Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 17

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 17

I- MỤC TIÊU:

1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn .

2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù , sáng tạo ,dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống cả thôn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Sử dụng tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1 Củng cố cách đọc bài

HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện , trả lời câu hỏi về nội dung bài

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
tuần 17
Tập đọc
Ngu công xã trịnh tường
I- Mục tiêu:
1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn .
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù , sáng tạo ,dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống cả thôn.
II - đồ dùng dạy – học
Sử dụng tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Củng cố cách đọc bài	
HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện , trả lời câu hỏi về nội dung bài
-Giới thiệu bài
Bài đọc Ngu công xã Trịnh Tường sẽ cho các em biết về một người dân tộc Dao tài giỏi, không những biết cách làm giàu cho bản thân mình mà còn biết làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lê n thành thôn có mức sống khá.
Hoạt động 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài	
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
- Chia bài làm 3 phần để luyện đọc:
+ Phần 1: từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
+ Phần 2: từ Con nước nhỏ.đến như trước nữa.
+Phần 3: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài; giải nghĩa thêm các từ tập quán (thói quen), canh tác (trồng trọt). 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý mục 1.1)
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc lướt phần 1 và cho biết :
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
 (ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.)
- HS đọc lướt phần 2 và cho biết : Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thông PHù Ngan đã thay đổi như thế nào?
 (Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.)
- HS đọc lướt phần 3 và cho biết : ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
 (Ông hướng dẫn bà con trồng câu thảo quả.)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 (Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó./ Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá./ Muốn cho cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm/
- HS nêu ND, ý nghĩa bài văn .
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV Hướng dẫn HS đọc toàn bài; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc đoạn 1. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ sau: ngỡ ngàng, ngoằn nghèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt một năm trời, bố ncây số, xuyên đổi, vận động, mở rộng, vơ thêm.
- HS đọc nối tiếp đoạn. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
Hoạt động nối tiếp	
- GV nhận xét tiết học 
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn.
chính tả
Tuần 17
I- Mục tiêu:
1. Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con.
2. Làm đúng bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.( BT2)
II - đồ dùng dạy – học
- Vở bt .
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Củng cố luật chính tả	
- HS làm lại BT2 hoặc 3 trong tiết Chính tả trước.
- Giới thiệu bài: 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe – viết	
- GV đọc bài viết chính tả .
- HS nêu ND bài viết .
- HS viết các chữ số, tên riêng, từ ngữ khó (51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,)
- GV đọc – HS viết bài .
- HS đổi chéo vở soát bài .
- GV thu chấm 1/3 lớp – Nêu nhận xét
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả	
Bài tập 2 
Câu a
- HS đọc BT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
Câu b:
- HS đọc BT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Tiếng xôi bắt vần với tiếng dội
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
- GV nói thêm: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8.
Hoạt động nối tiếp	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần của tiếng.
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Ôn lại phép chia số thập phân.
- Tiếp tục củng cố các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
- BT cần làm 1(a,b) , 2,3
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn các phép tính với số thập phân
Bài 1: HS thực hiện phép chia vào vở. Sau đó chuyển cho nhau kiểm tra lại lời giải theo yêu cầu của GV.
Bài 2: HS tự làm
HS cùng bàn kiểm tra kết quả lẫn nhau.
a. (75,6 - 21,7) : 4 + 22,82 x 2 =
= 53,9 : 4 + 45, 64 = 13,475 + 45,64 = 59,115
b. 21,56 : (75,6 - 0,177 = 2,2 - 0,177 = 2,023.
Đối với HS khá, giỏi nên khuyến khích tập luyện tính theo hàng ngang (không đặt phép tính, ngoài trường hợp phép chia 21,56 : 9,8).
	Hoạt động 2: Ôn giải toán
Bài 3: HS đọc đề
- Thảo luận và nêu cách làm
- GV công nhận kết quả đúng.
- HS làm bài
Số tấn thóc tăng thêm (từ năm 1995 đến năm 2000) là:
8,5 - 8 = 0,5 (tấn)
Số phần trăm tăng thêm là: 0,5 : 8 = 0,0625 = 6,25%
Đáp số: 6,25%
(Số phần trăm tăng thêm được tính so với số thóc năm 1995)
Bài giải phần b gồm 2 bước tính:
Số tấn thóc tăng thêm (từ năm 2000 đến năm 2005) là:
8,5 x 6,25 : 100 = 0,53125 (tấn)
Số tấn thóc thu hoạch năm 2005 là:
0,53125 + 8,5 = 9,03125 (tấn)
Đáp số: 9,03125 tấn
Điểm khó với HS ở đây là diễn đạt câu lời giải, GV nên để cho các em diễn đạt theo cách của mình, chỉ sửa lại nếu thực sự cần thiết.
Bài 4: (không bắt buộc)
Câu trả lời đúng là D. HS khá, giỏi suy nghĩ thêm các phép tính ở mỗi phần A, B, C tính cái gì (để các em rèn luyện thêm cách suy nghĩ mở và ngược chiều).
Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò
Về làm bài tập trong VBT.
 Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
ôn tập về cấu tạo từ
I- Mục tiêu:
Tìm và phân loại được từ đơn , từ phức , từ đồng nghĩa , từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
ii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 : Củng cố về từ đồng nghĩa 	
HS làm lại các BT1, của tiết LTVC trước.
- Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập	
Bài tập 1 Củng cố về từ đơn từ phức
- HS đọc BT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 4: Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? HS phát biểu ý kiến. 
+ Tổ chức cho HS làm việc và báo cáo kết quả (HS tự làm bài vào VBT, Hai HS làm bài trên bảng lớp). GV và cả lớp nhận xét, góp ý toàn bài.
- Lời giải:
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ở trong khổ thơ
Hai, bước, đi, trên, cát, ảnh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn
Cha, con, mặt trời, chắc nịch
Rực rỡ, lênh khênh
Từ tìm thêm
VD: nhà, cây ,hoa, lá, dừa, ổi, mèo, thỏ,..
VD: trái đất, hoa hồng, sầu riêng, sư tử, cá vàng,
VD: nhỏ nhắn, lao xao, thong thả, xa xa, đu đủ,
Bài tập 2 Củng cố về từ đồng nghĩa ,trái nghĩa 
- GV dạy theo quy trình ở BT1.
- Lời giải:
Bài tập 3 Củng cố từ đồng nghĩa
- HS đọc BT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi nhóm.
- GV gợi ý để HS trả lời nhưng không yêu cầu HS thể hiện thật chính xác:
Bài tập 4 : Củng cố từ trái nghĩa 
- HS đọc BT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Có mới nới cũ./ Xấu gỗ, tốt nước sơn./ Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Hoạt động nối tiếp	
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức cần ghi nhớ trong các bài LTVC ở sách Tiếng Việt 4: Câu hỏi và dấu chấm hỏi (tập một, tr.131), câu kể (tập một, tr. 161), câu khiến ( tập hai, tr. 88), Câu cảm ( tập hai, tr. 121), các kiểu câu kể Ai làm gì? (tập một, tr. 166, 171; tập hai tr. 6), Ai thế nào? (tập hai, tr. 23, 29, 36), Ai làm gì? (tập hai, tr. 57, 61, 68)
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Rèn kỹ năng giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- BT cần làm ( 1,2,3)
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn các phép tính với số thập phân , chuyển hỗn số thành phân số
Bài 1: Cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân
 GV hướng dẫn theo các bước 
 + Hỗn số -> hỗn số có phần phân số là phân số thập phân
+ Hỗn số có phần phân số là phân số thập phân -> số thập phân
HS làm bài, Sau đó chuyển cho nhau kiểm tra lại kết quả theo yêu cầu của GV.
Bài 2: HS tự làm
HS cùng bàn kiểm tra kết quả lẫn nhau.
 X x 1,2 – 3,45 = 4,68
 X x 1,2 = 4,68 + 3,45
 X x 1,2 = 8,13
 X = 8,13 : 1,2
 X = 6,775 
Hoạt động 2: Ôn giải toán
Bài 3: HS đọc đề
 Thảo luận và nêu cách làm
 GV công nhận kết quả đúng, HS làm bài
Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò
Về làm bài tập trong VBT 
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục tiêu:
- Biết tìm và kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác.
- Biết trao đổi với các bạn về về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II - đồ dùng dạy – học
- Bảng lớp viết đề bài.
iii- các hoạt động dạy
Hoạt động 1 Củng cố cách kể câu chuyện tiết trước	
HS kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Giới thiệu bài
Trong tiết KC hôm nay, tiếp tục chủ điểm Vì hạnh phúc con người, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện	
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài. Chú ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- GV kiểm tra việc HS tìm truyện.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi KC trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Hoạt động nối tiếp	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
Đạo đức:
 Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 2)
I - Mục tiêu: Học bài xong này, HS biết:
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống).
II  ... rưởng và phát triển?
- GV đặt tiếp câu hỏi: các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu? (Từ nhiều loại thức ăn khác nhau). 
- Kết luận hoạt động 1
Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS Kể tên các loại thức ăn nuôi gà. 
- Một số HS trả lời câu hỏi
- Nhắc lại tên các thức ăn nuôi gà.
Hoạt động 3. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK.
- GV đặt câu hỏi: thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn.
- Chỉ định một số HS trả lời.
- Nhận xét và tóm tắt, bổ sung các ý trả lời của HS. - HS thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà.
- Giới thiệu phiếu học tập ,tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ, vị trí thảo luận cho các nhóm. 
- Tổ chức cho đại diện từng nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận về tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường. HS khác nhận xét và bổ sung.
- Tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét giờ học và thu kết quả thảo luận của các nhóm sẽ trình bày trong tiết 2.
khoa học
ôn tập và kiểm tra học kì I
I- Mục tiêu
Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
	- Đặc điểm giới tính
	- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân
	- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học
II- đồ dùng dạy – học
- Hình trang 68 SGK.
- Phiếu học tập
III- Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: làm việc với phiếu học tập
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
	- Đặc điểm giới tính
	- Một só biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
Từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở bài tập theo mẫu sau:
Phiếu học tập
Câu 1: Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
Câu 2: Đọc yêu cầu của bài tập ở mục Quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng sau:
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
Hình 1
Hình 2
 Hình 3
Hình 4
Bước 2: Chữa bài tập
GV gọi lần lượt một số HS lên chữa bài (các em tự đánh giá hoặc đổi chéo bài nhau).
Dưới đây là đáp án:
Câu 1: Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS thì bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu.
Câu 2:
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
Hình 1
- Sốt xuất huyết
- Sốt rét
- VIêm não
Những bệnh đó lây do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi truyền sang cho người lành và truyền vi-rút gây bệnh sang người lành.
Hình 2
- Vêm gan A
- Giun
Các bệnh đó lây qua đường tiêu hoá. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bênh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng.
 Hình 3
- Viêm gan A
- Giun
- Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả, lị,)
Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác. vì vậy, cần uống nước đã đun sôi
Hình 4
- Vêm gan A
- Giun, sán
- Ngộ độc thức ăn
- Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả, lị,)
Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, cần ăn thức ăn chín, sạch.
Hoạt động 2: thực hành
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu. Ví dụ:
- Nhóm 1 làm bài tập về tính chất, công dụng của tre; sắt, các hợp kim của sắt; thuỷ tinh.
- Nhóm 2 làm bài tập về tính chất, công dụng của đồng; đá vôi; tơ sợi.
- Nhóm 3 làm bài tập về tính chất, công dụng của nhôm; gạch, ngói; chất dẻo.
- Nhóm 4 làm bài tập về tính chất, công dụng của mây, song; xi măng; cao su.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 69 SGK và nhiệm vụ GV giao; cử thư kí ghi vào bảng theo mẫu sau:
TT
Tên vật liệu
Đặc điểm \ tính chất
Công dụng
1
2
3
Bước 3: Trình bày và đánh giá
Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Đối với các bài chọn câu trả lời đúng:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
Dưới đây là đáp án:
2.1-c; 2.2 – a; 2.3 – c; 2.4- a;
Hoạt động 3: trò chơi “ đoán chữ”
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “ Con người và sức khoẻ”
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm
- Luật chơi: Quản trò đọc câu thứ nhất: “ Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì?”, người chơi có thể trả lời luôn đáp án hoặc nói tên một chữ cải như : chữ T. Khi đó quản trò nói: “ Có 2 chữ T”, người chơi nói tiếp : “chữ H”, quản trò nói: “ Có 2 chữ H”,
- Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc
Bước 2: 
- HS chơi theo hướng dẫn ở bước 1
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Dưới đây là đáp án:
Câu 1. Sự thụ tinh Câu 2. Bào thai (hoặc thai nhi)
Câu 3. Dậy thì Câu 4. Vị thành niên
Câu 5. Trửơng thành Câu 6. Già
 Câu 7. Sốt rét Câu 8. Sốt xuất huyết
 Câu 9. Viêm não Câu 10. Viêm gan A
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
 GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Toán:
Hình tam giác
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có ba đỉnh, ba góc, ba cạnh.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học
- Các dạng hình tam giác.
- Êke.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- HS chỉ ra ba đỉnh, ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên ba góc, ba cạnh của một hình tam giác.
Hoạt động 2: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác (theo góc)
- GV giới thiệu đặc điểm:
+ Tam giác có ba góc nhọn.
+ Tam giác có một góc tù và hai góc nhọn
+ Tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.
- HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc) trong tập hợp nhiều hình hình học.
Hoạt động 3: Giới thiệu đáy và đường cao tương ứng
Giới thiệu hình tam giác ABC Nêu tên đáy (BC) và chiều cao (AH).
Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh (A) vuông góc với đáy tương ứng (BC) gọi là chiều cao của hình tam giác (ABC).
- HS tập nhận biết chiều cao của hình tam giác (dùng êke) trong các trường hợp:
Hoạt động 4: Thực hành 
Bài 1: HS viết tên ba cạnh và ba góc của mỗi hình tam giác.
Bài 2: HS dùng êke vẽ đường cao tương ứng với đáy MN.
Bài 3:( không bắt buộc)
 HS vẽ một đường chéo của hình tứ giác để tạo thành 2 tam giác
Bài 4:(không bắt buộc)
a.Hình chữ nhật ABCD có 18 ô vuông
Hình tam giác ABC có 9 ô vuông
b. Hình chữ nhật MNPQ có 24 ô vuông
Hình tam giác EQP có 12 ô vuông.
Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò
Về làm bài tập trong VBT.
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I- Mục tiêu:
1. Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người.
2. Nhận biết được lỗi trong bài văn, tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
II - đồ dùng dạy – học
Bảng phụ viết 4 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người) ở tuần16
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 Củng cố về viết đơn	
GV kiểm tra vở, chấm điểm đơn xin được học môn học tự chọn từ 1-2 HS.
- Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.	
a) Nhận xét về kết quả làm bài
- Nhận xét chung về bài làm của cả lớp : 
+ Những ưu điểm chính:
+ Những sai sót, hạn chế:
b) Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS chữa bài.	
 GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng .
b) Hướng dãn HS sửa lỗi trong bài.
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bện canh để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS trong lớp. HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn : đoạn tả ngoại hình, tính tình hoặc hoạt động của nhân vật, đoạn mở bài hoặc kết bài.
Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho bài văn để nhận đánh giá tốt hơn.
- Dặn HS về nhà đọc lại các bài tập đọc; HTL đoạn văn, bài thơ có yêu cầu thuộc lòng trong SGK Tiếng Việt 5, tập một để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
địa lí
Ôn tập
I - mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế ở nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
II - đồ dùng dạy học:
 Các bản đồ : + Phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam
 + Bản đồ trống Việt Nam.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 sau đó trình bày kết quả trước lớp.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Để giúp HS đỡ phải ghi nhớ máy móc các kiến thức, trong khi HS làm các bài tập, GV treo bản đồ đã chuẩn bị trước trên lớp cho HS đối chiếu.
(Tất cả HS cùng làm các bài tập trong SGK, sau đó mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhó khác bổ sung để hoàn thiện khiến thức. HS chỉ trên bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.)
Kết luận:
1) Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
2) Câu a, e: sai; câu b, c, d: đúng; 
3) Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí minh.
- GV cho HS chơi trò chơi đố vui, đối đáp, tiếp sức về việc chỉ vị trí các thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
Hoạt động 2: Hoạt động nối tiếp.
- GV cho HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn tập.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of tuan 17.doc