Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 1

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 1

I) MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn .

- Học thuộc lòng một đoạn thư( Sau 80 năm . công học tập của các em). Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa trong sách giáo khoa

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A: Mở bài: GV nêu yêu cầu của việc học tiết tập đọc ở lớp 5.

B: Dạy bài mới:

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
tập đọc:
Thư gửi các học sinh
I) mục đích, yêu cầu
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn .
- Học thuộc lòng một đoạn thư( Sau 80 năm ... công học tập của các em). Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
II) đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong sách giáo khoa
III) các hoạt động dạy - học:
A: Mở bài: GV nêu yêu cầu của việc học tiết tập đọc ở lớp 5.
B: Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV dùng tranh giới thiệu chủ điểm và giới thiệu nội dung bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. GV chia đoạn, HS đọc nối tiếp nhau theo đọan (2-3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường...?
(+Đó là ngày khai trường của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước VN độc lập sau 80 năm bị thực dân pháp đô hộ.
+Từ ngày khai trường này các em được hưởng 1 nền giáo dục hoàn toàn VN)
+ Câu 2: Sau CM tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
(Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước trên hoàn cầu)
+ Câu 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
(HS phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn dể lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với ...)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- HS đọc nối tiếp theo đoạn, nêu cách đọc diễn cảm của từng đoạn.
- GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS đọc thầm theo cặp, một vài em thi đọc trước lớp chú ý nhấn giọng ở các từ: (xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, phần lớn)
d) Hướng dẫn HS học thuộc lòng:
 HS đọc thầm đoạn thư. GV tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
chính tả
TUầN 1
I) mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả "Việt Nam thân yêu".Không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2; thực hiện đúng BT3
II) đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập Tiếng việt lớp 5
III) các hoạt động dạy học:
A: Mở bài: 
 GV nêu yêu cầu của môn học.
B: Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn chính tả nghe viết:
- GV đọc bài chính tả trong SGK một lượt.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, quan sát hình thức trình bày thể thơ lục bát và chú ý những từ ngữ dễ viết sai: 
 biển lùa, dập dờn...
- HS gấp SGK, GV đọc từng dòng cho HS viết vào vở.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV chấm 4-5 bài. 
- Các HS còn lại đổi vở cho nhau để soát lỗi (đối chiếu với SGK).
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2:
 - 1HS đọc y/c.
 - GV nhắc HS: 
 + Ô trống có số 1 là bắt đầu bằng chữ ng/ngh.
 + Ô trống có số 2 là bắt đầu bằng chữ g/gh.
 + Ô trống có số 3 là bắt đầu bằng chữ c/k.
- HS làm bài vào VBT.
- GV hướng dẫn HS chữa miệng.
Bài 3: 
 - HS đọc y/c rồi làm bài vào VBT.
 - HS chữa bài chốt lại quy tắc chính tả.
 Âm đầu c đứng trước e,i,ê viết là k trước các âm còn lại viết là c.(tương tự với ng/ngh, g/gh)
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương HS học tốt.
- Yêu cầu những em viết sai chính tả về nhà viết mỗi chữ sai một dòng và ghi nhớ quy tắc chính tả vừa học. 
Toán:
Ôn tập khái niệm về phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Biết đọc viết phân số ; biết biẻu diễn một phépchia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Đồ dùng dạy học : 
 Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn: 
 Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba. 
- Gọi một vài HS nhắc lại rồi làm tương tự với các tấm bìa còn lại. 
- Cho HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần trăm là các phân số. 
Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. 
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết 1: 3; 4: 10; 9:2;  dưới dạng phân số. Chẳng hạn:1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: một phần ba là thương của 1 chia 3. Tương tự với các phép chia còn lại. GV giúp HS nêu như ý 1) Trong SGK. (Có thể dùng phân số để ghi kết quả phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho).
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2) 3), 4).
Hoạt động 3: Thực hành
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK Toán 5 rồi chữa bài. . Khi chữa bài phải chữa theo mẫu.
- Bài 1: HS làm miệng.
HS đọc và nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số.
- Bài 2, 3, 4: HS làm bài vào vở ô li.
gọi HS chữa bài trên bảng lớp. 
 Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò
 Về làm bài tập trong VBT.
Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
luyện từ và câu:
Từ ĐồNG NGHĩA
I) mục đích, yêu cầu:
- HS hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1 , BT2( 2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa , theo mẫu BT3. HS khá , giỏi có thể đặt nhiều hơn.
