Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 10

Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 10

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu.

 - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách TV5, tập 1( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết đọc đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học, để HS bốc thăm.

- Phiếu giao việc cho bài tập 2.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 10
Ngày soạn 30/10/09
Ngày giảng 2/11/09 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tiếng việt
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 1)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu.
 - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách TV5, tập 1( phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết đọc đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
 - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học.
II- Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học, để HS bốc thăm.
Phiếu giao việc cho bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức:
2- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu 
3- Kiểm tra tập đọc và HTL (7 HS)
- Gọi HS bốc thăm chọn bài.
- Y/cầu HS đọc bài.
- GV đặt 1 câu hỏi về ND vừa đọc. 
- GV đánh giá cho điểm. 
b-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9
- GV phát phiếu thảo luận.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Mời 2 HS đọc lại bảng thống kê.
- Báo cáo sĩ số:
- Từng HS lên bốc thăm bài đọc (xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc lại bảng thống kê.
* Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9:
Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả
 Nội dung
Việt Nam tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả các sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh.
Ê-mi-li con ..
Tố Hữu
Chú mo-ri-xơn đã tự thiêu ... để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình ảnh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
- So sánh số đo dộ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tỉ số.
II- Đồ dùng dạy học: - Thước
II- Các hoạt động dạy học	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách đọc viết số thập phân?
2- Dạy bài mới:
Bài 1(48) 
- Hướng dẫn HS chuyển các phân số TP thành STP, rồi đọc các STP đó.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2(49) 
- Cho HS so sánh các STP với 11,02 km?
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3(49)
- Hướng dẫn HS đổi đơn vị đo độ dài, diện tích.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4(49)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- GV thu chấm vở HS.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ
- Về học lại cách so sánh hai phân số, ôn bài chuẩn bị kiểm tra giữa học kì I 
- 4 HS nêu, lớp theo dõi.
- HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.
- HS nêu kết quả.
 a.12,7; b. 0,65; 
 c. 2,005; d. 0,008
- HS nêu yêu cầu
- Theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu kết quả.
 Ta có: 11,020 km = 11,02 km
 11km 20 m = 11,02 km
 11020 m = 11,02 km 
- HS đọc đề bài.
- Theo dõi.
- HS nêu kết quả.
Kết quả:
4,85 m b) 7,2 km2
- HS đọc yêu cầu.
- HS tìm hiểu bài toán.
- HS làm vào vở.
- Mời 1 HS nêu kết quả.
- HS khác nhận xét.
 Bài giải:
Giá tiền mỗi bộ đồ dùng học toán là:
 180 000 : 12 = 15 000 (đồng)
 Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là:
 15 000 36 = 540 000 (đồng)
 Đáp số: 540 000 đồng. 
Địa lí
Nông nghiệp
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
 - Biết ngành trồng trọtcó vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
 - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.
 - Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh SGK, lược đồ SGK
III- Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Mật độ dân số là gì? Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta?
2- Dạy bài mới:
*Ngành trồng trọt:
Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- Cho HS đọc mục 1-SGK 
- Cho HS trao đổi cả lớp theo các câu hỏi:
+Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
Hoạt động 2: (làm việc theo cặp)
 - GV cho HS quan sát hình 1 và TLCH:
+Kể tên một số cây trồng ở nước ta?
+Cho biết loại cây được trồng nhiều hơn?
+Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
+Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo?
- GV kết luận
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Cho HS quan sát hình 1 và TLCH.
- GV kết luận: 
*Ngành chăn nuôi:
Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
-Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
- Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
- Cho HS quan sát hình 1 và làm BT2.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS đọc mục 1-SGK 
- Ngành trồng trọt có vai trò:
+Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
+ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
- HS trao đổi theo cặp ND các câu hỏi.
+ Lúa gạo, ngô, rau, cà phê, cao su,
+ Lúa gạo
+ Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới.
+ Đủ ăn, dư gạo xuất khẩu.
