Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 22

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 22

I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (Bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 22 Thứ hai ngày 25 tháng 1năm 2010
Tập đọc
Lập làng giữ biển
I- Mục đích – yêu cầu
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (Bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
II - đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
 Hoạt động1 
- kiểm tra bài cũ
HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- GV giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bìnhi: Trong ba tuần học tới, các em sẽ được học những bài viết về những người đã giữ cho cuộc sống chúng ta luôn thanh bình – các chiến sĩ biên phòng, cảnh sát giao thông, các chiến sĩ công an, chiến sĩ tình báo hoạt động bí mật trong lòng địch, những vị quan toà công minh,(HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm)
- GV : Bài Lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời mảnh đất quê hương đến lập làng ở một hòn đảo ngoài biển, xây dựng cuộc sống mới giữ gìn vùng biển trời của Tổ quốc.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Từng tốp (mỗi tốp 4 HS) tiếp nối nhau đọc bài văn (2-3 lượt). Có thể chia vài thành 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra hơi muối
Đoạn 2: Từ Bố Nhụ vẫn nói điềm tĩnh đến thì để cho ai?
Đoạn 3: Từ Ông Nhụ bước ra võng đến quan trọng nhường nào.
Đoạn 4 : phần còn lại
GV kết hợp giúp HS tìm hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài; giản nghĩa thêm từ ngữ: làng biển (làng ở xóm ven biển hoặc đảo), dân chài(người dân làm nghề đánh cá) ; dùng ảnh sưu tầm được giúp HS hiểu các từ ngữ: vàng lưới, lưới đáy (nếu có).
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài văn:
+ Lời bố Nhụ (nói với ông của Nhụ) lúc đầu: rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau: hào hứng, sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền.
+ Lời ông Nhụ (nói với Bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt
+ Lờ bố Nhụ (nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật: “Thế nào con, đi với bố chứ?”
+ Lời đáp của Nhụ : Nhẹ nhàng
+ Đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ): đọc chậm lại, giọng mơ tưởng
b) Tìm hiểu bài
* Đọc thầm bài văn và câu hỏi trong SGK:
- Bài văn có những nhân vật nào?(Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn – 3 thế hệ trong một gia đình)
- Bố Nhụ và ông nhụ bàn với nhau việc gì?
- Bố Nhụ nói: “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào? (Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã)
- Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? 
- Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ? (Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền- có chợ, có trường học, có nghĩa trang)
- Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ vàcuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. (Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ôn đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào)
- GV mời 1 HS đọc đoạn nói suy nghĩ của Nhụ (từ Vậy là việc đã quyết định rồi đến hết), trả lời câu hỏi 4: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? (Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới)
-HS nêu ND ,ý nghĩa bàI văn.
c). Đọc diễn cảm
- Bốn HS phân vai (người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ) đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn các em thể hiện đúng lời các nhân vật.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn văn:
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc
-GV nhận xét tiết học.
Chính tả 
tuần 22
I- Mục đích – yêu cầu
1. Nghe- viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà Nội 
2. Biết tìm và viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lí Việt Nam.
II - đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 
-kiểm tra bài cũ
HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi (hoặc những tiếng thanh hỏi, thanh ngã). có thể tìm từ trong bài thơ Dáng hình ngọn gió (hoặc mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết)
Giới thiệu bài 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV hỏi HS về nội dung bài thơ. (Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp)
- HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ cần viết hoa (viết lại ra giấy nháp những từ ngữ đó): Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
- HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết (mỗi dòng đọc 1-2 lượt) GV đọc lại bàI chính tả cho HS soát lỗi; chấm chữa bài; nêu nhận xét chung.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2
- Một HS đọc nội dung BT2
- HS phát biểu ý kiến. (Trong đoạn trích, có 1 DTR là tên người (Nhụ), có 2 DTR là tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu))
- HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. GV mở bảng phụ (đã ghi quy tắc); mời 1-2 HS nhìn bảng đọc lại: Khi viếư tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào VBT.