II) đồ dùng dạy học: 
 - VBT Tiếng việt lớp 5
 - Bảng nhóm để làm bài tập 2-3.
III) các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Phần nhận xét:
Bài 1: - 1 HS đọc to nội dung BT1; Cả lớp theo dõi SGK.
 - 1 HS đọc to từ in đậm GV ghi bảng.
a) Xây dựng - kiến thiết.
b)Vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm.
- HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi câu văn xem chúng giống nhau hay khác nhau.
- GV chốt : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy gọi là từ đồng nghĩa.
Bài 2: - 1HS đọc y/c; làm bài cá nhân.
 - HS phát biểu ý kiến, GV chốt ý:
+ Xây dựngvà kiến thiết thay thế được cho nhau - Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế được - Từ đồng nghĩa không hoàn
3. Phần ghi nhớ: 
- 2-3 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
- Y/c HS nhắc lại ghi nhớ và học thuộc ghi nhớ.
4 . Phần luyện tập:
Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu; rồi làm bài vào VBT một vài HS làm vào bảng nhóm.
 - HS trình bày kết quả, GV chốt lại lời giải đúng.
+ Nước nhà - non sông.
+ Hoàn cầu - năm châu.
Bài 2: Tiến hành như bài 1
kết quả: + Đẹp : đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh, xinh xắn, xinh tươi,...
 + To lớn: To, lớn, to đùng, to tướng,...
 + Học tập: Học, học hành, học hỏi,...
Bài 3:
 - HS đọc yêu cầu rồi làm bài vào vở nháp; HS nối tiếp nhau trình bày
 - HS viết những câu văn đúng vào VBT.
5. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét, đánh giá tiết học
- Y/c HS học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài tiết sau.
Toán:
Ôn tập: tính chất cơ bản của phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. 
 - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. 
II. Chuẩn bị: GV kiểm tra sách vở của HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
*Hoạt động 1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số. 
5x
6x
 - GV hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1, chẳng hạn có thể nêu thành bài tập dạng: = = , HS chọn một số thích hợp để điền số đó vào ô trống. 
 - Tiếp đó HS tự tính các tích rồi viết viết tích vào chỗ chấm thích hợp. Chẳng hạn: 
 = hoặc =;.
Cho HS nêu nhận xét thành một câu khái quát như SGK. 
- Tương tự với ví dụ 2. Sau cả 2 ví dụ, GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số (như SGK).
 *Hoạt động 2: ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. 
- GV hướng dẫn HS tự rút gọn phân số . Lưu ý HS nhớ lại:
+ Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
+ Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa (tức là nhận được phân số tối giản).
GV cho HS làm bài tập 1 trong SGK Toán 5.
Chú ý: Khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra: Có nhiều cách rút gọn phân số, cách nhanh nhất là chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chia hết cho số đó.
GV hướng dẫn HS tự quy đồng mẫu số các phân số nêu trong ví dụ 1 và ví dụ 2 (SGK), tự nêu cách quy đồng mẫu. 
Cho HS làm bài tập 2 
Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò
 Ôn lại các rút gọn phân số 
kể chuyện:
Lý Tự Trọng
I) mục đích, yêu cầu:
+Dựa vào lời kể của GVvà tranh minh họa HS kể đượcôtàn bộ câu chuyện và hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
+Hiểu ý nghĩa của câu truyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
II) đồ dùng dạy học:
 Tranh trong SGK
III) các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu tên bài và sơ lược về Lý Tự Trọng
2. Giáo viên kể chuyện: (2 lần)
- Lần 1:
 +HS nghe kể nêu tên nhân vật GV ghi bảng: Lý Tự Trọng, Lơ-grăng, luật sư.
 +GV giải nghĩa một số từ khó: Mít tinh, luật sư, thanh niên, quốc tế ca.
- Lần 2:
 GV kể theo tranh treo trên bảng lớp.
3. Hướng dẫn học sinh kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu trong SGK.
 - Trao đổi nhóm đôi viết lời thuyết minh cho 6 tranh. 
 - HS phát biểu ý kiến, chốt ý chung.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. Kể theo nhóm 4(từng đoạn- cả truyện)
- HS thi kể trước lớp theo nhóm, cá nhân.
- Bình chọn HS kể hay nhất, tự nhiên nhất.
GV nhắc HS:
+ Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời kể của cô.
+ Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu truyện.
 - HS trao đổi về ý nghĩa câu truyện dựa vào các câu hỏi sau:
? Vì sao người coi ngục gọi anh là "ông nhỏ"?
? Bạn hãy nhắc lại lời Lý Tự Trọng gạt phắt lời luật sư bào chữa cho anh?
? Câu truyện giúp bạn hiểu điều gì?...
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn học sinh về nhà luyện kể nhiều lần; chuẩn bị bài tuần sau
Đạo đức:
Em là học sinh lớp 5
I - Mục tiêu: HS biết:
- Biết HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường , cần phải gương mẫu cho các em ở lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập , rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.
- Biết nhắc nhở các bạn càn có ý thức rèn luyện
II – Tài liệu và phương tiện
- Các bài hát về chủ đề Trường em.
III- Các hoạt động dạy – học 
 1 / Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em ... g nghĩa
I) mục đích, yêu cầu:
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1) ; xếp được các nhóm từ vào các nhóm từ đồng nghĩa(BT2).
- Biết viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa đã cho.
II) đồ dùng dạy học: 
 Vở bài tập.
III) các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
Chữa bài tập 2 ở tiết trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm, trao đổi bài theo nhóm đôi và làm bài tập.
- HS phát biểu chữa bài, chốt lại lời giải đúng:
Các từ : Mẹ, má, u, bu, bầm, mạ là các từ đồng nghĩa.
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu 1HS giải thích yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Đại diện HS trình bày bài.
- HS khác nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
+ Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
+ Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, hiu hắt, vắng teo.
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GV nhắc lại nhấn mạnh yêu cầu.
- HS suy nghĩ viết đoạn văn .
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- HS khác nhận xét, bổ xung cho bạn.
- GV nhận xét bài của từng học sinh.
- HS và GV bình chọn bài viết hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Yêu cầu những học sinh viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
Kĩ THUậT
 Đính khuy hai lỗ
(Tiết 2)
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
 II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ)với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.
+ 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
+ Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30cm.
+ Chỉ khâu, len hoặc sợi.
+Kim khâu len và kim khâu thường.
+ Phấn vạch, thước(có vạch chia thành từng xăng-ti-met), kéo
III- Các hoạt động dạy học – học 
Hoạt động 1. HS thực hành
- HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 (vạch dấu các điểm đính khuy) và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của HS.
- GV nêu yêu cầu và Thời gian thực hành: Mỗi HS đính 2 khuy trong Thời gian khoảng 50 phút. Hướng dẫn HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng.
- HS thực hành đính khuy hai lỗ. GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm để các em trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật hoặc hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
Hoạt động 2. Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. :chỉ định một số HS hoặc một vài nhóm trưng bày sản phẩm.
- Gọi HS nêu các yêu cầu của sản phẩm (ghi ở phần đánh giá trong SGK). GV ghi các yêu cầu của sản phẩm lên bảng để HS dựa vào đó đánh giá sản phẩm.
- Cử 2-3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật, chắc chắn và vượt mức quy định được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
Hoạt động 3: nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và thực hành của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị vải, khuy bốn lỗ, kim, chỉ khâu để học bài sau
Khoa học
Cơ thể chúng ta được hình hành như thế nào?
I- Mục tiêu : HS có khả năng:
	- Nhận biết: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
II- Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
Bước 1: GV đặt câu hỏi cả lớp nhớ lại bài học trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.VD:
1. Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính mỗi người?
a) Cơ quan tiêu hoá
b) Cơ quan hô hấp
c) Cơ quan sinh dục
2. Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
a) Tạo ra trứng
b) Tạo ra tinh trùng.
Bước 2:GV giúp HS kết luận:
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh.
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Sau khi Thời gian dành cho HS làm việc, GV gọi một số HS trình bày. 
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- Sau khi dành Thời gian cho HS làm việc, GV gọi một số HS lên trình bày.
Dưới đây là đáp án:
Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chình
Hình 3: Thai được 8 tuần, đã có hình dạng của đầu, mình, tay chân nhưng chưa hoàn thiện.
Hình 4: Thai được 3 tháng, đã có hình dạng của đầu, minh, tay, chân hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể.
Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng.
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Thứ 6 ngày 3 tháng 9 năm 2010
Toán:
Hỗn số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết cách và thực hành chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng trừ, nhân ,chia hai phân số để làm các bài tập..
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- GV giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào hình ảnh trực quan (như hình vẽ của SGK) để nhận ra có 2 và nêu vấn đề: 2 = ?
- GV hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề, chẳng hạn: Cho HS tự viết để có:
2 = 2 + = 
- Giúp HS tự nêu cách chuyển 2 thành rồi nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số (ở dạng khái quát như trong SGK).
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
 - Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách chuyển một hỗn số thành phân số.
Bài 2(a, c): Nên nêu vấn đề:
 Chẳng hạn, muốn cộng hai hỗn số 2 + 1 ta làm như thế nào?
 - Cho HS trao đổi ý kiến để thống nhất cách làm là:
 - Chuyển từng hỗn số thành phân số.
 - Thực hiện phép cộng các phân số mới tìm được.
- Cho HS tự làm phép cộng: 
VD : 2+ 1 rồi chữa bài. 
- Trên cơ sở bài mẫu đó, HS tự làm bài rồi chữa kết quả các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia hỗn số của bài 2.
- Cuối cùng nên cho HS tự nêu, chẳng hạn:
Muốn cộng (trừ, nhân, chia) hai hỗn số, ta chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính với hai phân số tìm được.
Bài 3: HS nêu vấn đề.
- GV nhắc HS chuyển các hỗn số thành phân số ròi mới thực hiện phép tính.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài (theo mẫu).
- Tiến hành như bài 2.
- GV cho HS nêu cách làm.
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò 
 Về làm bài tập trong VBT. 
.Tập làm văn:
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I) mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng.
- Biết thống kê được số học sinh trong lớp theo mẫu.
II) đồ dùng dạy học:
 Mẫu thống kê ở bài tập 2
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Một số HS đọc bài văn đã viết lại ở tiết trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
GV nêu yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân trả lời từng câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau trình bày kết quả, GV chốt lời giải đúng.
a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài.
b) Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức.
 + Nêu số liệu.
 + Trình bày bảng số liệu.
c) Tác dụng của bảng số liệu thống kê.
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài 2: 1học sinh đọc yêu cầu.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập 2.
- HS làm việc theo nhóm 4-5 em. Viết nội dung thảo luận vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung, chỉnh sửa.
- GV mời HS nêu tác dụng của bảng thống kê.
- HS viết vào VBT bảng thống kê đúng.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bảng thống kê, tác dụng của bảng thống kê và chuẩn bị bài sau.
ĐỊA LÍ
ĐỊA HèNH VÀ KHOÁNG SẢN
I - MỤC TIấU : 
Học xong bài này,HS : 
Nờu được một số đặc điểm chớnh của địa hỡnh: phần đất liền của Việt Nam diện tích là đồi núivà diện tích là đồng bằng
Kể được tờn một số loại khoỏng sản chính ở nước ta : than, sắt, a-pa-tit, bo-xit, dầu mỏ, khí tự nhiên
Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ ( lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, trường Sơn, đồng bằng Bắc Bộ , đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền trung.
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ( lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a- pa – tit ở Lào Cai , dầu mỏ , khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam.
HS khá , giaỏi : Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc - đông nam,cánh cung
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lý tự nhiờn VN. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A/ Kiểm tra bài cũ :
3 HS trả lời 3 cõu hỏi – SGK/68
B/ Bài mới : 
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học 
2/ Hoạt động 1:Tỡm hiểu địa hỡnh (làm việc cỏ nhõn.)
Bước 1 : GV yờu cầu HS đọc mục 1 và quan sỏt H1 – SGK rồi trả lời cỏc nội dung – SGV/80
Bước 2 :
- Một số HS nờu đặc điểm chớnh của địa hỡnh nước ta. 
- HS chỉ trờn bản đồ địa lớ tự nhiờn Việt Nam những dóy nỳi và đồng bằng lớn của nước ta.
- GV kết luận
3/ Hoạt động 2 :Tỡm hiểu Khoỏng sản( Làm việc theo nhúm)
Bước 1 : HS dựa vào hỡnh 2 - SGK và vốn hiểu biết trả lời cỏc cõu hỏi – SGV-80,81.
Bước 2 : Đại diện cỏc nhúm HS trả lời cõu hỏi; HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa kết luận.
- GV treo 2 bản đồ : Địa lớ TN VN và khoỏng sản VN và yờu cầu HS: 
+Chỉ trờn BĐ dóy HLS.
+Chỉ trờn BĐ đồng bằng Bắc Bộ.
+Chỉ trờn BĐ nơi cú mỏ A-pa-tớt.
4/ Củng cố, dặn dũ : 
- Trỡnh bày đặc điểm chớnh của địa hỡnh nước ta?
- GV nhận xét tiết học .
- Yêu cầu về nhà chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 1 - 2.doc