Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 27 (chi tiết)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 27 (chi tiết)

I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :

-Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam , Bắc , ngày 27-1-1973 , Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri -Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp địng Pa-Ri .

-Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

II– Chuẩn bị:

 1 – GV : Ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-Ri .

 2 – HS : SGK .

 

doc 43 trang Người đăng hang30 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần thứ 27 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 27
«««&«««
Thứ/ngày
Môn
TÊN BÀI DẠY
Tiết theo CT
Đồ dùng dạy học
Thứ hai
05/3/2012
CC
LS
TĐ
T
ÂN
KH
Sinh hoạt đầu tuần
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
Tranh làng Hồ
Luyện tập
GV chuyên
Cây con mọc lên từ hạt
27
27
53
131
/
53
Ảnh tư liệu
Tranh TV
Hình SGK
Thứ ba
06/3/2012
AV
CT
T
TD
LT-C
 GV chuyên
 Nhớ-viết:Cửa sông
Quãng đường
GV chuyên
Mở rộng vốn từ:Truyền thống
/
27
132
/
53
Bảng con
Bảng nhóm
Từ điển
Thứ tư
07/3/2012
TH
TĐ
T
ĐĐ
TLV
 GV chuyên
Đất nước
Luyện tập
Em yêu hoà bình(T2)
Ôn tập về tả cây cối
/
54
133
27
53
Tranh TV
Bảng nhóm
Thẻ màu
Thứ năm
08/3/2012
TD
LT-C
T
KC
ĐL
 GV chuyên
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
Thời gian	
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
Ôn tập: châu Mĩ
/
54
134
27
27
Bảng nhóm
Bảng nhóm
Mẩu chuyện
Bản đồ
Thứ sáu
09/3/2012
TLV
AV
T
HĐTT
MT
Tả cây cối(Kiểm tra viết)
GV chuyên
Luyện tập
Sinh hoạt cuối tuần
GV chuyên
54
/
135
27
/
Bảng phụ
 Thứ bảy
10/3/2012
KH
KT
ATGT
 Cây con có thể mọc lên từ .cây mẹ
Lắp máy bay trực thăng ( T1)
Biển báo hiệu giao thông đường bộ
54
27
1
Vật thật
Bộ lắp ghép
Các biển báo
LỊCH SỬ
	Tiết 27	LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
-Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam , Bắc , ngày 27-1-1973 , Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri -Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp địng Pa-Ri .
-Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
II– Chuẩn bị:
 1 – GV : Ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-Ri .
 2 – HS : SGK .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập 
II – Kiểm tra bài cũ : “ Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không “
 _ Tại sao gọi là chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” ? (K)
 _ Nêu ý nghĩa của chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” ?(K)
 Nhận xét ,ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Lễ kí Hiệp định 
Pa-ri”
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Làm việc cả lớp 
-GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí hiệp định Pa-ri.
-GV nêu nhiệm vụ bài học
+Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri?
+Lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào?
+Nội dung chính của Hiệp định.
+Việc kí kết đó có ý nghĩa gì?
 b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa ri ?
Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa ri ?
 -N1 : Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri ?
 _ N.2 : Lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào 
 _ N3: Nội dung chính của Hiệp định?
c) Hoạt động 3: Làm việc cả lớp .
 _ Nêu ý nghĩa lịch sử Hiệp định Pa-ri.
_ GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ : “ vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.
IV – Củng cố,dặn dò : 
-Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.
Tổng kết bài : Mặc dù Mĩ cố tình lật lọng ,kéo dài thời gian đàm phán nhưng cuối cùng ngày 27 tháng 1 năm 1973 Đế quốc Mỹ vẫn phải kí hiệp định Pa -ri công nhận độc lập dân tộc ,toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ,cam kết rút quân và chấm dứt chiến tranh tại Việt nam .
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài “ Tiến vào Dinh Độc Lập “
- HS trả lời,cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
- HS nghe .
-HS theo dõi
-HS thảo luận theo nhóm
- N.1: Sau 18 năm gây chiến tranh xâm lược, Mĩ liên tiếp thất bại ngày càng nặng ne ở cả 2 miền Nam-Bắc Việt Nam. Cuọc tấn công bằng B52 và Hà Nội và sự cố gắng cuối cùng trong sự leo thang chiến tranh của Mĩ.
- N.2 : HS thuật lại diễn biến lễ kí kết..
- N.3 : Mĩ phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
- Là kết quả sau gần 18 năm chiến đấu gian khổ, hi sinh của dân tộc Việt Nam. Là một văn bản chấp nhận thất bại của Mĩ từ đây Mĩ phải “ cút” để tiến tới ta “ Đánh cho nguỵ nhào” như lời Bác Hồ đã dạy.
 - HS trả lời.
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Rút kinh nghiệm:
Tập đọc
	Tiết 53 	TRANH LÀNG HỒ
I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng :-Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài với giọng vui tưoi , rành mạch , thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ .
 -Kiến thức :Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng , giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc 
-Thái độ :Giáo dục HS quý trọng văn hoá dân tộc .
II.Chuẩn bị:
	GV : SGK.Tranh ảnh minh hoạ bài học .
	HS ;SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/Ôn định :KTDCHT
II/Kiểm tra :
-Gọi 2HS đọc bài “Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân” , trả lời câu hỏi .
-Hội thi nấu cơm làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu
-Nêu nội dung bài.
-GV nhận xét +ghi điểm .
III.Bài mới :
1.Giới thiệu bài-ghi đề :
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV gọi 1 HSK đọc toàn bài,tranh minh hoạ.
-Cho 3 HS đọc đoạn nối tiếp của bài &luyện đọc các tiếng khó :tranh , thuần phác , khoáy âm dương , quần hoa chanh nền đen lĩnh , điệp trắng nhấp nhánh .. .
-Cho 3 HS đọc đoạn nối tiếp của bài & đọc chú giải trong SGK.
-Luyện đọc cặp đôi
-Gọi 1 HS đọc bài
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài 
Đoạn 1 :Cho HS đọc thầm và trả lời
-Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam .(HSTB)
Giải nghĩa từ :nghệ sĩ tạo hình 
Ý 1:Giới thiệu tranh làng Hồ .
Đoạn 2,3 : HS đọc thầm lướt và trả lời
-Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?(HSTB,K)
Giải nghĩa từ :phải yêu mến cuộc đời trồng trọt , chăn nuôi lắm .
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2,3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ .
-Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian láng Hồ ? (HSG)
Ý:Kĩ thuật tạo màu , tình yêu của nghệ sĩ dân gian với tranh làng Hồ .
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS nêu cách đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HSvà đọc mẫu diễn cảm đoạn:"Từ ngày còn ít tuổi hóm hỉnh và tươi vui ."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
IV. Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài , ghi bảng 
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc thật nhiều lần .Chuẩn bị tiết sau :Đất nước + TLCH cuối bài.Học thuộc lòng bài thơ.
-HS đọc bài Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân , trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
- 1 HSK đọc toàn bài.
- 3 HS đọc đoạn nối tiếp của bài &luyện đọc các tiếng khó :tranh , thuần phác , khoáy âm dương , quần hoa chanh nền đen lĩnh , điệp trắng nhấp nhánh .. .
-3 HS đọc đoạn nối tiếp của bài & đọc chú giải trong SGK.
-Luyện đọc cặp đôi.
-1 HS đọc
-Theo dõi
- HS đọc thầm và trả lời 
-Tranh vẽ lợn , gà , chuột , ếch , cây dừa , tranh tố nữ . .
- HS đọc thầm lướt và trả lời
-Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than , lá tre mùa thu . của rơm nếp , cói chiéu Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp .
+Tranh lợn ráy : rất có duyên .
+Tranh đàn gà con : tưng bừng như ca múa bên gà mài mẹ .
+ Kĩ trhuật tranh : đạt tới sự trang trí tinh tế .
+ Màu trắng điệp : là sự sang 1tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ .
-Đã vẽ những bức tranh rất đẹp , sinh động , lành mạnh , hóm hỉnh và vui tươi 
-HS lắng nghe .
-HS thảo luận nêu cách đọc
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
-HS nêu :Ca ngợi vẻ đạp độc đáo của tranh làng Hồ .
-HS lắng nghe .
Rút kinh nghiệm:
Toán 
	Tiết 131	LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
- Củng cố về khái niệm vận tốc. 
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
-Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác khi làm bài tập
II- Chuẩn bị:
 1 - GV :SGK. Bảng phụ.
 2 - HS :SGK. Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
2- Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 1 HS nêu công thức tính vận tốc.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 
Một người đi xe đạp từ A đến B mất 3 giờ 15 phút .Tính vận tốc của người đi xe đạp đó biết quãng đường đi dài 49,4 km 
-GV kiểm tra 5 VBT.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
 b– Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 1HSTB lên bảng bài làm, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài, giải thích mẫu.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá, kết luận.
Bài 3: Cho HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở.
Gọi 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV đánh giá.
4- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại cách và công thức tính vận tốc. 
 -HDBT VN:Bài 4/SGK.
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Quãng đường
-1 HSTB nêu miệng. 
1 HSK lên bảng làm bài tập
-Cả lớp nhận xét
- HS nghe .
- HS đọc.
HS làm bài.
1HS HS làm bài ở bảng.
 Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
 5250 : 5 = 1050 ( m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
Nhận xét.
- HS thực hiện.
Tính được đáp số:
49 km/ giờ 
35 m/ giây
78 m/ phút 
- Nhận xét.
 - HS đọc.
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
KHOA HỌC
	Tiết 53	 CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT 
I – Mục tiêu :Sau bài học , HS biết :
 _ Quan sát , mô tả cấu tạo của hạt .
 _ Nêu được điều kiện nảy mầm & quá trình phát triển thành cây của hạt .
 _ Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà .
II– Chuẩn bị:
 1 – GV : _ Hình trang 108,109 SGK .
_ Chuẩn bị theo cá nhân : Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh , đậu đen ,) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đất ẩm ) khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học & đem đến lớp .
 2 – HS : SGK,chuẩn bị theo yêu cầu.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Sự sinh sản của thực vật có hoa “ .Gọi 2 HSG
 _ Nêu đặc điểm các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng , nhờ gió ?Cho ví dụ.
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Cây con mọc lên từ hạt “ 
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt .
 *Mục tiêu: HS quan sát , mô tả cấu tạo của hạt .
*Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc theo nhóm .
GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ .
 _Bước 2: Làm việc cả lớp .
* Kết luận: Hạt gồm : vỏ phôi & chất dinh dưỡng dự trữ
 b) Hoạt động 2 :.Thảo luận .
*Mục tiêu: Giúp HS :
 _ Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt .
 _ Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà .
*Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 _Bước 2: Là ...  ví là lá phổi xanh của Trái Đất .
- HS giới thiệu .
-HS lắng nghe
-HS trả lời,và chỉ trên bản đồ.
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
 *Rút kinh nghiệm:
TẬP LÀM VĂN
Tiết 54 TẢ CÂY CỐI
 ( Kiểm tra viết 1 tiết )
I / Mục tiêu:
HS biết viết được 1bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng , đủ ý , thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh , cảm xúc . 
Rèn kĩ năng trình bày,chữ viết đẹp.
Giáo dục HS tự tin,sáng tạo,thích làm văn.
II / Chuẩn bị: 
-G V : Bảng phụ và một số tranh , ảnh minh hoạ một số loài cây trái theo đề văn .
-HS :Hoàn chỉnh dàn bài ở nhà.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I / Kiểm tra bài cũ : 
 GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
II / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề :
 2 / Hướng dẫn làm bài :
+GV đọc 5 đề trong SGK.
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn 05 đề bài trong SGK.
-Cho HS hiểu yêu cầu của các đề bài .
-GV cho HS đọc kĩ 5 đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả cây cối .
-Hỏi HS về sự chuẩn bị bài của mình .
-GV dán lên bảng lớp tranh ảnh để HS quan sát .
3 / Học sinh làm bài :
-GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV , chú ý cách dùng dùng từ đặt câu , một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước .
-GV cho HS làm bài .
GV theo dõi khi HS làm bài.
-GV thu bài làm HS .
4 / Củng cố- dặn dò : 
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tiếp theo .
-Bày DCHT lên bàn
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , lớp đọc thầm nội dung 5 đề SGK .
-HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề .
-HS chọn lựa đề bài để viết .
-HS lần lượt phát biểu .
-HS xem tranh ảnh .
-HS chú ý .
