TẬP ĐỌC:
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh họa bài tập đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
GV giới thiệu chủ điểm Tình yêu cuộc sống và bài đọc Vương quốc vắng nụ cười: Bên cạnh cơm ăn nước uống thì tiếng cười yêu đời, những câu chuyện vui, hài hước là những thứ vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người. Truyện đọc Vương quốc vắng nụ cười giúp em hiểu điều ấy.
HĐ1: Luyện đọc
- GV yêu cầu phân chia đoạn đọc.
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài (3 lựơt)
- GV hướng dẫn HS phát âm đúng các tên riêng và giải nghĩa các từ ngữ khó trong bài: nguy cơ, thân hành, du học.
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc cả bài
Tuần 32 Thứ 2 ngày 18 tháng 4 năm 2011. Chào cờ Tập đọc: vương quốc vắng nụ cười I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả. - Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ). II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh họa bài tập đọc SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: GV giới thiệu chủ điểm Tình yêu cuộc sống và bài đọc Vương quốc vắng nụ cười: Bên cạnh cơm ăn nước uống thì tiếng cười yêu đời, những câu chuyện vui, hài hước là những thứ vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người. Truyện đọc Vương quốc vắng nụ cười giúp em hiểu điều ấy. HĐ1: Luyện đọc - GV yêu cầu phân chia đoạn đọc. - HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài (3 lựơt) - GV hướng dẫn HS phát âm đúng các tên riêng và giải nghĩa các từ ngữ khó trong bài: nguy cơ, thân hành, du học. - HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng kể rõ ràng, chậm rãi. HĐ2: Tìm hiểu bài GV tổ chức hoạt động nhóm, HS trả lời các câu hỏi ở SGK. - Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn? Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, ... - Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vây? Vì cư dân ở đó không ai biết cười - Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? Vua cử một viên đại thần di du học nước ngoài chuyên về môn cười cợt. - Kết quả ra sao? Viên đại thần rở về xin chị tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào... - Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn? Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường. - Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó? Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. - 4HS đọc đọan văn theo cách phân vai. GV hướng dẫn đọc biểu cảm. - HS luyện đọc, khi đọc diễn cảm phân vai một đoạn: “Vị đại thần vừa xuất hiện ... Đức vua phấn khởi ra lệnh” 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán: ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo) i:Mục tiêu - Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số ( tích không quá 6 chữ số ). - Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá 2 chữ số. - Biết so sánh số tự nhiên. - HS làm bài 1 ( dòng 1;2) ; bài 2; bài 4 ( cột 1). - HS khá, giỏi làm thêm những bài còn lại. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng làm bài tập 3,4 tiết trước. - GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên. HĐ1: Hướng dẫn ôn tập Bài 1: HS làm dòng 1;2. HS khá, giỏi làm cả bài. HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài và kết hợp giải thích cách làm. - GV và lớp nhận xét về cách đặt tính, thực hiện phép tính. Bài 2: Dành cho hS cả lớp. HS đọc đề bài và tự làm bài – 2 HS lên bảng. - Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. - GV theo dõi, bổ sung ý kiến. Bài 3: Dành cho hS khá, giỏi. GV cho HS nhắc lại các tính chất của phép nhân và phép chia. - HS vận dụng giải toán. - HS trình bày bài làm trước lớp’ Bài 4: HS TB, yếu làm cột 1. HS khá, giỏi làm cả bài. HS đọc đề bài và phân tích. - Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải tính giá trị các biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn dấu so sánh phù hợp. - GV: Khi thực hiện so sánh các biểu thức với nhau nên áp dụng các tình chất của phép tính để kiểm tra, không nhất thiết phải tính giá trị của chúng. - 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT và giải thích cách làm. Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi HS đọc đề toán – GV hướng dẫn phân tích. Bước 1: Tìm số lít xăng cần tiêu hao để xe ô tô đi được quãng đường dài 180 km. Bước 2: Tìm số tiền phải mua xăng để ô tô đi được quãng đường dài 180 km. HĐ2: Thực hành - HS làm bài vào vở, một số HS làm trên bảng phụ - GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 5: Số lít xăng cần tiêu hao để xe ô tô đi được quãng đường dài 180 km: 180 : 12 = 15 (l) Số tiền phải mua xăng để ô tô đi được quãng đường dài 180 km: 7500 15 = 112500 (đồng) Đáp số: 112500 đồng. III. Tổng kết: GV nhân xét tiết học ------------------------------------------- Khoa học: động vật ăn gì để sống? I:Mục tiêu - Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng. - GDKNS : + Kĩ năng làm việc theo nhóm. + Kĩ năng quan sát, so sánh và phán đoán các khả năng xẩy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau. II. Đồ dùng dạy – học: - Hình trang 126, 127 SGK - Sưu tầm tranh, ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: HĐ1 : Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loại động vật khác nhau Mục tiêu: Phân loại động vật theo thức ăn của chúng Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động theo nhóm - Tập hợp tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau đã sưu tầm - Phân nhóm theo thức ăn của chúng: + Nhóm ăn thịt + Nhóm ăn cỏ, lá cây... + Nhóm ăn hạt + Nhóm ăn sâu bọ ......... - Trình bày vào phiếu BT khổ lớn Bước 2: Hoạt động theo lớp - Các nhóm trưng bày sản phẩm - Quan sát và nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. Kết luận: Theo mục Bạn cần biết ở SGK. HĐ2: Trò chơi Đố bạn con gì? Mục tiêu: HS nhớ lại đặc điẻm chính của con vật và thức ăn của nó. HS thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn cách chơi - 1 HS đeo hình vẽ một con vật bất kì, đặt cây hỏi dạng đúng/sai để biết là con gì. VD: + Con vật này có 4 chân phải không? + Con vật này ăn thịt phải không? + Con vật này có sừng phải không? Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi thử. Bước 3: HS chơi theo nhóm để nhièu em đặt dược nhiều câu hỏi. IV. Tổng kết: - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung bài học và chuẩn bị cho tiết học sau. Thể dục: môn tự chọn – trò chơi “dẫn bóng” I. Mục tiêu: - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi. - Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném bóng ( không có bóng và có bóng). - Biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, cầu.... III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - HS khởi động các khớp. - Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc: 200 – 250m - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn bài TDPTC : Lớp trưởng điều khiển 2. Nội dung và phương pháp lên lớp:: Giới thiệu bài HĐ1: Môn tự chọn “Đá cầu” - Ôn tâng cầu bằng đùi, HS chia nhóm tập luyện. - Thi tâng cầu bằng đùi theo đội hình hàng ngang theo nhóm 5 người. - Chọn những HS nhất, nhì để thi tiếp vòng sau. HĐ2: Trò chơi vận động “Dẫn bóng” - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi - Tổ chức HS chơi thử, yêu câu đảm bảo an toàn khi chơi - Cả lớp tham gia trò chơi do GV điều khiển. - GV và lớp phân thắng, thua và thưởng, phạt cho từng cá nhân. 3. Phần kết thúc: - GV cùng HS hệ thống bài. - HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh. - Trò chơi: Diệt các con vật có hại - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BTVN. Thứ 3 ngày 19 tháng 4 năm 2011 Toán: ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo) i:Mục tiêu - Tính được giá trị của biểu thức chứa 2 chữ. - Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên. - Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên. - HS làm bài 1(a); bài 2. bài 4. - HS khá, giỏi làm thêm những bài còn lại. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng làm bài tập 3,4,5 của tiết trước. - GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em tiếp tục ôn tập về các phép tính với số tự nhiên. HĐ1: Hướng dẫn ôn tập Bài 1: HS TB, yếu chỉ làm câu a. HS khá, giỏi làm cả bài. HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT. Bài 2: Dành cho HS cả lớp. - HS đọc đề bài và tự làm bài – 2 HS lên bảng. - Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có các dấu cộng, trừ, nhân, chia và dấu ngoặc. - Gv nhắc nhở thêm vè cách làm. Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. GV cho HS nhắc lại các tính chất của phép tính có liên quan đến BT: kết hợp, giao hoán, nhân một số với một tổng,... - HS vận dụng giải toán. - 2 HS trình bày bài làm trước lớp – lớp giải vào VBT. Bài 4: Dành cho HS cả lớp. HS đọc đề bài và phân tích. - Bài toán yêu cầu tìm gì? Trong hai tuần, trung bình mỗi ngày cửa hàng bàn được bao nhiêu mét vải. - Để biết được trong hai tuần đó trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ta phải biết được gì? + Tổng số mét vải bản trong hai tuần + Tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần. - 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT và giải thích cách làm. Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi. HS đọc đề toấn – GV hướng dẫn phân tích. - Bài toán hỏi gì? Bài toán hỏi số tiền mẹ có lúc đầu. - Để tính được số tiền mẹ có lúc đầu em phải biét được gì? Phải biết được số tiền mẹ đã dùng để mua bánh và mua sữa. HĐ2: Thực hành - HS làm bài vào vở, một số HS làm trên bảng phụ - GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở. Bài 4: Bài giải Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là: 319 + 76 = 395 (m) Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là: 319 + 395 = 714 (m) Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là: 7 2 = 14 (ngày) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là: 714 : 14 = 51 (m) Đáp số: 51 (m) - Nhận xét bài làm của HS. III. Tổng kết: - GV nhân xét tiết học Luyện từ và câu. thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu I. Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.( Trả lời câu hỏi Bao giờ?Khi nào? Mờy giờ? ND ghi nhớ) - Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. - HS khá, giỏi biết thêm trạng ngữ cho cả hai đoạn văn ( a, b) ở BT2. II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ, giấy khổ rộng III. Các họat động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 1HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước và làm lại BT2. - 1 HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn. 2. B ... dặn dò: - GV nhấn mạnh nội dung bài học và yêu cầu HS thực hiện. - Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về chủ đề: Chăm sóc và bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương. tập làm văn. luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập ( BT1); bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp , kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích ( BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy – học: - Giấy khổ rộng. III. Các họat động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình, hoạt động của con vật đã quan sát. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích. yêu cầu của tiết học. Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi SGK. - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về các kiểu mở bài và kết bài. - HS đọc thầm bài Chim công múa - HS suy nghĩ, trao đổi ý kiến và làm bài. - HS phát biểu ý kiến. GV nhân xét, chốt laị lời giải đúng: a,b) Mở bài: Gián tiếp Kết bài: Mở rộng c) Mở bài: Trực tiếp Kết bài: Không mở rộng Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu bài. - Lưu ý: Viết 2 đoạn tả ngoại hình và hoạt động là 2 đoạn của thân bài. Cần viết mở bài theo cách gián tiếp và gắn liền với đoạn thân bài. - HS viết đoạn mở bài vào VBT. Một số HS làm bài trên phiếu. - Dán bài lên bảng lớp. GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập - GV lưu ý HS: + Đọc thầm các phần đã hoàn thành của bài văn. + Viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. - HS làm bài vào VBT. Một số HS làm trên giấy khổ rộng - HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét. - Chữa bài trên phiếu. GV nhận xét, đánh giá. IV. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà viết hoàn chỉnh bài và chuẩn bị cho tiết kiểm tra vào tuần sau. Toán: ôn tập về các phép tính với PHÂN Số i:Mục tiêu - Thực hiện được cộng, trừ phân số. - Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. - HS làm bài 1;2;3. - HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập Tìm x để có các phân số bằng nhau: a) b) - GV nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em tiếp tục ôn tập về phếp cộng, phép trừ phân số. HĐ1: Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Dành cho HS cả lớp. HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. - 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT. - GV nhắc HS chọn mẫu số bé nhất để quy đồng. Bài 2: Dành cho HS cả lớp. - HS đọc đề bài và tự làm bài - GV theo dõi, hướng dẫn thêm Bài 3: Dành cho HS cả lớp. HS nêu yêu cầu bài và làm bài - 3 HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm: a) Tìm số hạng chưa biết của phép cộng b) Tìm số trừ chưa biết của phép trừ c) Tìm số bị trừ chưa biết của phép trừ Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi. HS đọc đề bài và phân tích. - Để tính được diện tích bể nước chiếm mấy phần vườn hoa, chúng ta phải tính được cái gì? Tình được diện tích trồng hoa và diện tích lối đi chiếm mấy phần vườn hoa. - Khi đã biết diện tích trồng hoa và diện tích lối đi thì chúng ta làm thế nào để tính được điện tích bể nước? Lấy diện tích cả vườn hoa trừ đi tổng diên tích trồng hoa và lối đi đã tính được Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi. HS đọc đề toấn – GV hướng dẫn phân tích. - Để so sánh con sên nào bò nhanh hơn ta phải biết được gì? C1: Phải biết trong 1 phút mỗi con sên bò được quãng đường là bao nhiêu. C2: Phải biết trong 15 phút mỗi con sên bò được quãng đường là bao nhiêu HĐ2: Thực hành - HS làm bài vào vở, một số HS làm trên bảng phụ - GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở. Bài 5: Bài giải giờ = 15 phút Trong 15 phút, con sên thứ nhất bò được 40 cm. Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm. Vậy, con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất. - Nhận xét bài làm của HS. III. Tổng kết: - GV nhân xét tiết học - Giao BTVN và nội dung ôn tập cho tiết học tiếp theo. Khoa học: trao đổi chất ở động vật i:Mục tiêu - Trình bày được sự trao đổi chất ở động vật với môi trường : động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu, - Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ. II. Đồ dùng dạy – học: - Hình trang 128, 129 SGK - Giấy khổ rộng III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: HĐ1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật. Mục tiêu: Tìm trong hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 – SGK trang 128. + Kể tên những gì được vễ trong hình + Tìm những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình. + Phát hiện những yếu tố cón thiếu để bổ sung. - HS thảo luận nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ. Bước 2: Hoạt động theo lớp - Gọi HS lên trả lời câu hỏi: + Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thả ra môi trường trong quá trình sống. + Qúa trình trên được gọi là gì? Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi, và thả ra các chất cặn bã, khí các-bo-níc, nước tiểu... Qúa trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường. HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chấtở động vật. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn. GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm. Bước 2: HS làm việc theo nhóm - HS vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm. Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp. IV. Tổng kết: - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung bài học và chuẩn bị cho tiết học sau. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - Đánh giá hoạt động tuần 32 - Kế hoạch hoạt động tuần 33 II. Nội dung: 1. Đánh giá các hoạt động tuần qua: - Do lớp trưởng, tổ trưởng đánh giá dựa vào các mặt: Nề nếp Học tập ,Vệ sinh, trực nhật - Bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc - GV nhận xét chung 2. Kế hoạch tuần tới: - Duy trì mọi nề nếp tuần 32 - Khắc phục những tồn tại còn thiếu sót Hoàn thành các công việc được giao. địa lí: khai thác khóang sản và hải SảN ở VùNG BIểN VIệT NAM I:Mục tiêu - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo ( hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển). + Khai thác khoáng sản, dầu khí, cát trắng, muối. + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản . + Phát triển du lịch. Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí , vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta. + HS khá, giỏi nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản. + Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ. II. Đồ dùng dạy – học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam Tranh ảnh về các hoạt động khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 1.Khai thác khoáng sản Hoạt động theo nhóm 2, trả lời và hoàn thiện bảng sau: TT Khoáng sản chủ yếu Địa điểm khai thác Phục vụ ngành sản xuất 1 Dầu mỏ và khí đốt Thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo Xăng dầu khí đốt và nhiên liệu 2 Cát trắng Ven biển Khánh Hoà va một số đảo ở Quảng Ninh Công nghiệp thuỷ tinh 2.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản Bước 1: Làm việc theo lớp. Hãy kể tên các sản vật biển ở nước ta? Cá, tôm, mực, bào ngư, ba ba, ốc sò Bước 2: Hoạt động theo nhóm - HS dựa vào SGK trình bày kết quả theo từng câu hỏi. Xây dung quy trình khai thác cá biển? Đóng gói cá đã chế biến Khai thác cá biển Chế biến cá đông lạnh đ đ ¯ Chuyên chở hải sản Xuất khẩu ơ Theo em nguồn hải sản có vô tận không? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó? Em hãy nêu các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường biển và nguồn hải sản nước ta? 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau. Mĩ thuật Vẽ trang trí: tạo dáng và trang trí chậu cảnh. I. Mục tiêu: - HS hiểu được Vẽ trang trí: tạo dáng và trang trí chậu cảnh. - HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. - HS yêu thích các vật xung quanh. II. Chuẩn bị: GV: Sưu tầm mẫu vẽ Hình gợi ý cách vẽ Giấy vẽ, bút chì, màu, tẩy. III. Hoạt động dạy- học: 1. ổn định: 2. Giới thiệu bài: 3. Các hoạt động: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét GV bày mẫu và gợi ý HS nhận xét: + Tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng + Vị trí đồ vật ( chậu cảnh) +tỉ lệ( cao thấp, to, nhỏ) + Các hoạ tiết được trang trí ở chậu cảnh Độ đậm nhạt, HS quan sát bằng khả năng của mình, GV bổ sung GV cho hs nhận xét các hướng Hoạt động 2: Cách vẽ. Gợi ý cách vẽ: - Ước lượng chiều cao Tìm tỉ lệ vật mẫu, vẽ phác khung hình chậu cảnh Nhìn mẫu vẽ các nét chính Vẽ chi tiết Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu Hoạt động 3: Thực hành. - Có thể cho một số HS vẽ theo nhóm trên khổ giấy A3. - GV yêu cầu: + HS làm bài như đã hướng dẫn. + GV theo dõi và hướng dẫn HS làm bài. Hoạt động 4.Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, xếp loại theo tiêu chí sau: + Đề tài. ( Nội dung) + Bố cục. (có chính, phụ) + Hình ảnh. ( phong phú, sinh động) + Màu sắc.( tươi sáng) 3. Củng cố dặn dò: - Có thể vẽ thêm tranh. - Chuẩn bị cho bài học sau. kĩ thuật lắp con quay gió ( tiết 3 ) i:Mục tiêu: - Giúp HS : - Thực hành lắp con quay gió đúng quy trình kĩ thuật. Ii:Chuẩn bị: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Hoạt động dạy- học: A:Bài cũ: - HS nêu các bộ phận cần lắp của con quay gió, thực hành lắp 1 trong các bộ phận đó. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HS thực hành lắp con quay gió. a, Chọn chi tiết: b, Lắp từng bộ phận: - HS đọc lại ghi nhớ. - GV nhắc nhở HS quan sátkĩ hình ở trong sgk, nội dung từng bớc lắp ghép. - GV lu ý HS một số điểm sau: + Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đúng vị trí của tấm lớn. + Phải cố định tạm 4 thanh thẳng11 lỗ bằng hai vít dài. +Lắp bánh đai vào trục. + Bánh đai phải đợc lắp đúng loại trục. + Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trígiá đỡ. + Trớc khi lắp trục phải lắp đai truyền. - HS thực hành lắp ghép. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. c, HS cất các bộ phận vừa lắp vào túi ni- lon để giờ sau ráp hoàn chỉnh con quay gió. 3. Củng cố dặn dò:
Tài liệu đính kèm: