Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 7

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 7

I. Mục tiêu

 Giúp HS củng cố về :

 - Quan hệ giữa 1 và , giữa và , giữa và .

 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

 - Giải bài toán có liên quan.

II. Đồ dùng dạy - học

 - SGK

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn 29/10/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 3/10/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc
GV chuyên dạy
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về :
	- Quan hệ giữa 1 và , giữa và , giữa và .
	- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
	- Giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học
	- SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
 a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc các đề bài và tự làm bài.
- Mời 1 số em giải thích cách làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Mời 4 HS lên bảng làm bài (2lượt, mỗi lượt 2 em) khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài, hướng dẫn các HS kém.
Câu hỏi :
 1.Lúc trước :Giá của mỗi mét vải là bao nhiêu tiền ?
 2.Bây giờ, giá của mỗi mét vải là bao nhiêu tiền?
 3. Với 60000 đồng thì mua được bao nhieu mét vả theo giá mới?
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trênbảng.
- GV hỏi : Tổng số tiền mua vải không đổi khi giảm giá tiền của một mét vải thì số mét vải mua được thay đổi như thế nào ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học và dặn dò HS.
- Giao bài tập về nhà: VBT.
3’
32’
1’
31’
6’
8’
7’
9’
2'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1số HS đọc bài chữa trước lớp.
- Nêu yêu cầu bài tập
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- HS nêu cách tìm x
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ xung ý kiến.
Trung bình cộng của các số bằng tổng các số đó chia cho các số hạng.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
TB mỗi giờ vòi nước chảy được là:
 () : 2 = (bể nước)
 Đáp số : (bể nước)
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài trong SGK.
Bài giải
Giá của mỗi mét vải lúc trước là :
60 000 : 5 = 12 000 (đồng)
Giá của mỗi mét vải sau khi giảm là :
12 000 – 2000 = 10 000 (đồng)
Số mét vải mua được theo giá mới là :
60 000 : 10 000 = 6 (mét)
 Đáp số : 6m
- HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- HS nêu : Tổng số tiền mua vải không đổi, khi giảm giá tiền của một mét vải thì số mét vải mua được tăng lên.
Tiết 4: Tập đọc
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những phiên âm tiếng nước ngoài
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi hồi hộp.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo đối với con người.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc. thêm truyện tranh ảnh về cá heo.
- Bảng phụ ghi đoạn 2.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn bài trước.
- Hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm sẽ học.
- Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS chia đoạn chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp
 + Lần 1: Đọc và luyện từ khó
 + Lần 2: Đọc và giải nghĩa từ: thủy thủ, kinh đô.
- HD đọc đoạn khó, dài 
 + Lần 3: Đọc theo cặp
- Yêu cầu HS đọc theo cặp. 
- HD đọc đoạn khó, dài 
- GV đọc mẫu. 
 b) Tìm hiểu nội dung bài
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi 
H: Vì sao nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn phải nhảy xuống biển? 
H: Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
H: Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào?
H: Em có suy nghĩ gì về cách đối sử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo đối sử với nghệ sĩ A-ri-ôn?
H: Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
H: Em có thể nêu nội dung chính của bài?
GV ghi nội dung lên bảng
H: Ngoài câu chuyện trên em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo?
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho HS xác định giọng đọc toàn bài
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. 
- HD đọc diễn cảm đoạn 3.
 + Đọc mẫu
 + HS xác định giọng đọc diễn cảm
 + HS luyện đọc theo cặp và 3 đại diện thi đọc
 NX và đánh giá phần đọc của HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ hoc và dặn HS CB bài .
- Về nhà luyện đọc bài.
2’
33’
1’
32’
11’
10’
19’
 2’
- 3 HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi do GV đưa ra.
- HS đọc
- Bài chia 4 đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn + đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn + giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc câu dài.
- Lớp đọc thầm
- HS đọc theo cặp.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm và 1 HS đọc to câu hỏi 
+ Ông đạt giải nhất ở đảo xi- xin với nhiều tặng vật quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ đòi giết ông.Ông xin được hát bài hát mình yêu thích nhất và nhảy xuống biển. 
+ Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A- ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông nhảy xuống biển nhanh hơn tàu.
+ Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn.
+ Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trrọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa ....
+ Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh.
+ Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người .
- Vài HS nhắc lại 
+ Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo cứu các chú bộ đội, cá heo là tay bơi giỏi nhất...
- 4 HS đọc 
- HS nghe và xác định giọng đọc diễn cảm
- HS luyện đọc trong nhóm
- HS thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét chọn ra nhóm đọc hay nhất. 
Tiết 5: Đạo đức 
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1)
I. Mục tiêu
	Học xong bài này HS biết:
	- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình dòng học.
	- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tỗt đẹp của gia đình , dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
	- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Các tranh ảnh , bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
 	- Các câu ca dao tục ngữ , thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III. Các hoạt động dạy - học
 Tiết 1
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 A. Kiểm tra bài cũ
Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí: 
- Em đã làm được những việc gì?
- Tại sao em lại làm như vậy
- Việc đó mang lại kết quả gì?
- GV nhận xét đánh giá
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.
 2. Nội dung bài
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
 a) Mục tiêu: Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên. 
 b) Cách tiến hành
- GV kể chuyện Thăm mộ
- Yêu cầu HS kể :
- H: Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
 - H: Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
- H: vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
- H: Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? vì sao?
KL: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể .
 *Hoạt động 2: Làm bài tập 1, trong SGK
 a)Mục tiêu : Giúp HS biết được nhuững việc làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiển .
 b) Cách tiến hành
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Gọi HS trả lời :
 + Cố gắng học tập , rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước.
 + Không coi trọng các kỉ vật của gia đình dòng họ.
 + Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình.
 + Thăm mộ tổ tiên ông bà.
 + Dù ở xa nhưng mỗi dịp giỗ, tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng
 GVKL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ.
 * Hoạt động 3: Tự liên hệ.
 a) Mục tiêu: HS tự biết đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
 b) Cách tiến hành
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn.
 Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK
 3. Củng cố dặn dò
- Về sưu tầm tranh ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu tục ngữ thơ ca về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.
3’
32’
1’
31’
12’
9’
10’
2’
- 3 HS kể 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS nghe
- 1- 2 HS kể lại
- Bố cùng Việt ra thăm mộ ông nội , mang xẻng ra don mộ đắp mộ thắp hương trên mộ ông...
- Bố muốn nhắc việt phải biết ơn tổ tiên và biểu hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể đó là học hành thật giỏi để nên người.
- Việt muốn lau dọn bàn thờ để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn , tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ, của dân tộc VN ta.
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện lên trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do.
- Lớp nhận xét 
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc đã làm và chưa làm được về sự thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- HS trình bày trước lớp
- HS cả lớp nhận xét 
VD: Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên ông bà.
Cố gắng học tập chú ý nghe lời thầy cô
Giữ gìn các di sản của gia đình dòng họ
Góp tiền cho các đền chùa
gìn giữ nền nếp gia đình
Ước mơ trỏ thành người có ích cho gia đình, đất nước.
- HS đọc ghi nhớ
Ngày soạn 30/10/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 4/10/2011
Tiết 1: Toán
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
	- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
	- Biết đọc, viết các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy - học.
	- SGK
III. Các hoạt động d ...  3:Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não
- GV nêu tình huống. Bác sĩ Lành là một bác sĩ của trung tâm y tế dự phòng huyện. Hôm nay bác phải về xã A tuyên truyền cho bà con hiểu và biết cách phòng tránh bệnh viêm não. Nếu em là bác sĩ Lành em sẽ nói gì với bà con xã A.
- GV cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích các HS dưới lớp đặt câu hỏi thêm cho bạn.
- Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm gan A.
8'
2'
HS lắng nghe.
 3 HS lên thi trước lớp.
Ngày soạn 4/10/2011 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 7/10/2011
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 	 Giúp HS củng cố về :
	- Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
	- Chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
II. Đồ dùng dạy - học
	- SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
 a.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu : Trong giờ học hôm nay các em cùng luyện tập cách chuyển một phân số thập phân ra hỗn số rồi thành số thập phân.
 b. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số.
- GV cho HS trình bày các cách làm của mình, nếu có HS làm bài như mẫu SGK thì yêu cầu em đó nêu cụ thể từng bước làm.
- GV khẳng định cách làm như SGK là thuận tiện nhất, sau đó hướng dẫn lại và yêu cầu HS cả lớp sử dụng cách này đề làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV yêu cầu HS chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS dựa theo cách làm bài tập 1 để làm bài tập 2.
- Mời 2 em làm bài trên bảng, lớp làm vào vở
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó cho HS cả lớp đọc các số thập phân trong bài tập.
- GV theo dõi, nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV viết lên bảng 2,1 m = ...dm yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào chỗ chấm.
- GV gọi HS nêu kết quả và cách làm của mình trước lớp.
- GV giảng lại cho HS cách làm như trên cho HS, sau đó yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV hỏi : Qua bài tập trên em thấy những số thập phân nào bằng . Các số thập phân này có bằng nhau không ?Vì sao?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị bài sau.
3’
32’
1’
31’
8’
6’
7’
8’
2’
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK và trả lời:
Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thập phân thành hỗn số sau đó chuyển hỗn số thành phân số thập phân.
- HS trao đổi và tìm cách chuyển. HS có thể làm như sau :
* 
- HS trình bày các cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số của mình.
- HS nghe GV hướng dẫn cách chuyển đổi, sau đó làm bài. 
- 3 phần còn lại cho 3 em nối tiếp lên bảng làm bài
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Lưu ý chỉ cần viết kết quả chuyển đổi, không cần viết hỗn số.
 ; 
 ; = 2,167.
- 1 HS đọc thầm đề bài toán trong SGK.
- HS trao đổi với nhau để tìm số.
- Một số HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ xung ý kiến. Cả lớp thống nhất cách làm như sau :
2,1m = m = 2m1dm = 21dm
- 3 HS nối tiếp lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
* 5,27m = ...cm
5,27m = m = 5m27cm = 527 cm.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
a) 
b) ; 
- HS nêu : Các số thập phân bằng là : 0,6 ; 0,60 ; 0,600....
Các số thập phân này bằng nhau và cùng bằng .
Tiết 2: Mĩ thuật
GV chuyên dạy
Tiết 3: Tập làm văn 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
	- Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS bíêt chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
	- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS
	- Một số bài văn hay tả cảnh sông nước.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- Nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
Các em đã lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. Phần thân bài của đoạn văn tả cảnh sẽ có nhiều đoạn văn. Hôm nay, các em cùng thực hành viết một đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả cảnh sông nước.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý
- Gọi HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long, nhấn mạnh cho HS thấy cách viết của tác giả: Tả sâu về mùa hè.
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn 
- Yêu cầu 5 HS đọc bài của mình 
- GV nhận xét bổ xung cho điểm những HS đạt yêu cầu.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tiếp tục hoàn thiện bài và ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương
2’
33’
1’
32’
2’
- 3 HS đọc bài 
- HS nghe
- HS đọc đề và gợi ý
- HS đọc
- HS làm bài
- 5 HS đọc bài của mình
Tiết 4: Kể chuyện.
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. Mục tiêu 
 1. Rèn kĩ năng nói:
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phối hợp lờ kể với cử chỉ nét mặt một cách tự nhiên
	- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ; khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ lá cây.
 2. Rèn kĩ năng nghe:
	- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ truyện.
	- Theo dõi bạn kể chuyện nhận xét đúng lời kể của bạn kể tiếp lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
	- Sưu tầm 1 số vật thật: cây cỏ tranh, đinh lăng, cam thảo
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ
- HS kể lại truyện đã kể trong tiết trước
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
 Trong tiết học hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện về một danh y Tuệ Tĩnh.
 Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn bá Tĩnh sống dưới triều Trần. Ông là một vị tu hành đồng thời là một thầy thuốc nổi tiếng. Từ những cây cỏ bình thường ông đã tìm ra hàng trăm vị thuốc để trị bệnh cứu người.
 2. GV kể chuyện
- GV kể lần 1, viết lên bảng tên của vài cây thuốc: sâm nam, cam thảo,đinh lăng
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ
 3. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 3 HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 
- Cho HS kể theo nhóm.
- Thi kể trước lớp từng đoạn theo tranh
- Thi kể toàn truyện trước lớp (khoảng 2 em)
 4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
Nhắc nhở HS phải yêu quý những cây cỏ xung quanh em 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
2’
33’
2’
8’
21’
2’
- 2 HS kể
- HS nghe
- HS theo dõi cô kể chuyện
- Kể theo nhóm đôi + nêu ý nghĩa.
- Một số nhóm lên chỉ tranh và thi kể
- Lớp theo dõi và nhận xét xem nhóm nào kể hay nhất
- Khoảng 2 em thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa.
- Lớp nhận xét và bình chọn, hỏi bạn về nôi dung ý nghĩa câu chuyện.
Tiết 5: ATGT
BÀI 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
	- HS biết những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố.
	- HS biết lựa chọn con đường đến trường đủ điều kiện an toàn để đi.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* HĐ 1: Đường phố có những điều kiện bảo đảm an toàn.
- GV cho HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi:
+ Con đường an toàn là con đường như thế nào?
- GV kết luận.
- Gọi 1 HS đọc phần nội dung cuối tranh.
* HĐ 2: Những đường phố chưa đủ điều kiện an toàn.
- GV cho HS quan sát hình 2 trả lời câu hỏi:
+ Đường chưa đủ điều kiện an toàn là đường như thế nào?
- GV kết luận.
- Gọi 1 HS đọc phần nội dung cuối tranh.
* HĐ 3: Lựa chọn con đường đến trường an toàn.
- Cho HS quan sát hình 3, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Em đi theo đường nào từ A đến B?
- GV tổng hợp ý kiến, chốt ý kiến đúng.
- Gọi 2 HS trình bày ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS cần chọn con đường an toàn để đi và quan sát xe trước khi qua đường,
- Nhận xét tiết học.
2’
12’
10’
8’
2’
- Lắng nghe.
- HS quan sát, đọc thông tin thảo luận trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Con đường đủ điều kiện an toàn:
 - Đường trải nhựa hoặc bê tông, có nhiều làn đường, có giải phân cách, có đèn chiếu sáng, có biển báo hiệu giao thông, ...
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS quan sát, đọc thông tin mục 2 thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+ Đường chưa đủ điều kiện an toàn là đường dốc, không phẳng, không thẳng, đường hẹp, không có vỉa hè, có nhiều vật cản, ... 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc phần nội dung, lớp dõi theo.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 - 2 HS trình bày ghi nhớ SGK.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 6: HĐTT
NHẬN XÉT TUẦN
I. NHẬN XÉT CHUNG 
	1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh chửi nhau. 
	2. Học tập 
	Hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà.
 3. Thể dục.
 	- Tập trung khẩn trương, thực hiện tập thể dục tương đối đều, đẹp.
	4. Vệ sinh.
	- Các em vệ sinh trường lớp sạch sẽ, mặc gọn gàng đẹp.
	5. SH Đội: Lớp tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, hiệu quả.
II . PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI 
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
 - Thi đua học tập tốt, đạt nhiều điểm giỏi chào mừng ngày PN Việt Nam 20/10.
	- Lập đội tuyển tham gia thi học sinh gỏi cấp trường, ôn tập, tìm hiểu quyết giành giải cao.
	- Tiếp tục thực hiện rèn chữ, giữ vở, thực hiện tốt nội quy lớp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuần 7.doc