Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 17)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 17)

Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (Bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

 

doc 15 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN XXII
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2008
Tập đọc: Lập làng giữ biển
I- Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (Bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Chia bài thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến Người ông
 như toả ra hơi muối
+ Đoạn 2: từ Bố Nhụ vẫn nói điềm tĩnh đến thì để cho ai?
+ Đoạn 3: từ Ông Nhụ bước ra võng đến quan trọng nhường nào.
+ Đoạn 4 : phần còn lại
- GV kết hợp giúp HS tìm hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.
b) Tìm hiểu bài
- Bài văn có những nhân vật nào? 
- Bố Nhụ và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
 - Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? 
- Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ? 
- Trước quyết định của bố Nhụ, ông Nhụ có thái độ như thế nào?
- Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. 
- Nhụ nghĩ gì về kế hoạch của bố? 
- Hãy nêu nội dung bài?
c). Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn văn 3 và 4.
3. Củng cố, dặn dò 
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
- Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
- Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
Toán: Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải toán.
II. Đồ dùng: Các hình minh hoạ ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: gọi 1 hs nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Mời 1 hs đọc đề bài, sau đó yêu cầu hs tự làm bài.
Bài 2:
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Làm thế nào để tính được diện tích quét sơn của thùng? 
Bài 3: 
- Yêu cầu hs đọc đề bài và tự làm bài.
3. Củng cố , dặn dò.
- Tính diện tích được quét sơn hay tính là diện tích mặt ngoài của thùng.
- Diện tích quét sơn của thùng chính là diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật có các kích thước đã cho vì thùng không có nắp.
- Làm theo các bước:
+ Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hai hình.
+ So sánh với các câu nhận xét để chọn câu phù hợp.
đạo đức: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em
I - Mục tiêu:
Sau khi học bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân(UBND) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Thực hiện các quy định của UBND xã (phường) ; tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
- Tôn trọng UBND xã (phường).
II. Đồ dùng: ảnh trong bài phóng to
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:Vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường)?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS.
- GV kết luận: 
Tình huống (a): Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
Tình huống (b): Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
Tình huống (c): Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, ủng hộ trẻ em vùng lũ lụt.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 4, SGK)
*Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã (phường) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: xây dựng sân chơi cho trẻ em; tổ chức ngày 1 tháng 6, ngày rằm Trung thu cho trẻ em ...
- GV kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
Hoạt động tiếp nối
- Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
- Các nhóm HS thảo luận.
Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
 Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2008
Toán: Diện tích xung quanh và diện tích 
 toàn phần của hình lập phương
I Mục tiêu: Giúp hs:
- Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính DTXQ và DTTP của hình lập phương từ quy tắc tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng: Bảng phụ; một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: gọi 1 hs lên bảng làm lại bài tập 3 (tiết trước)
B. Bài mới:
1.Hình thành công thức tính DTXQ của hình lập phương.
- Yêu cầu hs quan sát một số hình lập phương:
+ Tìm điểm giống nhau giữa hình lập phương và hình chữ nhật
+ Có bạn nói: “Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt”. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai, vì sao?
- Vậy DTXQ của hình lập phương là gì?
- Diện tích các mặt của hình lập phương có điểm gì đặc biệt?
- Vậy để tính diện tích 4 mặt ta có thể làm như thế nào?
- Hãy nêu quy tắc tính DTXQ của hình lập phương?
2. Hướng dẫn lập quy tắc tính diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Diện tích toàn phần của hình lập phương là diện tích của mấy mặt?
- Tính DTTP của hình lập phương ta làm thế nào?
- Hướng dẫn hs tìm hiểu ví dụ ở sgk.
3. Thực hành.
Bài 1: 
- Yêu cầu hs tự làm bài tập theo công thức. Gọi 2 hs đọc kết quả, các hs khác nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu hs nêu hướng giải và tự giải bài toán.
4. Củng cố, dặn dò.
- Bạn nói đúng, vì khi chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật bằng nhau thì nó chính là hình lập phương.
- DTXQ của hình lập phương cũng là tổng diện tích của 4 mặt bên.
- Các mặt của hình lập phương có diện tích bằng nhau.
Chính tả: Hà Nội
I- Mục tiêu: 
1. Nghe- viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà Nội 
2. Biết tìm và viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lí Việt Nam.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết chữ hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên đó (Tiếng Việt 4, tập một , tr.68)
III - Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Yêu cầu HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết?
- GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Nội dung của bài thơ?
- GV hỏi HS về nội dung bài thơ. 
- GV nhắc các em chú ý những từ ngữ cần viết hoa (viết lại ra giấy nháp những từ ngữ đó): Hà Nội, Hồ Gơm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa bài; nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a): 
Bài tập 3b): 
4.Củng cố, dặn dò. 
- Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp.
- Bài 2a) làm vào vở.
- Bài 3b) hs chơi tiếp sức.
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép 
 bằng quan hệ từ
I- Mục tiêu: 
1. HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện (ĐK)-kết quả (KQ), giả thiết (GT)-kết quả (KQ)
2. Biết tạo các câu ghép có quan hệ ĐK-KQ, GT-KQ bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm về câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
iii- Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- HS làm lại BT3,4 (phần Luyện Tập)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Phần nhận xét. 
Bài tập 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại 2 câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV mời 1 HS chỉ vào 2 câu văn đã viết trên bảng lớp, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu.
- GV chốt lại: ...
- Yêu cầu hs nêu ví dụ.
3. Phần ghi nhớ: (sgk) 
4.Phần luyện tập.
- Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập; suy nghĩ, trao đổi cùng bạn.
- GV mời 1 HS phân tích 2 câu văn, thơ đã viết trên bảng lớp: gạch dới các vế câu chỉ ĐK(GT), vế câu chỉ KQ; khoanh tròn các QHT nối các vế câu. cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
* Là người, tôi sẽ chết cho quê hương được coi là một câu đơn, mở đầu bằng trạng ngữ.
- Bài tập 2.
- GV giải thích: Các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ ĐK-KQ hay GT- KQ, các em phải biết điền các QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu.
- Bài tập 3.
Cách làm tương tự BT2.
5. Củng cố, dặn dò
a) Cặp quan hệ nếu - thì.
b) Quan hệ từ nếu.
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân.
- 3-4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Những em này làm xong bài, trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại (GT-KQ)
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại t rầm trồ khen ngợi (GT-KQ)
c) Nếu(giá) ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi (GT-KQ).
Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
I.Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.
- Biết trao đổi với các bạn về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng.
2.Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện
- Theo dõi bạn KC, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
II - Đồ dùng:
- Bảng lớp viết sẵn lời thuyết minh cho 4 tranh (theo SGK)
 III- Hoạt động dạ ... Thứ 4 ngày 23 tháng 1 năm 2008 
Tập đọc: Cao Bằng
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả đối với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu.
2. Hiểu những nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng: 
- Tranh ảnh bài dọc trong SGK.
- Bản đồ Viẹt Nam
III. Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc bài "Lập làng giữ biển" và trả lời các câu hỏi ở SGK
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc: 
- Yêu cầu 2HS đọc bài nối tiếp.
- Gv theo dõi để sửa lỗi phát âm cho hs.
- Giải nghĩa các từ ở phần chú giải.
b) Tìm hiểu bài.
- Đến Cao Bằng, ta được đi qua những đèo nào?
- Địa thế Cao Bằng như thế nào? 
- Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
 - Em có nhận xét gì về người Cao Bằng?
- T/g sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
- Tìm những hình ảnh thiên nhiên đựoc so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
- Qua khổ thơ cuối bài t/g muốn nói lên điều gì?
- Nội dung của bài thơ?
c. Đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho hsinh đọc thuộc lòng.
3. Củng cố, dặn dò 
- Cao Bằng rất xa xôi, hiểm trở.
- Người Cao Bằng đôn hậu, mến khách, yêu nước.
- Mận ngọt đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
- Ca ngợi Cao bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những ngườii dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương
- Vận dụng công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương để giải bài tập trong một số tình huống đơn giản.
II. Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: 
- Nêu công thức tính Sxq và Stp của hình lập phương?
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 vbt
B. Bài mới 
Bài 1: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương để củng cố các quy tắc tính.
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Để tính được ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét, kết luận 
Bài 2: Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Yêu cầu HS đọc bài thảo luận tìm kết quả?
Bài 3: Phối hợp kĩ năng công thức tính và ước lượng.
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Muốn điền đợc kq đúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
 Giáo viên nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò .
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi ở SGK 
- Đổi số đo về 1 đơn vị hoặc m hoặc cm
- 1 HS làm ở bảng, lớp làm vào vở 
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi ở SGK 
- Thảo luận theo cặp để tìm kết quả.
HS phát biểu, lớp nhận xét
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi ở SGK 
- Tính để tìm kq, rồi so sánh các kq
- 1 HS làm ở bảng, lớp làm vào vở 
Tập làm văn: Ôn tập về kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
2. Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một truyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ đã viết nội dung của bài tập 1
III. Hoạt động dạy và học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 1hs đọc lại bài làm tuần trước (đã được sửa chữa). 
B. Dạy học bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Thế nào là kể chuyện?
- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
- Bài văn KC có cấu tạo thế nào?
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Yêu cầu HS làm bài.
 Giáo viên nhận xét, kết luận 
3.Củng cố, dặn dò 
Giáo viên nhận xét tiết học.
1 học sinh đọc, lớp theo dõi ở SGK 
+ Là kể lại chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một số nhân vật. 
+ Hành động của nhân vật.
+ Lời nói ý nghĩ.
+ Những đặc điểm ngoại hình.
+ Mở đầu
+ Diễn biến
+ Kết thúc
2 học sinh đọc nối tiếp, lớp theo dõi ở SGK 
1 HS làm ở bảng, lớp làm vào vở 
Lớp nhận xét
Luyện Tiếng Việt: Luyện Tập làm văn
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp hs:
1. Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
2. Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một truyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ đã viết sẵn nội dung câu chuyện Cột điện và dây chằng
III. Hoạt động dạy học:
 Gv yêu cầu hs đọc câu chuyện rồi trả lời các câu hỏi:
- Câu chuyện trên có những nhân vật nào?
- Em có nhận xét gì về tính cách của Cột Điện và Dây Chằng? Căn cứ vào đâu mà em có những nhận xét ấy?
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện bằng cách chọn ý đúng nhất trong những ý dưới đây:
a) Khuyên người ta không nên lấy trộm sắt bằng cách cắt dây chằng ở các cột điện vì làm thế cột điện sẽ đổ.
b) Khuyên người ta không nên coi thường dây chằng ở các cột điện.
c) Trong cuộc sống, cần tôn trọng và biết đến giá trị của mọi người xung quanh, chớ nên kiêu ngạo và coi thường người khác.
 Gv chấm chữa bài, củng cố dặn dò.
Thứ 5 ngày 24 tháng 1 năm 2008 
Toán: Luyện tập chung
I. Mục đích:
- Củng cố công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu công thức tính Sxq và Stp của hình lập phương và hình hộp chữ nhật?
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 vbt
- Giáo viên nhận xét, kết luận 
B. Dạy học bài mới 
Bài 1: Vận dụng công thức tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét, kết luận 
Bài 2: Củng cố công thức tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật và kĩ năng tính toán với phân số, số thập phân.
- Yêu cầu HS đọc bài thảo luận tìm kq?
- Giáo viên nhận xét 
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Muốn điền được kq đúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
 Giáo viên nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò .
- Học sinh đọc, lớp theo dõi ở SGK 
- HS làm ở bảng, lớp làm vào vở 
- Học sinh đọc, lớp theo dõi ở SGK 
- Thảo luận theo cặp để tìm kq
- HS phát biểu, lớp nhận xét
- Học sinh đọc, lớp theo dõi ở SGK. 
Tính để tìm kq, rồi so sánh các kq
- HS làm ở bảng, lớp làm vào vở 
Luyện toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp hs:
 - Củng cố công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương
- Vận dụng quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
Bài 1: Một hình lập phương có diện tích xung quanh là 100dm2. Tính:
Cạnh của hình lập phương đó?
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó?
Bài 2: Nam làm một cái hộp có dạng hình lập phương không nắp bằng bìa, có cạnh là 1,2 dm. Tính diện tích bìa để làm hộp? Biết rằng các mép dán và phần bìa bỏ đi bằng diện tích các mặt của hộp.
Bài 3: Người ta xếp các viên gạch hình hộp chữ nhật thành một hình lập phương có cạnh 22cm (hình bên). Tính diện tích toàn phần của viên gạch hình hộp chữ nhật?
- Hướng dẫn: Dựa vào hình vẽ để tính kích thước của viên gạch.
 Chấm chữa bài, củng cố dặn dò.
Chiều cao của viên gạch là:
 22 : 4 = 5,5 (cm)
Chiều rộng viên gạch là:
 22 : 2 = 11 (cm)
Chiều dài viên gạch là: 22 cm
Diện tích toàn phần viên gạch là:
(22 + 11) 2 5,5 + 22 11 2 = 847 (cm2) 
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng
 quan hệ từ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
2. Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ dùng cho 1 hs làm bài tập 3 để chữa bài.
Bảng học nhóm, bút dạ, vbt
III. Hoạt động dạy và học: 
A. Kiểm tra bài cũ 
HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép ĐK(GT)-KQ bằng QHT (Làm lại bt1)
B. Dạy học bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Nhận xét 
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Giáo viên nhận xét 
3. Ghi nhớ (SGK)
4. Luyện tập 
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài tập.
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2 
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Giáo viên nhận xét 
Bài 3 (làm tương tự b2)
5. Củng cố, dặn dò 
1 hs làm bài
- 1HS đọc, Lớp theo dõi ở SGK 
- 1HS làm ở bảng. lớp làm vào vở? 
+ Tuy bốn mùa là vậy ... , nhưng mỗi mùa...
+ Cách nối các vế câu ghép: Có 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT tuy... nhưng.
- 1HS đọc, Lớp theo dõi ở SGK 
- 1HS làm ở bảng học nhóm. lớp làm vào vở? 
+ Dù trời rét, chúng em vẫn đến trường
- 1HS đọc, Lớp theo dõi ở SGK 
- 1HS làm ở bảng phụ, lớp làm vào vở? 
a, Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học ...
b, Tuy trời rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
- 1HS làm ở bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh bài
Luyện Tiếng Việt: Luyện từ và câu
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp hs:
1. Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
2. Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
II. Đồ dùng: Bảng phụ dùng chữa bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học:
Bài 1: Tìm câu ghép biểu thị quan hệ tương phản trong các câu dưới đây, xác định các vế câu và cặp quan hệ từ nối các vế câu trong câu ghép ấy.
a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.
b) Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé này rất ngoan.
c) Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đi học.
d) Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn.
Bài 2. Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ điền vào chỗ trống để tạo ra câu ghép biểu thị quan hệ tương phản.
a)  ai nói ngả nói nghiêng
  ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b)  bà tôi tuổi đã cao  bà tôi vẫn nhanh nhẹn hoạt bát như hồi còn trẻ.
c)  tiếng trống trường tôi đã quen nghe  hôm nay tôi tấy lạ.
d)  nó gặp nhiều khó khăn  nó vẫn học giỏi.
Bài 3: Từ mỗi câu ghép đã điền từ hoàn chỉnh ở bài tập 2, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí các vế câu (có thể thêm bớt một vài từ).
* Chấm chữa bài, nhận xét dặn dò.
- Câu c) và câu d)
- Có thể điền như sau:
a) dù  thì
b) mặc dù  nhưng
c) mặc dầu  nhưng
d) tuy  nhưng
- Ví dụ: 
a) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân cho dù ai có nói ngả nói nghiêng.
 Thứ sáu (họp Chủ tịch công đoàn)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5 Tuan 21 CKTGDMT.doc