Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Sơn Hà

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Sơn Hà

TẬP ĐỌC

CHÚ ĐẤT NUNG

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kĩ sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất)

2. Hiểu từ ngữ trong truyện.

Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

Bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1, Bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài: “ Văn hay chữ tốt”, trả lời câu hỏi SGK.

2, Bài mới:

* HĐ1: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

* HĐ2: Luyện đọc.

HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-> 3 lượt.

Đoạn 1: Bốn dòng đầu.

Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.

Đoạn 3: Phần còn lại.

GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, nhận biết các đồ chơi của cu Chắt. Hiểu nghĩa các từ: Đống rấm, hòn rấm.

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Sơn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13:
( Tham gia dự thi giáo viên giỏi thị )
--------------------------------
Tuần 14
Thứ hai, ngày 11 tháng 12 năm 2006
Tập đọc
Chú đất nung
I - mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kĩ sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất)
2. Hiểu từ ngữ trong truyện.
Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II - Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ
III- Hoạt động dạy- học: 
1, Bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài: “ Văn hay chữ tốt”, trả lời câu hỏi SGK.
2, Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
* HĐ2: Luyện đọc.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-> 3 lượt.
Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.
Đoạn 3: Phần còn lại.
GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, nhận biết các đồ chơi của cu Chắt. Hiểu nghĩa các từ: Đống rấm, hòn rấm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* HĐ3: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi:
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp những chuyện gì?
+ Vì sao chú bé đất trở thành Đất Nung?
+ Chi tiết “ Nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
* HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn cuối bài.
“ Ông Hòn Rấm cười bảo ...............................
........................................Từ đấy chú thành Đất Nung”
- Thi đọc phân vai đoạn vừa luyện đọc.
HS đọc, GV và cả lớp theo dõi, chọn ra nhóm đọc hay nhất, cá nhân đọc hay nhất.
IV - Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Toán
Chia một tổng cho một số
Mục tiêu: 
- Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số ( thông qua bài tập )
- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II - Hoạt động dạy- học: 
1, Bài cũ: HS chữa bài tập 4 trong SGK
Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút.
Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể được là:
25 + 15 = 40 ( l )
Sau 1 giờ 15 phút hay 75 phút cả 2 vòi cùng chảy vào bể được là:
40 x 75 = 3000 ( l )
Đ/ S : 3000l
2, Bài mới:
* HĐ1: GV hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số.
GV nêu VD, HS tính: ( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7
 = 8
Tương tự đối với: 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 
 = 8
- Cho HS so sánh 2 kết quả tính để có:
 ( 35 + 21 0 : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
GV: + Khi chia một tổng cho một số ta làm thế nào?
HS trả lời, GV kết luận như SGK.
Gọi 2-> 3 HS nhắc lại.
* HĐ2: THực hành.
HS làm bài tập vào vở, bài 1,2,3,4 VBT trang 77.
GV theo dõi, hướng dẫn, kết hợp chấm bài.
* HĐ3: Chữa bài. ( Đáp án: VBT )
Bài 1: HS nêu miệng cách làm.
Bài 2: 2 HS lên bảng chữa bằng 2 cách.
Bài 3: HS chữa bài và rút ra cách chia một số cho một hiệu.
Iii - Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------
Thể dục:
(GV chuyên)
--------------------------------------
Khoa học
Một số cách làm sạch nước
I - mục đích, yêu cầu: Sau bài học, HS biết xử lí thông tin để:
- Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
- Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
- Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
II - Đồ dùng dạy- học:
Hình trang 56,57 SGK
Phiếu học tập của HS
III- Hoạt động dạy- học: 