- HS quan sát hình 1, ttrả lời câu hỏi.
- Do lượng thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo.
- Nhiều HS nêu.
- HS làm bài tập 2-Tr. 88
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Kĩ thuật
Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy học
 -Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu các bước rán đậu phụ.
2- Dạy bài mới:
a- Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Yêu cầu HS quan sát H1, đọc mục 1a
- GV hỏi về mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống.
- Yêu cầu HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- GV giới thiệu tranh ảnh.
Kết luận: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn phải sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người.
 b- Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.
- Cho HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn
- Nhận xét, tóm tắt. Bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh.
c- Hoạt động3: Đánh giá kết quả học tập
- GV cho HS hỏi- đáp theo câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập
3- Củng cố – Dặn dò:
 - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS và động viên HS thực hành giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
 - Hướng dẫn HS đọc trước bài “ Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” .
- 2- 3 HS nêu, lớp nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát hình 1, đọc mục 1a.
- HS trả lời.
- HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- HS quan sát, nhận xét một số cách trình bày món ăn.
- HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn
- Theo dõi.
- HS hỏi- đáp theo câu hỏi cuối bài.
Ngày soạn 31/10/09
Ngày giảng 3/11/09 Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Tiếng việt
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 2)
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
 - Nghe – viết chính xác đẹp bài văn Nỗi niềm giữa nước giữ rừng
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
III- Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức: 
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu.
a, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 5 HS)
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Gọi HS đọc bài theo yêu cầu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. - GV cho điểm (HS không đạt yêu cầu, cho về luyện đọc để kiểm tra tiết sau)
2- Nghe - viết chính tả.
- Gọi HS đọc bài viết.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
- Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng?
- Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Soát lỗi, chấm bài.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị tiết học sau.
- Báo cáo sĩ số: . Hát
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài 
- HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.
- HS trả lời.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc.
- Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.
- Vì rùng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
- HS nêu và viết từ khó.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
Toán
Kiểm tra định kì (giữa học kì I)
I. Mục tiêu: 
 - Kiểm tra đọc, viết số thập phân; giá trị theo vị trí của chữ số trong STP; So sánh số thập phân; đổi đơn vị đo diện tích; Giải bài toán về “Rút về đơn vị ” và “ìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
II. Đồ dùng dạy học. - Đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học.
 Đề bài
Bài 1. a. Viết số thập phân gồm:
 - Tám đơn vị, ba phần mười, năm phần trăm.
 - Ba mươi mốt đơn vị, tám phần trăm.
 b. Đọc các số thập phân sau: 56,68; 0,04.
Bài 2. Chọn phương án trả lời đúng:
 Chữ số 6 trong số thập phân 31, 263 có giá trị là:
 A. 6 B. C. D. 
Bài 3. Điền dấu ( >, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:
a. 12,50 ... 12,5 c. 4,399 ... 4,4
b. 15,6 ... 15,06 d. 20,3 ... 19
Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 5,6km2 = ... ha b. ha = ... m2
Bài 5. Có 4 thùng như nhau chứa được tất cả 180lít dầu. Hỏi để chứa hết 315 lít dầu thì cần dùng bao nhiêu thùng như thế?
Bài 6. Một khu đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 0, 35km, chiều rộng kém chiều dài 50m. Hỏi khu đất đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu héc-ta?
Hướng dẫn chấm
Bài 1. 2 điểm. Viết hoặc đọc đúng mỗi số thập phân được 0,5 điểm.
Bài 2. 1 điểm. Chọn được phương án trả lời đúng (C)
Bài 3. 2 điểm. Điền đúng dấu so sánh mỗi phần được 0,5 điểm.
a. 12,50 = 12,5 c. 4,399 < 4,4
b. 15,6 > 15,06 d. 20,3 > 19
Bài 4. 1 điểm. Đổi đúng mỗi đơn vị đo diện tích được 0,5 điểm.
a. 5,60km2 = 56 ha b. ha = 2500 m2
Bài 5. 1,5 điểm. 
Mỗi  ... a GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?
2- Dạy bài mới:
a- Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: Ôn lại cho HS một số kiến thức trong các bài: Nam hay nữ ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1,2,3 trang 42 SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mời 3 HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, bổ sung.
b- Hoạt động 2: TC “Ai nhanh, ai đúng
*Mục tiêu: HS viết(vẽ) được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.
*Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm theo yêu cầu: +Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt rét.
+Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
+Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh viêm não.
+Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
- Vẽ xong các nhóm mang bài lên bảng dán. Nhóm nào xong trước và đúng, đẹp thì thắng cuộc.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
3- Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện tốt việc phòng các loại bệnh.
- HS nêu, lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu
- HS lên chữa bài.
- Câu 1: Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15 tuổi
 Tuổi dậy thì ở nam: 13-17 tuổi
- Câu 2: ý d. - Câu 3: ý c
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
Ngàysoạn 3/11/09
Ngày giảng 6/11/09 Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
Tiếng Việt
Kiểm tra Đọc (Đọc hiểu - Luyện từ và câu)
A. Mục đích yêu cầu:
 - Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu bằng hình thức trắc nghiệm.
 - Đọc bài Bình minh hương và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
 - Đánh giá kết quả đọc hiểu và kiến thức về luyện từ và câu.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu kiểm tra phát cho từng HS.
C. Các hoạt động dạy học
 I. Đọc thầm:
Bình minh hương
 Nơi đâu cũng có bình minh. Nhưng bình minh nơi thôn dã từ xưa tinh khiết, trong trẻo và rộn rã lạ lùng. Hương, sắc,âm thanh từng sớm,từng sớm thong dong, dóng dả từ tiếng gà, tiếng trẻ con í ới. Và tiếng chim như vuốt mỏng nắng ra, trải xuống đồng quê, chái nhà, góc vườn dìu dịu, mơ màng buổi trời êm, hanh hao bữa lạnh, hây hây buổi nắng và mờ ảo lâm râm hôm có mưaHết thảy đều nhẹ nhõm. Từ trong nhà bước ra, cây vườn toả lộc trời tràn vào ngực. Mùa cau, hương cau đầy sân. Mùa bưởi được báo trước từ lúc bưởi sậm lá nảy nụ, lá cũng dâng hương. Rễ bưởi mọng, đất ẩm ướt nồng dưới gốc. Phảng phất tinh nhài nở đêm, mùi thơm tẩm vào lá, mặt trời tưng bừng mới bay hết. Mùa đòng đòng trổ ngoài cánh đồng, theo gió nâng đưa về, trên môi nghe sữa mẹ đọng ngày ấu thơ chưa hết Phút sảng khoái đưa con người bước vào một ngày mới – ngày nữa được đắp bồi qua sự tỉnh táo của tinh thần, sự khoẻ khoắn của cơ thể, không một thứ thuốc tăng lực nào sánh nổi. Cỏ cây còn óng ánh nữa là ta 
 ( Theo Phong Thu)
 II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Bài văn tả cảnh gì?
 a. Mùi hương của làng quê
 b. Bình minh ở làng quê.
 c. Bình minh nơi thành phố.
2. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của buổi bình minh ở làng quê?
a. Đầy hương, sắc, âm thanh, tinh khiết, trong trẻo và rộn rã lạ lùng.
b. Nhiều âm thanh ồn ã,nhiều mùi hương pha trộn.
c. Rất yên tĩnh và lặng lẽ.
3. Những âm thanh nào được tả trong bài?
 a.Tiếng gà dóng dả. 
 c. Tiếng trâu lộc cộc trong chuồng
 b. Tiếng trẻ con í ới. 
 d. Tiếng chim như vuốt mỏng nắng ra.	
4. Những hình ảnh nào được dùng để tả các mùi hương ở làng quê?
a. Vườn cây toả lộc trời tràn vào ngực.
b. Lá bưởi dậy hương, rễ bưởi nồng hương thơm.
c. Tinh nhài nở đêm, mùi thơm tẩm vào lá.
 d. Hoa thiên lí thoảng nhẹ theo gió.
 e. Mùi hương lúa non gợi mùi thơm như mùi sữa mẹ trên môi ngày thơ ấu
5. Những từ ngữ nào đã được dùng để tả cảm giác của tác giả vào những buổi bình minh ở làng quê?
a. khoẻ mạnh, sung sức, vui vẻ
b. mang vác, mơ màng, nhẹ nhõm
c. cảm thấy rất sảng khoái, tỉnh táo, khoẻ khoắn.
6. Dòng nào gồm các từ đồng nghĩa với thôn dã?
a. thôn xóm, thôn quê, quê hương
b. làng quê,thôn quê, nông thôn
c. làng quê, làng xóm, vùng quê
7. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ bình minh?
 a. buổi chiều b. buổi tối c. hoàng hôn
8. Những dòng nào có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
a. Cô đưa tay vuốt nhẹ lên mái tóc./ Tiếng chim vuốt mỏng nắng ra.
b. Vuốt của hổ rất sắc. / Em thích vuốt má em bé.
c.Cô ấy hay xem bói. / Tiếng chim bói không ra.
d. Cây nhãn đã bói quả. / Xem bói ra ma, quét nhà ra rác.
9. Trạng ngữ trong câu “ Mùa cau, hương cau đầy sân” chỉ gì?
a. Nơi chốn. c. Mục đích.
b. Thời gian. d. Nguyên nhân.
Hướng dẫn chấm
Điểm toàn bài: 5 điểm
(Chọn mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm; riêng câu 8 được 1 điểm)
 Đáp án đúng:
 1. ý b; 4. ý a, b, c, e; 7. ý c; 
 2. ý a; 5. ý c; 8. ý a, c; 
 3. ý a, b, d; 6. ý b; 9. ý b.
Tiếng Việt
Kiểm tra Viết(Chính tả - Tập làm văn)
A. Mục đích yêu cầu:
 - Nghe - viết đúng chính tả (tốc độ khoảng 95chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng yêu cầu.
 - Viết được bài văn tả cảnh bình minh theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
B. Đồ dùng dạy học: - Đề kiểm tra.
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Chính tả ( Nghe - viết) (15 phút)
 Nơi thành phố, bình minh dậy, thế nào cũng phải qua cơn ngái ngủ, ánh sáng tán quang, tia mặt trời còn bị vương chưa vào thấu. Trên sân thượng nhìn ra, chỉ có thể gặp tia nhài quạt hắt lên như ánh đèn pha đọng thành quầng lan toả rồi sáng. Tiếng chim bói không ra, gà lục đục, loáng thoáng, gáy ồ ồ chìm vào động cơ ào ào rầm rầm
 Bấy giờ mới thèm sao buổi bình minh đầy hương, sắc và âm thanh trong trẻo. Bình minh hương 
 ( Theo Phong Thu)
II. Tập làm văn (25 phút)
 Tả một buổi bình minh trên quê em.
Hướng dẫn chấm
(Điểm toàn bài: 10 điểm)
I. Chính tả: ( 5 điểm)
 - Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. 
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
 - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ, trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn ( 5 điểm)
 Bài được điểm tối đa khi:
Tả được cảnh bình minh trên quê hương. Bài viết cho thấy vẻ đẹp của buổi sáng sớm ở một làng quê, một thành phố, một vùng biển hoặc một vùng núi. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương.
Bài viết không mắc lỗi lớn về chính tả, dùng từ, đặt câu. Chữ viết rõ ràng,
 trình bày bài viết sạch sẽ.
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể được các mức điểm: 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ( cho lẻ 0,5 điểm)
Toán
Tổng nhiều số thập phân
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết tính tổng nhiều số thập phân.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 II- Đồ dùng dạy học:
 - Thước. Bảng phụ kẻ bảng tr52 SGK
C- Các hoạt động dạy học:
Họat động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
 * Tính: 8,06 + 9,75; 905,78 + 69,86.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2- Dạy bài mới:
a. Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán ví dụ 1(SGK – 51)
+ Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả 3 thùng?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính.
- Nêu cách tính tổng nhiều STP? 
b. Bài toán:
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác?
- Gọi HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3- Thực hành
Bài 1(51) 
- GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2(52) 
- Yêu cầu HS tính rồi so sánh giá trị của
 (a + b) + c và a + (b + c).
 - Cho HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c).
- Cho HS rút ra T/ C kết hợp của phép cộng các số thập phân.
Bài 3(52) Phần b,d dành cho HS K, giỏi
- Hướng dẫn HS sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
4- Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào nháp, chữa bài.
- HS nghe tóm tắt, phân tích bài toán
- HS nêu: 
Tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,5 = ?
- HS trao đổi làm bài.
- HS lên bảng đặt tính rồi tính.
 27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75
- HS nêu lớp theo dõi, bổ sung.
- HS đọc bài toán SGK tr51
- HS nêu.
- HS lên bảng làm. 
 Đáp số: 24,95 dm
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu, lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vào vở. 
- 4 HS lên bảng làm bài.
a) 28,87 ; b) 76,76 ; c)60,14 ; d)1,64
- HS rút ra nhận xét:
 (a + b) + c = a + (b + c) 
- HS nêu yêu cầu.
- HS theo dõi, nêu cách làm.
- HS làm vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Giáo dục tập thể
An toàn giao thông:
Bài 5: Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông
A- Mục tiêu: Qua bài học, HS hiểu:
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa các con số thống kê dơn giản về TNGT.
 - Biết phân tích nguyên nhân của TNGT theo luật GTĐB.
 - Hiểu và giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác.
 - Tham gia các hoạt động của lớp, Đội TNTP về công tác bảo đảm ATGT.
B- đồ dùng dạy học: 
 - GV chuẩn bị số liệu thống kê về TNGT hàng năm của cả nước và địa phương.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
+ Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông ta cần phải làm gì?
2- Dạy bài mới:
1- Hoạt động 1: Tuyên truyền.
+ Mục tiêu: Gây cho các em ấn tượng mạnh mẽ về các TNGT, từ đó có ý thức phòng tránh TNGT.
+ Cách thực hiện: 
a) HS đọc số liệu sưu tầm và nhận xét.
- Cho cả lớp nhận xét về 2 mẩu tin. Tính chất nghiêm trọng của sự việc và sự việc trên đã gây cho em cảm giác ghê sợ về TNGT)
b) HS tự giới thiệu sản phẩm của mình.
c) Sắm vai.
- GV nêu một số tình huống nguy hiểm. 2- Hoạt động 2: Lập phương án thực hiện ATGT.
Bước 1. Chia lớp làm 3 nhóm.
Nhóm 1. Tự đi xe đạp đến trường.
Nhóm 2. Được cha mẹ đưa đến lớp bằng xe đạp, xe máy.
Nhóm 3. Đi bộ đến trường.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS lần lượt đọc các mẩu tin trên.
- HS cả lớp nhận xét về 2 mẩu tin .
- HS chọn các sản phẩm có ý nghĩa.
- HS chơi sắm vai.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện theo các nhóm. Thống kê xem có bao nhiêu bạn đi xe đạp, bao nhiêu bạn đi bộ? 
- Có b. n bạn biết đi xe thành thạo? bạn mới tập đi? bạn chưa nắm vững điều luật quy định đối với người đi xe đạp?
- HS các nhóm lên kế hoạch , thời gian thực hiện cho từng việc và phân công người thực hiện, người kiểm tra.
3- Hoạt động tiếp nối:
 - GV nhận xét về các hoạt động của HS, đánh giá ý thức học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc