Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 25

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 25

I. Mục đích, yêu cầu

1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài: giọng đọc trang trọng, tha thiết.

2- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.

II. Đồ dụng dạy – học

- Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; trang ảnh về đền Hùng (nếu có).

III. Phương pháp

 - Quan sát, đàm thoại, thực hành.

IV. Các hoạt động dạy – học.

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Soạn: 16/02/2012	Giảng: Thứ hai ngày 20/02/2012
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 3: TOÁN
Kiểm tra định kỳ
(Giữa học kỳ II)
Tiết 4: TẬP ĐỌC
Phong cảnh đền Hùng
I. Mục đích, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài: giọng đọc trang trọng, tha thiết.
2- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK; trang ảnh về đền Hùng (nếu có).
III. Phương pháp
	- Quan sát, đàm thoại, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS: Cho HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi.
H: Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
H: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bào vệ Tổ quốc?
- GV nhận xét + cho điểm.
3’
- Đọc lại bài và trả lời câu hỏi
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Câu ca dao là sự khẳng định tình cảm của toàn dân hướng về tổ tiên. Bài văn Phong cảnh đền Hùng hôm nay chúng ta học sẽ giới thiệu với các em về cảnh đẹp của đền Hùng – nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
32’
1’
- HS lắng nghe.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Cho HS đọc bài văn
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh cho HS nghe.
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng trang trọng, tha thiết, nhịp điệu khoan thai – nhấn mạnh những từ ngữ: nằm chót vót, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững....
b. Tìm hiểu bài
• Đoạn 1
H: Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
H: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. (Nếu HS không trả lời được GV giảng cho các em...)
- GV giảng thêm về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên cho HS nghe.
H: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
GV: Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
• Đoạn 2
H: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- GV chốt lại: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất Tổ, đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc.
• Đoạn 3
H: Em hiểu câu ca dau sau như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Hùng Vương thư sáu đã “hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Linh vào ngày 10-3 âm lịch (năm 1632 trước Công Nguyên). Từ đấy người Việt lấy ngày mùng mười tháng ba làm ngày giỗ Tổ.
- Câu ca dao trên còn có nội dung khuyên răn mọi người, nhắc nhở mọi người hướng về cội nguồn dân tộc, đoàn kết để giữ nước và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
31’
12’
10’
- 1 - 2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu .
- HS dùng bút chì đánh dáu đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang, đông đô ở Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây 4.000 năm.
- Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, cánh bướm dập dờn bay lượn: Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi. Bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững. Xa xa là núi Sóc Sơn...
.
- HS có thể kể:
 • Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 • Thánh Gióng
 • Chiếc nỏ thần
 • Con Rồng, cháu Tiên (Sự tích trăm trứng).
- HS có thể trả lời:
• Câu ca dao ca ngợi truyền thôngd tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
• Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù đi bất cứ dâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
c. Đọc diễn cảm
- Cho hs xác định giọng đọc toàn bài
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 2 lên và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
8’
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn (mỗi HS đọc một đoạn).
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
H: Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, đi thăm đền Hùng nếu có điều kiện.
2’
- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC
Thực hành giữa học kỳ II
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống được những kiến thức về những bài đã học từ tuần 19 đến tuần 24 gồm 3 bài .
- HS có những kỹ năng trong giao tiếp , đối sử với mọi người xung quanh , trong gia đình và cộng đồng.
II. Chuẩn bị .
- SGK .Nội dung ôn tập và thực hành.
III. Phương pháp
	- Đàm thoại, thảo luận.
IV. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS nêu bài học ở giờ trước và trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ
- GVNX đánh giá.
 2 . Bài mới.
* Giới thiệu bài :
? Hệ thống lại những bài đã học .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi .
? Tìm những hành động thể hiện lòng yêu quê hương? 
? Hãy nêu một số biểu hiện nên làm khi đến UBND? Tại sao lại nên làm như vậy?
? Hãy giới thiệu cho mọi người những điều em biết về đất nước VN?
- GVNX chốt lại nội dung , hành động cần làm ở các bài trên .
- Đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
3. Củng cố - dặn dò .
- Tóm lại nội dung bài .
- Chuẩn bị bài giờ sau học .
3’
31’
1’
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
Lắng nghe .
Bài 9 : Em yêu quê hương
Bài 10 : UBND xã (phường) em.
Bài 11: Em yêu tổ quốc Việt Nam.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi GV nêu.
- Các nhóm đại diện trả lời câu hỏi các nhóm khác NX bổ xung .
*********************************************************
Soạn: 17/02/2012	Giảng: Thứ ba ngày 21/02/2012
Tiết 1: TOÁN
Bảng đơn vị đo thời gian 
A. Mục tiêu
 HS cần:
-Ôn lại các đơn vị thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm,năm và ngày,số ngày trong các tháng ,ngày và giờ ,giờ và phút ,phút và giây.
B.Các đồ dùng dạy học 
- Bảng đơn vị đo thời gian (phóng to )chưa ghi kết quả ở bên phải dấu bằng trong bảng.
C. Phương pháp
	- Quan sát, đàm thoại, thực hành.
D. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. KTBC: (Tiết trước KTĐK nên không kiểm tra)
2. Bài mới
2.1. Giời thiệu bài
2.2. Bài mới
a) Bảng đơn vị đo thời gian 
-Yêu cầu HS viết ra nháp tên tất cả các đơn vị đo thời gian đã học
-Gọi một vài HS đọc kết quả.
-GV nhận xét.
-GV treo bảng phụ yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về thông tin trong bảng .
-Gọi HS nối tiếp trả lời miệng theo các câu hỏi câu hỏi của GV.
-Hỏi: Một thế kỉ gồm bao nhiêu năm?
-Hỏi: Một năm có bao nhiêu tháng?
-Hỏi: Một năm thường có bao nhiêu ngày?
-Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Mấy năm có một năm nhuận 
-Yêu cầu 2 HS nhắc lại toàn bộ bảng đơn vị đo thời gian .
-GV: 1 năm thường có 365 ngày,còn năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm liền thì có 1 năm nhuận, sau 3 năm thường thì đến 1 năm nhuận.
-Hỏi: Cho biết năm 2000 là năm nhuận thì các năm nhuận tiếp theo là năm nào?
-Hỏi: Hãy nêu đặc điểm của năm nhuận(số chỉ năm nhuận có đặc điểm gì?
-Hỏi: Nêu tên các tháng trong năm?
-Hỏi:Hãy nêu tên các tháng có 31 ngày?
-Hỏi:Hãy nêu tên các tháng có 30 ngày?
-tháng 2 có bao nhiêu ngày?
-GV có thể hướng dẫn HS nhớ các ngày của từng tháng bằng cách dựa vào 2 nắm tay hoặc 1 nắm tay.Đầu xương nhô lên chỉ tháng có 31 ngày ,còn đầu xương lõm xuống chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28, 29 ngày.
-Yêu cầu HS thực hành.
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian 
-BGV treo bảng ,mỗi tổ giải quyết 1 nhiệm vụ,thảo luận nhóm đôi .
-Hỏi: Một năm rưỡi là bao nhiêu năm?
-Gọi các nhóm trình bầy kết quả.
-Hỏi : 2 giờ bằng bao nhiêu phút?
 3
-Nêu cách làm.
-Hỏi: 216 phút là bao nhiêu giờ ,làm thế nào để biết?
- Nêu cách làm khi chuyển sang đơn vị lớn.
- GV:Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ :ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
- Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn,ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ)
2.3. Thực hành
* Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra câu trả lời.
- Yêu cầu HS trình bầy kết quả.
GV lưu ý HS: Cách để XĐ thế kỉ nhanh nhất là bỏ 2 chữa số cuối cùng của số chỉ năm, cộng thêm 1 vào số còn lại ta được số chỉ thế kỉ của năm đó.
* Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS đọc nói tiếp bài làm,giải thích cách làm.
-Yêu cầu HS nhận xét 
-GV chú ý HS:
* Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Gọi Hs lên bảng làm bài và giải thích cách làm.
+Hỏi: Đơn vị mới cần chuyển sang so với đơn vị đo đã cho như thế nào?
-Nêu cách làm.
3. Củng cố dặn dò
- Cho hs nhắc lại mối quan hệ của một số đơn vị đo thời gian
- Dặn hs về nhà làm bài tập trong VBT
8’
8’
22’
7’
10’
5’
2’
-GV viết ra nháp ,đọc kết quả viết.
- Các đơn vị đo thời gian đã học: Giờ, phút, giây, thế kỷ.
- Trả lời những câu hỏi nhỏ GV đưa ra để hoàn thành Bảng đơn vị đo thời gian
- HS nhắc lại toàn bộ bảng đơn vị đo thời gian .
-HS cả lớp lắng nghe và đọc nhẩm theo 
-HS ghi nhớ
-2004, 2008, 2012
-Số chỉ năm nhuận là số chia hết cho 4.
-HS nêu từ tháng 1 đến tháng 12.
-HS thực hành theo cặp đôi.
-Một năm rưỡi =1,5 năm
 = 12 tháng x 1,5 =18 tháng.
- 2 giờ =60 phút x 2 = 40 phút
 3 3
-Lấy số phút của 1 giờ nhân với số giờ 
-0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút 
-216 phút =3 giờ = 3,6 giờ.
-Lấy 216 chia cho 60,thường là số giờ,số dư là số phút hoặc thực hiện phép chia ra số đo là số thập phân.
260 phút = 3 giờ 36 phút
216 phút = 3,6 giờ 
- HS thảo luận, đại diện trình bày ý kiến.
Trả lời:
Kính viễn vọng:năm 1671,thế kĩ 17.
Bút chì:năm 1794,thế kỉ 18.
Đầu máy xe lửa: năm 1804, thế kỉ 19.
Xe đạp:năm 1869,thế kỉ 19.
Ô tô:năm 1886,thế kỉ 19.
Máy bay:năm 1903,thế kỉ 20.
Máy tính điện tử:năm 1946,thế kỉ 20.
Vệ tinh nhân tạo:năm 1957,thế kỉ 20.
-Viết số thích hợp vào chố chấm.
- Làm bài vào vở
- Một số em giải thích cách làm
- HS nhân xét.
 -Viết số thích hợp vào chỗ trống.
Bài giải:
a) 72 phút = 1,2 giờ.
 270 phút = 4,5 giờ
b) 3 giây = 0,5 phút 
 135 giây = 2,25 phút.
-Chuyển từ đơn vị đo ... trò chơi " Ai nhanh ai đúng"
- Chia lớp 2 đội 
Luật chơi: Khi GV hô " bắt đầu" thành viên đầu tiên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện . Mỗi HS chỉ viết tên 1 dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống , chuyển phấn xho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức
- Gv tổng kết , kiểm tra số dụng cụ máy móc mà mỗi nhóm tìm được
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc
* Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học 
3’
15’
16’
1’
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ
- 2 HS thảo luận và nêu ý kiến
- VD: hình a: xe đạp . Muốn cho xe đạp chạy cần năng lượng cơ bắp của người : tay, chân
hình b: Máy bay: lấy năng lượng từ xăng
hình c: Tàu thuỷ: cần năng lượng gió, nước
hình d: ô tô: cần năng lượng là xăng, dầu 
hình e: bánh xe nước: năng lượng từ nước chảy
hình g: tàu hoả: năng lượng từ chất đốt.( than)
hình h: hệ thống pin mặt trời: năng lượng là ánh nắng mặt trời.
- Nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi
- HS thi tìm theo nhóm 
************************************************************
Soạn: 21/02/2012	Giảng: Thứ sáu ngày 24/02/2012
Tiết 1: TOÁN
Luyện tập
A. Mục tiêu 
 HS cần:
- Rèn luyện kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng và giải các bài toán thực tiễn.
B. Đồ dùng dạy học
	- SGK
C. Phương pháp
	- Động não, thảo luận, thực hành.
D. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Cho hs nhắc lại cách cộng trừ số đo thời gian
- Chữa bài tập 2 trong VBT
- NX bài làm của HS
2. Luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài làm,giải thích kết quả viết.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nêu cách chuyển số đo từ đơn vị ra đơn vị nhỏ.
- GV đánh giá.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài,tự làm.
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Hãy nêu cách cộng hai số đo thời gian 
- GV đánh giá.
 * Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HSđọc kết qủa và giải thích.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Hỏi: Cách trừ hai số đo thời gian trong bài này có gì cần chú ý?
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nêu phép tính của bài toán.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét trên bảng. Đổi vở kiểm tra chéo.
- GV đánh giá.
3. NX tiết học
4’
32’
10’
8’
7’
8’
1’
- Lớp đọc thầm yêu cầu bài tập
- Làm bài và nêu kết quả, giải thích cách làm
a) 12 ngày = 228 giờ 
 3,4 ngày= 81,6 giờ 
 4 ngày 12 giờ= 108 giờ 
 1 giờ = 30 phút 
 2
b) 1,6 giờ = 96 phút 
 2 giờ 15 phút = 135 phút 
 2,5 phút = 150 giây 
 4 phút 25 giây = 265 giây 
- Làm bài và chữa bài
- Làm bài và chữa bài
- Tính được đáp số là:
a) 1năm 7 tháng 
b) 4 ngày 18 giờ 
c) 7 giờ 38 phút 
- HS nhận xét 
- Trừ các số đo theo từng loại đơn vị.Khi số đo của 1 đơn vị ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng của số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn sang hàng nhỏ hơn để 
- 1 em làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở và nhận xét bài làm của bạn
Bài giải
Hai sự kiện cách nhau là:
 1961- 1492 = 669 (năm)
 Đáp số : 469 năm 
- HS nhận xét 
Tiết 2: Mĩ thuật
GV CHUYÊN DẠY
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
Tập viết đoạn đối thoại
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, các em viết tiếp các lời đối thoại gợi ý để hoàn chỉnh đoạn đối thoại trong SGK.
2- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch
2- Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
II. Đồ dụng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Một số tờ giấy khổ lớn.
III. Phương pháp
	- Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 1. Giới thiệu bài
 Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một màn kịch bằng cách viết tiếp các lời đối thoại. Sau đó, các em sẽ phân vai để đọc hoặc diễn thử màn kịch.
1’
- HS lắng nghe.
2. Làm BT
* Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho hs đọc yêu cầu bài tập
- GV giao việc:
 · Các em đọc lại đoạn văn ở BT1
 · Dựa theo nội dung của BT1, viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch ở BT2
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu + bút dạ cho HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + cùng lớp bình chọn nhóm viết đối thoại tốt.
* Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc: Các em có thể chọn phân vai hoặc diễn kịch
 · Nếu đọc phân vai (4 em sắn vai: người dẫn chuyện, lính, Trần Thủ Độ và phú nông).
 · Nếu diễn kịch (người dẫn chuyện làm nhiệm vụ nhắc lời cho các bạn và giới thiệu tên màn kịch, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện, Trần Thủ Độ, phú nông và người lính).
- Cho HS làm việc.
- GV nhận xét + bình chọn nhóm đọc tốt hoặc diễn kịch hay nhất.
35’
20’
14’
- 1 HS đọc BT1
- HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện nhóm lên dán phiếu của nhóm minh lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Từng nhóm HS đọc phân vai hoặc diễn kịch.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Khen nhóm HS viết đoạn đối thoại hay hoặc diễn kịch hay nhất.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở; đọc trước tiết Tập tàm văn tuần 26
1’
- HS lắng nghe
Tiết 4: KỂ CHUYỆN
Vì muôndân
I. Mục đích, yêu cầu
1- Rèn luyện kĩ năng nói:
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Từ đó giúp HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc – truyền thống đoàn kết
 2. Rèn luyện kĩ năng nghe
	- Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện.
	- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dụng dạy – học
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK (phóng to, nếu có)
III. Phương pháp
	- Quan sát, thảo luận, thực hành kể chuyện.
IV. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS: Cho HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự – an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- GV nhận xét + cho điểm.
4’
- 2 HS lần lượt kể
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng dân tộc. Ông đã có công giúp các vua nhà Trần ba lần đánh tan ba cuộc xâm lược của giặc Nguyên. Khi đất nước lâm nguy, ông đã biết gạt bỏ tì hiền cá nhân, gia tộc. Tấm lòng chí công vô tư vì dân vì nước đó thể hiện rất rõ qua câu chuyện Vì muôn dân hôm nay các em đọc học.
36’
1’
- HS lắng nghe
2. GV kể chuyện
* GV kể chuyện lần 1
- GV kể to, rõ ràng.
- GV giải nghĩa một số từ khó: Tì hiền, Quốc công Tiết chế, Chăm – pa, Sát Thát
- GV dán tờ giấy vẽ lược đồ về quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện và giảng bài Trần Quốc Tuần và Trần Quang Khải là anh em họ. TRần Quốc Tuấn là con ông bác (Trần Liễu); Trần Quang Khải là con ông chú (Trần Thái Tông). Trần Nhân Tông là cháu gọi Trần Quang Khải là chú.
* GV kể chuyện lần 2 (kết hợp chỉ tranh)
- GV treo tranh: GV vừa chỉ tranh vừa kể chuyện.
· Đoạn 1: Cần kể với giọng chậm rãi, trầm lắng. Kể xong GV đưa tranh 1 lên và giới thiệu: Tranh vẽ cảnh Trần Liễu , thân phụ của Trần Quốc Tuấn. Trước khi mất, ông trối trăng những lời cuối cùng cho Trần Quốc Tuấn.
· Đoạn 2: Cẩn kể chuyện giọng nhanh hơn, căm hờn. GV kể xong chỉ tranh: Tranh 2 vẽ cảnh giặc Nguyên ồ ạt đem quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre tưởng không có gì ngăn nổi được.
GV chỉ tranh 3 và giới thiệu: Tranh minh hoạ cảnh Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải ở bến Đông.
Tranh 4: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước lá thơm tắm cho Trần Quang Khải.
· Đoạn 3: GV kể đoạn 3 và giới thiệu tranh 5: Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các bô lão từ mọi miền đất nước. Vua tôi đồng lòng quyết tâm giết giặc.
Tranh 6: Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên bị đánh tan
8’
- HS lắng nghe.
- HS quan sát lược đồ + nghe GV giảng giải.
- HS quan sát tranh + nghe cô giáo kể.
- HS quan sát tranh + nghe kể.
- HS quan sát tranh + nghe kể.
3. HS kể chuyện + nêu ý nghĩa câu chuyện
- Cho HS kể chuyện nhóm
- Thi kể trước lớp
- GV nhận xét + chốt lại ý nghĩa câu chuyện. Câu chuyện giúp ta hiểu được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống đoàn kết, hoà thuận.
26’
- HS kể theo nhóm 3 (mỗi em kể và giới thiệu 2 tranh).
- Kể lại toàn bộ câu truyện một lượt + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện tuần 26
1’
- 2 HS nói về ý nghĩa câu chuyện.
Tiết 5: HĐTT
Nhận xét tuần
I. Mục tiêu:
- Gv đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của lớp và 1 số cá nhân tiêu biểu.
- Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau
II. Nhận xét tuần
1. Đạo đức:
Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Tuy nhiên trong tuần vẫn còn hiện tượng 1số bạn nói năng chưa hay, chưa thể hiện được lòng kính trọng người lớn tuổi. Một số bạn trong quá trình giao tiếp với bạn bè còn văng tục chửi bậy
2. Học tập
	Trong tuần này không còn hiện tượng đi học muộn; nề nếp học tập rất tốt các em cần phát huy ưu điểm đó vào những tuần sau, nhiều bạn trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập. Một số em chưa làm bài tập về nhà. 
3. Thể dục.
- Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ
4. Vệ sinh.
Các em vệ sinh rất sạch sẽ, gọn gàng . Trong tuần không có buổi nào trực nhật bẩn. Tuần này việc vệ sinh trường lớp rất tốt. Tuy nhiên một số bạn vệ sinh thân thể chưa được sạch sẽ, gọn gàng.
5. Sh đội :Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ, hiệu quả
II . Phương hướng tuần tới
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Tiếp tục thực hiện mọi kế hoạch của lớp, của trường
	- Học tập dành nhiều điểm 9, 10 chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
	- Đội văn nghệ tập 2 tiết mục chuẩn bị tham gia chào mừng ngày 8/3.
- Thực hiện rèn chữ, giữ vở sạch, đẹp.
- Mặc sạch đẹp, gọn gàng, ăn uống hợp vệ sinh.
- Đi lại đảm bảo ATGT, vui chơi ân toàn lành mạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25.doc