1, Bài cũ: + Em hãy nêu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm?
2, Bài mới: 
* HĐ1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước.
- GV nêu câu hỏi: Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đìng hoặc địa phương em đã chọn?
- HS phát biểu, GV kết luận: Thông thường có 3 cách làm sạch nước đó là: Lọc nước, khử trùng nước, đun sôi.
GV nêu rõ từng cách làm sạch nước.
* HĐ2: Thực hành lọc nước.
HS thực hành theo nhóm, GV hướng dẫn.
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận.
GV kết luận chung: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
- Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.
- Cát sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan.
Kết quả là làm nước đục trở thành nước trong............
* HĐ3: Tìm hiểu qui trình sản xuất nước sạch.
HS làm việc theo nhóm, trả lời vào phiếu học tập.
Dại diện nhóm trình bày kết quả, GV kết luận về qui trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước:
a, Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm.
b, Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước.
c, Tiếp tục loại các chất không hoà tan trong nước bằnh bể lọc.
d, Khử trùng nước bằng gia ven.
Nước đã được khử trùng, sát trùng và loại trừ .........
e, Phân phối nước cho từng hộ gia đình bằng máy bơm.
* HĐ4: Thảo luận về sự phải cần thiết đun sôi nước uống.
+Nước được làm sạch bằng cách trên đã uống đước ngay chưa? Tại sao?
+ Muốn có nước uống chúng ta phải làm gì? Tại sao?
IV - Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
-------------------------------------
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật
I - mục đích, yêu cầu:
- HS nắm được hình dáng, tỉ lệ của 2 vật mẫu.
- HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật.
II - Đồ dùng dạy- học:
Một vài mẫu có 2 đồ vật.
Hình gợi ý cách vẽ.
Một số bài vẽ mẫu của HS lớp trước.
III- Hoạt động dạy- học: 
* HĐ1: Quan sát, nhận xét.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK và nhận xét:
+ Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật gì?
+ Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, độ đậm nhạt của các đồ vật như thế nào?
+ Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau?
- GV trình bày một vài mẫu cho HS xem.
- GV kết luận: Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các đồ vật sẽ thay đổi khác nhau.
- GV yêu cầu HS bày mẫu để vẽ theo nhóm.
- HS cùng trao đổi về cách bày mẫu.
* HĐ2: Cách vẽ.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thoèi gợi ý cho HS cách vẽ.
( Hình 2 SGK trang 35 )
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung.
+ Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ chi tiết và sửa hình cho đúng mẫu.
+ Nhìn mẫu, vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
* HĐ3: Thực hành.
- HS thực hành vẽ vào vở.
- GV quan sát và nhắc nhở các em.
* HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS treo một số bài vẽ lên bảng.
- Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ.
- GV kết luận và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
IV - Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------
Thứ ba, ngày 12 tháng 12 năm 2006
Tiếng anh
( GV chuyên )
-----------------------------------------
Toán
chia cho số có một chữ số
I - Mục tiêu:
Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số.
II - Hoạt động dạy- học: 
1, Bài cũ: HS chữa bài 1b, SGK
Cách 1: 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
Cách 2: 12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4 = 32 : 4 = 8
+ Khi chia một tổng cho một số ta làm thế nào?
2, Bài mới: 
* HĐ1: Giới thiệu trường hợp chia hết.
- GV nêu phép tính: 128 472 : 6 = ?
Hướng dẫn HS cách chia:
+ Bước 1 : Đặt tính
+ Bước 2: Thực hiện phép chia từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm.
( Thực hiện như SGK )
* HĐ2: Giới thiệu trường hợp chia có dư.
Giới thiệu phép chia: 230 859 : 5 = ?
HS thực hiện như đối với phép chia hết.
GV ghi: 230 859 : 5 = 46 171 ( dư 4 )
* Lưu ý: Trong phép chia có dư, số dư bao giờ cũng bé hơn số chia.
HĐ3: Thực hành:
HS làm bài tập vào vở ( bài 1,2,3 VBT trang: 78 )
GV theo dõi, hướng dẫn, kết hợp chấm bài.
* HĐ4: Chữa bài ( Đáp án : VBT )
III - Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------
Luyện từ và câu
Luyện tập về câu hỏi
I - mục đích, yêu cầu:
1. Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy.
2. Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
II - Đồ dùng : Bảng phụ 
III - Hoạt động dạy- học 
1. Bài cũ : 3 HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi :
 + Câu hỏi dùng để là gì ? cho ví dụ ?
 + Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào ? cho ví dụ ?
 + Cho VD về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình ?
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài 
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
 - Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của bài , tự đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm , viết vào vở bài tập 
 HS phát biểu ý kiến , GV chốt lại lời giải đúng 
Hăng hái và khoẻ nhất Hăng hái và khoẻ nhất là ai ?
 là bác cầu trục 
Trước giờ học , chúng Trước giờ học các em thường làm gì ?
em rủ nhau ôn bài cũ
Bến cảng lúc nào cũng đông vui Bến cảng như thế nào ?
Bọn trẻ xóm em thường thả diều Bọn trẻ xóm em thả diều ở đâu ?
 ngoài chân đê 
 Bài tập 2 :
 HS đọc yêu cầu bài tập , làm bài cá nhân sau đó chữa bài trên bảng phụ.
 VD : - Ai đọc hay nhất lớp ?
 - Cái gì dùng để lợp nhà ? 
 ...................................
 Bài tập 3 :
 HS đọc yêu cầu bài tập 
 Tìm từ nghi vấn trong từng câu hỏi 
 GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
 Câu a, từ nghi vấn là : có phải - không ?
 Câu b, từ nghi vấn là : Phải không ?
 Câu c, từ nghi vấn là : à ?
 Bài tập 4: HS tự làm và trình bày kết quả 
 Mỗi em viết 3 câu
VD : - Có phải hồi nhỏ chữ Cao bá Quát rất xấu không ?
 - Xa-ôn-cốp-xki ngày còn nhỏ bị ngã gãy chân vì muốn bay như chim phải không
 - Bạn thích chơi bóng đá à ?
*HĐ3: HS hoàn thành bài tập GV vừa hướng dẫn
IV- Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
--------------------------------------
Lịch sử
Nhà trần thành lập 
 I-Mục tiêu: Học xong bài này HS biết 
 - Hoàn cảnh ra đời của nhà trần 
 - Về cơ bản, nhà Trần cũng giống như nhà Lý về tổ chức của nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gủi nhau.
 II- Đồ dùng: Phiếu học tập của HS
 III- Hoạt động dạy-học
1, Bài cũ : Nêu nguyên nhân và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 ( 1075-1077)
2, Bài mới: GV trình bày tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
 HS đọc SGK và điền dấu nhân vào chỗ chấm sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện :
 + Đứng đầu nhà nước là vua 
 + Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con 
 + Lập hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ 
 + đặt chuông trước cung điện để nhân dân đánh chuông khi có oan ức hoạc cầu xin 
 + Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã 
 + Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất khi chiến tranh thì tham gia chiến  ... p:
 Bài 2b/76: Tính bằng 2 cách 
 (64-32):8
 Cách 1 : ( 64-32):8 = 32:8 = 4
 Cách 2 : ( 64-32):8 = 64:8-32:8 = 8-4 =4
 Bài 3/77:
Giải:
Thực hiện phép chia ta có:
187250:8 = 23406 (dư 2)
Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo
 Đáp số : 23406 hộp và thừa 2 áo
Bài tập thêm:
1, Tìm x:
 a, 435 - 72 :x = 426 b, X x 6 = (10-4 ) x X
2, Tìm một số biết rắngố đó tăng 65 lần rồi giảm12563 đơn vị thì bằng 10317 đơn vị .
3,*Tìm một số có bốn chữ số, biết rằng khi đem số đó chia cho 675 thì được thương là 1 và số dư là số dư lớn nhất .
 - HS làm bài , GV theo giỏi hướng dẩn 
 - Chấm , chữa bài 
 Bài 1: Tìm x 
 a, 435 - 72 : X = 426 b, X x 6 = (10- 4) x X
 72 : X = 435 - 426 X x 6 = 6 x X
 72 : X = 9 Vậy X bằng bất kì 
 X = 72: 9 số tự nhiên nào.
 X = 8
 Bài 2 : 
 Giải
 Gọi số cần tìm là X, theo bài ra ta có :
	X x 65 - 12563 = 10317
	X x 65 = 10317 + 12563
	X x 65 = 228880
	X = 22880 : 65
	X = 352
Thử lại : 352 x 65 - 12 563 = 22 880 - 12 563 = 10 317
 Vậy số cần tìm là 352
Bài 3: Gọi số cần tìm là: abcd. Theo bài ra thì số dư là số dư lớn nhất. Vậy số dư là: 675 - 1 = 574
Ta có: abcd : 675 = 1 + 674
 abcd = 1 x 675 + 674
abcd = 1 349
 Đáp số: 1349
IV - Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
--------------------------------------
Đạo đức*
Biết ơn thầy cô giáo (Tiết 1)
I - mục đích, yêu cầu: Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Hiểu: - Công lao của các thầy cô giá đối với HS.
 - HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quí thầy, cô giáo.
2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
II - Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học: 
1, Bài cũ: HS nêu phần ghi nhớ của bài: “ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”.
2, Bài mới:
*HĐ1: Xử lí tình huống.
- GV nêu tình huống ( SGK )
- HS dự doán các tình huống có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn.
- Thảo luận lớp về cách ứng xử.
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
* Thảo luận theo nhóm đôi ( bài tập 1 SGK )
- HS thảo luận và trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét và đưa ra phương án đúng.
Các tranh1,2,4: Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
Tranh3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biẻu hiện sự không tôn trọng thầy, cô giáo.
* HĐ3: Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 SGK )
HS thảo kuận và trình bày kết quả.
GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo. Các việc làm a,b, d, đ, e,g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
* HĐ nối tiếp: 
- Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học.
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ.....ca ngợi công lao thầy cô giáo ( Bài tập 5 SGK )
IV - Củng cố, dặn dò:
GVnhận xét tiết học.
---------------------------------
Thứ tư, ngày 13 tháng 12 năm 2006
tập đọc
chú đất nung (tiếp)
I - mục đích, yêu cầu:
1, Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật( chàng kị sĩ, nàng côn chúa, chú Đất Nung )
2, Hiểu các từ ngữ trong bài.
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối.
II - Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ
III- Hoạt động dạy- học: 
1, Bài cũ : 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Chú Đất Nung” ( phần 1 và trả lời câu hỏi 3,4 SGK ) 
2, bài mới :
*HĐ1 : Luyện đọc 
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
Đoạn 1 : Từ đầu -> vào cống tìm công chúa
Đoạn 2 : Tiếp theo -> chạy trốn 
Đoạn 3 : Tiếp theo -> cho se bột lại
Đoạn 4 : phần còn lại
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ : buồn tênh, hoảng hốt, nhũn, se, cộc tuếch.
Chú ý đọc đúng các câu hỏi, câu cảm trong bài
 - HS luyện đọc theo cặp
 - 1 HS đọc cả bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài
*HĐ 2 : Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm đoạn văn : “Từ đầu đến nhũn cả chân tay” 
+ Kể lại tai nạn của hai người bột ? 
 - HS đọc đoạn văn còn lại, trả lời các câu hỏi sau : 
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?
+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?
+ Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
 - HS đọc lướt cả hai phần của truyện kể, mỗi em suy nghĩ và tự đặt một tên khác thể hiện ý nghĩa của tryện. 
*HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
 - 4 HS đcọ diễn cảm bài văn theo cách phân vai ( người dẫn truyện, chàng kị sĩ, nàng côn chúa, Đất Nung )
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau theo cách phân vai : 
“ Hai người bột tỉnh dần, ...... 
 ....... Vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà”
IV - Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
-----------------------------------
Toán
Luyện tập
I - mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng : 
 - Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Thực hiện qui tắc chia một tổng ( hoặc một hiệu cho một số )
II - Hoạt động dạy- học
1, bài cũ: HS chữa bài tập 2 SGK.
Số lít xăng ở mỗi bể là:
128 610 : 6 = 21 435 (l )
Đáp số : 21 435 l
2, Bài mới:
* HĐ1: Củng cố kiến thức.
HS nhắc lại cách chia cho số có một chữ số. Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
*HĐ2: Luyện tập.
HS làm bài tập vào vở, bài 1,2,3 VBT trang 79
GV theo dõi, hướng dẫn, kết hợp chấm bài.
* HĐ3: Chữa bài.
Bài 1: 3 HS lên bảng chữa bài.
Kết quả: 525 945 : 7 = 75 135; 489 690 : 8 = 61 211 ( dư2)
 379 075 : 9 = 42 119 dư 4
Bài 2 : HS nêu miệng cách làm và kết quả 
Bài 3 : HS lên bảng chữa bài 
Giải
Hai kho lớn chứa số gạo là :
14 580 x 2 = 29 160 (kg)
Trung bình mỗi kho chứa số gạo là :
( 14 580 + 29 160 ) : 3 = 13 170 (kg )
 Đáp số : 13 170 kg
III - Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
--------------------------------------
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng bắc bộ