- chia lớp làm 3-4 nhóm ; các nhóm thi tiếp sức. GV giải thích cách chơi:
+ Mỗi HS lên bảng cố gắng viết nhanh 5 tên riêng vào đủ 5 ô rồi chuyển bút cho bạn trong nhóm viết tiếp (sẽ có bạn không điền đủ 5 ô nên bạn sau có thể bổ sung nội dung vào ô còn thiếu giúp bạn trước):
+Nhóm nào chỉ làm đầy ô 1 - ô dễ nhất sẽ không dược tính điểm cao. Nhóm làm đầy cả 5 ô sẽ được khen là hiểu biết rộng.
- GV lập nhóm trọng tài HS để đánh giá kết quả cuộc chơi.- HS các nhóm thi tiếp sức. Sau Thời gian quy định, các nhóm ngừng chơi. đại diện nhóm đọc kết quả. Tổ trọng tài kết luận nhóm tìm được nhiều DTR , viết đúng, đủ loại. Cả lớp và GV bổ sung, kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS viết thêm vào vở tên 2 anh hùng nhỏ tuổi, 2 tên sông (hoặc hồ, núi đèo)
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học ; nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
toán
LUYỆN TẬP
 I - MỤC TIấU .
 Giỳp HS : 
 - Củng cố cụng thức tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật. 
- Luyện tập vận dụng cụng thức tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật trong một số tỡnh huống đơn giản. 
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 A – KTBC : - Nờu quy tắc tớnh Sxq và Stp của hỡnh hộp chữ nhật ?
 - Tớnh Sxq .Stp của HLP cú chiều dài 7 cm, chiều rộng 4cm, chiều cao 5cm .
 B – BÀI MỚI 
- GV yờu cầu HS nhắc lại cụng thức tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật. 
- Cho HS làm cỏc bài tập rồi chữa bài. 
 Bài 1: Tất cả HS trong lớp tự làm bài tập theo cụng thức tớnh diện tớch. 
- GV yờu cầu 2 HS đọc kết quả, cỏc HS khỏc nhận xột, sau đú GV kết luận thống nhất kết quả đỳng : a- 14,4m và 21,9m 
 Bài 2 : GV yờu cầu HS nờu cỏch tớnh rồi tự làm bài.
- HS đổi chộo vở kiểm tra, một số HS đọc bài của bạn và nhận xột 
- GV đỏnh giỏ bài làm của HS.
 ( Bài giải : Đổi : 8dm = 0,8m
Diện tớch xung quanh của cỏi thựng là : (1,5 +0,6 ) x 2 x 0,8 = 2,52 (m )
 Diện tớch đỏy thựng là : 1,5 x 0,6 = 0,9 ( m )
 Diện tớch phần quột sơn là : 2,52 + 0,9 = 3,42 ( m )
 Bài 3 : 
- GV tổ chức thi phỏt hiện nhanh kết quả đỳng trong cỏc trường hợp đó cho (a, b, c, d). 
 Một số HS nờu nhanh kết quả 
- GV đỏnh giỏ bài làm của HS. Kết quả là : 
 	a) Đ 	 b) S 	
 c) S 	 d) Đ. 
 HĐ nối tiếp : 
- Nhận xột chung giờ học
- Chuẩn bị bài : Diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh lập phương 
 Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HèNH LẬP PHUƠNG
A - MỤC TIấU 
 Giỳp HS :
- Tự nhận biết được hỡnh lập phương là hỡnh hộp chữ nhật đặc biệt để rỳt ra được quy tắc tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh lập phương từ quy tắc tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật. 
 - Vận dụng được quy tắc tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh lập phương để giải một số bài tập cú liờn quan. 
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV chuẩn bị một số hỡnh lập phương cú kớch thước khỏc nhau. 
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 A – KTBC : - Nờu quy tắc tớnh Sxq và Stp của hỡnh hộp chữ nhật ?
 - Tớnh Sxq .Stp của HLP cú chiều dài 3,7 cm, chiều rộng 1,4cm, chiều cao 2,5cm .
 B – BÀI MỚI 
1. Hỡnh thành cụng thức tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh lập phương . 
- GV tổ chức cho HS quan sỏt cỏc mụ hỡnh trực quan và nờu cõu hỏi để HS nhận xột, rỳt ra kết luận hỡnh lập phương là hỡnh hộp chữ nhật đặc biệt (cú 3 kớch thước bằng nhau). 
- HS tự rỳt ra kết luận về cụng thức tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh ập phương. HS làm một bài tập cụ thể (trong SGK). 
2. Thực hành 
 Bài 1 : 
- Vận dụng trực tiếp cụng thức tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của hỡnh lập phương. 
 GV yờu cầu tất cả HS tự làm bài tập theo cụng thức. 
GV gọi 2 HS đọc kết quả, cỏc HS khỏc nhận xột, GV đỏnh giỏ bài làm của HS. 
 ( Kết quả đỳng là : Sxq : 9 m ; Stp : 13,5 m )
 Bài 2 : 
- GV yờu cầu HS nờu hướng giải và tự giải bài toỏn vào vở .
- Một HS trỡnh bầy bài làm trờn bảng.
- GV đỏnh giỏ bài làm của HS, thống nhất kết quả và cỏch làm đỳng
 ( Bài giải : Diện tớch xung quanh của chiếc hộp là : 2,5 x 4 x 2,5 = 25 dm 
 Diện tớch bỡa cần dựng là : 2,5 x 2,5 + 25 = 31,25 (dm )
 HĐ nối tiếp : 
- Nhận xột chung giờ học
- Chuẩn bị bài : Luyện tập 
Luyện từ và c âu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I- Mục đích – yêu cầu
1. HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện (ĐK)-kết quả (KQ), giả thiết (GT)-kết quả (KQ)
2. Biết tạo các câu ghép có quan hệ ĐK-KQ, GT-KQ bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm về cau thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
II - đồ dùng dạy – học
	Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- kiểm tra b ài cũ
- Nhắc HS cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện quan hệ ngauyên nhân – kết quả (tiết LTVC trước)
 ... diện tớch toàn phần của hỡnh hộp chữ nhật và kĩ năng tớnh toỏn với phõn số, số thập phõn. 
- GV yờu cầu tất cả HS tự làm, GV chữa như bài ( 1) : 14m ; 70 m ; 94m 
 ( 3 ) : 1,6 dm; 0,64 dm ; 0,96 dm .
Bài 3 : Phỏt huy kĩ năng phỏt hiện nhanh và tớnh nhanh diện tớch xung quanh, diện tớch toàn phần của hỡnh lập phương
- GV tổ chức dạy học theo nhúm, đỏnh giỏ kết quả của từng nhúm HS. 
- Tổ chức thi tỡm kết quả nhanh theo nhúm, trỡnh bầy cỏch làm .
- GV đỏnh giỏ bài làm của HS. thống nhất cỏch làm và kết quả đỳng : Sxq : 9 lần ; STP : 9 lần.
 HD để HS tỡm cỏch làm khỏc để tỡm Sxq và Stp của hỡnh lập phương : 
 Sxq = DTớch 1 mặt x 4
 Stp = DTớch 1 mặt x 6
 HĐ nối tiếp : 
- Nhận xột chung giờ học
- Chuẩn bị bài : Thể tớch của một hỡnh.
Luyện câu và từ
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I- Mục tiêu 
1. HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
2. Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nốicác vế câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
II - đồ dùng dạy – học
-Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- mở đầu
HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép ĐK(GT)- KQ bằng QHT; làm lại BT1, 2 (tiết LTVC trước)
-Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Phần Nhận xét 
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT1.
- HS làm việc độc lập, phát biểu ý kiến. Một HS làm bài trên bảng lớp. GV kết luận:
+ Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
+ Cách nối các vế câu ghép: Có hai vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT tuynhưng
Bài tập 2
- GV gợi ý, hướng dẫn HS tự đặt những câu ghép thể hiện quan hệ tương phản (Cách tạo các câu ghép có quan hệ tương phản đã được nêu ở mục MĐ, YC)
- HS đặt câu ghép vào VBT – mỗi em đặt 1 câu. 
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét nhanh; HS làm bài trên bảng lớp, đọc kết quả. GV hướng dẫn lớp nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ 
- Một hai HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hai HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn SGK)
Hoạt động 4.Phần Luyện Tập 
 Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp làm bài vào VBT. Hai HS làm bài trên bảng lớp hoặc bảng quay. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng
C
V
C
V
V
V
C
C
không thể ngăn cản cáccháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
b)Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương
V
C
C
V
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào VBT.
- GV mời 2 HS lên bảng lớp thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của bài. (Lưu ý HS đọc cả mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu?)
- Cả lớp làm bài vào VBT
- GV mời 1 HS làm bài trên lớp, phân tích câu ghép (gạch 1 gạch dưới bộ phận C, 2 gạch dưới bộ phận V), chốt lại kết quả:
Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào 
 GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu?(Đáng lẽ phải trả lời: Chủ ngữ của vế câu thứ nhất là tên cướp, chủ ngữ của vế câu thứ hai là đang ở trong nhà giam.)
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS kể lại mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? cho người thân.
Lịch sử :
Bài 20 :bến tre đồng khởi
i – mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “Đồng khởi”.
- Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
II- đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về phong trào “Đồng khởi”.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định vị trí tỉnh Bến Tre).
- Phiếu học tập của HS.
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
-Kiểm tra bài cũ: Vì sao ND ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ –Diệm?
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa?
+ Phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
+ Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?
* Hoạt động 2 làm việc theo nhóm
- GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”.
(Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp).
Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
(Mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng).
- Sau khi HS thảo luận, GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3 làm việc cả lớp:
 - Củng cố bài học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ THUậT
Bài 26: Lắp xe cần cẩu(tiết 1)
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III- Các hoạt động dạy – học 
Tiết 1
Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên cac bộ phận đó. 
Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
 GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ cẩu (H.2-SGK)
- HS quan sát GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ.
- GV hứơng dẫn lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ.
- Gọi 1 HS lên lắp các thanh chữ U ngắn, sau đó lắp tiếpvào bánh đai và tấm nhỏ.
* Lắp cần cẩu (H.3-SGK)
- Gọi1 HS lên lắp hình 3a (nhắc HS lưu ý vào vị trí các lỗ lắp của các thanh thẳng)
- GV nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
- Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b (nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ lắp và phân biệt mặt phải, mặt trái cần cẩu để sử dụng vít).
- GV hướng dẫn lắp hình 3c.
* Lắp các bộ phận khác (H.4-SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Toàn lớp quan sát và nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước lắp.
c) Lắp ráp xe cần cẩu (H.1-SGK)
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK.
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
toán
THỂ TÍCH CỦA MỘT HèNH
 A - MỤC TIấU Giỳp HS :
 - Cú biểu tượng về thể tớch của một hỡnh.
 - Biết so sỏnh thể tớch của hai hỡnh trong một số tỡnh huống đơn giản.
 B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bộ đồ dựng dạy học Toỏn 5 .
 C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Hỡnh thành biểu tượng về thể tớch của một hỡnh
- GV tổ chức cho HS hoạt động (quan sỏt, nhận xột) trờn cỏc mụ hỡnh trực quan theo hỡnh vẽ trong cỏc vớ dụ của SGK.
 - Sau khi HS quan sỏt cỏc hỡnh vẽ ở mỗi vớ dụ hoặc mụ hỡnh tương ứng, GV đặt cõu hỏi để khi trả lời HS tự nhận ra được kết luận trong từng vớ dụ của SGK.
- Gọi một vài HS nhắc lại kết luận đú.
 2- Thực hành
 Bài 1: Tất cả HS quan sỏt nhận xột cỏc hỡnh trong SGK. GV gọi một số HS trả lời, yờu cầu cỏc HS khỏc nhận xột và GV đỏnh giỏ bài làm của HS,thống nhất kết quả đỳng :
Hỡnh A :16 HLP nhỏ ; Hỡnh B : 18 HLP nhỏ.
Hỡnh B cú thể tớch lớn hơn hỡnh A.
 Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 1, HS chữa bài theo cặp 
- Hỡnh A : 45 HLP nhỏ ; Hỡnh B : 26 HLP nhỏ.
Hỡnh A cú thể tớch lớn hơn hỡnh B.
 Bài 3 : GV tổ chức trũ chơi thi xếp hỡnh nhanh và được nhiều hỡnh hộp chữ nhật bằng cỏch chuẩn bị đủ số hỡnh lập phương nhỏ cạnh lcm, chia HS trong lớp thành một số nhúm.
- GV nờu yờu cầu cuộc thi để HS tự làm. GV đỏnh giỏ bài làm của HS.
- GV thống nhất kết quả: Cú 5 cỏch xếp 6 hỡnh lập phương cạnh lcm thành hỡnh hộp chữ nhật (như SGV trang 193) 
 HĐ nối tiếp : 
- Nhận xột chung giờ học
- Chuẩn bị bài : Xăng-ti-một khối và đề-xi-một khối 
 Địa lí
bài 20.châu âu
i/Mục tiêu
 HS biết dựa vào bản đồ lược đồ để nhận biết mô tả vị trí địa lí của châu Âu,nêu đươdj tên một số dãy núi,đồng bằng sông lớn ở châu Âu,,đặc điểm địa hình ở châu Âu.
ii/Các HĐ dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ:
 GV gọi HS lên bảng đọc mục bài học SGK.
 2.Bài mới
a.Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ,YC của tiết học.
b.Vị trí địa lí,giới hạn
Hoat động 1: Làm việc cá nhân.
-HS làm việc với hình 1 và đọc laị bảng số liệu ở bài 17 trả lời các câu hỏi:
+Châu Âu nằm ở phía nào châu á?
+Châu Âu giáp với những châu lục biển và đại dương nào?
+Em hãy so sánh diện tích của châu Âu và châu á
-Lần lượt HS trả lời các câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. 
c.Đặc điểm tự nhiên
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
-HS quan sát hình 1 SGK trả lời cho nhau nghe các câu hỏi:
+Nêu tên các đồng bằng ,các dãy núi và các con sông lớn ở châu âu?
+Đồng bằng ở châu Âu chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?
+Đồi núi ở châu Âu chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?
+Hệ thống núi cao chủ yếu tập chung ở đâu?
+Nêu đặc điểm khí hậu của châu Âu.
- HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. 
d.Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
Hoạt động3: Làm việc cả lớp.
-HSđọc laị bảng số liệu ở bài 17 trả lời các câu hỏi:
+Dân số ở châu âu nhiều hơn hay ít hơn so vớ châu á?
+Màu da chính của người dân châu  là gì?
+Dân cư châu âu chủ yếu sống ở đâu?
+Kể tên một số hoạt động kinh tế của các nước châu Âu.
-HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. 
-GV gọi HS đọc phần bài học SGK.
3 Củng cố,dặn dò: 
 Nhận xét tiết học,ôn lại bài ở nhà. 
Tập làm văn
 Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I- Mục tiêu 
Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
II - đồ dùng dạy – học
Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV trước, các em đã ôn tập về văn KC, trong tiết học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra viết về văn KC theo 1 trong 3 đề SGK đã nêu. Thầy (cô) mong các em sẽ viết được những bài văn KC có cốt truyện, nhân vật, có ý nghĩa và thú vị.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài 
- Một HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- GV: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chọn
- GV giải đáp những thắc mắc của các em (nếu có)
Hoạt động 3. HS làm bài 
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 23

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc