Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 1

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 1

I. Mục tiêu

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm.công học tập của các em. Và trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.

- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. Vận dụng Năm điều Bác Hồ dạy vào trong thực tế cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy - học

- Giáo viên: bảng phụ; tranh ảnh Bác Hồ

- Học sinh: sách, vở.

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 295 trang Người đăng huong21 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
.........
 .....
.....
.
Ngày soạn: 23/8/2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013
Chào cờ
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG. 
Giáo viên trực ban chuẩn bị
----------------------------------------------
Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm...công học tập của các em. Và trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3...
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. Vận dụng Năm điều Bác Hồ dạy vào trong thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên: bảng phụ; tranh ảnh Bác Hồ 
- Học sinh: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (1’)
B. Bài mới
a) Giới thiệu bài. (2’) GV giới thiệu khái quát nội dung và chương trình phân môn Tập đọc của học kì 1.
- GV giới thiệu tranh chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em.
- GV nhận xét: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng.
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
*) Luyện đọc.( 10’)
- HD chia đoạn và gọi học sinh đọc.
+ Đoạn 1: ( ... các em nghĩ sao ? )
+ Đoạn 2: ( còn lại )
- Cho hs đọc nối tiếp theo đoạn, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
- Cho hs đọc phần chú giải.
- Luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài.
+ Nêu ý chính của từng đoạn.
- GV ghi bảng
- GV đọc toàn bài với giọng chậm, vùa đủ nghe thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến thiết tha
*) Tìm hiểu bài.(12’)
Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1:
+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 và 3:
+ Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết Đất nước?
- GV nhận xét câu trả lời của hs
+ Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi hs điều gì?
*) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(10’)
+ Bài này đọc với giọng như thế nào?
- GV treo bảng phụ đoạn 2
- GV đọc và HD hs đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 1 hs đọc.
- Yêu cầu hs luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Theo dõi, uốn nắn sửa sai.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
*) Hướng dẫn học thuộc lòng.
- Yêu cầu hs tự học thuộc lòng “ Sau 80 năm”
- Gọi các nhóm lên bảng thi đọc.
- GV tuyên dương bạn đọc tốt.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
+ Là một người hs em thấy mình có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
-Tóm tắt ND bài. HD chuẩn bị bài sau
- HS mở SGK quan sát tranh và đọc tên các chủ điểm
- HS quan sát mô tả nội dung bức tranh.
- Học sinh khá, giỏi đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp theo đoạn( mỗi em đọc một đoạn ) kết hợp tìm hiểu chú giải.
- HS nêu từ khó và luyện đọc từ khó (sgk)
- Đọc theo cặp (mỗi em một đoạn)
- Một em đọc cả bài, lớp đọc thầm
- HS nêu, nhận xét, bổ sung.
+ Đ1: Nét khác biệt của ngày khai giảng
+ Đ2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc
* Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1: 
-Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam...
- Các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam...
- Nhiệm vụ của HS là xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta...
- HS phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước...
- Một số hs nêu ý kiến , HS khác nhận xét bổ sung.
- Đ1 đọc giọng nhẹ nhàng thân ái
- Đ2 giọng xúc động thể hiện niềm tin
- HS theo dõi, gạch chân từ cần nhấn giọng, gạch chéo chỗ cần ngắt giọng.
- Lớp theo dõi, nhận xét
- Luyện đọc diễn cảm theo bàn
- 2-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS tự học thuộc lòng.
-Thi đọc thuộc lòng ( 2-3 em).
- Một số hs nêu ý kiến.
- HS chuẩn bị bài sau.
Toán
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
- HS biết đọc, biết viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Học sinh đọc và viết phân số đúng
- Giáo dục HS có ý thức tự giác học tập, biết vận dụng kiến thức về phân số trong các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Giáo viên: tấm bìa (như sgk); bảng phụ
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.(1’)
B. Bài mới.
a) Giới thiệu bài. (1’)
b)Bài mới.(12’)
* Ôn tập khái niêm ban đầu về phân số.
- Cho hs quan sát tấm bìa, đọc phân số chỉ phần tô màu, viết phân số đó.
- GV hd học sinh viết, đọc phân số.
- Gọi vài hs thực hiện lại.
* Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
a/ Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV hd hs lần lượt viết 
- có thể coi là thương của phép chia nào?
- GV cho hs đọc chú ý 1 và nhận xét.
b/ Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Mời hs lên bảng viết
- Nhận xét bài của hs
GVKL: mọi số tự nhiên đếu có thể viết thành phân số có mẫu số là 1
+ 1 được viết dưới dạng phân số như thế nào?
+ Tìm cách viết 0 thành các phân số?
- GVKLC: có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
*)Luyện tập.(20’)
Bài 1: Cho hs nêu yêu cầu bài
- Lưu ý cách đọc các phân số.
- GV củng cố cách đọc phân số
Bài 2: Cho hs nêu yêu cầu
- Cho hs làm bảng con
- Lưu ý cách viết.
- GV củng cố cách viết phân số
Bài 3: Mời hs nêu yêu cầu bài
- Cho hs làm bảng con.
- GV nhận xét
+ Những số như thế nào thì viết được dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Bài 4: Hướng dẫn làm vở.
- Chấm chữa bài.
Kết quả:
1 = ; 0 = 
- Củng cố cho hs về phân số có tử và mẫu bằng nhau và cách viết phân số của số 0.
C. Củng cố - dặn dò.(1’)
+ Nêu cách viết số tự nhiên dưới dạng phân số?
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Viết, đọc các phân số:
+ ( hai phần ba ).
+ ( năm phần mười)
+ (ba phần tư)
+ (bốn mươi phần một trăm)
- HS viết bảng con
- 1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = 
- HS trả lời, nhận xét
2 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- 5 = 
- Một số hs nêu. 1 là những phân số có tử và mẫu bằng nhau
- 1 = 
- 0 là những phân số có tử là 0 còn mẫu số khác 0.
- 0 = ; 0 = 
- Nêu yêu cầu, nêu miệng các phân số.
- Nêu tử số và mẫu số của các phân số.
+ Nhận xét bổ sung.
- Làm bảng con, 2 hs lên bảng viết.
+ Chữa, nhận xét.
- 
- HS trả lời, nhận xét.
- Cho hs làm vở, 2 hs làm bảng phụ, trình bày bảng, nhận xét.
+ Nhận xét.
- Một số hs nêu, nhận xét.
- HS chuẩn bị bài sau.
Đạo đức.
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( tiết 1 )
I. Mục tiêu
- Học sinh biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Học sinh có ý thức học tập, tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
- Giáo dục học sinh luôn luôn vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 5.
II. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: truyện về tấm gương HS lớp 5.
 - Học sinh: sách, vở...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Khởi động. (3’)
- Cho hs hát 
B. Bài mới.
a)Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. (10’)
* Mục tiêu: Thấy vị thế của HS lớp 5, vui và tự hào khi là học sinh lớp 5.
* Cách tiến hành.
- Cho hs quan sát tranh sgk
- HD thảo luận cả lớp.
+ Tranh vẽ gì? Em nghĩ gì khi xem tranh?
+ HS lớp 5 có gì khác so với hs khác?
+ Chúnh ta cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5?
KL: Năm nay các em đã lên lớp 5, là lớp lớn nhất trường. Vì vậy các em phải gương mẫu về mọi mặt để các em lớp dưới học tập.
b) Hoạt động 2: Làm bài tập 1. (10’)
* Mục tiêu: Giúp HS xác định những nhiệm vụ của các em lớp 5.
* Cách tiến hành.
- GV nêu yêu cầu bài tập
- HD thảo luận nhóm đôi.
- Gọi hs trình bày trước lớp.
KL: Các điểm a/, b/, c/, d/, e/ là nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
c) Hoạt động 3: Làm bài tập 2. (5’)
* Mục tiêu: Giúp HS xác định những nhiệm vụ của bản thân
* Cách tiến hành.
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
- HD thảo luận nhóm đôi.
- Mời hs tự liên hệ trước lớp.
KL: Cần phát huy những điểm mà mình thực hiện tốt và khắc phục những điểm còn hạn chế.
d) Hoạt động 4: Trò chơi “ Phóng viên” (5’)
* Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
* Cách tiến hành: 
-Cho HS thay nhau đóng vai phóng viên.
Phỏng vấn các hs khác về một số nội dungcó liên quan đến chủ đề bài học
- Nhận xét và kết luận.
- Cho hs nêu phần ghi nhớ
C. Hoạt động nối tiếp.(2’)
- Gv hướng dẫn hs lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Chuẩn bị giờ sau: Bài thơ , bài hát, nói về hs lớp 5 gương mẫu.
- Cả lớp hát bài hát: Em yêu trường em.
- Quan sát tranh, ảnh trong sgk và thảo luận theo các câu hỏi:
- Thảo luận cả lớp và trả lời câu hỏi trong sgk.
- HS nghe.
- Nêu yêu cầu bài tập 1.
- Thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét , bổ sung.
- Liên hệ thực tế bản thân.
- HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước tới nay với những nhiệm vụ của học sinh lớp 5.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Liên hệ thực tế bản thân trước lớp.
+ Theo bạn hs lớp 5 cần phải làm gì?
+ Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “ Rèn luyện đội viên”?
- 2-3 em đọc to phần “Ghi nhớ”.
- Từng hs lập kế hoạch
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 24/8/2013
Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2013
Toán.
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
- HS biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản)
- Học sinh làm thành thạo các bài tập trong sgk
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, vận dụng vào các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ viết tính chất cơ bản của phân số.
- Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.(3’)
