I- MỤC TIÊU:
- Đọc trôi trảy toàn bài ; đọc đúng các từ ngữ phiên âm nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Truyện, tranh ảnh về cá heo.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 7 Ngày soạn: 9/ 10/ 09 Ngày giảng: 12/ 10/ 09 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 Tập đọc Những người bạn tốt I- Mục tiêu: - Đọc trôi trảy toàn bài ; đọc đúng các từ ngữ phiên âm nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người. II- Đồ dùng dạy học : - Truyện, tranh ảnh về cá heo. III- các Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: - Cho HS kể lại câu truyện “ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” 3- Dạy bài mới: a- Giới thiệu chủ điểm và chủ điểm “con người với thiên nhiên”, giới thiệu bài. b- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. * Luyện đọc: - Mời 1 HS giỏi đọc. - Hướng dẫn chia đoạn - Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu, hành trình, sửng sốt - Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm. - Mời 1-2 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. *Tìm hiểu bài: +Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? + Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? +Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng quý ở điểm nào? + Em có nhận xét gì về cách đối xử của nhóm thủy thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn? - Ngoài câu chuyện trên em, em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? - Yêu cầu HS nêu nội dung của bài. * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu đoạn 2 và hướng dẫn HS cách đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, đánh giá. 3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về luyện đọc và học bài. - Báo cáo sĩ số: . Hát. - 2- 3 em lên kể - Lớp nghe bổ sung - 1 em nêu ý nghĩa câu chuyện - HS quan sát tranh SGK. - HS đọc, lớp theo dõi. - HS chia đoạn(4 đoạn) - 4 HS đọc nối tiếp, - HS nêu từ khó, luyện phát âm. - HS luyện đọc đoạn trong nhóm. - HS đọc cả bài. - Theo dõi. - Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông. - Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông - Cá heo đáng yêu đáng quý vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp - Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. - Cá heo cứu chú phi công nhảy rù thoát khỏi đàn cá mập, cá heo là tay bơi giỏi nhất của biển cả... - Nhiều HS nêu. - HS theo dõi. - HS thi đọc diễn cảm. - Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Củng cố về mối quan hệ giữa 1 và ; và ... - Tìm 1thành phần chưa biết của phép tính với phân số. - Giải toán có liên quan đến số trung bình cộng II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng viết các phân STP. - GV nhận xét, cho điểm. 2 - Dạy bài mới: Bài 1(32) - Hướng dẫn để HS nắm được yêu cầu. a) 1 : = 1 = 10 ( lần ) Vậy 1 gấp 10 lần - Gọi HS làm bài trên bảng. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2(32) - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 2 HS chữa bài. - GV nhận xét, cho điểm. a ) x + = b) x - = x = - x = + x = x = - GV củng cố về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính Bài 3(32) - Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài vào vở. - GV thu chấm vở HS. - Gọi HS chữa bài. Đáp số : bể Bài 4(32) Không yêu cầu HS yếu - Hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi HS chữa bài trên bảng. - GV nhận xét, cho điểm. Đáp số: 6 m 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhắc lại một số dạng bài được ôn trong tiết học. - Dặn HS về nhà chữa BT sai ( nếu có ) - 1HS lên bảng, lớp làm ra nháp. - HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn - HS nêu yêu cầu. - HS theo dõi, nắm được cách làm bài. - 3 HS lần lượt chữa bài. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài trong vở . - 4 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc đề bài. - Theo dõi rồi tự làm vào vở. - Theo dõi. - HS lên bảng làm, nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu. - HS tìm hiểu bài toán - HS làm bài vào vở . - HS lên bảng chữa bài . Địa lí Ôn tập I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS : - Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ . - Biết hệ thống hóa kiến thức đà học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản . - Nêu tên và chỉ được một số dãy núi , đồng bằng , sông lớn của nước ta trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Các loại đất chính ở nước ta? - Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta ? - GV nhận xét 2.Dạy bài mới: Nêu mụcđích yêu cầu *Hoạt động 1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí Việt Nam. - GV nêu yêu cầu: + Chỉ và nêu : - Vị trí và giới hạn của nước ta . - Vùng biển của nước ta. - Một số đảo và quần đảo của nước ta (quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa; các đảo: Cát Bà, Côn Đảo, - Vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, ... - Các đồng bằng lớn ở nước ta. - Vị trí của các sông ( sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu). - Gọi vài HS lên bảng chỉ bản đồ. + Trò chơi: " Đối đáp nhanh" - GV treo bảng bản đồ, chọn đội chơi. - GV phổ biến luật chơi: HS ở nhóm 1 đọc tên: con sông, núi, đồng bằng...đã học thì HS ở nhóm 2 phải chỉ nhanh trên bản đồ. - GV tổng kết rò chơi khen ngợi nhóm thực hiện tốt. * Hoạt động 2: Đặc điểm của các yếu tố tự nhiên Việt Nam - GV cho HS quan sát bảng trong SGK và yêu cầu HS hoàn thành nội dung trong bảng đó. - Gọi lần lượt HS trình bày bài của mình. - GV chốt lại đặc điểm chính đã nêu trong bảng. 3.Củng cố – Dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - Dặn HS về ôn các nội dung đã học. - 2 HS lên bảng trả lời. - HS nhận xét cho điểm - HS đọc yêu cầu GV viết trên bảng. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và chỉ trên bản đồ. - HS lên bảng chỉ bản đồ. - Chọn hai đội chơi, mỗi đội 10 người, xếp hàng dọc trên bảng. - Trọng tài tính điểm, công bố kết quả. - HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 trong SGK. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp và điền vào bảng . - Mỗi nhóm có thể phải điền đặc điểm của cả 5 yếu tố tự nhiên nhưng cũng có thể chỉ điền 1 hoặc 2 trong 5 yếu tố để đảm bảo thời gian. Ngày soạn 10/10/09 Ngày giảng 13/10/09 Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 Luyện từ và câu Từ nhiều nghĩa I- Mục đích yêu cầu. Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. Biết phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về nghĩa chuyển của 1 số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. II- Đồ dùng dạy học. - Tranh ảnh về các sự vật hiện tượng, hoạt động minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa. III- các Hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ? - GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. 2- Dạy bài mới a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu b- Phần Nhận xét: Bài 1: - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận. + Lời giải: tai - nghĩa a; răng - nghĩa b; mũi - nghĩa c. - - GV nhấn mạnh: Các nghĩa vừa xác định được cho các từ răng, mũi, tai chính là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ. Bài 2: - GV hướng dẫn HS làm bài. + Răng cào: không dùng để cắn, giữ hoặc nhai thức ăn. +Mũi thuyền: không dùng để ngửi. + Tai ấm: không dùng để nghe. - Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai ta gọi đó là nghĩa chuyển. Bài 3: - Cho HS thảo luận và nêu ý kiến. - Gọi HS phát biểu. - Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ: + răng : chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng. +mũi: bp đầu nhọn nhô ra phía trước. + tai : chỉ bộ phận ở bên, chìa ra. 3. Phần Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 4. Phần Luyện tập Bài tập 1: - GV yêu cầu các em đọc thật kỹ để tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển. - Gọi HS trình bày kết quả. + Đôi mắt của bé mở to: Từ mắt mang nghĩa gốc. - Bé đau chân: Từ chân mang nghĩa gốc - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu: Từ đầu mang nghĩa gốc. - Các t/ hợp còn lại mang nghĩa chuyển. Bài tập 2: - Hướng dẫn HS tìm những từ mang nghĩa chuyển - Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi lửa đỏ rực, trăng lưỡi liềm - Miệng: miệng bát, miệng túi, miệng hũ, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa - Cổ:cổ chai,cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay - GV đánh giá điểm nhóm tìm nhiều từ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài. - Báo cáo sĩ số: . Hát. - 2 HS nêu và lấy ví dụ, lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại. - HS chữa BT . - Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi theo cặp. - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS đọc BT 3. - HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi. - HS nêu ý kiến nhóm mình. - Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng - 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại, lấy thêm VD. - HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - HS làm việc cá nhân. - 2, 3 HS trình bày kết quả làm bài. - Cả lớp nhật xét. - HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại. - HS trao đổi theo cặp, viết ra nháp những từ tìm được. - Nhiều HS đọc kết quả làm bài. - 2 HS nhìn bảng đọc lại nghĩa chuyển của các từ đã cho. Toán Khái niệm số thập phân I. Mục tiêu: Sau giờ học HS biết: - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản) - Biết đọc, viết các số thập phân ở dạng đơn giản II. Đồ dùng dạy học. - Phấn màu, bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ. 1dm =...m; 1cm =......m; 1mm =.... m - Chữa bài cho điểm 2- Dạy bài mới. a- Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân. (Dạng đơn giản) - GV yêu cầu HS nhìn bảng trong SGK và trả lời câu hỏi GV a) - Có 0 m 1 dm tức là có ... dm? -Giới thiệu:1dm haym viết thành 0,1 m GV viết bảng: ; ; - Các phân số thập phân ;; - Các phân số trên được viết ntn? - GV chỉ vào các số thập phân rồi hướng dẫn cách đọc. 0,1: đọc là không phẩy một 0,01: đọc là không phẩy không một 0,001: không phẩy không không một - Giới thiệu: 0,1; 0,01; 0,001 gọi là STP b) - GV hướng dẫn tương tự với bảng ở phần b để ... HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên. * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: + Nhân ngày tết cổ truyền, Bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên? + Theo em, Bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên? + Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ - GV kết luận: c- Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK. * Mục tiêu: Giúp HS biết được việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên: *Cách tiến hành: - Cho HS làm bài tập cá nhân. Sau đó trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. - Mời 2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do. - Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận ( SGV- T27). d- Hoạt động 3: Tự liên hệ. * Mục tiêu: HS tự biết đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. * Cách tiến hành. - Em hãy kể những việc đã làm được và chưa làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? - Gọi HS trả lời trước lớp. - GV nhận xét, HS đọc phần ghi nhớ. 3- Hoạt động tiếp nối: - GV nhận tiết học. - Hướng dẫn HS thực hành. - HS phát biểu, lớp theo dõi. - 2 HS đọc truyện “Thăm mộ”. + Sửa sang và thắp hương trên mộ ông nội và các mộ xung quanh. + Phải giữ vững nề nếp gia đình, phải cố gắng học hành. - HS trả lời theo cảm nhận của mình. - HS thực hiện. - HS trình bày ý kiến và giải thích. - Đáp án: + Biết ơn tổ tiên: a, c, d, đ. + Không biết ơn tổ tiên: b. - HS trình bày những việc đã làm được và cả những việc chưa làm được. - 1 số HS trình bày trước lớp. - HS đọc ghi nhớ SGK. Ngày soạn 13/ 10/ 09 Ngày giảng 16/ 10/ 09 Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009 Thể dục Đội hình đội ngũ - Trò chơi "Trao tín gậy" I-mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh, và thao tác thành thạo các kĩ thuật động tác đội hìng, đội ngũ. - Chơi trò chơi Trao tín gậy. Yêu cầu hào hứng, nhiệt tình, chơi đúng luật. II- địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn - Phương tiện: CB 1 còi, 4 tín gậy, kẻ sân chơi trò chơi. III- nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Đ lượng HĐ của GV HĐ của HS 1.Phần mở đầu - Tập hợp lớp, phổ biến ND, YC bài học *Đứng tại chỗ, vỗ tay hát. 2.Phần cơ bản a- Đội hình đội ngũ - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. b- Chơi trò chơi Trao tín gậy 3.Phần kết thúc - Thực hiện 1 số động tác thả lỏng: Chơi trò chơi "Chim bay cò bay" 6-10 p 18-22p 4- 6 p - GV nhận lớp. - GV nêu yêu cầu. - GVđiều khiển lớp tập - Chia tổ tập luyện, sau đó thi giữa các tổ. - GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ. - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi, luật chơi - GV quan sát, nhận xét, biểu dương - GV nêu yêu cầu. - GV cùng HS hệ thống bài học - GV nhận xét giờ, đánh giá giờ học - Giao bài về nhà. - HS xếp hàng, xoay các khớp cổ chân, tay, khớp gối, vai, hông. - Thực hiện. - Tập đồng loạt. - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, - Các tổ thi đua trình diễn. Cả lớp tập để củng cố. - HS chơi cả lớp, thi đua giữa các tổ với nhau. - Thả lỏng toàn thân. - HS vừa chơi vừa vỗ tay theo nhịp. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I- Mục đích yêu cầu.: - Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm súc của miêu tả. II- Đồ dùng dạy học - Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS. - Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi bài văn, đọc câu văn mở đoạn - BT3 - GV nhận xét cho điểm 2- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài: b- Hướng dẫn HS luyện tập. - GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS. - GV nhắc HS chú ý: + Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài để viết một đoạn văn. + Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao chùm toàn đoạn. + Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm súc của người viết. - Cho HS viết đoạn văn vào vở. - Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - GV nhận xét, chấm điểm 1 số đoạn văn 3- Củng cố, dặn dò:GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại sau. - HS trả lời -3 HS đọc câu mở đầu của mình. - HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài - HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV. - HS viết đoạn văn vào vở. - HS đọc bài của mình trước lớp. - HS nhận xét, bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. Kể chuyện Cây cỏ nước Nam I- Mục đích yêu cầu 1- Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, kể được từng đoạn và toàn bộ câu truyện; Giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu truyện: Khuyên mọi người yêu quý thiên nhiên; Hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. 2- Rèn kỹ năng nghe: II- Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ trong truyện kể SGK. - 1 số cây: đinh lăng, cam thảo nam. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ: Một HS kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: b- GV kể chuyện: - GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. - Kể lần 2, kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ. - GV viết bảng tên 1 số cây thuốc quí và giúp HS hiểu những từ ngữ khó. c- Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu SGK. - Mời HS nêu nội dung từng bức tranh. - Cho HS kể chuyện trong nhóm đôi. - Cho HS thi kể từng đoạn trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá. - Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, liên hệ thực tế. - Nhắc HS về nhà vận dụng bài học. - HS kể, lớp nhận xét. - HS nghe. -Kết hợp quan sát tranh và nghe kể lần 2 - Theo dõi. - HS đọc, lớp đọc thầm. +Tranh1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam. +Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên. +Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho quân ta. +Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho nước ta. +Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh. +Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam. - HS kể theo nhóm, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS kể toàn bộ câu chuyện. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách chuyển 1 phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. - Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp. II. Đồ dùng dạy học: - Thước, phấn màu III. các Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ. - Đọc các số thập phân, nêu phần nguyên và phần thập phân của mỗi số đó? 570,57 2015,076 90,1079 2- Dạy bài mới: Bài 1(38): - GV hướng dẫn mẫu kết hợp củng cố về đọc viết hỗn số. - Gọi HS làm bài trên bảng. - GV nhận xét, đánh giá. a) Chuyển các PSTP thành hỗn số: ; ; b) Chuyển các hỗn số trên thành STP: Bài 2(39) - Hướng dẫn HS chuyển các PSTP thành STP rồi đọc: - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi HS chữa bài, GV nhận xét. = 4,5 ; = 83,4; = 19,54 ... Bài 3(39) - Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi HS chữa bài, GV nhận xét. 2,1 m = 21 dm ; 8,3 m = 830 cm 5,27 m = 527 cm ; 3,15 m = 315 cm Bài 4(39) Không yêu cầu HS yếu. - Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS nêu cách làm và làm bài. - Mời HS chữa bài trên bảng. - GV nhận xét, kết luận. a)=;=; b)= 0,6 ; = 0,60 c) Có thể viết thành các STP: 0,6; 0,60; 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiếthọc - Dặn HS về nhà làm ôn bài. - HS đọc các số viết trên bảng. - HS nhận xét, đánh giá. - HS đọc yêu cầu. - HS theo dõi, tự làm bài, đọc chữa bài. - HS chữa bài, lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS theo dõi, nêu cách làm. - HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài, nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài. - 2 HS lên bảng chữa bài. - HS đọc yêu cầu. - Theo dõi. - HS làm bài. - 2 HS lên bảng chữa bài. Hoạt động tập thể: An toàn giao thông Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn I- Mục tiêu: - HS biết quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ - Biết cách lên, xuống xe và dừng xe an toàn. - HS thực hiện đúng cách an toàn qua đường giao nhau. - Có ý thức điều khiển xe an toàn. II- Chuẩn bị: - Mô hình hoặc sa bàn. Tranh ảnh ô tô, xe máy, đèn tín hiệu. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Khởi động: 2- Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn. + Để rẽ trái, người đi xe đạp cần phải đi như thế nào? + Người đi xe đạp cần đi như thế nào từ điểm O đến điểm P mà ngã tư không có đèn? + Người đi xe đạp cần đi như thế nào từ điểm Đ đến điểm E? + đi xe đạp nên đi vòng và và vượt xe đang đỗ ở phía phải như thế nào? => Kết luận: SGV b) Hoạt động 2: Thực hành đi xe đạp trên sân trường. => GV kết luận: 3- Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường - GV kẻ sẵn trên sân trường 1 đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường và chia làn xe chạy. => Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi ở phía tay phải, khi đổi hướng phải đi chậm, QS và giơ tay xin đường. Không được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư nơi có đèn tín hiệu GT phải đi theo lệnh của đèn. 3- Củng cố – Dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại những quy định cơ bản đối với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn GT. - Dặn HS khi đi xe đạp cần thực hiện đúng những điều đã học. - HS biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau. - Phỏng đoán và nhận thức được an toàn hay không an toàn - HS quan sát mô hình 1 đoạn đường phố trên sa bàn, đặt các đồ chơi lên mô hình. - HS trả lời và điều khiển xe trên mô hình sa bàn. - HS tập trung trên sân trường, 1 số HS đi xe đạp trên sân trường, HS khác quan sát và nhận xét. - 1 HS đi xe đạp từ đường chính vào đường phụ theo cả hai phía, 1 em khác đi đi từ đường phụ rẽ ra đường chính cũng đi cả 2 phía. - HS dưới lớp quan sát, nhận xét
Tài liệu đính kèm: