Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 19

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 19

Môn: TOÁN

 Tiết 91 : Bài: Các số có bốn chữ số

Sách giáo khoa trang 92.

Thời gian dự kiến 35 phút

I/ Mục tiêu:

- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).

- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số

theo vị trí của nó ở từng hàng.

- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).

______________________________________________________________

 Thứ ba, ngày 12 tháng 01 năm 2010.

 Môn: TẬP ĐỌC –KEÅ CHUYỆN

 Tiết: Bài : HAI BÀ TRƯNG

 Sách giáo khoa trang

Thời gian dự kiến: 40 phút

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK).

Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 

doc 69 trang Người đăng hang30 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần học 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 19 Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2010
Môn:TẬP ĐỌC 
Tiết 57 Bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
Sách giáo khoa trang 10 -11 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Hiểu ND một báo cáo hoạt động của tổ, lớp (trả lời được các CH trong SGK).
________________________________________
Môn: TOÁN
 Tiết 91 : Bài: Các số có bốn chữ số
Sách giáo khoa trang 92. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số
theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
______________________________________________________________
	Thứ ba, ngày 12 tháng 01 năm 2010.	
 Môn: TẬP ĐỌC –KEÅ CHUYỆN 
 Tiết: Bài : HAI BÀ TRƯNG 
 Sách giáo khoa trang 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :	
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK).
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
____________________________________
 Môn TOÁN
 Tiết 92 :Bài: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 94. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
	Tiết 37 Bài: Vệ sinh môi trường ( tt )
Sách giáo khoa trang 70 – 71 . 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: *Sau bài học học sinh:
- Biết rác, phân là nơi chứa mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật.
- Biết phân, rác thải nếu không xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường.
- Biết một vài biện pháp xử lý phân, rác thải hợp vệ sinh.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 70 - 71 SGK.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Mục tiêu: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật.
- Cách tiến hành: 
Bước 1: Quan sát cá nhân
 Học sinh quan sát các hình trang 70, 71 sách giáo khoa.
Bước 2:
Giáo viên yêu cầu một số học sinh nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã thấy ở địa phương.
	- Cần làm gì để tránh những hiện tượng trên?
	- Các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét và kết luận.
* Kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi ( chó mèo, lợn, gà, trâu, bò,... ) phóng uế bừa bãi.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Từng cặp quan sát các hình 3, 4 trang 71 sách giáo khoa và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Bước 2: Thảo luận. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Ở địa phương bạn thường có các loại nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
* Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Thứ tư, ngày 13 tháng 01 năm 2010
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 38 Bài: Vệ sinh môi trường ( tt )
Sách giáo khoa trang 72 - 73 . 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: *Sau bài học học sinh:
- Biết nước thải là nơi chứa mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật.
- Biết một vài biện pháp xử lý nước thải hợp vệ sinh.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường..
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 72 - 73 SGK.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Quan sát tranh
* Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 	
 Học sinh quan sát các hình 1, 2 trang 72 sách giáo khoa theo nhóm và trả lời theo gợi ý: Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
Bước 2: Gọi một vài nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	- Các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét và kết luận.
* Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh
* Mục tiêu: Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Từng cá nhân cho biết ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưỏng đến môi trường xung quanh?
Bước 2: Quan sát hình 3, 4 trang 73 sách giáo khoa theo nhóm và trả lời câu hỏi:
Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình
* Kết luận: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. 
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
CHÍNH TẢ ( Nghe - Viết )
 Tiết 37 : Hai Bà Trưng
 Sách giáo khoa trang 7 
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/, bài tập (3) a/
___________________________________
Môn: TOÁN
 Tiết 93 Bài : Các số có bốn chữ số ( tt )
Sách giáo khoa trang 95. 
Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ kẻ bảng ở bài học sách giáo khoa trang 95.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu các số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số.
 + Dòng đầu: Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. Viết 2000, đọc: hai nghìn.
 Tương tự ta có bảng:
HÀNG
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
0
0
0
2000
hai nghìn
2
7
0
0
2700
hai nghìn bảy trăm
2
7
5
0
2750
hai nghìn bảy trăm năm mươi
2
0
2
0
2020
hai nghìn không trăm hai mươi
2
4
0
2
2402
hai nghìn bốn trăm linh hai
2
0
0
5
2005
hai nghìn không trăm linh năm
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Học sinh đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập tương tự như bảng trong sách giáo khoa.
Học sinh nêu kết quả bài tập. 
 Lớp và giáo viên nhận xét .
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu )
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh làm vào VBT.
Bài: Số?
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh điền số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Học sinh làm vào VBT.Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
________________________________
Môn: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 19 Bài: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ( Tiết 1 )
Thời gian: 35 phút
I/ Mục tiêu: HS biết :
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn
kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
______________________________________________________________
Thứ sáu, ngày15 tháng 01 năm 2010
TOÁN
Tiết 95 : Số 10 000 - Luyện tập
Sách giáo khoa trang 97. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết số 10000 (mười nghìn hoặc một vạn).
- Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
________________________________
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 21 Bài:hoá. Ôn cách đặt và TLCH Khi nào?
Sách giáo khoa trang 8 - 9.
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá (BT1, BT2).
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3, BT4).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Ba băng giấy kẻ bảng trả lời bài tập 1, 2. Bảng lớp viết sẵn bài tập 3, các câu hỏi ở bài tập 4.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
	+ Con đom đóm được gọi bằng gì?
	+ Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào?
	Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
	Trao đổi theo cặp. 3 học sinh làm bài trên phiếu, trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên trao đổi, nhận xét, chốt lại lời giả đúng.
	Cả lớp làm vào vở bài tập theo lời giải đúng.
Con đom đóm được
gọi bằng
Tính nết
của đom đóm
Hoạt động
của đom đóm
anh
chuyên cần
lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ
b/ Bài tập 2: Trong bài thơ Anh Đom đóm, còn có những con vật nào nữa được gọi và tả như người ( nhân hoá )?
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Một học sinh đọc thành tiếng bài Anh Đom Đóm.
- Học sinh suy nghĩ, làm bài tập cá nhân. Học sinh phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Học sinh làm vào vở bài tập.Lời giải:
Tên các con vật
Các con vật được
 gọi bằng
Các con vật được tả như người
Cò Bợ
chị
ru con: Ru hỡi! Ru hỡi ! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ cho ngon giấc.
Vạc
thím
lặng lẽ mò tôm
c/ Bài 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Khi nào?”
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên và cả lớp chốt lại lời giải đúng.
Lời giả ... rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
4/ Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
5/ Có thể chọn ý a hoặc ý c.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
+ Giáo viên đọc lại toàn bài. Hướng dẫn học sinh cách đọc.
+ Vài em đọc lại bài
+ Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn.
+ Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
+ Thi đua giữa các nhóm - Lớp bình chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN ( Khoảng 0,5 tiết )
MỤC TIÊU:
1/ Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
2/ Rèn kĩ năng nghe: nghe bạn kể và nhận xét lời kể của bạn
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh của câu chuyện. 
Hoạt động 1: Kể chuyện	
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
 - Học sinh đọc lại gợi ý trong sách giáo khoa.
 - Giáo viên mở bảng phụ đã viết các tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 học sinh khá, giỏi kể mẫu đoạn 1
 - Từng cặp học sinh tập kể .
 - Học sinh tiếp nối nhau thi kể.
 - Ba học sinh thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Lớp và giáo viên bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, kể hấp dẫn nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
Khuyến khích học sinh về tập kể lại theo lời nhân vật trong truyện.
Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 103 Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Mưa
Sách giáo khoa trang 134 - 135. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: lũ lượt, lật đật, xỏ kim, lửa reo, tí tách, bác ếch, lặn lội,...
Biết đọcbài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Nắm được nghĩa các từ mới như SGK/134
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh minh hoạ nội dung bài thơ trong sách giáo khoa. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: 3 học sinh kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 - Luyện đọc câu:
 + Học sinh đọc nối tiếp .
+ Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).
Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc toàn bài ( 2 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc
Giải nghĩa từ ngữ ở SGK
Đọc từng đoạn trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu..
Đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài:
+ Học sinh đọc thầm , trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/135
Trả lời:
1/ Khổ thơ 1: mây đen lũ lượt kéo về; mặt trời chui vào trong mây. Khổ thơ 2,3 tả trận mưa dông đang xảy ra: chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát; gió hát giọng trầm giọng cao; sấm rền, chạy trong mưa rào,...
2/ Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bành khoai
3/ Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.
4/ Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến những cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa.
Luyện đọc lại:
+ Một học sinh khá đọc lại toàn bài.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc từng khổ, cả bài thơ.
+ Cả lớp thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò:
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung bài. Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 104 Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T1 ).
Sách giáo khoa trang 140
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời đước 2 nội dung câu hỏi về bài đọc.
2/ Biết viết một văn bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên Đội: gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết một mẫu của thông báo.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 cau hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài tập 2: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh đọc thầm lại bài quảng cáo: Chương trình xiếc đặc sắc
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi: Cần chú ý những điểm gì khi viết thông báo?
Học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại.
Học sinh viết thông báo vào giấy.
Dán thông báo lên bảng lớp và đọc nội dung thông báo.
Cả lớp và giáo viên bình chọn bản thông báo viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất. Giáo viên chấm điểm.
Củng cố, dặn dò:
Về nhà tiếp tục luyện đọc, để tiếp tục kiểm tra.
Xem bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 105 Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
TẬP ĐỌC 
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T2 ).
Sách giáo khoa trang 140. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài tập 2: Thi tìm từ ngữ về các chủ điểm.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Làm bài theo nhóm
Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét nhóm có vốn từ phong phú nhất.
Cả lớp làm vào vở bài tập.
* Lời giải:
Bảo vệ Tổ quồc
- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, nước nhà, đất Mẹ,..
- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: canh gác, kiểm soát bầu trời, tuần tra trên biển, tuần tra biên giới, chiến đấu, chống xâm lược,...
Sáng tạo
- Từ ngữ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư,...
- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học, giảng dạy, khám bệnh, lập đồ án,...
Nghệ thuật
- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, nhà quay phim, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà điêu khắc, diễn viên,...
- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, nặn tượng, vẽ tranh, quay phim, chụp ảnh, làm thơ, viết văn, múa, thiết kế thời trang,...
- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, văn học, kjiến trúc, điêu khắc, điện ảnh, kịch,...
Củng cố, dặn dò:
Ghi nhớ những từ ngữ vừa ôn luyện.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 35 Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T3 ).
Sách giáo khoa trang 141. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Rèn kĩ năng chính tả: nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát bài Nghệ nhân Bát Tràng.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Viết chính tả
Giáo viên đọc bài viết
Gọi hai học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài
+ Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, cảnh đẹp nào đã hiện ra? ( những sắc hoa, cánh cò bay dập dờn, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc, ...)
Hỏi học sinh lại về cách trình bày bài thơ.
Giáo viên đọc cho học sinh viết
Chấm, chữa bài.
Củng cố, dặn dò:
Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà HTL bài chính tả.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 35 Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2007
TẬP VIẾT
Ôn tập - Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T4 ).
Sách giáo khoa trang 142. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 đến nay.
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: học sinh trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Ôn luyện về nhân hoá, các cách nhân hoá.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, trong sách Tiếng Việt 3, tập 2; Bảng phụ viết sẵn bảng để học sinh làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động1 : Kiểm tra tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp ) 
 - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
 + Học sinh đọc bài.
 + Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, học sinh trả lời.
 + Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn .
Hoạt động 2: Làm bài tập
Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo.
Tìm tên các con vật có trong bài chính tả ( Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng ).
Những con vật trên được nhân hoánhờ những từ ngữ nào?
Học sinh làm bài vào VBT
Giáo viên đọc bài viết
Chấm, chữa bài.
Củng cố, dặn dò:
Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà HTL bài chính tả.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc chuan kien thuc 19.doc