- Gv ghi: Viết thương dưới dạng
phân số: 3:6 ; 12:24 ; 35:75
- Gv nhận xét cho điểm
B. Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.(12’)
* Ôn tập tính chất cơ bản của phân số.
- GV ghi bảng 
- Yêu cầu hs tìm số thích hợp để điền vào ô trống.
- GV nhận xét của hs
+ Khi nhân cả tử và mẫu của 1 phân số với 1 số tự nhiên khác 0 ta được gì?
- Gv ghi bảng 
- Yêu cầu hs điền số thích hợp vào ô trống.
- Gv nhận xét bài 
+ Khi chia cả tử và mẫu của 1 phân số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 ta được gì?
* Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số.
 a/ Rút gọn phân số
+ Thế nào là rút gọn phân số?
- Gv ghi yêu cầu hs rút gọn.
+ Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gì?
- GVKL: có ... m tra tập đọc (1/5lớp)
a) Cách kiểm tra:(10’)
- Cho hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu ghi trong bài đã gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi hs nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm
b) Hướng dẫn làm bài tập.(16’)
 Bài tập 2.
- Cho hs đọc yêu cầu bài.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?
+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
+ Cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang?
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
Bài tập 3.
- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi hs tự đọc bài của mình.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
- Gv nhận xét giờ học.
- HD học sinh chuẩn bị tối bài sau.
- 3 hs trình bày.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung.
- 1 hs nêu yêu cầu bài.
- Thống kê các bài theo nội dung tên bài, tác giả, thể loại.
-Một số hs đọc.
- 3 cột, 7 hàng.
- Lớp tự làm, 1 hs làm bảng phụ.
- Trình bày bảng.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
văn
2
Hạt gạo làng ta
thơ
3
Buôn Chư Lênh
văn
4
Về ngôi nhà
thơ
5
Thầy thuốc như
văn
6
Thầy cúng đi
văn
- 2 hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp tự làm bài. Thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
- Một số hs đọc bài làm trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết2).
I. Mục tiêu.
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Nghe-viết đúng bài chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút.
	- Giáo dục ý thức tự giác học tập, phát huy tính chủ động của học sinh.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Gọi hs nêu tên bài trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Gọi hs nhận xét.
- GVnhận xét và cho điểm.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.(1’)
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2) Kiểm tra tập đọc (1/5lớp)
a) Cách kiểm tra:(10’)
- Cho hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu ghi trong bài đã gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi hs nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm
3) Nghe-viết chính tả.(16’)
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- Gọi hs đọc đoạn văn.
+ Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ ở Ta-sken?
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu hs tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu hs luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c/ Viết chính tả.
- GV đọc cho hs viết.
d/ Thu vở chấm.
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
- Nhận xét giờ học.
- HD chuẩn bị bài sau.
- 3 hs trình bày.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung.
- 3 hs đọc.
-Một số hs trả lời, nhận xét bổ sung.
- HS tìm và nêu trước lớp.
- Luyện viết bảng con.
- Lớp viết vở bài chính tả.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 23/12/2012
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 26 tháng 12 năm 2012
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết4).
I. Mục tiêu.
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường
	- Giáo dục ý thức tự giác học tập, học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Cho hs nêu tên các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.(1’)
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2) Kiểm tra tập đọc (1/5lớp)
a) Cách kiểm tra:(10’)
- Cho hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu ghi trong bài đã gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi hs nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm
b) Hướng dẫn làm bài tập(16’)
 Bài tập 2.
- Gọi hs nêu yêu cầu bài.
- Cho hs làm bài theo nhóm.
- GV HD: 
+ Tìm các từ chỉ các sự vật trong môi trường thuỷ quyển; sinh quyển; khí quyển.
+ Tìm các từ chỉ những hành động bảo vệ môi trường: thuỷ quyển; sinh quyển; khí quyển.
- Gọi hs trình bày bài và đọc các từ đó.
- GVnhận xét và kết luận. 
- Yêu cầu hs viết vở các từ đúng.
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
- GVnhận xét giờ học.
- HD chuẩn bị bài sau.
- 3 hs nêu.
- Lớp theo dõi và nhận xét
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung.
- 1 hs nêu yêu cầu bài.
- Lớp làm bài nhóm 4
Sinh quyển
(MT động thực vật)
Thuỷ quyển
(MT nước)
Khí quyển
(MT k2)
Các SựV trong MT
rừng, con người, thú, chim, cây, rau...
sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, 
bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, 
Những HĐBVMT
trồng cây, gây rừng, chống đốt nương, chống đánh cá 
giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy lọc nước...
xử lí rác thải, chống ô nhiễm không khí
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
§88: LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu.
	- Rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số, làm các phép tính với số thập phân và viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
	- Học sinh biết giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
	- Giáo dục học sinh phát huy tính tích cực trong học toán, biết vận dụng vào các bài học có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con, Ê ke ...
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Cho hs nêu công thức tính diện tích hình tam giác.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.(1’)
- GV giới thiệu trực tiếp.
b)Nội dung luyện tập.(26’)
- GV làm phiếu phần 1 và phần 2 sau đó cho hs tự làm bài.
- GV thu bài và chấm.
- Công bố kết quả và chữa bài cho hs.
* Phần 1: 
* Phần 2:
Bài 1:Tính.
Bài 2:
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
- GV nhận xét giờ học.
- HD học sinh chuẩn bị tốt bài kiểm tra.
- 3 hs trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS tự làm bài.
B1: Khoanh vào B
B2: ................... C
B3: ................... C
a/ 85,9 b/ 68,29 c/ 80,73 d/ 31
a/ 8m 5dm = 8,5m 
b/ 8m2 5dm2 = 8,05m2
- HS chuẩn bị bài sau.
Ngoại ngữ
Giáo viên dạy chuyên bộ môn soạn giảng
---------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
§36: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết5).
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần( phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết vận dụng kĩ năng viết thư trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài.
- Học sinh: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Cho hs nêu cấu tạo của bài văn viết thư.
- Gọi hs nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và cho điểm
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu.(1’)
- GVnêu mục tiêu bài học.
2) Thực hành viết thư.(26’)
- Cho hs đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- HD hs cách làm bài.
+ Nhớ lại cách viết thư.
+ Đọc các gợi ý sgk.
+ Em viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu?
+ Dòng đầu thư viết thế nào?
+ Em xưng hô với người thân như thế nào?
- GV hướng dẫn hs viết nội dung thư.
- Yêu cầu hs viết thư.
- Gọi hs đọc thư của mình.
- Gọi hs nhận xét.
- GV sửa lỗi diễn đạt, cách dùng từ của hs.
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
- GV nhận xét giờ học.
- HD chuẩn bị bài sau.
- 3 hs nêu.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Một số hs đọc gợi ý sgk.
- Lớp nghe.
- HS viết thư vào vở.
- Đọc lá thư đã viết cho cả lớp nghe.
- Nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất, có cảm xúc nhất.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 24/12/2012
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 27 tháng 12 năm 2012
Toán
Kiểm tra định kì cuối học kì I
(Đề bài của Sở Giáo dục và Đào tạo)
----------------------------------------------------------
Mĩ thuật
Giáo viên dạy chuyên bộ môn soạn giảng
----------------------------------------------------------
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 6).
I. Mục tiêu.
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi trong bài tập 2.
	- Giáo dục ý thức tự giác học tập, phát huy tính tư duy, sáng tạo cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: bảng phụ...
- Học sinh: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
+ Trong học kì I chúng ta đã học những chủ điểm nào?
- Gọi hs nhận xét và bổ sung.
- GVnhận xét và cho điểm.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu.(1’)
- GV giới thiệu nội dung của tiết học.
2) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/5)
a) Cách kiểm tra:(10’)
- Cho hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu ghi trong bài đã gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi hs nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm
b) Hướng dẫn làm bài tập.(16’)
- Gọi hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu hs tự làm bài cá nhân.
- GV chữa bài.
- Gọi hs đọc tiếp nối bài làm của mình.
- GV nhận xét chung bài làm của hs
C. Củng cố - dặn dò.(3’)
- GVnhận xét giờ học.
- HD chuẩn bị bài sau.
- Một số hs nêu.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
Học sinh lắng nghe
- Bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung.
- 1 hs đọc.
- Lớp tự làm bài.
- Một số hs đọc.
a/ Từ Biên giới.
b/ Nghĩa chuyển.
c/ Đại từ xưng hô: em và ta.
d/ HS viết tuỳ theo cảm nhận của học sinh.
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì cuối học kì I 
(Đề bài của Sở Giáo dục và Đào tạo)
-----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc