập: Khái niệm phân số
I. Mục Tiêu:
	Giúp HS: Biết đọc, Viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số
	- Rèn cho HS kĩ năng trình bày phân số và giải toán có liên quan phân số.
	- GD HS yêu môn học.
II. Đồ dùng dạy học
	Thầy: các tấm bìa cắt và vẽ như hình SGK. HS sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học.
1. Ôn tập khíai niệm ban đầu về phân số.
	B1: GV Hướng dẫn HS quan sát những tấm bìa rồi cho HS nêu tên gọi phân số tự viết phân số đó rồi đọc phân số.
	VD: phân số đã được tô màu.
	- Tương tự với các tấm bìa còn lại
	- Cho HS chỉ vào các phân số: ;;; đây là các phan số, yêu cầu HS chỉ ra tử số, mẫu số, của các phân số.
2. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
 	- HD HS viết 1: 3; 4:10; 9 : 2 dưới dạng phân số.
	- VD: 1 : 3 = .(GV nhấn mạnh hay .( còn là kết quả của phép chia 1: 3)
	- Tương tự như vậy HD HS cách viết một số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1. 
	- VD: 5 = ; 15 = ,
	- GV yêu cầu HS viết số 1 dưới dạng phân số: VD 1 = = =
3.Thực Hành.
* Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài tập, sau đó yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc và chỉ rõ tử số, mẫu số của một phân số trong bài.
* Bài 2: HS đọc bài tập, yêu cầu HS làm vở bài tập. 2 HS lên bảng làm bài, nhận xét bài làm của bạn trên bảng, trao đổi trong cặp để kiểm tra bài làm của bạn.
*Bài 3: Cách tổ chức tương tự bài 2.
 0
 5
6
6
*Bài 4: HS làm vào vở, một em làm bảng lớp sau đó lớp cùng nhận xét bài làm cảu bạn, GV có thể chấm một số bài làm của HS ở dưới lớp. 
 a) 1 = ; b) 0 = 
4. Củng cố – dặn dò.
	GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Đạo đức
 Tiết 1: Em là học sinh lớp 5
I. Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.
Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, truyện về tấm gương HS lớp 5.
 - Học sinh: sách, vở, bút màu...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A.Khởi động.
2.Bài mới.
a)Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Thấy vị thế của HS lớp 5, vui và tự hào khi là học sinh lớp 5.
* Cách tiến hành.
- HD thảo luận cả lớp.
*KL: Năm nay các em đã lên lớp 5, là lớplớn nhất trường. Vì vậy các em phải gương mẫu về mọi mặt để các em lớp dưới học tập.
b) Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
* Mục tiêu: Giúp HS xác định những nhiệm vụ của các em lớp 5.
* Cách tiến hành.
- HD thảo luận nhóm đôi.
*KL: Các điểm a/, b/, c/, d/, e/ là nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
c) Hoạt động 3: Làm bài tập 2.
* Mục tiêu: Giúp HS xác định những nhiệm vụ của bản thân
* Cách tiến hành.
- HD thảo luận nhóm đôi.
*KL: Cần phát huy những điểm mà mình thực hiện tốt và khắc phục những điểm còn hạn chế.
d) Hoạt động 4: Trò chơi “ Phóng viên”. 
* Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
* Cách tiến hành: 
-Cho HS thay nhau đóng vai phóng viên.
- Nhận xét và kết luận.
*3.Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
Toán:
Tiết 2: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. 
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. 
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số. 
5x
6x
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1, chẳng hạn có thể nêu thành bài tập dạng: = = , HS chọn một số thích hợp để điền số đó vào ô trống. (Lưu ý HS, đã điền số nào vào ô trống phía trên gạch ngang thì cũng phải điền số đó vào ô trống phía dưới dạng gạch ngang, và số đó phải là số tự nhiên khác 0). Tiếp đó HS tự tính các tích rồi viết viết tích vào chỗ chấm thích hợp. Chẳng hạn: 
 = hoặc =;
Cho HS nêu nhận xét thành một câu khái quát như SGK. 
- Tương tự với ví dụ 2.
- Sau cả 2 ví dụ, GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số (như SGK). Hoạt động 2: ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. 
- GV hướng dẫn HS tự rút gọn phân số . Lưu ý HS nhớ lại:
+ Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
+ Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa (tức là nhận được phân số tối giản).
Có thể cho HS làm bài tập 1 trong Vở bài tập Toán 5 (phần 1). Chẳng hạn:
; ; ....
Chú ý: Khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra: có nhiều cách rút gọn phân số, cách nhanh nhất là chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chia hết cho số đó.
GV hướng dẫn HS tự quy đồng mẫu số các phân số nêu trong ví dụ 1 và ví dụ 2 (SGK), tự nêu cách quy đồng mẫu số ứng với từng ví dụ (xem lại Toán 4 (phần 2), trang 28 và 29). Cho HS làm bài tập 2 (trong Vở bài tập Toán 5 (phần 1) rồi chữa bài.
- Nếu còn thời gian nên cho HS làm các bài 3 và 4 (trong Vở bài tập Toán 5 (phần 1). Chẳng hạn:
Bài 3:
a. 	 b.
Chú ý: Nên khuyến khích HS giải thích vì sao nối được như vậy.
Bài 4: 
a. = = 
b. = = 
Chú ý: Không bắt buộc mọi người phải làm bài 4. Khuyến khích HS giỏi làm thêm
IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK.
Khoa học
 Tiết 1: Sự sinh sản
I. Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.
Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, truyện về tấm gương HS lớp 5.
 - Học sinh: sách, vở, bút màu...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
*HĐ1:Trò chơi : “ Bé là con ai?”
	+ Mục tiêu: 
H/S nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có nhngx đặc điểm giống cả bố và mẹ của mình.
	+ Tiến hành:
	GV phát cho học sinh mỗi cặp một mảnh giấy yêu cầu học sinh vẽ một em bé với bố hoặc mẹ của em bé đó, từng cặp các em phải bàn nhau xem vẽ thế nào để em bé với ngời bố hoặc mẹ của em bé đó có những đặc điểm giống nhau khi nhìn vào là pháp hiện ra ngay đó là hai bố con hoặc hai mẹ con. Sau đó GV thu phiếu lại và phát cho mỗi HS một phiếu có hình em bé , sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó , trong cùng một thời gian nếu em nào tìm đúng trớc thời gian là thắng cuộc, và ngợc lại quá thời gian là thua cuộc.
	Kết thúc trò chơi giáo viên tuyên dơng cặp thắng cuộc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Tại sao chúng ta tìm đựpc bố, mẹ cho em bé?
Qua trò chơi các em rút ra được điều gì?
–HS trả lời
 GV kết luận:Mọi trẻ em đều đo bố mẹ sinh ra, và có nhỡng đặc điểm giống bố và mẹ của mình.
*HĐ2: Làm việc với SGK
	+ Mục tiêu:
-HS hiểu đợc ý nghĩa của sự sinh sản.
	+ Tiến hành:
HS quan sát SGK đọc lời thoại gi ... 
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, nối tiếp đọc câu của mình vừa đặt được (mỗi HS đọc một câu)
+GV nhận xét, khen ngợi những HS đặt được câu hay.
*Bài tập 3 
- GV chép sẵn bài tập vào bảng phụ một cặp làm bài vào bảng phụ, gắn bảng, còn lại trao đổi nhóm để làm bài tập vào vở bài tập.
- Lớp cùng nhận xét bài bạn làm bảng phụ.
- GV nhận xét kết lụân: thứ tự các từ cần điền là: điên cuồng, nhô, sáng rực, gầm vang, hối hả.
- HS so sánh với bài làm của nhóm mình, chữa bài.
- Gọi 3,4 HS đọc lại toàn bài sau khi đã chữa hoàn chỉnh.
- Gioá viên giải thích thêm cho HS hiểu tại sao lại dùng từ trên vì những từ đó mới đúng với từng sự vật hiện tượng trong bài.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, dặn hS về nhà tìm thêm các từ đồng nghĩa ở bài tập 1 và tập đặt thêm các câu khác.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau:
Chiều thứ 5:
Khoa học
 Tiết 2: Nam hay nữ ?
I. Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm xã hội về nam và nữ.
Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, phiếu bài tập.
 - Học sinh: sách, vở, bút màu...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Khởi động.
2. Bài mới.
a)Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Thấy vị thế và sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
* Cách tiến hành.
- HD thảo luận nhóm.
*KL: Ngoài những đặc điểm chung, nam và nữ có sự khác biệt về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản.
b) Hoạt động 2:Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
* Mục tiêu: Giúp HS xác định những đặc điểm về mặt xã hội giữa nam và nữ.
* Cách tiến hành.
	- GV chuẩn bị các tấm thẻ có ghi sẵn như SGK, các tổ cứ đại diện mỗi tổ 2 em lên bảng bắt thăm các thẻ từ gắn vào cột thích hợp.
- Thi tiếp sức giữc các tổ.
- Tổng kết trò chơi.
*KL: Tuyên dương đội thắng cuộc.
c) Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ..
* Mục tiêu: Giúp HS xác định một số quan niệm xã hội về nam và nữ, có ý thức tôn trọng các bạn khác giới.
* Cách tiến hành.
- HD thảo luận nhóm đôi.
*KL: Mỗi học sinh chúng ta cần góp phần tạo nên sự thay đổi quan niệm xã hội về nam và nữ bằng hành động cụ thể ở lớp, ở nhà.
3. Hoạt động nối tiếp.
	- Làm bài tập vở bài tập để củng cố bài.
	- Gọi HS nối tiếp đọc bài tập đã làm, lớp nhận xét, GV nhạ xét kết luận.
- GV nhận xét tiết học dặn hS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Toán (LT)
So sánh phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết so sánh phân số, nhận biết phân số phập phân. Biết vận dụng tính chất của phân số để quy đồng phân số, rút gọn phân số.
	- Rèn kĩ năng trình bày khoa học.
	- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
	GV SGK, Vở bài tâp NC. HS bảng con, Vở ghi chép
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài. Ôn tập về phân số tiếp theo.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1: Viết các phân số dưới dạng phan sos có mẫu số lần lượt là: 9, 15, 18, 27.
	- HS nêu rõ yêu cầu đề bài. Yêu cầu hS làm bài vào vở 1 em làm bảng lớp sau đó lớp cùng nhau nhận ét bài của bạn, GV ghi điểm cho HS làm bài trên
bảng. = = ; = = ; = = ; = = ; 
	- Tương tự viết phân số dưới dạng có tử số làn lượt là:8; 16; 24; 32; 36.
 = = ; = = ; = = ; = = 
 Bài tập 2: Quy đồng tử số các cặp phan số sau:
 và ; và ; và và 
	Hai học sinh làm bảng, lớp làm vở, sau đó nhận xét chữa bài, chấm bài.
* và Ta có: = = và = = 
* và Ta có: = = và ==
Bài3: HS làm bài vào vở một em làm bảng lớp rồi chưac bài.
 Phân số chỉ số bóng màu đỏ và số bóng màu xanh là:
+ = (số bóng trong hộp)
Phân số chỉ số bóng màu vàng là:
- = (số bóng trong hộp)
 Đáp số: (số bóng trong hộp)
3. củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 27 tháng 08 năm 2010
Toán
Tiết 5: Phân số thập phân
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh:
+ Nhận biết các phân số thập phân.
+ Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
+ Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
`II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: bài 4.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài 
a. Giới thiệu phân số thập phân.
- Giáo viên nêu và viết trên bảng các phân số ; ; ; ...cho học sinh nhận xét về đặc điểm mẫu số của các phân số này, để nhận biết các phân số đó có mẫu số là: 10, 100, 1000. Giáo viên giới thiệu các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000; ... gọi là các phân số thập phân.
- Giáo viên nêu và viết trên bảng phân số , rồi yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng , Chẳng hạn: = = . Làm tương tự với: ; .
- Cho học nêu nhận xét: Một phân số có thể viết thành phân số thập phân.
3. Thực hành
Bài 1: Cho học sinh đọc các phân số thập phân. 
Bài 2: Cho học sinh làm cá nhân rồi trình bày bài:
 ; ; ; ;
Bài 3: Cho học sinh làm nhóm đôi rồi trình bày: ; .
Bài 4: cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm một số bài 
 a) = = ; b. = = ; c) = = ; 
 d: ; ; ; ; 
4.Củng cố - Dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau. 
Tập làm văn
 Tiết 2: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu.
- Nhận biết được cách quan sát của nhà văn trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đông.
- Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
- Lập đưcợ dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý.
- Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ:
	- Yêu cầu vài hS nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
B. Dạy- học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập1:
	- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
	- Yêu cầu HS trao đổi bài tập trong cặp để hoàn thành bài tập 1.
	- Gọi HS trình bày nối tiếp theo các câu hỏi SGK:
*GV kết luận: Tác giả đã lựa chọn chi tiết tả cảnh vật rất đặc sắc và sử dụng rất nhiều giác quan để quan sát cảm nhận vẻ đẹp riêng cảu của từng cảnh vật. Vậy để có được một bài văn miêu tả hay chúng ta cần có sự quan sát kĩ càng và ghi chép cẩn thạn những gì mình quan sát được cảm nhận các sự vật bằng nhiều giác quan, đôi khi còn cả sự liên tưởng.
*Bài tập 2: 	
	- HS đọc yêu cầu bài tập
	- Gọi một số em đọc kết quả quan sát được cảnh một buổi trong ngày đã giao của tiết học trước.
	- GV nhận xét khen ngợi những HS đã quan sát ghi chép được nghiều chi tiết chân thực.
	- Tổ chức cho HS lập dàn ý bài tập cá nhân sau đó nối tiếp nhau đọc dàn ý cảu mình trước lớp.
	- GV nhận xét sửa chữa giúp HS hoàn thiện dàn ý của mình.
3.Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS em nào chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn thành dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày vào vở.
Địa lí
 Tiết 1: Việt Nam - đất nước chúng ta.
I. Mục tiêu.
Học xong bài này, học sinh:
Chỉ được vị trí và giới hạn nước ta trên bản đồ,lược đồ và trên quả Địa cầu.
Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng và nhớ diện tích nước ta.
Biết những thuận lợi, khó khăn do vị trí đem lại.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bản đồ, quả Địa cầu.
 - Học sinh: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Khởi động.
B. Bài mới.
1. Vị trí địa lí và giới hạn.
a)Hoạt động 1: (làm việc cá nhân )- Quan sát lược đồ,bản đồ trong sgk và thảo luận theo các câu hỏi
*Bước 1: Giới thiệu bài, chỉ bản đồ sgk và gợi ý trả lời câu hỏi tìm ra nội dung mục 1.
* Bước 2:
- HD chỉ bản đồ.2-3 em chỉ bản đồ và trình bày trước lớp.
+ Nhận xét, bổ sung.
* Bước 3
- HD chỉ quả Địa cầu.
- 2-3 em chỉ trên quả Địa cầuvà trình bày trước lớp.
+ Nhận xét, bổ sung.
-* GV kết luận:Việt Anm nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực đông Nam á. đất nước ta vừa có đất liền, vừa có biền, đảo và quần đảo.
Một số nhứng thuận lợi do vị trí địa lí mang lại cho nước ta.
	- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
	+ Vì sau VN nước ta có nhiều thuận lợi cho việc gia lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường bộ, đường biển, đường không? 
	- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
	- Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung
2. Hình dạng và diện tích.
b) Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
* Bước 1: HD thảo luận nhóm đôi.
* Bước 2: HD trình bày kết quả làm việc.- Quan sát hình 2 và bảng số liệu rồi thảo luận nhóm đôi. 
- Cử đại diện báo cáo.
- Nhận xét, hoàn chỉnh nội dung.
* Kết luận: Phần đất liền cảu nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ Băc vào Nam theo đường thẳng dài khoảng 1650 km, từ Tây sang Đông nơi hẹp nhất là Đồng Hới (Quảng Bình) chưa đầy 50 km.
C. Hoạt động nối tiếp: Tóm tắt nội dung bài. Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Kĩ thuật.
 Tiết 1: Đính khuy hai lỗ (tiết 1).
I. Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Biết cách đính khuy hai lỗ. 
Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu.
 - Học sinh: vải , bộ đồ dùng khâu thêu, khuy hai lỗ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Khởi động.
2.Bài mới.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
a)Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- HD quan sát mẫu, nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.- Quan sát mẫu, nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
- Đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy.
- HD nhận xét đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy.
- HD quan sát và so sánh vị trí các khuy, lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
* Tóm tắt nội dung chính hoạt động 1.
b) Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật.
- Đọc lướt các nội dung mục II.
- Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
- Đọc mục 1 và quan sát hình 2 nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ.
+ 1-2 em thực hiện thao tác trong bước 1.
- Đọc mục 2b và quan sát hình 4, nêu cách đính khuy.
+ 1 em lên bảng thực hiện thao tác.
- Quan sát hình 5;6 nêu cách quấn chỉ chân khuy.
- HD thao tác kết thúc đính khuy.
* HD nhanh lần 2 các bước đính khuy.
+ 1-2 em nhắc lại thao tác đính khuy hai lỗ.
- Thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
c) Hoạt động 3: HD thực hành đính khuy.
- Cho học sinh làm việc cá nhân.
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Gv nhậ xét tiết học, tuyên dương khen ngợi những HS có ý thức học tập và chuẩn bị bài tốt, nhăc nhở những HS còn chưa chuẩn bị được đồ dùng cũng như thái độ học tập bộ môn.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 Tuan 1.doc