Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Xuân Liên

Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Xuân Liên

TẬP ĐỌC

 Có công mài sắt có ngày nên kim

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 -Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót mải miết,ôn tồn,thành tài,quyển,nguệch ngoạc,tảng đá, sắt.

 -Biết nghỉ hơi sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 -Bước đầu biết đọc phân vai

 -Hiểu nghĩa từ mới.

 -Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:Có công mài sắt có ngày nên kim.

 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện:làm gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.

 II. Đồ dùng dạy học

 -Tranh minh hoạ

 -Bảng phụ viết sẵn câu văn dài:Mỗi khi.rồi bỏ dở

 

doc 733 trang Người đăng hang30 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 1 - Trường tiểu học Xuân Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
-----------*--------
 Thứ hai, ngày 25 tháng 8 năm 2008
Chào cờ
-----------------***-----------------
 Tập đọc
 Có công mài sắt có ngày nên kim
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 -Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót mải miết,ôn tồn,thành tài,quyển,nguệch ngoạc,tảng đá, sắt.
 -Biết nghỉ hơi sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 -Bước đầu biết đọc phân vai
 -Hiểu nghĩa từ mới.
 -Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:Có công mài sắt có ngày nên kim.
 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện:làm gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.
 II. Đồ dùng dạy học
 -Tranh minh hoạ
 -Bảng phụ viết sẵn câu văn dài:Mỗi khi.........rồi bỏ dở
 III. Hoạt động dạy học
Tiết 1
1 ổn định: GV giới thiệu chương trình và phân môn tập đọc
2 Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Luyện đọc đoạn 1,2
a, GV đọc mẫu toàn bài 1 lần. Hướng dẫn hs giọng đọc:Lời dẫn chuyện thong thả,chậm rãi;Lời cậu bé tò mò,ngạc nhiên;Lời bà cụ ôn tồn.
b,HS luyện đọc
+Luyện đọc câu
-Hs tiếp nối đọc từng câu trong mỗi đoạn,gv hướng dẫn hs đọc đúng các từ khó:quyển, nguệch ngoạc,nắn nót,...
+Luyện đọc từng đoạn
-Hs tiếp nối nhau đọc doạn 1 và 2.Gv hướng dẫn hs ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
-Gv kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó( hs đọc chú giải,gv giải thích thêm)
-Gv tổ chức cho hs thi đọc trong nhóm, giữa các nhóm.
+Đọc đồng thanh cả lớp.
c,Hướng dãn tìm hiểu bài các đoạn 1,2
- Một HS đọc lớn đoạn ,cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?(Mỗi khi cầm sách, cậu chỉ đọc được một vài dòng là chán ..... cho xong chuyện)
-Y/c cả lớp đọc thầm đoạn 2,thảo luận nhóm 2 câu hỏi:Cậu bé thấy cụ già đang làm gì?
-Gv gọi hs đại diện nhóm trả lời câu hỏi
-Cả lớp nhận xét.
Tiết 2
2.2 Luyện đọc đoạn 3,4
a, Luyện đọc
+ Đọc từng câu
-HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn,gv hướng dẫn hs đọc đúng một số từ ngữ khó trong đoạn :hiểu, quay, giảng giải...
+Đọc từng đoạn trước lớp
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 3,4. GV theo dõi hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi đúng.
-GV kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó.
+HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+HS thi đọc giữa các nhóm.
-Cả lớp nhận xét,đánh giá.
+Cả lớp đọc đồng thanh.
b, Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3,4
- GV y/c HS đọc thầm đoạn 3,4 và thảo luận các câu hỏi theo nhóm 2:Bà cụ giảng giải như thế nào?Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- GV gọi HS đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
2.3 Luyện đọc lại
- GV chia lớp thành nhiều nhóm,cho HS luyện đọc lại cả bài.
-Thi đọc.
3,Củng cố dặn dò
- Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao?
- Dặn HS đọc lại bài ở nhà và chuẩn bị bài mới.
--------------------------***---------------------------
Toán
Bài 1 : Ôn tập các số đến 100
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
-Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự của các số
- Số có một chữ số và số có hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng ô vuông (BT2) , băng giấy(BT1)
III. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu
Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : Củng cố về số có một chữ số
Y/c HS đọc bài tập
-GV gắn băng giấy, gọi HS điền tiếp vào ô trống.
? Các số này có gì giống nhau? ( là số có một chữ số )
? Số bé nhất có một chữ số là số mấy?
? Số lớn nhất có một chữ số là số mấy?
GV cho HS đọc các số từ 0 đến 9
Bài 2 : Củng cố về số có hai chữ số.
 GV gắn bảng ô vuông bài tập 2 lên bảng. Cho HS tiếp sức điền số vào các ô trống
- Nhận xét , cho HS nhận biết lại các số có hai chữ số, số lớn nhất ,bé nhất có hai chữ số.
- Cho HS đọc lại các số trong bảng.
Bài 3 : Củng cố về số liền trước , số liền sau
GV kẻ các ô cần thiết để nhắc lại kiến thức cho HS
9
Gọi HS lên bảng hoàn thành một số bài
- GV nêu y/c cho từng số y/c HS viết nhanh kết quả vào bảng con
- Nhận xét
3. Củng cố , dặn dò : 
- Gọi hai HS đếm các số từ 0-100 và ngược lại.
Y/c HS làm lại bài tập
-----------***-------------
Mĩ thuật
Vẽ trang trí : Vẽ đậm, vẽ nhạt
(Có GV chuyên trách dạy)
----------------***-----------------
 Thứ ba, ngày 26 tháng 8 năm 2008
Thể dục
Bài 1: Giới thiệu chương trình.Trò chơi : “Diệt con vật có hại”
I . Mục tiêu:
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2. HS biết nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập tốt.
- Nắm được một số quy định trong giờ học thể dục
- Học giậm chân tại chỗ- đứng lại. Thực hiện tương đối đúng
- Học sinh tham gia trò chơi “ Diệt các con vật có hại” tương đối chủ động
II. Địa điểm phương tiện:
- Sân trường, còi
III . Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Định lượng
Phương pháp lên lớp
SL
TG
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học.
- Hát và vỗ tay.
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2.
- Nêu một số quy định khi học chương trình thể dục lớp 2.
- Chọn ban cán sự cho lớp , cho tổ , cho nhóm.
- Giậm chân tại chỗ - đứng lại.
- Trò chơi “ Diệt con vật có hại”
* Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV và HS cùng hệ thống lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
1
2
1
1
4
4
2p
1p
4-5p
5p
5p
5p
6p
1
1
1
- HS tập trung thành 3 hàng ngang,báo cáo số lượng.
- HS đứng tại chỗ,quản ca điều hành cả lớp hát
- GV điều khiển lớp học . Y/c một số HS nhắc lại.
- GV nêu , HS nhắc lại.
- Cán sự mới lên nhận nhiệm vụ.
- GV hô nhịp cho HS dậm.
- GV làm quản trò, HS chơi.
HS đứng thành vòng tròn.
HS dồn hàng.
---------------***----------------
Toán
Bài 2 :Ôn tập các số đến 100 (TT)
I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về :
- Đọc viết so sánh các số có hai chữ số.
-Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
Kẻ , viết sẵn bảng như BT1 – SGK
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : - Gọi HS đọc lại các số có một chữ số .
 - Nêu thứ tự liền trước,liền sau của một số số .
2. Giới thiệu bài mới.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 và bài 2 : Củng cố về đọc, viết, phân tích số.
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài 1 rồi làm bài và chữa bài.
Gọi HS lên bảng viết số và đọc số, phân tích số.Sau đó gọi HS khác nhận xét 
- GV đọc số ,HS viết và phân tích số vào bảng con.
- GV hướng dẫn HS làm bài 2 tương tự.
Bài 3: So sánh các số.
- HS nêu y/c bài tập.
- GV nêu lại các cách so sánh (có hai cách : so sánh ở hàng chục trước,sau đó so sánh ở hàng đơn vị.
Bài 4 : Củng cố về thứ tự các số.
- HS nêu y/c bài tập
- GV y/c HS viết kết quả vào bảng con
- Nhận xét và chữ bài (a,28; 33;45;54 b, 54;45;33;28)
Bài 5 :GV hướng dẫn tương tự bài 4
- Gọi HS lên bảng làm .
- Cả lớp chữa bài ( 67;70;76;80;84;90;93;98;100 )
4. Củng cố ,dặn dò.
- GV gọi 2 HS đọc các số tròn chục.
Nhận xét tiết học,y/c HS về nhà làm lại bài tập.
------------------***-------------------
Luyện từ và câu
Từ và câu
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập. Bước đầu dùng từ đặt câu đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa các sự vật hoạt động SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Mở đầu:
Giới thiệu môn học
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
- HS nêu yêu cầu. Từng cặp quan sát tranh thảo luận, gọi tên mỗi bức tranh.
- GV y/c HS chọn từ phù hợp cho mỗi bức tranh.
- GV nhận xét chung: Đây là những từ chỉ người,vật, việc làm.(chỉ người : học sinh, cô giáo;chỉ vật: nhà, xe đạp, trường, hoa hồng)
Bài 2: HĐ nhóm
+N1:Tìm từ chỉ đồ dùng học tập
+N2: Từ chỉ hoạt động học tập của học sinh
+N3: Từ chỉ tính nết của học sinh
- GV dán phiếu học tập lên bảng.Nhóm nào tìm được nhiều từ. GV tuyên dương.
- GV kết luận, nhận xét về các từ làm HS các nhóm tìm được.
Bài 3: HS nêu yêu cầu và câu mẫu. HS nối tiếp đặt câu.
- GV gợi ý một số câu hỏi : Các bạn trong tranh đang làm gì ?
- GV cho HS nói và viết một số câu sau đó chỉnh sửa chính tả cho phù hợp.
- GVKL : Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi HS nêu lại cách nhận biết 1 câu.
- Nhận xét giờ học.
-------------------***-----------------
Kể chuyện
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
1, Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý học sinh kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
-Kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, giọng kể.
2, Rèn kỉ năng nghe:
Theo dõi bạn kể, nhận xét lời bạn kể, kể tiếp lời bạn
II, Đồ dùng dạy học:
4 tranh minh hoạ sgk phóng to
III. Các hoạt động dạy và học:
A.Mở đầu
 Giới thiệu các tiết kể chuyện lớp 2
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 
- GV cho HS nhắc lại cách phân chia từng đoạn:
Đoạn 1: Giới thiệu về cậu bé.
Đoạn 2: Sự tò mò của cậu bé khi thấy bà cụ mài thỏi sắt
Đoạn 3: Bà cụ giảng giải cho cậu bé hiểu.
Đoạn 4 : Cởu bé hiểu và quay về học bài.
-Dựa vào tranh kể theo nhóm
-HS kể trước lớp
b. Kể toàn bộ câu chuyện
1 HS kể toàn bộ câu chuyện
Kể phân vai: Người đẫn truyện, bà cụ, cậu bé. Chú ý đến giọng điệu
III. Củng cố dặn dò:
Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
--------------------***--------------------
Chính tả
Bài 1: Tập chép: Có công mài sắt có ngày nên kim
Phân biệt c/k. Bảng chữ cái.
A . Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài Có công mài sắt , có ngày nên 
kim.Qua tập chép , hiểu cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu câu phải viết hoa , chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào 1 ô...
- Củng cố quy tắc viết c/k
2. Học bảng chữ cái:
- Điền đúng các chữ các vào ô trống theo tên chữ.
- Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
B . Đồ dùng dạy học.
 Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần chép.
- Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2 ,3
- Vở bài tập.
C . Hoạt động dạy học.
I. Mở đầu
GV nêu y/c về môn học chính tả
II. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích y/c của tiết học.
2. Hướng dẫn tập chép
2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép trên bảng.
- 3,4 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép
- Giúp HS nắm nội dung đoạn chép. GV hỏi: 
	Đoạn này chép từ bài nào? ( Có công mài sắt , có ngày nên kim) 
	Đoạn chép này là lời của ai nói với ai? ( Của bà cụ nói với cậu bé)
	Bà cụ nói gì? (Giảng giải cho cậu bé biết : Kiên trì , nhẫn nại thì việc gì cũng làm được. )
- Hướng dẫn HS nhận xét:
- Đoạn chép có mấy câu? ( 2 câu )
- Cuối mỗi câu có dấu gì? ( Dấu chấm)
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? (Những chữ đầu câu , đầu đoạn được viết hoa- chữ Mỗi, Giống)
	- Chữ đầu đoạn được viết như thé nào? ( Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào 1 ô - chữ Mỗi)
- HS tập viết vào bảng con những chữ khó : Ngày, mài , sắ ... à bạn 
Hùng bẻ cành cây vứt lung tung ở sân .Em sẻ nói gì với hai bạn đó?
 3.Thực hành làm vệ sinh lớp học:
4.Củng cố, dặn dò:
---------------***--------------
Tập đọc
Ôn tập cuối học kì II (Tiết5)
 I-Mục đích yêu cầu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn luyện về cách đáp lời khen ngợi.
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao.
II, Đồ dùng dạy học.
- VBT, bảng phụ, phiếu viết tên các bài tập đọc.
III, Các hoạt động dạy học.
1, HĐ 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC bài học.
2, HĐ 2: Kiểm tra tập đọc(Khoảng 6 – 7 em)
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc,HS trả lời.
- GV ghi điểm.
3, HĐ3:Nói lời đáp của em.
- 1 HS đọc y/c của BT, và 3 tình huống.Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
- GV gọi 3 HS lên bảng thực hành. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4, HĐ4:Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao
- HS đọc yêu cầu của BT và 3 câu văn trong bài.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
5. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc HTL.
 ---------***---------
luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì II (Tiết6)
 I-Mục đích yêu cầu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn luyện về cách đáp lời khen ngợi.
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao.
II, Đồ dùng dạy học.
- VBT, bảng phụ, phiếu viết tên các bài tập đọc.
III, Các hoạt động dạy học.
1, HĐ 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC bài học.
2, HĐ 2: Kiểm tra tập đọc(Khoảng 6 – 7 em)
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc,HS trả lời.
- GV ghi điểm.
3, HĐ3:Nói lời đáp của em.
- 1 HS đọc y/c của BT, và 3 tình huống.Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
- GV gọi 3 HS lên bảng thực hành. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4, HĐ4:Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao
- HS đọc yêu cầu của BT và 3 câu văn trong bài.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
5. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc HTL.
 ---------***---------
Thứ năm, ngày 14 tháng 5 năm 2009
Thể dục
Tổng kết môn học
I. Mục tiêu
- Tổng kết môn học. Yêu cầu nhắc lại nội dung một cách hệ thống những kiến thức , kĩ năng đã học, đánh giá được sự cố gắng , tiến bộ và một số hạn chế để HS phát huy và khắc phục trong năm học tiếp theo.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Vệ sinh sân trường .
- Bảng viết các kiến thức , kĩ năng đã học.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Phần 
 Nội dung
 TG
 SL
 Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu
Phần cơ bản
Phần 
kết thúc
- GV tập trung HS , phổ biến nội dung bài học.
- Khởi động các khớp tay, chân.
- Chơi trò chơi tại chỗ
 * Ôn bài thể dục phát triển chung
* Hệ thống lại những nội dung đã học.
* Ôn lại những Bài đã học
* Đánh giá kết quả học tập và tinh thần thái độ của HS 
- Nhắc nhở một số hạn chế cần khắc phục trong năm học tới.
* Tuyên dương các cá nhân , tổ học tốt.
- Đứng tại chỗ , vỗ tay và hát.
- Trò chơi : Bịt mắt bắt dê.
- Nhận xét giờ học, dặn dò
2phút
2phút
3phút
8 phút
10phút
4phút
3phút
4phút
2 phút
4 phút
1 phút
1
- Tập theo đội hình 3 hàng ngang
- GV gọi HS nhắc lại những nội dung đã học.
- Gv gọi lần lượt một số HS lên bục giảng thực hành động tác xen kẽ giữa các nội dung.
- GV đánh giá kết quả cho HS.
- HS tập trung 3 hàng ngang.
-----------------***-------------
tập viết
Ôn tập cuối học kì II (Tiết7)
 I-Mục đích yêu cầu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn luyện về cách đáp lời an ủi; cách tổ chức các câu thành bài.
II, Đồ dùng dạy học.
- VBT, bảng phụ, phiếu viết tên các bài tập đọc.
III, Các hoạt động dạy học.
1, HĐ 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC bài học.
2, HĐ 2: Kiểm tra tập đọc(Khoảng 6 – 7 em)
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc,HS trả lời.
- GV ghi điểm.
3, HĐ3:Nói lời đáp của em.
- 1 HS đọc y/c của BT, và 3 tình huống.Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
- GV gọi 3 HS lên bảng thực hành. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4, HĐ4:Kể chuyện theo tranh , đặt tên cho câu chuyện
- HS đọc yêu cầu của BT.
- 3 HS lên nói mẫu nội dung tranh 1. Gv và cả lớp nhận xét.
- HS làm bài.
- GV gọi một số HS đọc nội dung các tranh mình viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
5. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc HTL.
 ---------***---------
Âm nhạc
Có giáo viên chuyên trách dạy
--------------***-------------
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố chủ yếu về:
- Nhân, chia trong phạm vi bảng nhân và bảng chia đã học
- Thực hành , vận dụng bảng nhân ,bảng chia trong tính, giải toán
- Tính chu vi hình tam giác.
II. Hoạt động dạy học:
1, Hướng dẫn HS làm cácBT trong SGK.
*BT1: Cho HS tự làm bài rồi nêu kết quả nối tiếp.
*BT2: Cho HS đặt tính , tínhở vở rối đổi chéo vở kiểm tra.
*Bài 3: Cho HS nhìn hình vẽ , nêu độ dài của từng cạnh của hình tam giác rồi làm bài. 
- Gv chữa bài: 
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
3 + 5 + 6 = 14 ( cm)
Đáp số: 14 cm
Bài 4: Cho HS giải toán rồi chữa bài:
Bài giải
Bao gạo cân nặng là:
35 + 9 = 44 ( kg )
Đáp số: 44 kg
Bài 5: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV chấm, chữa bài.
2. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 1 số HS đọc lại bảng nhân, bảng chia.
- Nhận xét tiết học
-----------------***------------------
 Thứ sáu, ngày 15 tháng 5 năm 2009
 tập làm văn
Ôn tập cuối học kì II (Tiết8)
 I-Mục đích yêu cầu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn luyện về từ trái nghĩa ; về dấu chấm, dấu phẩy; về cách tổ chức câu thành bài.
II, Đồ dùng dạy học.
- VBT, bảng phụ, phiếu viết tên các bài tập đọc.
III, Các hoạt động dạy học.
1, HĐ 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC bài học.
2, HĐ 2: Kiểm tra tập đọc(Khoảng 6 – 7 em)
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc,HS trả lời.
- GV ghi điểm.
3, HĐ3: Xếp các từ đã cho thành cặp từ trái nghĩa.
- 1 HS đọc y/c của BT .Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
- GV gọi 3 HS lên bảng thực hành. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4, HĐ4:Chọn dấu câu nào điền vào ô trống?
- HS đọc yêu cầu của BT và 3 câu văn trong bài.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
5. HĐ5: Viết 3 đến 5 câu nói về em bé hoặc em bé nhà hàng xóm.
- GV nhắc HS: phải là em bé có thật
- 5,6 HS em bé chọn kể, tả là ai.
- HS làm bài vào giấy nháp.
- GV gọi HS đọc bài và Cả lớp, GV sửa lỗi.
5. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc HTL.
 ---------***---------
Thủ công
Kiểm tra cuối năm
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức , kĩ năng của HS qua sản phẩm là một trong những sản phẩm thủ công đã học.
- Thông qua kết quả kiểm tra , GV điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt.
II. Chuẩn bị:
Một số sản phẩm thủ công đã học
III. Nội dung kiểm tra
- GV nêu y/c: Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học.
- GV lưư ý HS : Sản phẩm phải đúng theo quy trình kĩ thuật
- GV cho HS quan sát lại một số sản phẩm thủ công đã học.
- GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra.
IV. Đánh giá
- GV đánh giá theo 2 mức độ:
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành.
V. Nhận xét:
- Nhận xét sự chuẩn bị nguyên vật liệu , dụng cụ học tập, thái độ của HS
- Nhận xét chung về kiển thức, kĩ năng và thái độ của HS trong cả năm học.
--------------***---------------
Toán 
Kiểm tra
I. Mục tiêu: Đánh giá kết quả học:
- Các bảng tính cộng , trừ , nhân, chia đã học.
- Thực hiện phép cộng và phép trừ các số có hai chữ số có nhớ, các số có ba chữ số không nhớ.
- Giải bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, hoặc nhân , hoặc chia.
- Nhận dạng hình 
II. Đề ra:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
23 + 123 45 + 37 67- 19 81- 15
145 + 324 671 + 23 567 - 16 234 + 5
Bài 2: Tính:
a) 3 x 4 : 2 b) 4 x 5 - 16 c) 36 : 4 : 3
Bài 3: Hà có 82 viên bi, Hoà có ít hơn Hà 18 viên bi. Hỏi Hoà có bao nhiêu viên bi?
Bài 4: Hình sau có bao nhiêu hình tam giác:
Bài 5: Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4 ; 8 ; 12; 16; .
b) 100;105; 110;. 
III. Đánh giá:
Bài 1: 2,5 điểm
Bài 2: 2 điểm
Bài 3: 2,5 điểm
Bài 4: 1 điểm
Bài 5: 1,5 điểm
	Trình bày đẹp 0.5 điểm
------------------***--------------------
chính tả
Kiểm tra
 I-Mục đích yêu cầu.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh cuối học kì môn Tiếng việt: kĩ năng viết chính tả, viết tập làm văn của học sinh.
II, Đồ dùng dạy học.
- Giấy kiểm tra
III, Các hoạt động dạy học.
1, HĐ 1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC bài học.
2, HĐ 2: Kiểm tra 
 Đề ra:
A. Chính tả( nghe- viết) : Viết bài Cháu nhớ Bác Hồ( 8 câu sau)
B. Dựa vào gợi ý sau , viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4, 5 câu) tả về ảnh Bác.
1. ảnh Bác treo ở đâu
2. Trông Bác như thế nào?
3. Em muốn hứa với Bác điều gì?
III. Đánh giá.
Chính tả : 5 điểm : Sai một lỗi chính tả trừ 0,12 điểm. Toàn bài viết chưa đẹp, sai về độ cao, khoảng cách,... trừ 0,5 điểm toàn bài. 
Tập làm văn : 4 điểm
Trình bày : 1 điểm
3, Thu bài.
Nhận xét bài kiểm tra
---------------------***---------------------
Hoạt đông tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Đánh giá được những mặt ưu điểm và tồn tại của các nhóm, tổ lớp trong tuần vừa qua.
- Vạch ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Rèn tính mạnh dạn và khả năng tổ chức điều hành hoạt động tập thể cho HS.
II.Tiến hành: 
1, Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Lớp trưởng nhận xét sau khi đã tổng hợp kết quả từ các tổ với chủ điểm là:
 Mừng đất nước thống nhất và mừng ngày sinh nhật Bác.
+ Ưu điểm: 
a, Nề nếp của lớp:
- Đi học đầy đủ đúng giờ, vệ sinh cá nhân, trực nhật sạch sẽ, đồng phục quy định. Đặc biệt tham gia sinh hoạt tập thể và xếp hàng ra về.
- Tiêu biểu là Nguyệt , N. Hùng, Hoàng Oanh..
b, Học tập: Lớp đã phát động phong trào tuần học tốt, giờ học tốt để chào mừng ngày 19/ 5. Các tổ tham gia phong trào mạnh mẽ.
- 100% làm bài tập về nhà đầy đủ
- Không quên đồ dùng học tập
c, Các hoạt động khác:
- Tham gia tích cực các hoạt động đội, sao
- Kèm cặp giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
+Tồn tại.
- Chưa mạnh dạn xây dựng bài, hay nói chuyện trong lớp.
2, Bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc trong tuần

Tài liệu đính kèm:

  • doclop2(2).doc