Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 21

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 21

I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông

2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi xứ nước ngoài.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 21 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
Trí dũng song toàn
I- Mục đích – yêu cầu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông
2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi xứ nước ngoài.
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- kiểm tra bài cũ
HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Giới thiệu bài
Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta- danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Milnh cách đâu ngót 400 năm.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
- Hai, ba tốp HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn. Chia bài ra làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoat khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
Đoạn 3: từ Lần khác đến sai người ám hại ông.
Đoạn 4: Phần còn lại
khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS ; giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong SGK (trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ, giải nghĩa thêm các từ: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh) than (thanh thở), cống nạp (nạp:nộp).
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm baì văn. chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại:
Đoạn Giang Văn Minh than khóc – giọng ân hận, xót thương. Câu hỏi: Vậy tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?- giọng cứng cỏi. Đọan Giang Văn Minh ứng đối- giọng dõng dạc, tự hào (Bạch Đằng thưở trước máu còn loang)
Đoạn kết, đọc chậm, giọng xót thương.
b) Tìm hiểu bài
* Học sinh đọc thầm bàI văn và cho biết :
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để nhà vua Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu ThăngGV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh: đẩy vua Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệnh bắt nước Việt đóng giỗ Liễu Thăng.
- Nhắc lại vua nhà Minh dai người ám hại ông Giang Văn Minh- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn- HS nêu ND ,ý nghĩa bàI văn.
c). Đọc diễn cảm
- GV mời 5 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê thần Tông). GV hướng dẫn HS đọc đúng lời Giang Văn Minh và các nhân vật.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn : 
 - Chờ rất lâu mà vẫn không được vua Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc lóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!
Vua Minh phán:
-Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Trình tự hướng dẫn: GV đọc mẫu – Từng tốp 3 HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh) – HS thi đọc
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS kể câu chuyện về Giang Văn MInh cho người thân.
chính tả
tuần 21
I- Mục đích – yêu cầu
1. Nghe- viết đúng chính tả một đoạn của truyện Trí dũng song toàn
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r, d, gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
II - đồ dùng dạy – học
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 : 
 - kiểm tra bài cũ
HS viết những từ có chứa âm đầu r, d, gi hoặc ân chính o, ô.(Dựa vào BT2a hoặc 2b, tiết Chính tả, tuần 20)
-Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe- viết 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trí dũng song toàn. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì? (Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sau người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ)
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong dấu ngoặc kép, những chữ cần viết hoa, những chữ HS dễ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3. hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập (2)
- GV cho HS lớp mình làm BT2a
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài độc lập
- Mời 3-4 HS lên bảng thi làm bài nhanh (HS không nhìn bài của nhau)
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận người thắng cuộc là người tìm đúng, tìm nhanh, viết đúng chính tả, phát âm chính xác từ tìm được.
Lời giải:
BT2a – Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi
+ Giữ lại để dùng về sau: dành dụm, để dành
+ Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ.
+ Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành.
Bài tập (3)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 3a
- HS làm bài – các em viết vào VBT chữ cái r, d, gi (hoặc dấu hỏi / dấu ngã) thích hợp với mỗi chỗ trống trong bài.
- Mời 3-4 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng thi tiếp sức. HS cuối cùng của nhóm đọc lại b ài thơ (hoặc mẩu chuyện vui) sau khi đã điền hoàn chỉnh chữ cái hoặc dấu thanh thích hợp. Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài, cách phát âm cuả mỗi HS.
- HS nêu nội dung bài thơ (BT3a)
Lời giải:
BT3a:	+ Nghe cây lá rầm rì
+ Là gó đang dạo nhạc
+ Quạt dịu trưa ve sầu
+ Cõng nước làm mưa rào
+ Gió chẳng bao giờ mệt
+ Hình dáng gió thế nào.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dăn HS về nhà đọc bài thơ Dáng hình ngọn gió hoặc nhớ mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết để kể cho người thân.
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I - MỤC TIấU 
- Giỳp HS củng cố kĩ năng thực hành tớnh diện tớch của cỏc hỡnh đó học như hỡnh chữ nhật, hỡnh vuụng,...
 II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu cỏch tớnh 
- Thụng qua vớ dụ nờu trong SGK để hỡnh thành quy trỡnh tớnh như sau : 
+ Chia hỡnh đó cho thành cỏc hỡnh quen thuộc (cỏc phần nhỏ) cú thể tớnh được diện tớch. Cụ thể, chia hỡnh đó cho thành hai hỡnh vuụng và một hỡnh chữ nhật. 
- Xỏc định kớch thước của cỏc hỡnh mới tạo thành.
- Cụ thể : hỡnh vuụng cú cạnh là 20m hỡnh chữ nhật cỏc kớch thước là 70m và 40,1m. 
- Tớnh diện tớch của từng phần nhỏ, từ đú suy ra diện tớch của toàn bộ mảnh đất. 
2. Thực hành 
 Bài 1 : HS đọc bài trao đổi theo cặp tỡm cỏch tớnh, một số HS nờu cỏch tớnh. GV thống nhất cỏch làm 
- Cú thể chia hỡnh đó cho thành hai hỡnh chữ nhật tớnh diện tớch của chỳng, từ đú tớnh diện tớch của cả mảnh đất 
 Bài 2 : Hướng dẫn tương tự như bài 1, chia khu đất thành ba hỡnh chữ nhật. 
GV hướng dẫn để HS nhận biết một cỏch làm khỏc :
 + Hỡnh chữ nhật cú cỏc kớch thước là 141m và 80m bao phủ khu đất. 
+ Khu đất đó cho chớnh là hỡnh chữ nhật bao phủ bờn ngoài khoột đi hai hỡnh chữ nhật nhỏ ở gúc trờn bờn phải và gúc dưới bờn trỏi. 
+ Diện tớch của khu đất bằng diện tớch của cả hỡnh chữ nhật bao phủ trừ đi diện tớch của hai hỡnh chữ nhật nhỏ với cỏc kớch thước là 50m và 40,5m. 
3- HĐ nối tiếp : 
- Nhận xột chung giờ học
- Chuẩn bị bài : Luyện tập về tớnh diện tớch hỡnh (tiếp theo)
Thứ ba ngày 19 tháng 1năm 2010
toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tiếp theo)
I - MỤC TIấU 
- Giỳp HS củng cố kĩ năng thực hành tớnh diện tớch của cỏc hỡnh đó học như hỡnh chữ nhật, hỡnh tam giỏc, hỡnh thang,... 
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 1. Giới thiệu cỏch tớnh 
 Thụng qua vớ dụ nờu trong SGK để hỡnh thành quy trỡnh tớnh tương tự như sau : 
+ Chia hỡnh đó cho thành cỏc hỡnh quen thuộc (cỏc phần nhỏ) cú thể tớnh được diện tớch. Cụ thể, chia hỡnh đó cho thành hai hỡnh vuụng và một hỡnh chữ nhật. 
- Xỏc định kớch thước của cỏc hỡnh mới tạo thành. 
 - Tớnh diện tớch của từng phần nhỏ, từ đú suy ra diện tớch của toàn bộ mảnh đất. 
- Chia hỡnh đó cho thành 1 hỡnh tam giỏc và 1 hỡnh thang. 
- Đo cỏc khoảng cỏch trờn mặt đất, hoặc thu thập số liệu đó cho, giả sử ta được bảng số liệu như trong SGK.
- Tớnh diện tớch của từng phần nhỏ, từ đú suy ra diện tớch của toàn bộ mảnh đất.
2. Thực hành 
 Bài 1 : Theo hỡnh vẽ thỡ mảnh đất đó cho được chia thành một hỡnh chữ nhật và hai hỡnh tam giỏc, tớnh diện tớch của chỳng, từ đú suy ra diện tớch của cả mảnh đất. Chỳ ý rốn luyện kĩ năng thực hiện cỏc phộp tớnh. 
Bài giải 
 Mảnh đất đó cho được chia thành một hỡnh chữ nhật AEGD và hai hỡnh tam giỏc BAE và BGC. 
 Diện tớch hỡnh chữ nhật AEGD là : 
 	 84 x 63 = 5292 (m) 
 Diện tớch hỡnh tam giỏc BAE là : 
 	 84 x 28 : 2 = 1176 (m) 
 Độ dài cạnh BG là : 
 28 + 63 = 91 (m) 
 Diện tớch hỡnh tam giỏc BGC là : 
 91 x 30 : 2 = 1365 (m) 
 Diện tớch mảnh đất là : 
 	 5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m) 
 	 Đỏp số 7833m. 
Bài 2 : Hướng dẫn tương tự như bài 1 .
3- HĐ nối tiếp : 
- Nhận xột chung giờ học
- Chuẩn bị bài : Luyện tập chung
	luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: công dân
I- Mục đích – yêu cầu
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: các từ nói vè nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân,
2. Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân
II - đồ dùng dạy – học
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
HS làm miệng các BT1, 2, 3 (phần Luyện Tập), tiết LTVC trước
-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của BT1
- HS trao đổi với bạn bên cạnh. GV phát bút dạ và 3-4 tờ phiếu đã viết các từ trong bài tập cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT2
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của BT, suy nghĩ, làm bài cá nhân. các em nối nghĩa cột A với cụm từ thích hợp ở cột B (hoặc đánh dấu (+) vào ô trống tương ứng với nghĩa của từng cụm từ đã nêu – như bảng ở dưới). ... u tiến bộ trong học tập.
Do kiên trì, nhẫn nại nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập
Lịch sử: 
nhà nước bị chia cắt
i – mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ - ne – vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm.
II- đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của Hiệp định Giơ - ne – vơ)
- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Giáo viên nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắnglợi và vào bài mới.
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
+ Một số dẫn chứng về việc Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào ta.
+ Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
Hoạt động 2 :làm việc theo cả nhóm
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ - ne – vơ.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận, chú ý nhấn mạnh nội dung chính: chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đến tháng 7 – 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
* Hoạt động 3 làm việc cả lớp
GV hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ 1,2:
- Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không? Tại sao?
- Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ - ne – vơ của Mĩ – Diệm thể hiện qua những hành động nào?
* Hoạt động 4: làm việc theo nhóm và cả lớp
- GV hướng dẫn các nhóm HS thảo luận để giải quyết nhiệm vụ 3 (Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc?) theo các gợi ý sau:
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao?
+ Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV mời đại diện một số nhóm lên trinh bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 5: làm việc cả lớp
GV củng cố để HS nắm được nội dung chính của bài.
Kĩ THUậT
Vệ sinh phòng bệnh cho gà
(1 Tiết)
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu đựơc mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bênh cho gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II - Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập
III- Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1.Tìm hiểu MĐ, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
 - HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
 - Thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
 - Gọi một số HS trả lời câu hỏi trên theo cách hiểu của các em.
 - Tóm tắt những ý trả lời của HS và nêu khái niệm
 - HS nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà.
 - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
a)Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống
- HS đọc nội dung mục 2a (SGK) và HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống cho gà.
 - Tóm tắt nội dung cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống.
b) Vệ sinh chuồng nuôi
- Nêu vấn đề: Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
-	HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. 
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
- GV giải thích qua để HS hiểu được thế nào là dịch bệnh. 
_ Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK) để nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và tóm tắt tác dụng của việc nhỏ thuốc, tiêm phòng bệnh cho gà.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động 4 – nhận xét – dặn dò
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS ôn lại các bài trong chương 2 và đọc trước bài 24 để ôn tập kiểm tra chương 2.
Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010
Toán
.
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HèNH HỘP CHỮ NHẬT
 I - MỤC TIấU 
 Giỳp HS : 
 - Cú biểu tượng về diện tớch xung quanh, diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật. 
- Tự hỡnh thành được cỏch tớnh và cụng thức tớnh diện tớch xung quanh, diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật. 
- Vận dụng được cỏc quy tắc tớnh diện tớch để giải một số bài tập cú liờn quan. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV chuẩn bị một số hỡnh hộp chữ nhật cú thể khai triển được, hai bảng phụ vẽ sẵn cỏc hỡnh khai triển. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 1- Hướng dẫn HS hỡnh thành khỏi niệm, cỏch tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật 
- HS quan sỏt cỏc mụ hỡnh trực quan về hỡnh hộp chữ nhật, chỉ ra cỏc mặt xung quanh. GV mụ tả về diện tớch xung quanh của hỡnh hộp chữ nhật rồi nờu . như trong SGK.
- GV nờu bài toỏn về tớnh diện tớch của cỏc mặt xung quanh (dựa trờn nhận xột về đặc điểm của cỏc mặt bờn). HS nờu hướng giải và giải bài toỏn, GV nhận xột, kết luận. 
- HS quan sỏt hỡnh khai triển, nhận xột để đưa ra cỏch tớnh diện tớch xung quanh của hỡnh hộp chữ nhật ; giải bài toỏn cụ thể. GV nhận xột, kết luận. 
- GV nờu cỏch làm tương tự để hỡnh thành biểu tượng và quy tắc tớnh diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật. HS làm một bài toỏn cụ thể nờu trong SGK. GV đỏnh giỏ bài làm của HS và nờu lời giải bài toỏn. 
2. Thực hành 
 Bài 1. HS vận dụng trực tiếp cụng thức tớnh diện tớch xung quanh, diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật. 
- GV yờu cầu HS tự làm bài tập, đổi bài làm cho nhau để kiểm tra và tự nhận xột. 
- GV cho một số HS nờu kết quả,GV đỏnh giỏ bài làm của HS và nờu lời giải bài toỏn. 
 Bài 2 :
- HS vận dụng cụng thức tớnh diện tớch xung quanh, diện tớch toàn phần để giải toỏn. 
- GV yờu cầu HS nờu hướng giải bài toỏn, sau đú HS tự làm và nờu kết quả, cỏc HS khỏc nhận xột. 
- GV đỏnh giỏ bài làm của HS và nờu lời giải bài toỏn : 
Bài giải 
 Diện tớch xung quanh của thựng tụn là : 
 (6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm) 
 Dn tớch đỏy của thựng tụn là : 
 6 x 4 = 24 (dm) 
Thựng tụn khụng cú nắp nờn diện tớch tụn dựng để làm thựng là :
 180 + 24 = 204 (dm) 
 	Đỏp số : 204dm. 
 3- HĐ nối tiếp : Nhận xột chung giờ học
- Chuẩn bị bài : Luyện tập 
Địa lí
Bài19. Các nước láng giềng của Việt Nam
I.Mục tiêu
- HS bết dựa vào bản đồ ,lược đồ nêu được vị trí địa lí của Cam –phu –chia, Lào, Trung Quốc.
- Biết được Cam – pu- chia, Lào là các nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh
II.Các Hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Nêu khí hậu của khu vực Đông Nam á
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b.Cam-phu-chia
Hoat động 1: Làm việc cá nhân.
-HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18 trả lời các câu hỏi:
+Cam-phu –chia thuộc khu vực nào của châu á?
+Cam-phu –chia giáp với những nước nào?
+Địa hình của Cam-phu-chia có đặc điểm gì?
+Ngành sản xuất chính của Cam-phu-chia là gì?
-HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. 
c.Lào
 Hoat động 2: Làm việc cá nhân.
-HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18 trả lời các câu hỏi:
+Lào thuộc khu vực nào của châu á?
+Lào giáp với những nước nào?
+Địa hình của Lào có đặc điểm gì?
+Ngành sản xuất chính của Lào?
+So sánh sự khác nhau về địa hình của Cam-phu-chia và Lào?
-HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
d.Trung quốc
Hoạt động3: Làm việc theo nhóm và cả lớp
-HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18 trả lời các câu hỏi:
+Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu á?
+ Trung Quốc giáp với những nước nào?
+Địa hình của Trung quốc có đặc điểm gì?
+Ngành sản xuất chính của Trung quốc?
- HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
3 Củng cố,dặn dò: 
 Nhận xét tiết học, dặn HS ôn lại bài ở nhà.
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I- Mục đích – yêu cầu 
1. Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bốcục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
2.Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; Viết lại được một đoạn văn cho hay hơn
II - đồ dùng dạy – học
Bảng ghi ba đề của tiết Kiểm tra viết (Tả người) đầu tuần 20. 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 
- kiểm tra bài cũ
 HS trình bày lại CTHĐ đã lập trong tiết TLV trước.
 -Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. NHận xét kết quả bài viết của HS : 
 GV viết ba đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người) lên bảng
a)Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Những ưu điểm chính.:
+ Về xác định đề bài
+ Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng) 
 + Những thiếu sót, hạn chế. 
b) Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS chữa bài 
 GV trả bài cho từng HS
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV chữa một số lỗi .
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bàI chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai)
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp	
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại (có so sánh với đoạn cũ). GV chấm điểm đoạn viết cho một số HS.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS đã làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên lớp.
- yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn để nhận điểm cao hơn. Chuẩn bị tiết học TLV tuần 22 (Ôn tập về văn kể chuyện). GV khuyến khích HS xem lại kiến thức đã học về văn KC ở lớp 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc