I) MỤC TIÊU
- Đọc đúng: A- pác- thai, Nen- xơn Man- đê- la, các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4,.).
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
Tuần 6 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A - pác - thai I) mục tiêu - Đọc đúng: A- pác- thai, Nen- xơn Man- đê- la, các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4,...). - Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. II) đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III) các hoạt động dạy học: A: Kiểm tra bài cũ: HS đọc TL 2 khổ thơ 2-3 bài "Ê - mi - li, con..." B: Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV dùng tranh giới thiệu nội dung bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - GV hướng dẫn HS luyện đọc theo quy trình. * Chú ý: + Cho HS luyện đọc: A- pác- thai, Nen- xơn Man- đê- la, các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4,...) + GV giải thích các số liệu 1/5, 3/4 để làm rõ sự bất công. - Chia bài làm 3 đoạn để luyện đọc. b) Tìm hiểu bài: Câu 1: Dưới chế độ a- pác- thai, người da đen bị đối xử như thế nào? (Đoạn 2: Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống và chữa bệnh ở khu riêng, không được hưởng tự do.) Câu 2: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? (Đoan 3: Họ đứng lên đòi bình đẳng, cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành thắng lợi.) Câu 3: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a- pác- thai được nhiều người ủng hộ? (Họ yêu chuộng hoà bình và công lí; không thể chấp nhận một chính sách phân biệt chủng tộc xấu xa...) Câu 4: Hãy giới thiêu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới? (HS nói về Tổng Nen- xơn Man- đê- la theo thông tin trong SGK hoặc sách báo,...) c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: GV cho cả lớp luyện đọc theo 3 đoạn. * Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ: Bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt,... 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lai nội dung của bài văn. - Dặn HS ghi nhớ những thông tin các em có từ bài văn. chính tả: Tuần 6 I) mục tiêu: - Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng hình thức thơ tự do. - Nhận biết được các tiếng chứa ươ, ưa và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2 ; tìm được tiếng chứa ươ , ưa thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ ,tục ngữ ở BT3. - HS khá , giỏi làm đầy đủ được BT3 , hiểu nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ. II) đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng việt. III) các hoạt động dạy học: A: Kiểm tra bài cũ: HS viết các tiếng: suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa,...và nêu quy tắc đánh dấu thanh. B: Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn HS chính tả nhớ - viết: - Một vài HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3,4. - Cả lớp đọc thầm lại, chú ý các dấu câu, tên riêng. - HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài. - GV chấm chữa bài, nêu nhận xét. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Bài 2: - Các tiếng chứa: + ưa: Lưa, thưa, mưa, giữa. + ươ: nước, tươi, ngược. - Nhận xét cách ghi dấu thanh: + Trong tiếng giữa (không có âm cuối): Dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang. + Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang. Bài 3: - GV giúp HS hoàn thành bài tập và hiểu nội dung các thành ngữ, tục ngữ: + Cầu được ước thấy: Đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước. + Năm nắng mười mưa: Trải qua nhiều vất vả, khó khăn. + Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. + Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người. - HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ. 4. Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh vừa học. - GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tên gọi , kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích . - Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác, so sánh các số đo diện tích và giải toán có liên quan II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1.Hoạt động 1: Hệ thống lại bảng đơn vị đo Cho HS nêu lại các đơn vị đo diện tích đã học Nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích theo yêu cầu của GV 2. Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1 : Củng cố cho HS cách viết số đo diện tích có hai đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có một đơn vị cho trước. Gv cho HS tự làm bài (theo Mẫu) rồi chữa bài lần theo các phần a, b. Bài 2 : GV hướng dẫn HS trước hết phải đổi: 3 cm25mm2 = 305 mm2 Chọn phương án trả lời B là đúng Bài 3 Hướng dẫn HS, trước hết phải đổi đơn vị đo rồi so sánh, chẳng hạn với bài: 61km2 . 610hm2 Ta đổi: 61km2 = 6100m2 So sánh: 6100m2 > 610hm2 Bài 4 : HS đọc đề , tự giải và chữa bài Lưu ý HS đọc kĩ câu hỏi trong bài để thấy rằng kết quả cuối cùng phải đổi ra đơn vị m2 Bài giải Diện tích của một viên gạch lát nền là 40 x 40 = 1600 ( cm2) Diện tích căn phòng là x 150 = 240000 ( cm2) 240000 cm2 = 24 m2 Đáp số : 24 m2 3 . Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò Ôn lại các bài tập trong VBT. Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010 luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác I) mục tiêu: Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu , tiếng hợp và biết xếp vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2 . Bíêt đặt câu với 1 từ , 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3 , BT4( HS khá , giỏi đặt được 2, 3 câu ). II) đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng việt. III) các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu định nghĩa về từ đồng âm; đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ở BT 2 (tiết trước). B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT. - HS làm việc theo cặp, đại diện 3- 3 cặp trình bày. - Lời giải: a) Hữu có nghĩa là bạn bè: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu. b) Hữu có nghĩa là có: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng. Bài 2: Tiến hành như bài tập 1. - Lời giải: a) Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn: hợp tác, hợp nhất, hợp lực. b) Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi,... nào đó: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc: Mỗi em đặt ít nhất 2 câu (khuyến khích đặt nhiều hơn), 1 câu với 1 từ ở BT1, 1 câu với một từ ở BT2. - HS viết các câu vào VBT, đọc những câu đã viết. - GV cùng cả lớp góp ý sửa chữa. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ: + Bốn biển một nhà: Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình; thống nhất về một mối. + Kề vai sát cánh: Sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng. + Chung lưng đấu cật: Tương tự kề vai sát cánh. - HS suy nghĩ đặt câu với các thành ngữ đã cho. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả. 3. Củng cố dặn dò: - GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt. - Dặn HS ghi nhớ những từ mới học; HTL 3 thành ngữ. Toán: Hec – ta I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích hec- ta - Quan hệ giữa hec- ta và mét vuông... - Biết đổi đúng các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với hec - ta ). II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích hecta - GV giới thiệu: “Thông thường, khi đo diện tích một mảnh đất, một thửa ruộng, một khu rừng .... người ta dùng đơn vị hecta”.. GV giới thiệu: “1 hec - ta bằng 1 hec - tô - met vuông” và kí hiệu của hec - ta (ha). Tiếp đó, hướng dẫn HS tự nêu được: 1ha = 10 000 m2 (Lưu ý HS: ha đọc là hecta) 2. Hoạt động 2: Thực hành Hướng dẫn HS làm các bài trong SGK và chữa bài. Bài 1: Nhằm rèn luyện cho HS các đổi đơn vị đo. Phần a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị). Phần b: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị). GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài. Trong quá trình chữa bài GV cho HS nêu cách làm của một vài câu. (Trong mỗi phần a, b; nên yêu cầu HS chữa bài theo từng cột) Bài 2: Nhằm rèn cho HS kỹ năng đổi đơn vị đo Hướng dẫn HS đổi về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh và điền Đ, S GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa cho HS nêu cách làm Bài 3: Cho HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, nên yêu cầu HS nêu cách làm. Bài 4: HS tự tìm hiểu bài rồi làm bài - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Đổi: 12ha = 120 000m2 Diện tích mảnh đất dùng để xây toà nhà chính của trường là: 120 000 : 40 = 3 000 (m2) Đáp số : 3 000 m2 3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò Ôn lại các bài tập trong VBT. kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I) mục tiêu: Kể được một câu chuyện ( được chứng kiến , tham gia hoặc đã nghe , đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình , phim ảnh. II) đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III) các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS kể câu chuyện được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài: - 1 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi SGK. - GV gạch chân những từ quan trọng trong 2 đề lựa chọn. - HS đọc gợi ý đề 1 và đề 2 trong SGK. - Một vài HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. VD: Tôi muốn kể về... tôi được biết đến... vì tôi xem truyền hình... - HS lập dàn ý câu chuyện định kể (chỉ cần gạch đầu dòng những ý sẽ kể). - GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý tốt. 3. Thực hành kể chuyện: a) Kể theo cặp: - HS tự kể theo cặp và nói về ý nghĩa câu chuyện. - GV tới từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em. b) Thi KC trước lớp: - Một HS khá giỏi kể mẫu câu chuyện của mình. - Các nhóm cử đại diện có trình độ tương đương thi kể. - Mỗi HS kể xong sẽ trả lời câu hỏi của thầy cô, của bạn bè hoặc đặt câu hỏi cho các bạn về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi bạn kể xong về các mặt: + Nội dung câu chuyện có hay không? + Cách kể: giọng điệu, cử chỉ. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện thú vị nhất, bạn kể hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất trong tiết học. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học; khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. - Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC "Cây cỏ nước Nam". ẹAẽO ẹệÙC COÙ CHÍ THè NEÂN (T2) I.Muc ... xưng hô; tiéng bác thứ 2 là làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt;... * Tóm lại : Dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hàng ngày tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa , gây bất ngờ thú vị cho người nghe. Bài 2: GV giải thích: HS có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa một từ đồng âm; cũng có thể đặt một câu chứa 2 từ đồng âm. - HS làm bài rồi phát biểu ý kiến. - GV khuyến khích HS đặt câu nhưng dùng từ đồng âm để chơi chữ. VD: Chín người ngồi ăn nồi cơm chín. Đừng vội bác ý kiến của bác. 5. Củng cố dặn dò: - HS nói tác dụng của cách dùng từ đồng âm để chơi chữ. - GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài tiết sau. Kĩ Thuật Chuẩn bị nấu ăn I- Mục tiêu: HS cần phải: - Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện một số công việc chuân bị nấu ăn. Có thể sơ chế một số thực phẩm đơn giản , thông thường phù hợp với gia đình. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình. II - Đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá, - Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi. -Dao thái, dao gọt. - Phiếu đánh giá kết quả học tập. III- Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn. - Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các côngviệc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm - GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1(SGK) để trả lời các câu hỏi về: + Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn. + Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mục 1(SGK). - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm(theo nội dung SGK). - Hướng dẫn HS cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như rau muống, rau cải, bắp cải, su hào, tôm, cá, thịt,. chuẩn bị được một số loại ra xanh, củ, quả tươi. GV sử dụng để minh hoạ cách chọn thực phẩm. b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2(SGK). - Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó(như luộc rau muống, nấu canh ra ngót, rang tôm, kho thịt,). - Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm(SGK). - Đặt các câu hỏi để HS nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường. + ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu ăn? + Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cải, rua mồng tơi) có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả(su hào, đậu đũa, bí ngô,) + ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào? + Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm? - GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK. Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập - Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng câu hỏi cuối bài với thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. Hoạt động 4: Nhận xét – dặn dò - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS Khoa học Phòng bệnh sốt rét I- Mục tiêu :Sau bài học, HS biết nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét. II- đồ dùng dạy – học: Thông tin và hình trang 26,27 SGK III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: làm việc với SGK. * Mục tiêu: HS nhận biết được một số dấu hiẹu chính của bệnh sốt rét. - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt rét. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: -Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK.- Trả lời các câu hỏi: 1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.2. bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?3. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?4. Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? Bước 2: làm việc theo nhóm.Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên. Bước 3: Làm việc cả lớp.Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung. GV mở rộng thêm về bệnh sốt rét cho học sinh Hoạt động 2: quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: Giúp HS :Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi -Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn dã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm GV viết sẵn các câu hỏi ra các phiếu và phát cho các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận: 1. Muỗi a – nô -phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ trong nhà và xung quanh nhà? 2, Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? 3. Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? 4. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? 5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? Bước 2: Thảo luận cả lớp. Sau khi các nhóm đã thảo luận, GV yêu cầu đại diện của một nhóm trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò Kết thúc tiết học, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 27 SGK. Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - So sánh phân số, các phép tính về phân số. - Giải toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Ôn tập về phân số - Nêu cách so sánh phân số - Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia phân số. Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, nên yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số; có cùng tử số. Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Gọi lần lượt HS lên chữa từng câu. Bài 3: HS đọc đề, phân tích cách làm. - HS tự làm Cách 1: Dùng phân số để giải Cách 2: Dùng sơ đồ đoạn thẳng để giải. Bài 4: - HS đọc đề, nêu dạng toán; HS tự giải - 1 HS lên bảng làm. Lưu ý HS cách vẽ sơ đồ: Hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 ( phần ) Tuổi con là: 30 : 3 = 10 ( tuổi ) Tuổi bố là: 10 4 = 40 ( tuổi ) Đáp số : Bố : 40 tuổi Con : 10 tuổi 2. Hoạt động 2 : Củng cố – dặn dò Về làm bài tập trong VBT. Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh I) mục tiêu: - Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước. - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể. II) đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối,... III) các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài làm ở tiết trước của HS . B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - HS làm việc theo cặp. trình bày kết quả trước lớp. - Trả lời phần a: + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? (Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời - Qua câu: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời). + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?(... vào những thời điểm khác nhau:Khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm giông gió.) + Khi quan sát biển tác giả đã có những liên tưởng thú vị gì? (... Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.) - Trả lời phần b: + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? ( Suốt ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.) + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? (Thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác; thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào; giữa trưa: hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều: biến thành một con suối lửa. Xúc giác: để thấy nắng nóng như đổ lửa). + Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh. (Câu văn thể hiện liện tưởng của tác giả: ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. HS nêu tác dụng của những liên tưởng trên: Giùp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.) Bài 2: HS đọc YC của BT rồi lập dàn ý. - HS nối tiếp nhau trình bày dàn ý của mình. - HS khác nhận xét, góp ý, GV bổ sung. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét chung về tinh thần, thái độ học tập. - GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn. ĐỊA LÍ ĐẤT VÀ RỪNG I - MỤC TIấU : Học xong bài này,HS : - Biết các loại đất chính ở nước ta : đất phe-ra-lớt, đất phự sa. - Nờu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lớt và đất phự sa: + Đất phù sa : được hình thành do sông ngòi bồi dắp , rất màu mỡ phân bố ở đồng bằng . + Đất phe – ra – lít : có màu đỏ hoặc đỏ vàng ,thường nghèo mùn , phân bố ở vùng đồi núi. - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn: + Rừng rậm nhiệt đới : cây cối rậm , nhiều tầng. + Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất. - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa , đất phe – ra – lít ; của rừng rậm nhiệt đới , rừng ngập mặn trên bản đồ ( lược đồ) . - Biết vai trũ của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta : điều hòa khí hậu , cung cấp nhiều sản vật đặc biệt là gỗ. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ địa lý tự nhiờn VN. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU A/ Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời 3 cõu hỏi – SGK/79. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học 2/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu đất ở nước ta (làm việc theo cặp) Bước1:GV yờu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu BT -SGV Bước 2: - Đại diện 1 số HS trỡnh bày trước lớp kết quả làm việc. - Chỉ trờn BĐ Địa lớ TN VN vựng phõn bố hai loại đất chớnh ở nước ta. Bước 3 : - GV: đất là nguồn tài nguyờn quớ giỏ nhưng chỉ cú hạn. Vỡ vậy, việc sử dụng đất cần đi đụi với bảo vệ và cải tạo. - Nờu một số biện phỏp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương? 3/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu rừng ở nước ta Bước 1 : HS trong nhúm đọc SGK, quan sỏt hỡnh 1,2,3 và thảo luận hoàn thành PBT - SGV / 92. Bước 2 : Đại diện cỏc nhúm HS trỡnh bày; HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa kết luận. 4/ Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp - Vai trũ của rừng đối với đời sống của con người? - Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dõn phải làm gỡ? - Địa phương em đó làm gỡ để Bài học SGK 5/ Củng cố- dặn dũ : Nờu một số tỏc dụng của rừng đối với đời sống của nhõn dõn ta? Về nhà học bài địa lý đó học.
Tài liệu đính kèm: