Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 19

Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 19

Đạo đức

 EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( tiết 1 )

I.YÊU CẦU:

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

-GD HS biết yêu quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy, bút màu - Các câu thơ, bài hát,. ( nếu có )

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 
THỨ HAI: Ngày soạn: 16 . 01 . 2010
 Ngày dạy:Thứ hai . 18 . 01 . 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Đạo đức
 	 EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( tiết 1 )
I.YÊU CẦU:
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
-GD HS biết yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy, bút màu - Các câu thơ, bài hát,... ( nếu có )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu bài 
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện
- Vì sao dân làng gắn bó với cây đa? 
- Bạn Hà đã góp tiền để làm già? Vì sao?
- GV kết luận: Đó là việc làm thể hiện lòng yêu quê hương của bạn Hà.
- Giới thiệu một số tranh, ảnh.
+ Qua câu chuyện của bạn Hà em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào?
- Ghi nhớ: 
* Hoạt động 2 : Bài tập 1
GV kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế
- Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
- Bạn đã làm được những việc để thể hiện tình yêu quê hương?
- GVkết luận . GV liên hệ : Tích cực các h/đ BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
* Hoạt động tiếp nối 
- Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh ...
- Các nhóm chuẩn bị bài thơ, bài hát ... nói về tình yêu quê hương.
-Nhận xét tiết học, biểu dương
- Một em đọc truyện "Cây đa làng em"
- Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- ... cây đa đã có từ lâu đời.
- ... chữa bệnh cho cây đa.
- HS bổ sung
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
- ... chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương.
- 1 – 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập, thảo luận theo cặp
- Đại diện nhóm trình bày
- HS bổ sung
- HS tự giới thiệu với nhau
- HS trao đổi
- HS trình bày
-Theo dõi, thực hiện
-Theo dõi, biểu dương
Toán:
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. YÊU CẦU:
- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
- Cả lớp làm bài 1a, 2a. HSKG làm được bài 1b, 2b.
- HS biết cách vận dụng công thức để tính diện tích hình thang trong thực tiễn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng dạy học Toán. Bảng phụ.
- HS: Mỗi em chuẩn bị 2 hình thang bằng bìa bằng nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 	
- Hình thang là hình như thế nào? Em hãy vẽ hình thang ABCD
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu tiết học. 
b. Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD 
 A B
 M
 D C
 H
- GV hướng dẫn HS vẽ hình, xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời tam giác ABM.
- Yêu cầu HS ghép lại để được tam giác ADK
 A B
 M
 D 
 H C(B) K(A)
- Hỏi: Em hãy nhận xét diện tích hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK
- Yêu cầu HS: Hãy tính diện tích tam giác ADK
- DK = DC + CK
Hay: DK = DC + AB
Vậy diện tích hình thang ABCD =
*Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
- GV: Gọi S là diện tích ; a, b là lần lượt độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao, ta có thể viết thành 
công thức như sau: 
c. Hướng dẫn HS thực hành:
Bài 1: làm giấy nháp
-Vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS làm tính vào bảng con.
- GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
Bài 2: Làm vở
- Gọi HS đọc kĩ đề toán.
- GV lưu ý HS: Khái niệm hình thang vuông.
- GV yêu cầu HS làm vào vở, 2 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS thuộc quy tắc, làm BT1,2,3, (VBT)
-1HS lên bảng trả lời và vẽ, cả lớp làm vào vở nháp.
-HS vẽ hình, cắt theo AM
-HS ghép hình thành hình tam giác. 
-Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK.
-Diện tích tam giác ADK là:
-HS nêu quy tắc.
-HS nhắc lại công thức.
-HS đọc yêu cầu.
-Cả lớp giải vào vở nháp. 
a) S = (12 + 8) 5 : 2 
 = 50 (cm2)
b) HS khá giỏi
 S = (9,4 + 6,6) 10,5 : 2 
 = 84 (m2)
-HS đọc đề toán. 
-1 số em nêu cách làm.
-HS tự giải vào vở.
-2 HS lên bảng giải.
-Nhận xét, đối chiếu.
Tập đọc:
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. YÊU CẦU:
-Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch,phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành,anh Lê).
-Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
-HSKG phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện tính cách nhân vật. trả lời câu 4.
-GD HS lòng kính yêu Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ.
-Ảnh Bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu chủ điểm Người công dân
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu vở kịch Người công dân số Một
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*. Luyện đọc:
- Y/c 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch 
- GV viết từ khó ở mục I
- GV chia đoạn (3 đoạn)
Đ1: từ đầu .....Vậy anh đến Gài Gòn này làm gì?
Đ2: Anh Lê này ..... này nữa.
Đ3: Còn lại 
- GV gọi 3 HS đọc tiếp nối đoạn lần 1 
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, ...
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó ở SGK.
- Gọi HS đọc tiếp nối lần 3, GV nhận xét
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
*.Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
Giảng từ: công dân, đồng bào
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích tại sao như vậy?
* GV giải thích thêm: Vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn còn anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu nước cứu dân. 
+ Nội dung của đoạn kịch nói lên điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng.
*. Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc phân vai
- GV y/c HS tìm đúng giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1,2
+ GV đọc mẫu, hdẫn cách đọc diễn cảm. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo vai.
+ Gọi vài cặp HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét, cho điểm từng em.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn về nhà đọc trước phần còn lại.
2HS đọc và trả lời câu hỏi, cả lớp nghe nhận xét.
1 HS đọc
HS luyện phát âm.
 Đọc đúng: Phắc - tuya, Sa - xơ - lu Lô - ba, Phú Lãng Sa...
- HS đọc nối tiếp lần 1
- HS đọc nối tiếp lần 2 
- HS đọc nối tiếp lần 3
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1 HS đọc toàn bài
- Nghe GV đọc mẫu
- HS đọc thầm và trả lời: 
+ ...tìm việc làm ở Sài Gòn. 
+ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau... / Vì với tôi, ... chúng 
ta là công dân nước Việt...
HS: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.
HS nhắc lại nội dung.
 3HS đọc phân vai.Cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc.
HS nghe GV đọc và h/dẫn
HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
HS thi đọc diễn cảm
HS ghi nội dung bài vào vở.
THỨ BA: Ngày soạn: 16 . 01. 2010
 Ngày dạy:Thứ ba. 19 . 01. 2010
Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU:
- Biết tính diện tích hình thang.
- Cả lớp làm bài 1, 3a. HSKG làm 3b.
-Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ kết hợp với sử dụng công thức, kĩ năng ước lượng để giải toán về diện tích.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS1 lên bảng nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- HS2 Làm BT3 – VBT.
- GV kết hợp kiểm tra việc làm BT của HS.
- Nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học .
b.Hưóng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: vở
*Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán
- Y/c HS tự làm, sau đó đổi chéo bài để K.tra .
- Gọi 1 số em nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: miệng
 *Rèn KN quan sát hình vẽ kết hợp sử dụng công thức tính diện tích hình thang và KN ước lượng để giải toán.
- Yêu cầu mỗi HS quan sát và tự giải bài toán 3 
a/Hình thang AMCD, MNCD, NBCB bằng nhau đúng hay sai? 
b/HSK-G:Diện tích hình thang AMCD bằng diện tích HCN đúng hay sai? 
- GV kiểm tra, đánh giá bài làm của HS.
 a) Đ b) S
 3. Củng cố và dặn dò: 
- GV tổng kết bài học. 
- Dặn HS: Làm BT 1, 2, 3 (VBT) 
-2HS lên bảng làm, cả lớp mở VBT để GV kiểm tra.
-1HS đọc y/c, tự làm cá nhân.
- 3 HS làm bảng, lớp làm vở.
 a/ 70 cm2 b/ 21/16 m2
 c/ 1,15 m2
-HS đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
-HS đọc đề toán.
- HS đọc đề, quan sát hình vẽ.
- HS tự làm bài.
- HS đổi vở kiểm tra bài của bạn.
Chính tả (nghe -viết):
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC 
I. YÊU CẦU:
- Viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2, BT(3) b.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bút dạ.
 -Giấy khổ to(chép sẵn những câu văn (dòng thơ) có chữ cần điền). 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu .
b.Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả:
- GV đọc bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
-Qua đoạn văn cho em biết điều gì?
GV: Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng . Trước lúc hi sinh , ông đã có một câu nói khảng khái lưu danh muôn thủa : "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây." 
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó vào bảng con. 
- Gọi 1 HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng.
c.Viết chính tả:
- GV nhắc HS chú ý ngồi đúng tư thế, ghi tên bài, cách viết tên riêng tiếng Việt.
- GV đọc. 
- GV đọc lại bài viết cho HS dò bài
d.Chấm chữa bài:
- GV chấm khoảng 7-10 bài.
- GV nhận xét, chữa lỗi phổ biến lên bảng.
e.Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài tập 2: - GV nêu y/c và nhắc HS nhớ ô (1) là r/ d/gi ; ô (2) là o hoặc ô
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT rồi tự làm.
- Gọi HS đọc lại bài thơ đã điền.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 3b) 
- Cho 2HS đọc yêu cầu và nội dung câu đố.
- Yêu cầu HS điền vần chứa ô hay o thích hợp vào ô trống.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS câu đố ở BT3.
1 HS lên bảng
Mở SGK theo dõi đọc thầm
HS trả lời
+ HS tìm và nêu từ khó: VD: Nguyễn Trung Trực, Long An, Tây Nam Bộ, lãnh đạo, khởi nghĩa, ...
-HS luyện viết vào bảng c ... 
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy tính diện tích hình thang biết đáy lớn 2,8m ; đáy bé 1,6m ; chiều cao 0,5m 
- Nhận xét, cho điểm 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 
b.Luyện tập:
Bài 1: (Bài 2- VBT.Toán - Tập 2- Tr3)
* Mục tiêu: Nhận biết các yếu tố góc, cạnh của một số hình đã học.
- GV y/c HS đọc y/c của bài 2 và tự làm vào VBT
- Y/c HS nêu kết quả .
 Bài 2: (VBT.Toán - Tr 104)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ hình thang, hình chữ nhật.
- GV vẽ lên bảng như trong VBT
- Y/c HS thực hành trên VBT, 1 HS lên bảng vẽ.
- GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài 
Bài 3: (Bài 1 - VBT - Tr5) 
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính S hình thang, so sánh S của 2 hình
- Y/c HS tính S rồi điền dấu X vào ô trống.
- GV vẽ hình lên bảng.
- Y/c HS giải vào VBT
- Gọi HS nêu kết quả 
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 4: (Bài 3 - VBT.Toán -Tập 2 - Tr 5)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính S hình thang, hình tam giác.
- Gọi HS bài toán 3
- GV vẽ hình lên bảng. 
 9cm 
 13cm
 12cm
 22cm 
 Hình (H)
- GV hướng dẫn HS giải:
+ Muốn tính diện tích hình (H) ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm .
- GV hướng dẫn thêm cho những HS yếu.
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV hệ thống kiến thức đã luyện tập.
- Dặn HS: Vận dụng để tính diện tích hình tam giác, hình thang trong thực tế.
- Làm BT còn lại trong VBT.
2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
1HS đọc y/c
HS nêu và chỉ vào hình vẽ.
Nhận xét, chữa bài.
HS thực hành vẽ vào VBT.
HS đọc yêu cầu
HS tự làm
HS nêu kết quả 
HS nhận xét, kiểm tra kết quả.
1HS đọc đề toán
HS quan sát hình vẽ
+ Tính diện tích của hình tam giác 
+ Tính diện tích hình thang
+ Tính tổng diện tích của 2 hình trên.
1HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
 THỨ SÁU: Ngày soạn: 16 .01. 2010
 Ngày dạy:Thứ sáu .22. 01.2010
Toán:
CHU VI HÌNH TRÒN
I. YÊU CẦU:
-Biết qui tắc tính chu vi hình tròn,vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. 
-Cả lớp làm bài 1a,b; 2c; 3. HSKG làm được 1c; 2a,b. 
-HS vận dụng để làm tốt bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tấm bìa hình tròn,com pa, kéo, thước có vạch xen-ti-mét và mi-li-mét
-Bảng phụ . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS làm bài tập 2 (VBT):
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu 
b. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn
- GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn (Tính thông qua đường kính và bán kính)
 C = d 3,14
 ( C là chu vi; d là đường kính)
 Hoặc: C = r 2 3,14
 ( r là bán kính)
 A
- GV hướng dẫn HS vận dụng các công thức trên qua VD1, VD2
c. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1; Bài 2: 
MT: Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng làm tính nhân số thập phân.
- GV làm mẫu 1 phần, sau đó y/c HS làm vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả tính được.
- GV nhận xét , kết luận.
Bài 1: a) 1,884 cm b) 7,85 dm c) 2,512 m 
Bài 2: a) 17,27 cm b) 40,82 dm c) 3,14 m 
Bài 3:
MT: HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn trong việc giải các bài toán thực tế.
- Yêu cầu HS ước lượng về kích thước của bánh xe nêu trong bài toán.
- Gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS tự giải, 1HS lên bảng. 
- GV chú ý giúp đỡ những HS yếu, TB.
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố và dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
 - GV tổng kết tiết học. Làm BT 1,2,3 (VBT).
-1HS lên bảng làm, cả lớp mở VBT.
-HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
-HS vận dụng để tiínhchu vi hình tròn.
-Cả lớp tự làm vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
-HS nêu kết quả.
-HS đọc đề toán.
-HS tự giải, 1 HS lên bảng giải. 
-HS nêu kết quả, nhận xét.
-HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn. 
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài)
I. YÊU CẦU:
- Nhận biết được hia kiểu theo hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK.
-Viết được đoạn kết bài cho bài theo yêu cầu của BT2.
- HSKG làm được bài tập 3 (tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn kiến thức đã học về 2 kiểu kết bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS đọc đoạn mở bài đã viết lại.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu kết bài.
- GV treo bảng phụ. 
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc nội dung của BT 
- GV y/c HS đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Đoạn kết bài (a) - kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả của bà, nhấn mạnh tình cảm của người được tả.
+ Đoạn kết bài (b)- kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân trong XH.
Chú ý: Kết bài hoặc mở bài có thể chỉ bằng 1 câu. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c của bài tập
- Gọi 1 số HS nói tên đề bài mà em chọn.
- Y/c HS viết các đoạn kết bài
- Gọi HS đọc đoạn đã viết của mình, y/c HS nói rõ đoạn kết bài của em viết theo kiểu nào?
- Nhận xét, sửa chữa, cho điểm bài làm đạt y/c.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại 2 kiểu kết bài
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà viết lại nếu chưa đạt và xem bài sau (Đọc kĩ các đề, chọn một đề, lập dàn ý )
2 - 3 HS trình bày.
Lắng nghe 
2- 3 HS nhắc lại
2HS đọc to.
Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. 
HS chú ý nghe 
HS đọc y/c và đọc lại 4 đề ở BT2 (tiết TLV trước) 
HS nối tiếp nêu.
HS viết đoạn kết bài 
HS đọc đoạn kết bài và cho biết nó thuộc kiểu kết bài nào. Các bạn nhận xét.
2 HS nắc lại 2 kiểu kết bài.
Sinh hoạt:
SINH HOẠT LỚP
 I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 19.
- Kế hoạch hoạt động tuần 20
- GD tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập
 II. Nội dung:
1. Ổn định tổ chức
2. Đánh giá hoạt động của lớp tuần 19
- Lớp trưởng đánh giá, tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua
- Các bạn góp ý kiến.
3. GV chủ nhiệm sơ kết hoạt động của lớp học kì I
 * Ưu điểm:
- Duy trì được sĩ số, ko có HS bỏ học 
- Hđộng học tập: 
+ Đa số các em có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, biết thi đua học tốt, dành nhiều điểm cao.
+ Một số em có tiến bộ rõ rệt như Huy, Hoàng... 
+ Phong trào VSCĐ đã có nhiều tiến bộ hơn, nhiều em viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ như: Huy, Hoàng, linh,...
- Công tác vệ sinh trường lớp thực hiện đều đặn. 
 * Tồn tại: 
+ Một số em chưa tích cực, chưa tự giác trong học tập, những bạn yếu chưa thực sự cố gắng, thiếu tập trung trong giờ học: Hải, đức, Tân,...
+ Chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ VSCĐ 1 số em chưa thực hiện tốt.
+ Hoạt động ngoài giờ còn lộn xộn, công tác vệ sinh chưa tự giác.
+ Nền nếp tự quản của lớp chưa tốt lắm.
4. Kế hoạch tuần 20:
- Chuẩn bị sách vở ĐDHT cho học kì 2
- Làm tốt công tác tự quản trong các hoạt động ngoài giờ.
- Luyện viết 15 phút đầu buổi nghiêm túc, rèn luyện tính cẩn thận.
- Tăng cường kiểm tra, chữa bài tập.
- Thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ những bạn học TB .
- Vệ sinh cá nhân để đảm bảo sức khỏe về mùa đông, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. 
- Hoạt động ngoài giờ nghiêm túc, tự giác .
- Hoàn thành dứt điểm các khoản tiền cho nhà trường.
Luyện viết:
BÀI 19
I. YÊU CẦU: Giúp HS: 
- Viết đúng mẫu chữ nghiêng, đúng cỡ chữ theo mẫu (Vở luyện viết in)
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
HS: Bảng con, vở luyện viết in .
GV: mẫu chữ M viết hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho cả lớp viết vào bảng con chữ E viết hoa (mẫu chữ đứng).
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS luyện viết:
* Hướng dẫn viết chữ M viết hoa.
- GV cho HS xem mẫu chữ M viết hoa.
- GV viết mẫu lên bảng.
- Cho HS luyện viết trên bảng con.
- Nhận xét, điều chỉnh cách viết của HS cho đúng
* HS luyện viết vào vở.
- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách trình bày.
- Yêu cầu HS viết vào vở in.
- GV đến từng HS để hướng dẫn viết đúng.
- GV chấm vở.
- Nhận xét bài viết của HS, sửa lỗi phổ biến.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học.
- GV nhận xét, hướng dẫn về nhà luyện viết thêm. 
-Cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
-HS quan sát mẫu .
-HS luyện viết bảng.
-HS nhận xét.
-Lắng nghe.
-HS viết vào vở.
Mĩ thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
I. YÊU CẦU:
- Hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân .
- Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân .
- Vẽ được tranh về Ngày Tết hoặc lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- HSKG : sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV :số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân (nếu có).
- HS :SGK, giấy vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh có nội dung về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị 
HS quan sát
Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài
GV đặt câu hỏi thảo luận về:
+ Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+Những hoạt động trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những hình ảnh màu sắc trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. 
HS thảo luận nhóm
GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương
- Cho HS quan sát xem tranh ảnh về lễ hội ở những địa phương khác
HS chú ý và nhớ lại các hình ảnh về lễ hội và mùa xuân
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
HS lắng nghe và thực hiện
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau . 
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
Hoạt động 3: thực hành
GV hướng dẫn HS thực hành
HS vẽ tranh đề tài Lễ hội, ngày Tết
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV kết hợp GDMT qua cảnh đẹp trong tranh
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
3.Dặn dò:
-GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
HS nhận xét chọn bài tiêu biểu về hình về màu.
HS về nhà quan sát các đồ vật và hoa quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 5TUAN 19KTKNGDMT.doc