Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 9

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 9

I) MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).

- Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất ?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất).

II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A: Kiểm tra bài cũ:

 HS đọc những câu thơ trích trong bài Trước cổng trời trả lời câu hỏi về bài đọc.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2010
tập đọc
Cái gì quý nhất
I) mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
- Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất ?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất).
II) đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III) các hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc những câu thơ trích trong bài Trước cổng trời trả lời câu hỏi về bài đọc.
B: Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 GV dùng tranh giới thiệu nội dung bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV dạy theo quy trình đã hướng dẫn.
- GV chia bài làm 3 phần để luyện đọc:
+ Phần 1: đoạn 1 và đoạn 2 (... sống được không?).
+ Phần 2: đoạn 3,4,5 (... phân giải).
+ Phần 3: còn lại.
b) Tìm hiểu bài:
Câu 1: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
 (Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ).
Câu 2: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
 Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người.
 Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
 Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
Câu 3: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
 + Khẳng định cái đúng của ba HS (lập luận có tình - tôn trọng ý kiến của người đối thoại): lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất.
 + Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn (lập luận có lí): Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.
Câu 4: Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó?
(VD: Cuộc tranh luận thú vị: bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn) 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai (5 HS ).
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS ghi nhớ các lí lẽ để chuẩn bị cho tiết TLV.
 chính tả
 Tuần 9
I) mục tiêu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm cuối n/ng.
II) đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập, bảng nhóm.
III) các hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ:
 HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
B: Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn chính tả nhớ - viết:
- HS đọc thuộc lòng cả bài viết.
- HS quan sát SGK chú ý những từ dễ viết sai chính tả.
- GV nhắc HS: + Bài bao gồm mấy khổ thơ? 
 +Trình bày các dòng thơ thế nào? 
 + Những chữ nào phải viết hoa? 
 + Viết tên đàn ba- la- lai- ca như thế nào?
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 2b.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập 2b.
- Các nhóm trình bày kết quả, GV và HS chốt lại lời giải đúng.
man - mang
vần - vầng
buôn - buông
vươn - vương
lan man - mang vác; khai man - con mang; nghĩ miên man - phụ nữ có mang
vần thơ - vầng trăng; vần com - vầng trán; mưa vần vũ - vầng mặt trời
buôn làng - buông màn; buôn bán - buông trôi; buôn làng - buông tay
vươn lên - vương vấn; vươn tay - vương tơ; vươn cổ - vấn vương
Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung BT 3b.
- HS trao đổi và làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả trên bảng lớp.
- GV và HS kiểm tra kết quả của mỗi nhóm; kết luận.
VD:
lang thang, làng nhàng, chàng màng, loáng thoáng, loạng choạng, thoang thoáng, chang chang, vàng vàng, vang vang, sang sáng, trăng trắng, văng vẳng, bắng nhắng, lông bông, leng keng, bùng nhùng, lúng túng,...
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Nhắc HS nhớ các từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
Toán:
 Luyện tập
I. Mục tiêu:Giúp HS :
- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong trường hợp đơn giản
- Luyện viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: 
 Ôn cách viết đơn vị đo dộ dài dưới dạng số thập phân
Bài 1 : HS đọc đề , nêu cách làm
 HS tự làm bài 
 GV giúp HS yếu : chuyển từ 2 đơn vị đo về 1 đơn vị đo dưới dạng hỗn số sau đó chuyển về số thập phân
Bài 2 : HS thảo luận trong bàn rồi tự làm
 Gọi HS nêu cách làm và kết quả
Bài 3 : HS tự làm 
 GV chấm một số bài
 GV chữa chung , lưu ý chỗ sai sót cho HS
Hoạt động 2 :
 Ôn cách chuyển đơn vị đo độ dài từ số thập phân sang số tự nhiên, GV cho HS nêu giá trị của từng hàng . Lưu ý hàng đơn vị biểu thị đơn vị đã cho, HS tự đổi và điền vào chỗ chấm
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
 Về làm bài tập còn lại trong VBT. 
Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2010 
 luyện từ và câu:
 Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I) mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thiên nhiên: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
- Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
II) đồ dùng dạy học:
 bảng phụ .
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS làm lại BT 3a, 3b để củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa.
 - HS nêu lai khái niện về từ nhiều nghĩa và nêu ví dụ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Một số HS nối tiếp nhau đọc một lượt bài Bầu trời mùa thu.
- Cả lớp đọc thầm theo, GV chú ý sửa lỗi cho HS (GV không sa vào việc luyện đọc như giờ tập đọc).
Bài 2:
- HS làm bài theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả, cả lớp và GV chốt lại lời giả đúng:
+ Các từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
+ Các từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cuối xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
+ Những từ ngữ khác: Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc/ cao hơn.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
+ Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở.
+ Cảnh đẹp có thể là một ngọn núi, cánh đồng, vườn cây, vườn hoa, cây cầu, dòng sông, hồ nước,...
+ Chỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu có sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. 
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để thầy cô kiểm tra trong tiết LTVC sau.
Toán:
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu. Giúp HS ôn.
- Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng.
- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, để trống một số ô bên trong.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo khối lượng
a. GV cho học sinh nêu lại lần lượt các đơn vị đo khối lượng đã học từ lớn đến bé.
Tấn
Tạ
Yến
kg
hg
dag
g
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
b. HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ:
1 tấn = 10 tạ	 1 tạ = tấn = 0,1 tấn
GV yêu cầu HS nghĩ và phát biểu nhận xét chung (khái quát hoá) về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề. HS phát biểu, sau đó bàn và chỉnh lại ngôn ngữ, đi đến câu phát biểu chính xác. 
c. GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng, ví dụ:
1 tấn = 1000kg 	1kg = tấn = 0,001 tấn
Hoạt động 2 : Nêu ví dụ
GV nêu môt số ví dụ
Hướng dẫn HS đổi đơn vị đo dạng 2 đơn vị đo về dạng số thập phân
HS nêu cách làm
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1 : HS tự làm bài sau đó thống nhất kết quả
Ví dụ: 3tấn218 kg = ....................... tấn
 3tấn218 kg =3 tấn + tấn = 3,218 tấn
Bài 2 : HS tự làm sau đó thống nhất kết quả.
Bài 3: Cho HS thảo luận các bước tính cần thiết sau đó tự làm
 Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử trong một ngày là
 9 x 6 = 54 ( kg)
 Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử trong 30 ngày là
 54 x 30 = 1620 ( kg )
 1620 kg = 1,62 tấn
 Đáp số : 1,62 tấn
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
 GV nhận xét tiết học
kể chuyện:
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I) mục đích, yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng nói: 
 + Nhớ lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
 + Lời kể rõ ràng, tự nhiên; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động.
 - Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II) đồ dùng dạy học:
 - Tranh, ảnh về một số cảnh đẹp ở địa phương.
 - Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2:
 + Giới thiệu chung về chuyến đi.
 + Chuẩn bị lên đường; dọc đường đi.
 + Cảnh nổi bật ở nơi đến; sự việc làm em thích thú.
 + Kết thúc cuộc đi thăm; suy nghĩ và cảm xúc.
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 HS kể lại câu chuyện đã kể ở tiết KC tuần 8.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ,YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài:
 - HS đọc đề bài và gợi ý 2 - 2 trong SGK.
 - GV mở bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2b.
 - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
 - Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
3. Thực hành kể chuyện:
a) HS kể theo cặp:
 - Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện mình đã chuẩn bị và nói về chuyến đi của mình cho bạn biết.
 - GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
 - Mỗi em kể xong trả lời câu hỏi của bạn về chuyến đi.
b) Thi kể trước lớp:
 - GV chỉ định một số HS thi kể trước lớp.
 - HS khác nhận xét cách kể, dùng từ, đặt câu.
 - HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất trong tiết học.
 - GV cho điểm một số HS để động viên các em.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 - Dặn HS xem trước YC và tranh minh hoạ của tiết KC tuần 11.
Đạo đức :
Tình bạn (Tiết 1)
I - Mục tiêu: Học bài xong bài này, HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II – Tài liệu và phương tiện
Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
III- Các hoạt động dạy – học: 
 Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
1. Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Cả lớp thả ... t số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân, ngoài cách quy về phân số thập phân sau đố đổi ra số thập phân. GV có thể cho HS làm quen cách khác như sau, chẳng hạn, bài tập:
4562,3m = ...............km
HS phân tích như sau: xuất phát từ chữ số hàng đơn vị của số 4562,3 ứng với mét; xác định các chữ số khác ứng với các đơn vị đo nào trong hệ đơn vị độ dài:
km
hm
dam
m
dm
4
5
6
2,
3
Khi đó ta sẽ có ngay: 4562,3m = 45,623hm.
Từ đó có thể mở rộng suy ra các kết quả khác:
4562,3m = 456,23hm 456,3m = 456,23dam
Tương tự bài tập sau: 4,5623 tấn = ......... kg
Có ngay 4, 5623 tấn = 4562,3kg.
Và có thể mở rộng suy ra các kết quả khác:
4,5623 tấn = 45,523 tạ. 4,5623 tấn = 456,23 yến
4,5623 tấn = 45623 hg 4,5623 tấn = 456230 dag
Cách này có thể hướng dẫn thêm cho HS khá, giỏi.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò
 Nhận xét tiết học
 Về làm bài tập còn lại trong VBT.
Kĩ THUậT:
Luộc rau
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị vàcác bước luộc rau.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II - Đồ dùng dạy học
- Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, đậu quả. (tuỳ mùa rau) còn tươi, non; nước sạch. Nồi, soong cỡ vừa, đĩa (để bay rau luộc). VBT.
- Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.Hai cái rổ, chậu nhựa hoặc chậu nhôm. Đũa nấu.
III- Các hoạt động dạy – học 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau. 
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 (SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nhắc lại cách sơ chế rau đã học ở bài trước.
- HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b (SGK) để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc, trong đó có loại rau mà GV đã chuẩn bị.
 - Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách luộc rau
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hình 3 (SGK) và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau.
- Nhận xét và hướng dẫn HS cách luộc rau. Khi hướng dẫn, GV lưu ý HS một số điểm sau:
	+ Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh.
	+ Nên cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau đậm và xanh.
	+ Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi mới cho rau vào.
	+ Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2-3 lần để rau chín đều.
	+ Đun to và đều lửa.
	+Tuỳ khẩu vị của từng người mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm.
+ Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt ra đĩa, có thể cho quả sấu, me,vào nước luộc đun tiếp hoặc vắt chanh vào nước luộc để nguội để nước luộc có vị chua.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động 4: nhận xét – dặn dò: GV nhận xét ý thức học tập của HS và động viên HS thực hành luộc rau giúp gia đình. 
Khoa học:
 phòng tránh bị xâm hại
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. Rèn luyện kĩ năng ứng phó nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách người có thể tin cậy, chia sẽ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại
II- đồ dùng dạy – học: Hình trang 38,39 SGK. Một số tình huống để đóng vai
III- Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển những mình quan sát các hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung của từng hình và thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK.
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Bước 2: Các nhóm làm viẹc theo hướng dẫn trên. GV đi đến các nhóm gợi ý các em đưa thêm các tình huống khác với những tình huống đã vẽ trong SGK.
Bước 3: - Đại diện từng những trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- GVkết luận: + Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại : ĐI một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do;
 +Một số điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại (Xem mục Bạn cần biết T 39 SGK)
Hoạt động 2: Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”.
* Mục tiêu: Giúp HS : Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ mặt tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân?
Bước 2: - Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Các nhóm khác nhận xét góp ý kiến.
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần làm gì?
Bước 3: Vẽ bàn tay tin cậy
*mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
Bước 1: Mỗi em vẽ bàn tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn.
Bước 2: HS trao đổi hình vẽ “ Bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh.
Bước 3: GV gọi một vài HS nói về “bàn tay tin cậy” 
Kết luận: GV kết luận như mục Bạn cần biết trang 39 SGK.
Hoạt động 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2010
 Toán: 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn.
- Củng cố viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Luyện giải toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Viết số đo độ dài và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
GV cho HS tự làm bài 1 ở Vở bài tập (viết vào chỗ chấm).
HS tự làm, sau đó một HS nêu cách làm và đọc kết quả bài tập 1.
Hoạt động 2: Viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
GV cho HS làm bài 2 trong SGK.
HS tự làm, một HS nêu cách làm và đọc kết quả bài tập
 + Đổi thống nhất về cùng một đơn vị đo 
 + So sánh rồi điền dấu
Giáo viên chữa chung.
Hoạt động 3: Vận dụng giải toán.
 GV cho HS đọc đầu bài tập 3 , 4 trong SGK.
HS thống nhất hướng giải bài toán.
Tự làm bài tập sau đó một HS nêu lời giải.
GV và HS nhận xét bài của bạn.
Hoạt động 4: nhận xét – dặn dò
 Về nhà làm bài tập còn lại trong VBT.
Tập làm văn:
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I) mục tiêu:
 Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
II) đồ dùng dạy học: 
 Vở bài tập, bảng phụ.
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 HS làm lại BT 3, tiết luyện từ và câu trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhấn mạnh YC giúp HS xác định đúng YC của bài.
- HS tóm tắt ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng của mỗi nhân vật.
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất.
Đất có chất màu nuôi cây.
Nước
Cây cần nước nhất.
Nước vận chuyển chất màu.
Không khí
Cây cần không khí nhất.
Cây không thể sống thiếu không khí.
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất.
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm: Mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lĩ lẽ và dãn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- GV nhắc HS khi nhập vai cần xưng hô "tôi" và kèm theo tên nhân vật.
- Các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp
- GV ghi tóm tắt những ý kiến hay lên bảng để HS tham khảo.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng để HS hiểu rõ YC hơn.
- GV nhắc HS:
+ Các em không cần nhập vai trăng - đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình. Đây là BT rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
+ Yêu cầu đặt ra cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn
+ Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, không phải đèn điện. Nhưng đèn điện không phải là không có nhược điểm so với trăng.
- HS làm bài độc lập, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- GV gọi một số HS phát biểu ý kiến của mình. 
- GV và HS cả lớp nhận xét, bình chọn bài viết hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những nhóm hoặc cá nhân thể hiện khả năng thuyết trình, tranh luận giỏi.
- Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị cho tuần sau ôn tập.
ĐỊA LÍ
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I - MỤC TIấU : 
Học xong bài này,HS : 
- Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ đẻ thấy rừ đặc điểm về mật độ dõn số và sự phõn bố dõn cư ở nước ta.
- Nờu được một số đặc điểm về cỏc dõn tộc ở nước ta.
- Cú ý thức tụn trọng, đoàn kết cỏc dõn tộc.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về một số dõn tộc, làng bản ở đồng bằng, miền nỳi và đụ thị của VN.
- Biểu đồ mật độ dõn số Việt Nam.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A/ Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS trả lời 2 cõu hỏi – SGK.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học 
2/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu cỏc dõn tộc (làm việc cỏ nhõn )
Bước 1 : HS dựa vào tranh ảnh, kờnh chữ – SGK, trả lời cỏc cõu hỏi – SGV/98.
Bước 2 : HS lờn bảng chỉ trờn BĐ những vựng phõn bố chủ yếu của người Kinh, những vựng phõn bố chủ yếu của cỏc dõn tộc ớt người.
- GV kết luận
3/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu mật độ dõn số (Làm việc cả lớp)
- Hóy cho biết mật độ dõn số là gỡ?
- GV giải thớch thờm như – SGV/98.
- HS quan sỏt bảng mật độ dõn số và trả lời cõu hỏi ở mục 2 – SGK.
- GV kết luận.
4/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu Phõn bố dõn cư (Làm việc cỏ nhõn hoặc theo cặp)
Bước 1: HS qs lược đồ mật độ dõn số, tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản (buụn) ở miền nỳi trả lời cõu hỏi mục 3 – SGK.
Bước 2 : HS trỡnh bày kết quả, chỉ trờn BĐ những vựng đụng dõn, thưa dõn.
- GV kết luận như SGV/99.--> Bài học SGK
5/ Củng cố, dặn dũ : 
- HS trả lời cõu hỏi 1 – SGK.
Về nhà học bài và đọc trước bài : Nụng nghiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of tuan 9.doc