Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 12

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 12

I/Mục tiêu.

 Giúp HS :

 - Biết và vận dụng được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000;

 - Củng cố kỹ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

 - Củng cố kỹ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

II/Đồ dùng dạy học

 - SGK

III/Phương pháp

 - Động não, thực hành, thảo luận.

IV/Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Ngày soạn 3/11/2011 	 Ngày giảng: Thứ hai ngày 7/11/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc
GV chuyên dạy
Tiết 3: Toán.
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10; 100; 1000...
I/Mục tiêu.
 	 Giúp HS :
	- Biết và vận dụng được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000; 
	- Củng cố kỹ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	- Củng cố kỹ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II/Đồ dùng dạy học
	- SGK
III/Phương pháp
	- Động não, thực hành, thảo luận.
IV/Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 trong VBT
- 1 em lên bảng làm bài tập 3
- Dưới lớp nhắc lại quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng học cách nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,...
2.2.Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000; ...
a) Ví dụ 1
- GV nêu ví dụ : Hãy thực hiện phép tính 27,867 10.
- GV gọi HS nhận xét phần đặt tính và tính của bạn.
- GV nêu : Vậy ta có : 
27,867 10 = 278,67
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10 :
+ Nêu rõ các thừa số , tích của phép nhân 27,867 10 = 278,67.
+ Cho hs nhận xét về vị trí của dấu phẩy ở tích so với vị trí của dấu phẩy ở số thập phân 27,867 .
+ Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có được ngay tích 27,867 10 mà không cần thực hiện phép tính ?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào ?
b) Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ : Hãy đặt tính và thực hiện tính 53,286 100.
- GV nhận xét phần đặt tính và kết quả tính của HS.
- GV hỏi : Vậy 53,286 100 bằng bao nhiêu ?
- Cho hs nhận xét về vị trí của dấu phẩy ở tích so với vị trí của dấu phẩy ở số thập phân 53,286 .
- GV hướng dẫn HS nhận xét để tìm quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100.
+ Hãy nêu rõ các thừa số và tích trong phép nhân 53,2896 100 = 5328,6
+ Hãy tìm cách để viết 53,286 thành 5328,6.
+ Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có được ngay tích 53,286 100 mà không cần thực hiện phép tính ?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào ?
c) Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000;....
- - Số 10 có mấy chữ số 0 ?
- GV hỏi : Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm như thế nào ?
- Số 100 có mấy chữ số 0 ?
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm như thế nào ?
- Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10,100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000.
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10;100;1000; ...
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV viết lên bảng đề làm mẫu của một phần :
12,6m = ...cm
- GV hỏi HS: 1m bằng bao nhiêu xăng-ti-mét ?
- Vậy muốn đổi 12,6m thành xăng-ti-mét thì em làm thế nào ?
- GV nêu lại : 1m = 100cm
Ta có :
12,6 100 = 1260
Vậy 12,6m = 1260cm
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài sau đó đi hướng dẫn HS yếu. 
3.Củng cố – dặn dò
- GV cho hs nhắc lại quy tắc nhân 1 số thập phân với 10; 100; 1000
2’
33’
1’
12’
20’
2’
- 3 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 27,867
 10
 278,670
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ HS nêu : Thừa số thứ nhất là 27,867 thừa số thứ hai là 10, tích là 278,67.
+ Dấu phẩy ở tích đã chuyển sang bên phải 1 chữ số. 278,67.
+ Khi cần tìm tích 27,867 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,67 mà không cần thực hiện phép tính.
+ Khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được ngay tích.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 53,286
 100
 5328,600
- HS cả lớp theo dõi.
- HS nêu : 53,286 100 = 5328,6
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Các thừa số là 53,286 và 100, tích là 5328,6.
+ Nếu chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta được số 5328,6
+ Khi cần tìm tích 53,286 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 53,286 sang bên phải hai chữ số là được tích 5328,6 mà không cần thực hiện phép tính.
+ Khi nhân một số thập phân với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số là được ngay tích.
- Số 10 có một chữ số 0.
- HS : Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- Số 100 có hai chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
- 3,4 HS nêu trước lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS nêu : 1m = 100cm.
- Thực hiện phép nhân
12,6 100 = 1260.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
0,856m = 85,6cm
5,75dm = 57,5cm
10,4dm = 104cm
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 HS vừa lên bảng lần lượt giải thích.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- KQ: +) 0,8 x 10 = 8 (kg)
 +) 8 + 1,3 = 9,3 (kg)
Tiết 4: Tập đọc.
MÙA THẢO QUẢ
I. Mục tiêu
 	1. Đọc thành tiếng
	- Đọc đúng các tiếng: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, thân lẻ, sự sinh sôi, lan toả, lặng lẽ, chứa lửa, chứa nắng.
 	 - Đực trôi chỷa toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến không ngờ của thảo quả
	- Đọc diễn cảm toàn bài
	2. Đọc hiểu
 	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản khao, Chin Sa, sầm uất, tầng rừng thấp
 	- Hiểu bội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi phát triển nhanh đến không ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ bài học 
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III. Phương pháp
	- Quan sát, đàm thoại, động não.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
 + L1: Luyện đọc cả bài và luyện đọc từ khó
 + L2: Luyện đọc và giải nghĩa từ
 + L3: HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc bài
- GV đọc mẫu chú ý hướng dẫn cách đọc
 b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi để thảo luận và trả lời câu hỏi
* Đoạn 1: HS đọc thầm, 1 em nêu câu hỏi
H: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
H: cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
2’
33’
1’
32’
11’
11’
- 3 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc to cả bài
- HS đọc theo cặp
- HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc bài
- Lớp đọc thầm và thảo luận
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
+ Các từ thơm , hương được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt
	GV: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó. các từ hương, thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Tác giả dùng các từ lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả, kéo dài trong không gian. Các câu ngắn: gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời.
- GV ghi ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa
* Đoạn 2: HS đọc thầm và nêu câu hỏi
H: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?
- GV ghi ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả
* Đoạn 3: HS đọc thầm và nêu câu hỏi:
H: Hoa thảo quả nảy ở đâu?
H: khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
- Giảng: Tác giả đã miêu tả được màu đỏ đặc biệt của thảo quả: đỏ chon chót, như chứa lửa chứa nắng. cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả được rất rõ, rất cụ thể hương thơm và màu sắc của thảo quả
GV ghi ý 3: Màu sắc đặc biệt của thảo quả
H: Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì?
- GV ghi nội dung bài lên bảng
 c) Thi đọc diễn cảm
- Cho hs xác định giọng đọc toàn bài
- 3 HS đọc toàn bài 
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 2:
 + GV đọc mẫu
 + HS phát hiện cách đọc
 + HS đọc trong nhóm và thi đọc
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau
9’
2’
+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây
+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy
+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp , hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn
- HS nhắc lại
- 1 HS đọc to
- HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc
- Lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn
Tiết 5: Đạo đức.
BÀI 12: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (Tiết 1)
I. Mục tiêu
	Học song bài này HS biết:
	- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiếmống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc
	- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép giúp đỡ nhường nhịn người già em nhỏ
	- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già em nhỏ
II. Tài liệu và phương tiện
	Đồ dùng để đóng vai cho hoạt động 1 tiết 1
III. Phương pháp
	- Quan sát, đàm thoại, thảo luận.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy ...  bóng.
+ Chùa làng em có mấy tượng phật và chiếc chuông bằng đồng. Thỉnh thoảng nhà chùa lại lau chùi, dùng thuốc đánh đồng để cho đồ vật sáng lại.
- HS trả lời.
***********************************************************
Ngày soạn 8/11/2011 	 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12/11/2011
Tiết 1: Toán.
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 	Giúp HS : 
	- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
	- Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức đó.
II. Đồ dùng dạy – học
 	- Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn.
III. Phương pháp
	- Động não, thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng luyện tập về nhân một số thập phân với một số thập phân. Nhận biết và sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
 * Bài 1
a) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a)
- Mời 3 em nối tiếp lên bảng làm bài
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng.
3’
32’
1’
31’
10’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a
b
c
(a b) c
a (b c)
2,5
3,1
0,6
(2,5 3,1) 0,6 = 4,65
2,5 (3,1 0,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,6 4) 2,5 = 16
1,6 (4 2,5) = 16
4,8
2,5
1,3
(4,8 2,5) 1,3 = 15,6
4,8 (2,5 1,3) = 15,6
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) khi a = 2,5 ; b = 3,1 và c = 0,6
- GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại, sau đó hỏi tổng quát :
+ Giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) như thế nào khi thay các chữ bằng cùng một bộ số ?
- Vậy ta có : (ab) c = a (bc)
- GV hỏi : Em đã gặp (ab) c = a (bc) khi học tính chất nào của phép nhân các số tự nhiên ?
- Vậy phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp không ? hãy giải thích ý kiến của em.
- Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
b) GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
- Lưu ý hs: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.
- GV hỏi HS vừa lên bảng làm bài : Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Giúp hs tóm tắt bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
9’
11’
2’
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 4,65.
+ Giá trị của hai biểu thức này luôn bằng nhau.
- Khi học tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên ta cũng có (a b) c = a (bc)
- HS : Phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp vì khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng có 
(ab) c = a (bc)
- Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
- HS đọc đề bài, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
* 9,65 0,4 0,25 = 9,65 (0,4 0,25) = 9,65 1 = 9,65
* 0,25 40 9,84 = (0,25 40) 9,84 = 10 9,84 = 98,4
* 7,38 1,25 80 = 7,38 (1,25 80) = 7,38 100 = 738
* 34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x (5 x 0,4 ) = 34,3 x 2 = 68,6
- HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
- 4 HS lần lượt trả lời, Ví dụ :
Khi thực hiện 9,65 0,4 2,5 ta tính 0,4 2,5 trước vì 0,4 2,5 = 1 nên rất thuận tiện cho phép nhân sau là 9,65 1 = 9,65.
- HS đọc thầm đề bài 
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) (28,7 + 34,5 ) 2,4
= 63,2 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 2,4
= 28,7 + 82,8 = 111,5
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Người đó đi được quãng đường là :
12,5 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số : 31,25 km
Tiết 2: Mĩ thuật
GV chuyên dạy
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu
	- Phát hiện những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về hanùh dáng hoạt động của nhân vật qua bài văn mẫu Bà tôi và Người thợ rèn
	- Biết cách quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật và gây ấn tượng
	- Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp .
II. Đồ dùng dạy học
 	- Bảng nhóm to cho 1 nhóm làm bài
III. Phương pháp
	- Đàm thoại, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- Mời 2 hs đọc dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình 
H: Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- Nhận xét HS học ở nhà.
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
Bài hôm nay giúp các em biết cách chọn lọc những chi tiết nổi bật gây ấn tượng của một người để viết được bài văn tả người hay, chân thực, sinh động.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
- HS hoạt động nhóm 4
- 1 Nhóm làm vào bảng nhóm, dán bài lên bảng 
- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh
3’
32’
1’
31’
15’
- HS làm việc theo yêu cầu của GV
- HS nêu
- HS nghe
- HS đọc
- HS hoạt động nhóm 4. Nhóm làm vào bảng nhóm, dán bài lên bảng 
	Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà:
 + Mái tóc đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai , xoã xuống ngực , xuống đầu gối , mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn
 + Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông , khắc sâu và dễ dàng vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa.
 + Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra , long lanh, dịu hiền khó tả , ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
 + Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
* Bài 2
- Tổ chức HS làm như bài tập 1
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
H: Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
KL: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh , làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn , không lan tràn dài dòng.
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.
15’
2’
- Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà đẻ tả
- Làm bài và chữa bài như bài 1
- Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa , đập...
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú.
Tiết 4: Kể chuyện.
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
	HS cần: 
	- Kể được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về bảo vệ môi trường 
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện của các bạn
	- Lời kể tự nhiên, kết hợp với nét mặt , cử chỉ điệu bộ.
	- Biết nhận xét đánh giá nội dung câu chuyện , lời kể của bạn
	- Nhận thức đúng đắn về nhệm vụ bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
	- HS và GV chuẩn bị một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường
III. Phương pháp
	- Kể chuyện, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 5 HS kể nối tiếp từng đoạn truyện người di săn và con nai
- 1 hs nêu ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét và ghi điểm 
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Kể chuyện đã nghe đã đọc
 2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường 
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về bảo vệ môi trường. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm điểm
b) Kể trong nhóm
- Cho HS thực hành kể trong nhóm
- Gợi ý: 
 + Giới thiệu tên truyện
 + Kể những chi tiết làm nổi rõ hành động của nhân vật bảo vệ môi trường.
 + Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 c) Kể trước lớp
- Tổ chức HS thi kể trước lớp
- Nhận xét bạn kể hay nhất hấp dẫn nhất.
- Cho điểm HS
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà kể lại 
3’
32’
1’
31’
6’
7’
17’
2’
- 5 HS kể 
- HS nêu ý nghĩa
- 1 HS đọc đề bài
- 2 HS nối tiếp nhau đọc phần Gợi ý.
- HS tự giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể: tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng
- HS trong nhóm kể cho nhau nghevà trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện , hành động của nhận vật
- HS thi kể trước lớp. Lớp trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
Tiết 5: Hoạt động tập thể.
NHẬN XẾT TUẦN
I. Mục tiêu: 
	- GV và cán bộ lớp đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của lớp và 1 số cá nhân tiêu biểu.
	- Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau
II. Tiến trình 
1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan và còn nói tự do trong lớp. 
2. Học tập 
- Vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập 
- Tuy nhiên hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Ngoài ra còn một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà. 
3. Thể dục.
 - Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ
4. Vệ sinh.
 Các em VS tương đối sạch sẽ, gọn gàng . 
5. SH Đội :Lớp tham gia sinh hoạt Đội chưa đầy đủ nhưng tương đối hiệu quả
III . Phương hướng tuần tới 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Tiếp tục thi đua học tốt chào mừng ngày 20/11
- Tập văn nghệ chào mừng ngày NGVN 20/11

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuần 12.doc