-HS làm việc các nhân 
-HS nộp bài kiểm tra .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
Toán
	Tiết 135	LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
- Củng cố về kĩ năng tính thời gian của chuyển động. 
- Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường . 
-Giáo dục HS tính cẩn thận ,chính xác khi làm bài tập 
II-Chuẩn bị :
 1 - GV : Bảng phụ.
 2 - HS : Vở làm bài.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
2- Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 3HSTB nêu công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
GV kiểm tra 5 VBT
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
 b– Hướng dẫn luyện tập : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 1HSK lên bảng bài ở bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở. 
- Y/ c HS đổi ra cách gọi thời gian thông thường.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi 1HSTB lên bảng làm vào bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá, kết luận.
Bài 3: 
- Cho HS tự làm bài vào vở.
Gọi 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV đánh giá.
4- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
-HDBTVN:Bài 4
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
-3HS nêu miệng. 
- HS nghe .
HS đọc.
HS làm bài.
a)Nếu đi 261 km với vận tốc 60 m/giờ thì hết thời gian là:
 261 : 60 = 4,35 (giờ)
b); c); d) trình bày tương tự.
 Đáp số: a) 4,35 giờ; b) 2 giờ
 c) 6 giờ ; d) 2,4 giờ.
- HS khá, giỏi đổi.
- Nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
Bài giải:
Đổi 1,08 m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
 108 : 12 = 9 (phút )
 Đáp số: 9 phút.
- Nhận xét.
 - HS làm bài.
- HS nhận xét.
- 3HS nêu.
-HS hoàn chỉnh bài ở nhà
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
KHOA HỌC 
Tiết 54: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN 
 CỦA CÂY MẸ
I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
 _ Quan sát , tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
 _ Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. 
 _ Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. 
II – Chuẩn bị:
 1 – GV : _ Hình trang 110, 111 SGK.
 _ Chuẩn bị theo nhóm :
+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi
+ Thùng nhỏ, ít đất
 2 – HS : SGK,chuẩn bị theo nhóm
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : “Cây con mọc lên từ hạt”.
 -Nêu điều kiện nảy mầm của hạt ?(K)
-Nêu quá trình phát triển thành cây của hạt?(G)
 - Nhận xét, ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”.
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Quan sát.
 *Mục tiêu: Giúp HS :
_ Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
_ Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. 
 *Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV kiểm tra các nhóm làm việc
 _Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi nhận xét
 GV yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ
 * Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
 b) Hoạt động 2 :.Thực hành.
 *Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
 *Cách tiến hành:
 _ GV cho HS trồng cây vào thùng . 
 _ GV theo dõi nhận xét . 
*GV kết luận HĐ2
 IV – Củng cố,dặn dò : 
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 111 SGK.
 - Nhận xét tiết học .
 - Đọc trước bài “Sự sinh sản của động vật”.
- HS trả lời,cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
- HS quan sát .
_Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK vừa kết hợp quan sát các hình vẽ SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp
_Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm mình , các nhóm khác bổ sung
-HSkể
- HS nghe .
-Mỗi nhóm trồng cây vào thùng.
- 2 HS đọc.
- HS nghe.
- HS xem bài trước.
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật
	Tiết 27	LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG
I.- Mục tiêu: HS cần phải :
 -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
 - Lắp được xe ben đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
-Tích hợp:Chọn loại máy bay tiết kiệm năng lượng để sử dụng.
II.- Chuẩn bị:
 - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Kiểm tra bài cũ:
- Cho HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- GV nhận xét và đánh giá
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
b) Giảng bài:
 Hoạt động 1: Quan sát ,nhận xét mẫu
-Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
-GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận.
-GV HD trả lời:Để lắp được máy bay trực thăng theo em cần phải lắp mấy bộ phận?Nêu tên các bộ phận đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a-Hướng dẫn HS chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp hộp theo từng loại.
b-Lắp từng bộ phận.
+Lắp thân và đuôi máy bay(hình 2 SGK) gọi HS trả lời các chi tiết để lắp thân và đuôi máy bay.
GV cần thao tác chậm để HS theo dõi phân biệt mặt phải và trái của thân ,đuôi máy bay.
+Lắp sàn ca bin và giá đỡ (hình 3 SGK) gọi HS quan sát,chọn chi tiết và tiến hành lên lắp.
+Lắp ca bin(hình 4 SGK)gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi và lắp .GV nhận xét.
+Lắp cánh quạt(H5- SGK) gọi HS quan sát hình,trả lời câu hỏi,lên lắp ,cả lớp nhận xét.
 GV nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
+Lắp càng máy bay(H.6 SGK) GV hướng dẫn và thao tác chậm,yêu cầu HS quan sát,trả lời câu hỏi và lắp,các HS khác quan sát bổ sung.
c-Lắp ráp máy bay trực thăng(hình 1 SGK)
+GV lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK
+Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa,nhất là mối ghép giữa giá đỡ sàn ca bin với càng máy bay.
d-Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
GV lưu ý bộ phận nào lắp sau tháo ra trước.
3) Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS nêu ghi nhớ bài học.( HSTB)
- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Thực hành lắp máy bay trực thăng.
 -HS nêu
 -HS quan sát
-HS nêu 5 bộ phận
 HS chọn các chi tiết
 HS trả lời và chọn chi tiết để lắp
 HS theo dõi
 HS trả lời và chọn chi tiết để lắp
 HS trả lời và lắp
 HS trả lời và lắp
-HS theo dõi và lắp
 HS theo dõi
 HS theo dõi
HS nêu
 HS chuẩn bị bộ lắp ghép
 Rút kinh nghiệm:
An toàn giao thông
	Tiết 1	BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I.- Mục tiêu: 
- Kiến thức: Giúp HS :
 + Nhớ và ggiải thích nội dung 23 biển báo đã học.
 + Hiểu ý nghĩa nội dung, sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.
- Kĩ năng :
 + Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giáo thông.
 + Có thể mô tả bằng lời hoặc bằng hình vẽ để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu giao thông.
- Thái độ : có ý thức tuân theo và nhắc nhpở người thân tuân theo hiệu lệnh cảu biển báo giao thông khi đi đường.
II.- Chuẩn bị:
1. GV :
- 2 bộ biển báo gồm các biển báo đã học và các biển báo sẽ học, 1 bộ tên các biển báo.
- Phiếu học tập dùng cho hoạt động 4.
2. HS :Quan sát các biển báo trên đường.
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Kiểm tra bài cũ:
Không
2) Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên
A) Mục tiêu: Giúp HS có ý thức quan tâm đến biển báo hiệu giao thông
b) Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề : tuần trước thầy đã giao cho các em phiếu phỏng vấn. Mời một số em đóng vai phóng viên và một số HS khác làm bạn đi đường.
- GV kết luận : Việc trả lời phỏng vấn vừa rồi cho thấy các em đã thực hiện tốt bài tập, chúng ta đã hiểu rõ sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.
Hoạt động 2: 
Ôn lại các biển báo hiệu giao thông đã học bằng trò chơi: “ Nhớ tên biển báo” 
Hoạt động 3: 
Nhận biết các biển báo hiệu giao thông
a) GV viết trên bảng tên 3 nhóm biển báo:
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển chỉ dẫn.
b) Tìm hiểu tác dụng của biển báo mới.
Hoạt động 4: 
- Yêu cầu HS dùng bút màu để vẽ biển báo.
- Cho HS nhận xét
Hoạt động 5: 
- Nhận dạng nhanh các biển báo hiệu giao thông.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm nhận 6 bảng tên biển báo để nhạn dạng.
- GV phát lệnh cho các nhóm làm việc trong 5 phút
3) Củng cố, dặn dò:
 - GV chỉ từng nhóm biển báo, yêu cầu nhắc lại ý nghĩa từng biển báo.
- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau học : Kĩ năng đi xe đạp an toàn.
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hiện
Phóng viên hỏi những câu hỏi đã chuẩn bị, bạn đường trả lời.
 - HS lắng nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
 -HS quan sát và đọc tên các nhóm biển báo.
- HS thảo luận trong bàn để trả lời
 HS theo dõi
- HS tự vẽ 2 biển báo hiệu mà em nhớ.
- Nhóm nào làm nhanh, nhiều bảng đúng thì thắng cuộc.
 HS chuẩn bị bộ lắp ghép
- HS nghe và thực hiện
 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 long ghep tuan 27.doc