Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 14

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 14

I- MỤC TIÊU:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.

 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 14 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
I- Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 :- Kiểm tra bài cũ
 HS đọc bài Trống rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Giới thiệu bài- HS quan sát tranh chủ điểm Vì hạnh phúc con người. GV giới thiệu : Các bài đọc trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ, vì hạnh phúc của con người.
- Giới thiệu Chuỗi ngọc lam- một câu chuyện cảm động về tình cảm thương yêu giữa những nhân vật có số phận rất khác nhau.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) GV cùng 1 HS giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn – giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt lời của nhân vật:
-Lời cô bé ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm,
-Lời Pi-e : điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
-Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà.
Câu kết thúc bài đọc chậm rãi, đầycảm xúc.
Bài chia làm 2 đoạn: Đoạn 1 (Từ đầu đến đã cướp mất người anh yêu quý- cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé): Đoạn 2 (còn lại – cuộc đối thoại giữa Pi –e và chị cô bé)
- GV hỏi: truyện có mấy nhân vật?(chú Pi – e, cô bé, chị cô bé)
- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc: cô bé Gioan say mê ngắm chuỗi ngọc lam bày sau tủ kính, Pi-e đang nhìn cô bé từ sau quầy hàng.
b) GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài.
- Đoạn 1 (cuộc đối thoại giữa Pi –e và cô bé)
+ Từng tốp (mỗi tốp 3 HS ) tiếp nối nhau đọc 2-3 lượt. Đoạn này thành 3 đoạn nhỏ hơn để HS luyện đọc:
+Đoạn từ đầu đến chỗ cô bé nói: “Xin chú gọi lại cho cháu!”.
+Tiếp theo đến Pi –e đưa cho cô bé chuỗi ngọc và dặn “Đừmg đánh rơi nhé!”
+Đoạn còn lại.
GV lưu ý HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ : lễ Nô - en.
+ Từng HS luyện đọc đoạn 1.
+ HS đọc lướt lại đoạn 1, trao đổi, trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi 1. GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.
Câu 1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
(Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị nhân ngày lễ Nô - en. Đó là người chi đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.)
Câu 2: Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
(Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc)
Câu hỏi bổ sung: Chi tiết nào cho biết điều đó?
(Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn tay một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi –e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền)
+ Ba HS phân vai (người dẫn chuyện, Pi – e, cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 1. GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm, thể hiện đúng lời các nhân vật. Sau đó mời 2 tốp HS (mỗi tốp 3 em) thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai.
- Đoạn 2 (cuộc đối thoại giữa Pi - e và chị cô bé)
+ Từng tốp - mỗi tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2.Đoạn này thành 3 đoạn nhỏ hơn (Đoạn a từ Ngày lễ Nô en tới đến câu trả lời của Pi - e Phải. Đoạn b đến bằng toàn bộ số tiền em có. Đoạn c còn lại). GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm trong câu “ThưaCó phải ngọc thật không?”(thể hiện thái độ tế nhị nhưng thẳng thắn của nhân vật – ngần ngại khi nêu câu hỏi, nhưng vẫn hỏi); kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ giáo đường, 
+ Từng cặp HS luyện đọc đoạn 2.
+ HS đọc đồng thời các câu hỏi 1, 2 ,3 ; sau đó từng nhóm đọc lướt đoạn 2, trao đổi; đại diện các nhóm thi trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn đại diện trả lời câu hỏi đúng nhất.
Gợi ý các câu trả lời:
Câu 3: Chị của cô bé tìm gặp Pi - e làm gì? 
(Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi – e không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi –e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá tiền bao nhiêu?)
Câu 4: Vì sao Pi – e nói rằng em bé đã trả giá rấtcao để mua chuỗi ngọc?
(Vì em đã mua chuỗi ngọc băng tất cả số tiền mà em dành dụm được./ Vì em bé đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị.)
Câu hỏi bổ sung: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
(Các nhân vật trong câu chuyện này đều là những người tốt. / Ba nhân vật trong câu chuyện đều là những người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau./)
GV: Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng: Người chi thay mẹ nuôi em từ bé. Em gái yêu chị, dốc hết tiền tiết kiệm để mua tặng chị món quà nhân ngày lễ Nô - en. Chú Pi – e tốt bụng muốn mang lại niềm vui cho hai chị em đã gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc đã đi tìm chủ tiệm để hỏi, muốn trả lại món hàng. Những con người trung hậu ấy đã đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.
- Ba HS phân các vai (người dẫn chuyện, Pi-e, chị cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 2. GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi , câu kể, câu cảm, thể hiện đúng lời các nhân vật. Sau đó mời 2 tốp HS (mỗi tốp 3 em) thi đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai.
- HS phân vai đọc diễn cảm bài văn.
- HS nêu ND, ý nghĩa bài văn (Ca ngợi những nhân vật trong truyện là những người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc, niềm vui cho người khác.).
Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học ; nhắc nhở HS hãy biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.
chính tả
 tuần 14
I- Mục tiêu:
1. Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong bài chuỗi ngọc lam
2. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vấn dễ lẫn: tr / ch hoặc ao / au.
II - đồ dùng dạy – học
- Từ điển HS ,Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Củng cố luật chính tả 
HS viết những từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x. VD: sương giá - xương xẩu, siêu nhân – liêu xiêu; 
- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhớ viết 
- GV đọc đoạn văn viết chính tả trong bài Chuỗi ngọc lam. HS theo dõi SGK.
- GV hỏi HS về nội dung đoạn đối thoại. (Chú Pi –e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị)
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ các em dễ viết sai. (VD: Trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ,..)
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. GV đọc cho các em soát lại toàn bài; chấm, chữa bài.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 - GV cho HS lớp mình làm BT2a; nêu yêu cầu của bài tập; lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ ngữ.
- HS trao đổi nhanh trong nhóm nhỏ. GV yêu cầu mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa cả 4 cặp tiếng trong bảng
- 4 nhóm HS thi tiếp sức. Mỗi em chạy lên bảng viết nhanh từ ngữ tìm được.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung; đánh giá các nhóm tìm được đúng nhanh nhiều từ ngữ.
Bài tập 3- GV nhắc HS ghi nhớ điều kiện bài tập đã nêu : chữ ở các ô số 1 có vần ao hoặc an, chữ ở các ô số 2 bắt đầu bằng ch hoặc tr.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi.
- HS làm việc cá nhân, điền vào ô trống (trong VBT) hoặc viết những chữ đúng để hoàn chỉnh mẫu tin.
- 2-3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Mỗi HS làm bài xong, đọc lại mẩu tin đã được điền chữ hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm.
- Một HS đọc lại mẩu tin đã được điền chữ đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng : (hòn )đảo, (tự)hào, dạo (trầm), trọng, tàu , (tấp) vào, trứơc (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại)
Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những từ đã ôn luyện để không viết sai chính tả. Về nhà tìm thêm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ ch (hoặc có vần ao / au).
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên 
thương tìm được là một số thập phân
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có thương là một số thập phân.
- Bước đầu thực hiện được phép chia qua những số tự nhiên cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học- Bảng quy tắc như trong SGK viết vào bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia
VD 1: GV nêu bài toán ở ví dụ1, rồi hướng dẫn HS nêu phép tính giải toán và hướng dẫn HS thực hiện các phép chia theo 4 bước như SGK.
- GV có thể đặt tính 4 lần ứng với 4 bước thực hiện phép chia. Nhấn mạnh các câu trong ngoặc ở SGK.
* Tương tự ở VD 2
- Cho HS tự nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
- GV nêu miệng những nội dung cơ bản trong quy tắc để HS ghi nhớ.
- GV treo bảng quy tắc và giải thích kĩ các bước thực hành chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( a ) GV nêu hai phép chia 75 : 12( = 6,25) lên bảng và yêu cầu học sinh làm vào vở. Một HS lên bảng làm tính 882: 36 (= 24,5).
Bài 2: Gọi một HS đọc đề toán. HS cả lớp làm vào vở. Gọi một HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
May 25 bộ quần áo : 70 m vải 	Bài giải 
6 bộ : ....m vải ? Một bộ quần áo may hết số mét vải là : 
 70 : 25 = 2,8 ( m )
 6 bộ quần áo may hết số vải là : 
 6 x 2,8 = 16,8 ( m )
Yêu cầu HS nêu cách làm sau đó tự làm.GV hướng dẫn cho HS yếu
Bài 3 :(không bắt buộc) HS lên bảng thi làm 
 = 0,4 = 3, 6 
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
Về làm bài tập trong VBT .
 Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Luyện từ và câu
ôn tập về từ loại
I- Mục tiêu:
1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về các loại danh từ, dại từ; quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ.
ii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 :củng cố cách đặt câu 
HS đặt câu sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học.
- Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1:Củng cố danh từ chung danh từ riêng
- HS đọc yêu cầu của bài tập; trình bày định nghĩa danh từ chung và danh từ riêng đã học ở lớp 4.
 Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
 - GV nhắc HS chú ý: bài có nhiều danh từ chung, mỗi em cần tìm được 3 danh từ chung, nếu tìm được nhiều hơn càng tốt.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm da ... uộc)
Bài 4: HS đọc đề toán
- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng
- GV gọi một HS lên bảng giải sau đó nhận xét.
Bài giải
 Diện tích hình vuông cạnh 25m là:
25 x 25 = 625 (m2)
Chiều dài hình chữ nhật là:
 625 : 12,5= 50 (m)
 Đáp số: 50 m
. Hoạt động5 : Củng cố – dặn dò
- Về làm bài tập trong VBT 
Luyện từ và câu
ôn tập về từ loại
I- Mục tiêu:
1. Hệ thống hoá những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
II - đồ dùng dạy – học
- Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Củng về từ loại 	 
HS tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong 4 câu sau:
Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe:
- Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
(danh từ chung: bé, vườn, chim, tổ: danh từ riêng: Mai, Tâm; đại từ chúng, cháu)
- Giới thiệu bài
ở lớp 4 và lớp 5, các em đã học 5 từ loại. Chúng ta đã ôn tập về danh từ, đại từ. Trong tiết học này, sẽ ôn tập 3 từ loại nữa là động từ, tính từ, quan hệ từ.
Hoạt động 2. Phần nhận xét 
Bài tập 1 Củng cố về từ loại 
- Hai HS đọc nội dung BT1 (đọc cả bảng phân loại và M:) Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV mời HS nhắc lại những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. 
+ Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,..
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
- HS làm việc cá nhân. Các em đọc kĩ đoạn văn, phân loại từ, ghi kết quả vào bảng phân loại vào VBT 
- 2-3 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em trình bày kết quả phân loại. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm.
- Một HS đọc kết qủa của bảng phân loại đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Trả lời, nhìn, vịn, thấy, hắt, lăn, trào, đón, bỏ
Xa, vời vợi, lớn
Qua, ở, với
Bài tập 2 : 
- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
- Một, hai HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
- HS làm việc cá nhân. Từng em dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. Sau đó, chỉ ra 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ dùng trong đoạn văn (GV khuyến khích HS giỏi tìm được nhiều từ hơn.)
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài. GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại (đã yêu cầu) trong đoạn văn.
 M : Trưa tháng 6 nắng như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như ai nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Còn lũ cua nóng không chịu được ngoi lên bờ. Thê mà, giữa trời nắng chang chang, mẹ em lội ruộng cấy lúa. Mẹ đội chiếc nón lá, gương mặt mẹ đỏ bừng. Lưng phơi giữa nắng, mồ hôi mẹ ướt đẫm chiếc áo cánh nâu Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ.
Động từ
đổ, nấu, chết, nổi, chịu, ngoi, lội, cấy, đội, cúi, phơi, chứa
Tính từ
Nóng, lềnh bềnh, nắng, chang chang, đỏ bừng, ướt đẫm, vất vả
Quan hệ từ
ở, trên, như, còn, thế mà, giữa, dưới, mà, của
Hoạt động nối tiếp 
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
kĩ thuật: 
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
I - Mục tiêu: HS cần phải:
Làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn.
II - Đồ dùng dạy học
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
Tiết 3
Hoạt động 1. HS thực hành làm sản phẩm tự chọn
- Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.
- HS thực hành nội dung tự chọn. GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và có thể hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng.
Hoạt động 2. Đánh giá kết quả thực hành
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK .
- HS báo cáo kết quả đánh giá.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân.
Hoạt động 3: nhận xét – dặn dò
- Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “ Lợi ích của việc nuôi gà”.
Khoa học :
Xi măng
I.Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết:
	- Kể tên vật liệu đợc dùng để sản xuất xi măng.
	-Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
II.đồ dùng dạy – học :
 Hình và thông tin trang 58,59 SGK 
III.Hoạt động dạy – học:
A-Kiểm tra bài cũ : Đọc mục bạn cần biết.
B-Dạy –Học bài mới:
Hoạt động 1: thảo luận
* Mục tiêu: HS kể đợc tên một số nhà máy xi măng ở nớc ta
* Cách tiến hành: GV cho HS thảo luạn các câu hỏi:
- ở điạ phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nớc ta.
Hoạt động 2: thực hành xử lí thông tin.
* Mục tiêu: Giúp HS :
`	- Kể được tên các vật liệu đợc dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK, các nhóm khác bổ sung. 
GVkết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều đợc sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện,
Hoạt động 3: Củng cố –Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán:
 Chia một số thập phân cho một số thập phân
I. Mục tiêu:Giúp HS hiểu:
- Biết thực hiện được phép chia số thập phân cho số thập phân.
- Vận dụng để giải bài toán có liên quan
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp ( bảng phụ ) quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
a. Ví dụ 1: GV nêu bài toán ở ví dụ 1. Hướng dẫn HS nêu tóm tắt bài toán bằng phép chia: 23,56 : 6,2
- Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 (như SGK).
- GV động viên để nhiều HS phát biểu các thao tác để thực hiện phép chia 23,56 : 6,2.
- GV ghi tóm tắt bước làm lên góc bảng.
b. Ví dụ 2: GV nêu phép chia ở ví dụ 2, cho HS vận dụng cách làm ở ví dụ 1 để thực hiện phép chia. Lưu ý: GV cần nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước 
Từ đó phát biểu quy tắc chia số thập phân cho só thập phân
* GV treo bảng quy tắc lên bảng, giải thích cách thực hành đối với phép chia cụ thể. Gọi một số HS đọc quy tắc.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:( a, b , c) GV ghi phép chia lên bảng 19,72 : 5,8 , GV hướng dẫn để HS thảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có hai chữ số.
- Gọi một HS lên bảng làm bài.- GV hướng dẫn để HS thực hiện các phép chia còn lại ở Vở .
Bài 2: gọi một HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp ghi lời giải vào vở.
Tóm tắt
Bài giải
4,5 lít: 3,42kg 
1 lít dầu hoả nặng là:
8 lít: ....kg?
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
5 lít dầu hoả nặng là:
0,76 x 8 = 6,08 kg)
Đáp số; 6,08kg
Bài 3 : ( không bắt buộc) 
HS tóm tắt bài toán. GV hướng dẫn HS làm vì bài này là tìm số dư trong phép chia số thập phân , HS dễ nhầm lẫn : Giúp HS xác định vị trí dấu phẩy , từ đó tìm được số dư 
( 429,5 : 2,8 = 153 bộ) Hướng dẫn HS cách trả lời
Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò
- Về làm bài tập trong VBT .
 Tập làm văn
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I- Mục tiêu:
Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
- Kĩ năng hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp.
II - đồ dùng dạy – học
Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Củng cố thể loại văn biên bản 
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
- Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Một HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2 ,3 trong SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập: mời nhiều HS nói trước lớp: Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào (họp tổ, họp lớp, họp chi đội) ? Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
- GV nhắc HS chú ý trình bầy biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (mẫu là Biên bản đại hội chi đội)
1 HS đọc lại gợi ý 3.
- HS làm bài theo nhóm (4 HS ) – nên tập hợp những HS cùng muốn viết biên bản cho 1 cuộc họp cụ thể nào đó.
- Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những biên bản viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin viết nhanh)
Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết TLV đầu tuần 15- Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
địa Lí
giao thông vận tải
I - MỤC TIấU : Học xong bài này,HS : 
Biết nước ta cú nhiều loại hỡnh về phương tiện giao thụng. Loại hỡnh vận tải đường ụ tụ cú vai trũ quan trọng nhất trong việc chuyờn chở hàng húa và hành khỏch.
Nờu được một vài đặc điểm phõn bố mạng lưới giao thụng của nước ta. 
Xỏc định được trờn BĐ giao thụng Việt Nam một số tuyến đường giao thụng, cỏc sõn bay Quốc tế và cảng biển lớn.
Cú ý thức bảo vệ cỏc đường giao thụng và chấp hành luật giao thụng khi đi đường.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ giao thụng VN.
Một số tranh ảnh về loại hỡnh và phương tiện giao thụng
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A/ Kiểm tra bài cũ :
- 3 HS trả lời 3 cõu hỏi – SGK.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học 
2/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu cỏc loại hỡnh giao thụng vận tải (làm việc cỏ nhõn )
Bước 1 : GV cho HS quan sỏt H1 SGK
- HS trả lời cõu hỏi ở mục 1 SGK
Bước 2 : GV kết luận như SGV / 109 
- Vỡ sao loại hỡnh vận tải đường ụ tụ cú vai trũ quan trọng nhất ? 
3/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu Phõn bố một số loại hỡnh giao thụng
 (Làm việc cỏ nhõn)
Bước 1 : HS làm bài tập ở mục 2 trong SGK – GV gợi ý như SGV/110 
Bước 2 : HS trỡnh bày kết quả, chỉ trờn bản đồ vị trớ đưũng sắt Bắc - Nam , QL 1A, Cảng biển.
GV kết luận – SGV/110
- Hiện nay nước ta đang xõy dựng tuyến đường nào để phất triển kinh tế – xó hội ở vựng nỳi phớa tõy của nước ta?
- GV giảng thờm như SGV/111
4/ Củng cố, dặn dũ : 
Nước ta cú những loại hỡnh giao thụng vận tải nào ? 
Về nhà học bài và đọc trước bài 15/98

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 14.doc