Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 4 - Trường T’H Chiềng Khoong

Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 4 - Trường T’H Chiềng Khoong

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài, bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý chính: “Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em”.

- Trả lời được các câu hỏi: 1 + 2 + 3.

 2. Kỹ năng:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn.

- Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.

 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước, yêu chuộng hoà bình.

II. Đồ dùng dạy, học:

 1. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài Tập đọc, tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử (nếu có).

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

 2. Phương pháp:

 - Giảng giải, vấn đáp, luyện tập, thực hành, .

 

doc 44 trang Người đăng hang30 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 5 - Tuần 4 - Trường T’H Chiềng Khoong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần học thứ: 04.
--œ--
Thứ, ngày, tháng.
Tiết
Môn
(Phân môn)
Tiết
PPCT
Đầu bài hay nội dung công việc.
Thứ .... 2 .....
Ngày: 06-09
1
Chào cờ.
4
Sinh hoạt dưới cờ.
2
Mĩ thuật.
4
Vẽ theo mẫu: Vẽ khối hộp và khối cầu.
3
Tập đọc.
7
Những con sếu bằng giấy.
4
Toán.
16
Ôn tập và bổ sung về giải toán.
5
Lịch sử.
4
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
6
Thứ .... 3 .....
Ngày: 07-09
1
Thể dục.
7
Đội hình đội ngũ - Trò chơi: “Bỏ khăn”.
2
Toán.
17
Luyện tập.
3
LTVC.
7
Từ trái nghĩa.
4
Khoa học.
7
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
5
Đạo đức.
4
Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 2).
6
Thứ .... 4 .....
Ngày: 08-09
1
Tập đọc.
6
Bài ca về Trái đất.
2
Toán.
18
Ôn tập và bổ sung về giải toán (Tiếp theo).
3
Tập làm văn
7
Luyện tập tả cảnh.
4
Chính tả.
4
Nghe-viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
5
Hát nhạc.
4
Học hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
6
Thứ .... 5 .....
Ngày: 09-09
1
Toán.
19
Luyện tập.
2
LTVC.
8
Luyện tập về từ trái nghĩa.
3
Địa lí.
4
Sông ngòi.
4
Khoa học.
8
Vệ sinh ở tuổi dậy thì.
5
Kể chuyện.
4
Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai.
6
Thứ .... 6 .....
Ngày: 10-09
1
Thể dục.
8
Đội hình đội ngũ - Trò chơi: “Đua ngựa”.
2
Toán.
20
Luyện tập chung.
3
Tập làm văn
8
Tả cảnh (Kiểm tra viết).
4
Kĩ thuật.
4
Thêu dấu nhân (Tiết 2).
5
Sinh hoạt.
4
Sinh hoạt lớp tuần 4.
6
Thực hiện từ ngày: 06/09 đến ngày 10/09/2010.
Ng­êi thùc hiÖn
NguyÔn ThÞ Nga.
Soạn: 04/09/2010.	 Giảng: Thứ 2 ngày 06 tháng 09 năm 2010.
Chủ điểm: “CÁNH CHIM HOÀ BÌNH”.
Tiết 3: TẬP ĐỌC.
Tiết 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY.
Theo: NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài, bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính: “Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em”.
- Trả lời được các câu hỏi: 1 + 2 + 3.
 2. Kỹ năng:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn.
- Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
 3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước, yêu chuộng hoà bình.
II. Đồ dùng dạy, học:
 1. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc, tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử (nếu có).
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
 2. Phương pháp:
	- Giảng giải, vấn đáp, luyện tập, thực hành, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Ổn định tổ chức: (1’).
- Yêu cầu học sinh hát đầu giờ.
B. Kiểm tra bài cũ: (3’).
- Gọi 2 nhóm học sinh phân vai đọc vở kịch “Lòng dân”.
(?) Nội dung của vở kịch là gì?
- Nhận xét ghi điểm.
C. Dạy bài mới: (29’).
 1. Giới thiệu bài:
- Đưa tranh cho học sinh quan sát.
- Hát đầu giờ.
- Đọc phân vai theo yêu cầu của giáo viên.
- Trả lời các câu hỏi.
- Quan sát và mô tả những gì thấy trong tranh.
=> Giới thiệu: Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm “Cánh chim hoà bình” và nội dung các bài học trong chủ điểm: “Bảo vệ hoà bình, Vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc”.
(?) Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì?
=> Bức tranh vẽ cảnh một bé gái đang ngồi trên giường bệnh và gấp những con chim bằng giấy. Bức ảnh chụp một tượng đài con chim trắng.
=> Kết luận: Đây là cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki người nhật. Bạn gấp những con chim làm gì? Các em cùng tìm hiểu để thấy được số phận đáng thương của cô bé và khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Gọi học sinh đọc lại bài.
(?) Theo em, bài chia làm mấy đoạn?
- Nhận xét và chia lại đoạn cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp lần 1.
+ Sửa sai nếu học sinh phát âm sai.
+ Ghi từ khó đọc lên bảng.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp lần 2.
- Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Giáo viên đưa câu dài khó đọc.
- Đọc câu dài mẫu cả lớp theo dõi.
- Đọc mẫu toàn bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi học sinh đọc đoạn 1.
(?) Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?
(?) Em hiểu thế nào là bom nguyên tử?
(?) Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý đoạn 1 và gọi học sinh nhắc lại.
- Gọi học sinh đọc đoạn 2.
(?) Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử gây ra cho nước Nhật là gì?
(?) Phóng xạ là gì?
- Nhận xét, bổ sung cho học sinh.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
a) Luyện đọc.
- Lắng nghe giáo viên đọc bài.
- Đọc lại toàn bài.
=> Theo em, bài chia làm 4 đoạn, đó là:
+Đoạn 1: “Từ đầu ... Nhật Bản”.
+Đoạn 2: “Tiếp ... nguyên tử”.
+Đoạn 3: “Tiếp đến 644 con”.
+Đoạn 4: “Đoạn còn lại”.
- Dùng bút đánh dấu các đoạn.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn của bài văn.
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Đọc phần chú giải.
- Luyện đọc từ khó, câu dài. 
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu các câu dài.
- Đọc thầm, theo dõi.
b) Tìm hiểu bài:
- Đọc đoạn 1 theo yêu cầu.
=> Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
=> Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh nhiều lần bom thường.
*Ý đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Nhắc lại ý đoạn 1.
- Đọc đoạn 2.
=> Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100.000 người chết do nhiễm phóng xạ.
=> Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ con người và môi trường..
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
=> Kết luận: Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Mĩ quyết định ném cả hai quả bom nguyên tử mới chế tạo xuống nước Nhật để chứng minh sức mạnh của nước Mĩ, hòng làm cho cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này.
 Các em thấy số liệu thống kê những nạn nhân bị chết ngay sau khi hai quả bom nổ (gần nửa triệu người). Số nạn nhân chết dần chết mòn trong khoảng 6 năm vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử gần 100.000 người, đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa-xa-cô, ... Thảm hoạ do bom nguyên tử gây ra thật khiếp sợ.
(?) Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Gọi học sinh nhắc lại ý đoạn 2.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3. 
(?) Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
(?) Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô?
(?) Đoạn 3 cho ta biết điều gì?
- Gọi học sinh nhắc lại ý đoạn 3.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại.
(?) Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
(?) Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?
(?) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
(?) Đoạn 3 cho ta biết điều gì?
- Gọi học sinh nhắc lại ý đoạn 4.
(?) Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi bảng nội dung bài.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp toàn bài.
- Chọn đoạn 3, hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Nhận xét, bình chọn và tuyên dương.
D. Củng cố dặn dò: (2’).
(?) Câu chuyên muốn nói với các em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
*Ý đoạn 2: Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra.
- Nhắc lại ý đoạn 2.
- Đọc đoạn 3 theo yêu cầu.
=> Bằng cách, ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
=> Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu và gửi tới cho Xa-xa-cô.
*Ý đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-xa-cô.
- Nhắc lại ý đoạn 3.
- Đọc đoạn còn lại.
=> Các bạn quyên góp tiền XD tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: “Mong muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.
=> Chúng tôi căm ghét chiến tranh, tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết, ...
=> Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
*Ý đoạn 4: Ước vọng hoà bình của học sinh thành phố Hi-rô-xi-ma.
- Nhắc lại ý đoạn 4.
=> Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- Nhắc lại nội dung bài.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp toàn bài.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Luyện đọc trên bảng phụ đoạn 3.
- Vài nhóm đọc nối tiếp, thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất.
- Trả lời câu hỏi.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************************************************************
Tiết 4: TOÁN.
Tiết 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
 2. Kỹ năng:
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ...
II. Đồ dùng dạy, học:
 1. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi sẵn các bài tập để học sinh lên bảng làm.
 2. Phương pháp:
	 - Vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, thực hành, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định tổ chức: (1’).
- Cho học sinh hát chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy, học bài mới: (30’).
 3.1.Giới thiệu bài:
=> Trong giờ học toán này các em sẽ làm quen với dạng toán có liên quan hệ tỷ lệ và học cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 3.2. Nội dung bài mới:
I. LÍ THUYẾT.
- Hát chuyển tiết.
- Lên bảng làm bài, lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, sửa sai.
- Nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
I. LÍ THUYẾT.
a) Ví dụ: Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4km.
 Bảng dưới đây cho biết quãng đường đi được của người đi bộ trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ.
Thời gin đi
1 giờ
2 giờ
3 giờ
Quãng đường đi được
4km
8km
12km
- Yêu cầu học sinh quan sát bảng thời gian đi và quãng đường đi được.
(?) Em có nhận xét gì về bảng thời gian đi và quãng đường đi được?
- Nhận xét và bổ sung cho học sinh.
=> Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- Nhận xét, bổ sung.
b) Bài toán: Một ôtô trong 2 giờ đi được 90km. Hỏi trong 4 giờ ôtô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
 Tóm tắt
2 giờ: 90km
4 giờ: ... km?
Cách 1:
Bài giải
Trong 1 giờ ôtô đi được là:
90 : 2 = 45 (km) (*).
Trong 4 giờ ôtô ... iảng giải, vấn đáp, luyện tập, thực hành, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạy động học
A. Ổn định tổ chức: (1’).
- Cho học sinh hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Nêu mục tiêu tiết kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét qua kiểm tra.
C. Dạy bài mới: (25’).
 1. Giới thiệu bài:
=> Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh về tả cảnh.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Nội dung kiểm tra:
- Lựa chọn một trong các đề sau.
- Ghi đề bài lên bảng.
- Hát chuyển tiết.
- Lắng nghe giáo viên nêu mục tiêu.
- Chuẩn bị đầy đủ giấy, đồ dùng, ...
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài vào giấy kiểm tra.
- Nhắc lại đầu bài.
- Lắng nghe để chọn đề bài.
=> Đề bài gợi ý:
 *Đề 1. Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
 *Đề 2: Tả một cơn mưa.
 *Đề 3: Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).
- Gọi học sinh đọc đề bài trên bảng.
- Hướng dẫn chung từng đề bài, gạch chân các từ yêu câu tả.
- Gọi học sinh nêu đề bài mình chọn.
- Đọc đề bài.
- Lắng nghe để chọn đề bài.
- Nêu đề bài mình lựa chọn.
=> Nêu: Các em chọn bất cứ đề bài nào, khi viết bài văn nào cũng có 3 phần, đó là:
+Mở bài: Giới thiêu bao quát về cảnh sẽ tả.
+Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết.
 3. Thực hành viết:
- Cho học sinh viết bài vào giấy kiểm tra khoảng 20’.
- Khi học sinh viết song giáo viên thu bài về nhà chấm.
D. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Nhận xét chung tiết kiểm tra.
- Dặn học sinh về nhà viết lại vào vở theo các đề trên.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Viết bài vào giấy kiểm tra.
- Nộp bài cho giáo viên.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Về viết lại một trong ba đề bài trên.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
*****************************************************************************
Tiết 4: KĨ THUẬT.
Chương I: KĨ THUẬT PHỤC VỤ.
Tiết 4: THÊU DẤU NHÂN.
(Tiết 2).
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Biết cách thêu dấu nhân theo đúng quy trình, kĩ thuật.
 2. Kỹ năng:
- Theu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau.
- Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
 3. Thái độ:
- Rèn tính khéo léo, cẩn thận, yêu thích và tự hào với sản phẩm mình làm ra, ...
II. Đồ dùng dạy, học:
 1. Chuẩn bị:
- Mẫu thêu dấu nhân được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân (nếu có).
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 x 35cm.
+ Kim khâu, len.
+ Len khác màu vải.
+ Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu, ...
 2. Phương pháp:
	- Quan sát, trực quan, giảng giải, vấn đáp, luyện tập, thực hành, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: (1’).
- Hát chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Nhận xét qua kiểm tra.
3. Bài mới: (25’).
 a.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 b. Nội dung bài:
*Hoạt động 3:
Thực hành thêu dấu nhân.
- Gọi học sinh nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện lại các bước.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nhắc lại hệ thống cách thêu dấu nhân.
- Yêu cầu học sinh nêu các yêu cầu của sản phẩm (Mục III/SGK).
- Thực hành thêu trong thời gian 20’.
- Quan sát uốn nắn cho học sinh còn lúng túng.
*Hoạt động 4:
Đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm.
- Ghi bảng và nêu yêu cầu đánh giá.
- Gọi học sinh lên đánh giá sản phẩm của các bạn.
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập.
4. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của học sinh.
- Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau để cắt khâu, thêu túi sách tay.
- Hát chuyển tiết.
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
*Hoạt động 3:
Thực hành thêu dấu nhân.
- Nhắ lại cách thêu dấu nhân.
- Lên thực hành thêu mẫu lại.
- Theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe giáo viên nêu cách thêu.
- Nêu yêu cầu của sản phẩm (Mục III/SGK).
- Thực hành thêu dấu nhân.
- Trưng bày sản phẩm.
- Lên nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Lắng nghe theo dõi giáo viên nhận xét.
- Về chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************************************************************
Tiết 5: SINH HOẠT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 4.
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần.
	- Có tinh thần và thái độ sửa chữa những thiếu sót mắc phải.
	- Học tập và rèn luyện theo “5 điều Bác Hồ dạy”.
	- Chuẩn bị đồ dùng học tập của tất cả các môn.
I. Nhận xét chung:
 1. Đạo đức:
- Nhìn chung các em ngoan, lễ phép với thầy, cô giáo, đoàn kết với bạn bè.
- Trong tuần không có hiện tượng gây mất đoàn kết.
- Có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập, như: Cho bạn mượn bút, phấn, ...
- Cần phát huy và noi gương các bạn.
 2. Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, trong tuần không có bạn nào đi học muộn, nghỉ học, ...
- Sách vở mạng đầy đủ. Cần lưu ý giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Tham gia buổi lễ Khai giảng chưa đầy đủ.
	+ Tuyên dương: ..........................................................................................................
	+ Phê bình: ..................................................................................................................
 3. Công tác thể dục - Vệ sinh.
- Thể dục:
	+ Tập thể dục chính khoá và giữa giờ đều đặn.
	+ Có tinh thần tập luyện nghiêm túc.
- Vệ sinh:
	+ Tham gia trực nhật sạch sẽ.
	+ Vệ sinh lớp học, ... tương đối sạch sẽ.
	+ Trang phục đi học cần sạch sẽ, phải thường xuyên vệ sinh cá nhân (tắm, giặt, ...).
II. Phương hướng tuần tới:
 1. Đạo đức:
- Học tập và làm theo “5 điều Bác Hồ dạy”.
- Nói lời hay, làm việc tốt, nhặt được của rơi trả lại cho người mất.
- Giúp đỡ bạn trong lớp và những bạn có hoàn cảnh khó khăn, ...
 2. Học tập:
- Đi học đúng giờ, mang đầy đủ đồ dùng của các môn học.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 3. Công tác thể dục - Vệ sinh.
- Thể dục:
	+ Tập thể dục chính khoá và giữa giờ đều đặn.
	+ Có tinh thần tập luyện nghiêm túc trong các giờ tập.
- Vệ sinh:
	+ Tham gia trực nhật lớp, không ỉ nại cho các bạn.
	+ Trang phục đi học cần sạch sẽ, phải thường xuyên vệ sinh cá nhân (tắm, giặt, ...).
--------------------—²–--------------------
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN MÔN
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGA TUAN 4.doc