I - mục đích, yêu cầu: Học xong bài này HS biết :
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở đồng bằng bắc bộ.
- Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa, gạo.
- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- Tôn trọng bảo vệ các thành quả của người dân.
II - Đồ dùng dạy- học:
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ.
III- Hoạt động dạy- học: 
1, Bài cũ: Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ ?
2, Bài mới :
* HĐ1 : Làm việc cá nhân.
HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi :
+ Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ?
+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa, gạo. Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo cùa người nông dân ?
+ Nêu tên các cây trồng vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ ?
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau:
+ Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho việc sản xuất nông nghiệp ?
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ ?
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
* GV giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ.
 IV - Củng cố, dặn dò:
Một HS đọc phần chữ in đậm trong SGK
GV nhận xét tiết học
--------------------------------------
Kể chuyện
Búp bê của ai?
I- Mục đích yêu cầu :
1, Rèn luyện kỹ năng nói: Nghe cô giáo kể câu chuyện“Búp bê của ai “, nhớ được câu chuyện, nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ truyện. Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
 - Hiểu chuyện : Biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết.
2, Rèn luyện kỹ năng nghe: Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ chuyện.
 Theo dõi ban kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II - Đồ dùng dạy- học:
 Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK phóng to.
 Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy-học:
1, Bài cũ: HS kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần vươt khó.
2, Bài mới 
*HĐ1: Giới thiệu câu chuyện 
*HĐ2: GV kể chuyện “Búp bê của ai”
 - GV kể lần một và chỉ vào tranh minh hoạ giới thiệu lật đật 
 - GV kể lần hai vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
*HĐ3: Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu .
Bài tập 1: tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
- HS thảo luận theo cặp, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh, yêu cầu HS viết lời thuyết minh dưới mỗi tranh.
Bài tập 2: Kú lại câu chuyện bằng lời của búp bê.
- HS đọc yêu cầu bài, GV nhắc các em kể theo lời búp bê, nhập vai mình là búp bê để kể lại chuyện.
- Từng cặp HS thực hành kể lại chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
 cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất.
Bài tập 3: Kể phần kết của câu chuyện với tình huống mới.
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ, tưởng tượng nhữnh khả năng có thể xảy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
- HS thi kể phần kết của câu chuyện.
IV - Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
GV nhận xét tiết học.
----------------------------------
Chính tả ( Nghe- viết )
Chiếc áo của búp bê
I - mục đích, yêu cầu:
1. HS nghe cô giáo đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn: “ Chiếc áo búp bê”.
2. Làm đúng các bài luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
II - Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học: 
1, Bài cũ: 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp:
lỏng lẻo, nóng nảy, tiềm năng, hiểm nghèo.
2, Bài mới: 
* HĐ1: Giới thiệu mục đích yêu cầu của bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS nghe, viết.
- GV đọc đoạn văn “ Chiếc áo búp bê”. HS theo dõi SGK.
- GV hỏi về nội dung đoạn văn ( tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may cho búp bê của mình với biết bao tình yêu thương)
- HS đọc thầm đoạn văn.
- GV nhắc HS chú ý viết hoa tên riêng: bé Ly, chị Khánh.
Một số từ ngữ dễ viwts sai trong bài.
Chú ý cách trình bày.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn cho HS viết.
- Viết xong khảo lại bài.
* HĐ3: HS làm bài tập chính tả.
* HĐ4: GV chấm và chữa một số bài.( Đáp án : VBT )
IV - Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc