I) MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết đọc đúngvăn bản kịch : Biết ngắt giọng ,giọng đọc thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách của nhân vật và tình huống.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II)ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 3 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010 tập đọc: Lòng dân I) mục đích, yêu cầu: - Biết đọc đúngvăn bản kịch : Biết ngắt giọng ,giọng đọc thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách của nhân vật và tình huống. - Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. II)đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III) các hoạt động dạy học: A: Kiểm tra bài cũ: -HS đọc thuộc lòng bài thơ "Sắc màu em yêu" và trả lời câu hỏi. B: Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV dùng tranh giới thiệu nội dung bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - GVđọc mẫu đoạn kịch trong bài. - Tiến hành theo quy trình. - GV hướng dẫn HS cách đọc giọng từng nhân vật. VD: + Giọng cai và lính: Hống hách, xấc xược. + Giọng dì Năm và chú cán bộ: Lúc đầu từ nhiên, sau dì Năm vờ than vãn,... Chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu dến ... (chồng tui, Thăng này là con.) Đoạn 2: ... ( Nồi xuống! ... Rục rịch tao bắn.) Đoạn 3: Phần còn lại. b) Tìm hiểu bài: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung theo các câu hỏi trong SGK. Câu1: Chú cán bộ gặp chuyệ gì nguy hiểm? (Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.) Câu2: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? (Dì bảo chú thay áo cho bọn giặc không nhận ra; Bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.) Câu3: Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? (HS tự trả lời; GV yêu cầu HS giải thích lí do em thích chi tiết đó.) c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS đọc phân vai (5 HS đọc 5 vai, 1 HS làm người dẫn chuyện) - Tổ chức cho HS đọc phân vai theo nhóm. Trình bày trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Dặn HS luyện đọc ở nhà và chuẩn bị bài sau. .chính tả Tuần 3 I) mục đích, yêu cầu: - Nhớ và viết lại đúng chính tả , trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần ( BT2) ;biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính - HS khá ,giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng . II) đồ dùng dạy học: VBT Tiếng việt, phấn màu để chữa bài. III) các hoạt động dạy học: A: Kiểm tra bài cũ: HS chép vần của các tiếng trong 2 dòng thơ đã cho vào mô hình. B: Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn HS nhớ - viết: - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần viết. - HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV nhắc HS chú ý những lỗi dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách chữ số (80 năm). - HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thư, tự viết bài. - HS tự soát lại bài. - GV chấm 4-5 bài tại lớp. - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau và sửa lỗi. - GV nêu nhận xét chung. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Bài 2: 1HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK. - HS nối tiếp nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình. - Cả lớp nhận xét kết quả , chữa bài. - Học sinh chữa bài trong vở bài tập. Bài3: HS sinh đọc yêu cầu BT3. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - HS dưạ vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến. Kết luận: Dấu thanh đặt ở âm chính. - Vài HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh. - HS hoàn thành bài trong vở bài tập. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Dặn học sinh ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Biết cộng , trừ , nhân , chia hỗn số, biết so sánh các hỗn số . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Ôn cách chuyển hỗn số thành phân số, so sánh hỗn số. - HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số - Nêu cách so sánh hỗn số. Bài 1: chuyển các hốn số sau thành phân số: - HS tự làm bài rồi chữa bài. - Khi chữa bài cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. VD: Bài 2: So sánh các hỗn số: GV cho HS tự nêu cách so sánh hai hỗn số rồi làm bài và chữa bài. Chẳng hạn, có thể trình bày bài làm như sau: > Chú ý: Chỉ yêu cầu HS chuyển các hỗn số thành phân số rồi so sánh các phân số (như trên) để viết dấu thích hợp vào chỗ chấm. Không yêu cầu làm theo cách khác. 2. Hoạt động 2: Ôn cách tính Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính: - HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS nêu: + Cách chuyển hỗn số thành phân số. + Cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia hai phân số. - Gọi HS lên bảng làm bài Ví dụ: a) b) - HS khác nhận xét bài làm của bạn. - HS tự chữa bài của mình. 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò. Ôn lại bài ở nhà. Thứ 3 ngày 7 tháng 9 năm 2010 luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân I) mục đích, yêu cầu: - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1) ; nắm được một số thành ngữ , tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam(BT2) ; hiểu nghĩa từ “ đồng bào” , tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt câu với một từ chứa tiếng đồng vừa tìm được.(BT3). - HS khá , giỏi thuộc được thành ngữ , tục ngữ ở BT2 II) đồ dùng dạy học: Vở bài tập và một số trang từ điển. III) các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ : HS đọc lại đoạn văn miêu tả tiết trước đã được sửa lại. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu của tiết dạy. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài 1. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS trình bày kết quả. a) Công nhân: Thợ điện, thợ cơ khí. b) Nông dân: Thợ cấy, thợ cày. c) Doanh nhân: Tiểu thương, chủ tiệm. Bài 2: 1HS đọc yêu cầu. - GV nhắc HS: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung một thành ngữ, tục ngữ. - HS trao đổi nhóm làm bài tập vào vở. - Chữa bài tập VD: + Chịu thương, chịu khó: Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ. + Dám nghĩ, dám làm: Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến đó. - HS thi đọc học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ đó. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu. - Cả lớp đọc thầm truyện "Con rồng cháu tiên", suy nghĩ trả lời câu hỏi 3a. (Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đề sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ). - HS tra từ điển trả lời câu hỏi 3b. - HS viết vào vở 5-6 từ bắt đầu bằng tiếng đồng. VD: Đồng hương, đồng chí, đồng thời, đồng bọn, đồng loại,... - HS làm bài tập 3c. Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét, đánh giá tiết học. - GV yêu cầu HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ ở BT2. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Biết chuyển phân số thành phân số thập phân. - Chuyển hỗn số thành phân số. - Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn,số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo một tên đơn vị đo. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: Chuyển phân số thành phân số thập phân, chuyển hỗn số thành phân số Bài 1: Các phân số sau thành phân số thập phân : - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để chọn cách làm hợp lí nhất. Chẳng hạn: = ; .... Bài 2: Chuyển các hỗn số sau thành phân số - Cho HS tự làm rồi chữa bài. - Khi chữa bài nên gọi người nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. Hoạt động 2: Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm: - GV giúp HS tự trình bày bài mẫu rồi làm tiếp phần b, và chữa bài. - HS lên bảng làm bài Bài 4: Viết các số đo độ dài theo mẫu: - Cho HS tự làm bài và vở ô li rôi chữa bài. Ví dụ: 8m5dm = 8m + m = 8 m - GV cho HS chữa bài trên bảng lớp. Bài 5: Nếu có điều kiện về thời gian thì tổ chức cho HS thi đua viết đơn vị đã cho thành xăng-ti-mét , đề-xi-mét , mét Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. Về làm bài tập trong VBT. Dặn HS chuẩn bị bài tuần sau. kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I) mục đích, yêu cầu: - Kể được một câu chuyện ( đã chứng kién , tham gia hoặc biết qua truyền hình , phim ảnh hay đã nghe ,đãđọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. II) đồ dùng dạy học: GV và HS sưu tầm tranh, ảnh về những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước. III) các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 1-2 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: - 1HS đọc đề bài. - HS phân tích dề, GV gạch chân những từ quan trọng trong đề bài. - GV nhắc HS: Câu chuỵên em kể không phải là câu chuyện em đọc trên báo, sách; mà phải là những câu chuyện em tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh; đó cũng có thể là câu chuyện của chính em. 3. Gợi ý học sinh kể: - 3HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong sách giáo khoa. - GV hướng dẫn HS cách kể. + Câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Giới thiệu người có việc làm tốt: Người đó là ai? Có lời nói, hành động gì đẹp?... - Một vài HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể. a) Kể theo cặp: HS nhìn vào dàn ý đã chuẩn bị kể cho nhau nghe. b) Thi kể trước lớp: - Một vài học sinh kể. - HS khác nhận xét về nội dung, cách kể, giọng kể,... - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, phù hợp với đề bài nhất; bạn kể chuyện hay nhất... - GV cho điểm một số em để động viên. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét, đánh giá giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau. Đạo đức: Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 1) I - Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Biết thế nào là cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. -Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác (HS khá , giỏi). II – Tài liệu và phương tiện: - Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. - Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ III- Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức * Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng. * Cách tiến hành:+ GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp nghe. + HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK. + GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. .. Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra ... ả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Một vài HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ thích hợp: Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo. Bài 2: HS đọc nội dung bài tập. - GV giải nghĩa từ cội (gốc) trong câu tục ngữ Lá rụng về cội - Một HS đọc lai 3 ý đã cho - Cả lớp thảo luận nhóm đôi đi đến lời giải đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. - HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ. Bài 3: HS đọc yêu cầu của BT3, suy nghĩ, chọn 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết thành một đoạn văn miêu tả (không chon khổ thơ cuối). - GV nhắc: Có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài thơ; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa. - GV yêu câu HS khá, giỏi nói một vài câu làm mẫu. - HS làm bài . - HS nối tiếp nhau trình bày bài của mình. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất, sử dụng được nhiều từ đồng nghĩa. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS viết đoạn văn ở bài 3 chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh Kĩ THUậT: Thêu dấu nhân I. Mục tiêu: HS cần phải: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được các mũi thêu dấu nhân . Các mũi thêu tương đối đều nhau . Thêu được ít nhất 5 dấu nhân . Đường thêu có thể bị dúm. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu . Kích thước mũi thêu khoảng 3-4 cm). - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. III- Các hoạt động dạy học – học Tiết 1 Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt các câu hỏi đinh hướng quan sát để HS nêu nhận xét đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của đường thêu. - HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V (ở mặt phải và mặt trái đường thêu). - Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nếu ứng dụng của mũi thêu dấu nhân. - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1. Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - Hướng dẫn HS nội dung mục II (SGK) để nêu thêm các bước thêu dấu nhân. - Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung của mục 1 và quan sát hình 2 (SGK) để nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân. - Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân. GV và HS khác quan sát, nhận xét. - Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 để nêu cách bắt đầu thêu. - Gọi HS đọc mục 2b, mục 2c và quan sát hình 4a, 4b, 4c, 4d (SGK) để nêu cách thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai. GV lưu ý HS một số điểm sau: + Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều. + Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất. + Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm. -Yêu cầu HS lên lên bảng thực hiện các các mũi thêu tiếp theo. GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng. - Hướng dẫn HS quan sát hình 5 (SGK) và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân. Sau đó gọi HS lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường thêu dấu nhân. GV quan sát, uốn nắn. - Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân (thêu 2-3 mũi thêu). - Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Khoa học Bài 6: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì I- Mục tiêu:Sau bài học, HS biết: - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. - Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. II- đồ dùng dạy – học - Thông tin và hình trang 14, 15 SGK. - HS sưu tầm chụp ảnh bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: thảo luận cả lớp * Mục tiêu: HS nêu được tuổi dậy thì và ĐĐ của em bé trong ảnh đã sưu tầm được. * Cách tiến hành: GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu: - Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? (Gợi ý: Đây là ảnh em bé của tôi, em đã 4 tuổi. Nếu chúng mình không cất bút và vở cẩn thận là em lấy ra và vẽ lung tung vào đấy,) Hoạt động 2: trò chơi “ ai nhanh, ai đúng”. * Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn; dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. * Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm: - Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng. - Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh) * Cách tiến hành: Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi - Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào như đã nêu ở trang 14 SGK. Sau đó sẽ cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng. Cử một bạn khác lắc chuông để báo hiệu nhóm đã làm xong. - Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc. Bước 2: Làm việc theo nhóm HS làm việc theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp: Các nhóm trình bày kết quả. Dưới đây là đáp án: 1-b ; 2-a; 3-c. kết thúc hoạt động này, GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hoạt động 3: Thực hành * Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi con người. * Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu mỗi HS làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trang 15 SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người? Bước 2: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trên. Kết luận: như SGK. Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò GV nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 10 tháng 9 năm 2010 Toán: Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu: Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: Ôn cách giải loại toán: Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Cho nhắc lại cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” như SGK. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - Yêu cầu HS tự giải được cả hai bài toán a, và b, (như đã học ở lớp 4). - GV nên nhấn mạnh: “số phần bằng nhau” ở tổng là gì, ở hiệu là gì, từ đó tìm ra các giải thích hợp (so sánh hai bài giải a và b). - GV gọi hai HS lên bảng trình bày, mỗi em một bài (cả lớp làm ở vở bài tập). ? Bài 2: Yêu cầu HS tự giải bài này (vẽ sơ đồ, trình bày bài giải). Bài 3: Yêu cầu HS biết tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật bằng cách đưa về tìm hai số biết tổng (ở bài này là nửa chu vi 60m) và tỉ số của hai số đó (là ). Từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và diện tích lối đi (bằng diện tích hình chữ nhật). - HS tự làm bài vào vở. - GV gọi HS chữa bài trên bảng lớp. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. Về làm bài tập trong VBT. Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau. Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh I) mục đích, yêu cầu: - Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1. - Dựa vào dàn ý miêu tả cơn mưađã lập trong tiết trước , viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí(BT2). II)đồ dùng dạy học: VBT Tiếng việt, HS có dàn bài văn tả cơn mưa. III) các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra, chấm diểm 1 số dàn ý của HS. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc nội dung. - GV nhấn mạnh yêu cầu để HS rõ. - Cả lớp đọc thầm nội dung 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn sau đó chốt ý: Đoạn1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh ngay. Đoạn2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. Đoạn3: Cây cối sau cơn mưa. Đoạn4: Đường phố và con mgười sau cơn mưa. - HS chọn 2 trong 4 đoạn để hoàn chỉnh bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ chấm. - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. - HS và GV nhận xét, bình chọn bạn có bài làm tốt cho điểm. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc HS: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS. Các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. - HS cả lớp viết bài. - Một số HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. - Cả lớp nhận xét, GV chấm điểm một số đoạn viết hay. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Dặn học sinh về nhà tiếp tục hoàn thiện đoạn văn tả cơn mưa. Đọc trước yêu cầu và những điều cần chú ý trong tiết tập làm văn "Luyện tập tả cảnh trường học", tuần 4, tiết 1. Địa lý KHÍ HẬU I - MỤC TIấU : Học xong bài này,HS : - Trỡnh bày được đặc điểm khớ hậu nhiệt đới giú mựa ở nước ta; + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh , mưa phùn , miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa , khô rõ rệt. - Chỉ được trờn BĐ (lược đồ) ranh giới giữa hai miền khớ hậu Bắc và Nam ( dãy núi Bạch Mã) - Nhận biết được ảnh hưởng của khớ hậu tới đời sống và sản xuất của nhõn dõn ta , sản phẩm nông nghiệp đa dạng , ảnh hưởng tiêu cực : thiên tai , lũ lụt , hạn hán.... II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ địa lý tự nhiờn VN. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1/ Kiểm tra bài cũ: Nờu đặc điểm địa hỡnh nước ta? 2/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học 2/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu nước ta cú khớ hậu nhiệt đới giú mựa (làm việc theo nhúm) Bước 1 : GV cho HS quan sỏt quả Địa cầu, H1 và đọc nội dung SGK, thảo luận theo cỏc cõu hỏi – SGV/82,83. Bước 2 : Cỏc nhúm bỏo cỏo - Chỉ hướng giú thỏng 1 và hướng giú thỏng 7 trờn H1? Bước 3 : Điền chữ và mũi tờn để được sơ đồ – SGV/83. - GV kết luận 3/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu khớ hậu giữa cỏc miền cú sự khỏc nhau (Làm việc cỏ nhõn) Bước 1 : - Chỉ dóy nỳi Bạch mó trờn BĐ Địa lớ TN VN? GV giới thiệu dóy nỳi Bạch Mó là ranh giới khớ hậu giữa miền Bắc và miền Nam. Dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hóy tỡm sự khỏc nhau giữa khớ hậu miền Bắc và khớ hậu miền Bước 2 : HS trả lời cõu hỏi; HS khỏc bổ sung;GV sửa chữa kết luận. 4/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu ảnh hưởng của khớ hậu (Làm việc cả lớp.) - Nờu ảnh hưởng của khớ hậu tới đời sống và SX của nhõn dõn ta? - Liờn hệ thực tếvề ảnh hưởng của bóo đối với địa phương. 5/ Củng cố, dặn dũ : - Em biết gỡ về khớ hậu nhiệt đới giú mựa ở nước ta? - GV nhận xét tiết học . - Yêu cầu :Về nhà học bài và đọc trước bài: Sông ngòi.
Tài liệu đính kèm: