Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 9

Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 9

I. Mục tiêu

 HS được củng cố về : Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học

 - SGK

III. Phương pháp dạy học

 - Động não, thảo luận nhóm, thực hành.

IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm học 2011 - 2012 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ngày soạn 13/10/2011 Ngày giảng: Thứ hai ngày 17/10/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Âm nhạc
GV chuyên dạy
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 HS được củng cố về : Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
	- SGK
III. Phương pháp dạy học
	- Động não, thảo luận nhóm, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
 a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài .
- Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa đơn vị m; dm; cm.
- Mời 3 em nối tiếp lên bảng làm bài
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, 1 số em giải thích cách làm trước lớp
- NX và ghi điểm 
 Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng : 315cm = ....m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơnvị là mét.
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm như SGK đã giới thiệu.
- GV yêu cầu 3 HS làm bài nối tiếp
- GV lưu ý chỉ ghi kết quả và giải thích cách làm bằng lời.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
* HD thêm cho HS cách khác : Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số trong số đo độ dài.
 Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nhắc HS cách làm bài tập 3 tương tự như cách làm bài tập 1.
- Mời HS nhắc lại MQH giữa km và m. sau đó yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu 3 HS làm bài nối tiếp
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn hs làm phần a
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- NX, KL bài làm đúng
3. Củng cố – dặn dò
- NX tiết học: biểu dương, nhắc nhở.
- Giao bài tập về nhà: VBT.
2’
33’
1’
32’
7’
 7’
 7’
8’
2’
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm yêu cầu bài tập 
- Vài em nhắc lại MQH
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 35m23cm = 35,23m
b) 51dm3cm = 51,3dm
c) 14m7cm = 14,07m
- Lớp nhận xét, chữa bài
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- HS thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm.
- 3 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhắc lại MQH
- HS chữa bài của bạn. Một 1 HS giải thích cách làm.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trao đổi cách làm.
- Một số HS trình bày cách làm của mình.
- HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu.
- 3 em làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở rồi chữa bài.
Tiết 4: Tập đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. Mục tiêu
	1. Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn : tranh luận, sôi nổi, lấy lại.
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn giọng ở những từ làm dẫn chứng để tranh luận của từng nhân vật.
	- Đọc diễn cảm toàn bài. 
 2. Hiểu các từ khó: tranh luận, phân giải
	- Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung tranh luận: Cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ SGK.
	- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Phương pháp dạy học
	- Phương pháp động não, đọc theo nhóm, đàm thoại.
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời
H: Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời?
H: Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới
 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài. 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV chia bài thành 3 phần:
 + P1: Một hômsống được không?
 + P2: Quý và Namphân giải.
 + P3: (còn lại)
- Cho HS đọc nối tiếp.
 + L1: Luyện đọc và đọc từ khó: mươi bước, vàng bạc,tranh luận, trao đổi.
 +L2: Luyện đọc và giải nghĩa từ:tranh luận, phân giải, trao đổi, mươi bước, vô vị, thì giờ.
 + L3: Luyện đọc trong cặp
 b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm phần 1,2 và câu hỏi
H: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
GV ghi: Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ
H: Mỗi bạn đưa ra lý lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình. 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần còn lại
? Theo thầy giáo thì cái gì quý nhất?
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- Khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất
Giảng: Tranh minh họa và kết luận: Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vậy người lao động là quý nhất.
H: Chọn tên khác cho bài văn?
H: Nội dung của bài là gì?
GV ghi bảng
c) Luyện đọc diễn cảm
- Cho HS xác định giọng đọc toàn bài
- 1HS đọc toàn bài
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm phần 3.
 + GV đọc mẫu, cho HS xđ giọng đọc.
 +HS luyện đọc theo cặp
 + HS thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
2'
33'
1'
32'
10'
9'
12'
 1'
- 2HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc bài 
- HS đọc nối tiếp+ đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp + giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc thầm đoạn, trả lời câu hỏi
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc.
- Thầy giáo cho rằng quý nhất là người lao động. 
- (Nêu lý lẽ của thầy giáo)
+ Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, người lao động là quý nhất...
- Trên đời này có rất nhiều thứ quý giá nhưng người lao động mới là quý nhất.
- Giọng đọc: lưu loát, nhấn mạnh những từ ngữ nói về lý lẽ của 3 bạn; lời giảng giải ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
-1 HS đọc
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
Tiết 5: Đạo đức 
TÌNH BẠN (Tiết 1)
I. Mục tiêu
	Học xong bài này, HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. 
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Tài liệu và phương tiện
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
- Tranh minh họa truyện Đôi bạn trong SGK
III. Phương pháp, hình thức dạy học
	- Kể chuyện, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV. Các hoạt động dạy - học
 Tiết 1
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ
- Em phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn các hoạt động
* Hoạt động 1:Thảo luận cả lớp
- Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của tình bạn và quyền được giao kết bạn bè của trẻ em.
- Tiến hành: Bắt nhịp cho lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
? Bài hát nói lên điều gì? Lớp ta có vui như vậy không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè? Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
+ KL: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng vậy.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu câu chuyện Đôi bạn
- Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn
- Tiến hành: 
- Mời 2 HS đọc câu chuyện trong SGK
H: Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
H: Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp chuyện gì?
H: Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật đó là một người bạn như thế nào?
H: Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia?
H: Em thử đoán xem sau câu chuyện này tình cảm giữa 2 người sẽ như thế nào?
H: Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư sử như thế nào? vì sao lại phải cư sử như thế?
GVKL: Khi đã là bạn bè chúng ta cần yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau vượt qua khó khăn.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2- SGK.
+ Mục tiêu: HS biết cách ứng sử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
+ Cách tiến hành:
- Một em đọc ND bài tập.
- Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm 4
 + N 1-2: Thảo luận tình huống a,b,c.
 + N 3- 4: Thảo luận tình huống d,đ,e.
- Mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- NX và khen nhóm có cách xử lý tình huống phù hợp.
- Hỏi một số em xem đã làm được như cách xử lý vừa nêu chưa?
- NX và nhắc nhở thêm.
* Hoạt động 4: Củng cố
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các biểu hiện của tình bạn đẹp
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu mỗi HS biểu hiện của tình bạn đẹp.
- GV ghi các ý kiến lên bảng.
- GVKL: các biểu hiện đẹp là tôn trọng chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau...
- HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trường mà em biết.
- HS đọc ghi nhớ
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS về sưu tầm truyện thơ, ca dao, tục ngữ... về chủ đề tình bạn.
- Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
3’
32’
1’
5’
8’
12’
6’
2’
- 2 HS trả lời
- Lớp hát.
- Lần lượt trả lời các câu hỏi của cô.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm
+ Câu chuyện gồm có 3 nhân vật: đôi bạn và con gấu
+ Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp một con gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để mặc bạn còn lại dưới mặt đất.
+ Nhân vật đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. 
+ Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi đã nói với người bạn kia là: Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ.
+ Hai người bạn sẽ không bao giờ chơi với nhau nữa. Người bạn kia xấu hổ và nhận ra lỗi của mình, ...
+ Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, thương yêu nhau giúp bạn vượt qua khó khăn hoạn nạn.
- Lớp đọc thầm ND BT
- HĐ thành nhóm 4. 
- Cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp.
- 3 HS đọc ghi nhớ
Ngày soạn 14/10/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 18/10/2011
Tiết 1: Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG
SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
 	Giúp HS củng cố về :
	- Ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề và quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
	- Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân,dạng đơn giản.
II. Đồ dùng dạy- học
	- Bảng đơn vị đo khối lượng kẽ sẵn.
III. Phương pháp dạy học
	- Động não, thảo luận  ...  chú ở câu văn thứ 2 muốn nói đến đối tượng nào?
Giới thiệu: Từ chú ở câu thứ 2 dùng để thay thế cho con mèo ở câu 1. Nó được gọi là đại từ. Đại từ là gì? Dùng đại từ khi nói,viết có tác dụng gì?
Chúng ta sẽ học bài hôm nay( ghi bảng)
2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
H: Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn?
H: Từ nó dùng để làm gì?
GVKL: Các từ tớ, cậu, nó là đại từ. Từ tớ, cậu dùng để xưng hô, thay thế cho các nhân vật trong truyện là Hùng, Quý, Nam. Từ nó là từ xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông ở câu trước để tránh lặp từ ở câu thứ 2.
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp theo gợi ý sau:
+ Đọc kĩ từng câu.
+ Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.
+ Cách dùng ấy có gì giống cách dùng ở bài 1.
- Gọi HS phát biểu
KL: Từ vậy, thế là đại từ dùng thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
H: Qua 2 bài tập, em hiểu thế nào là đại từ?
 Đại từ dùng để làm gì?
 3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đặt câu có dùng đại từ để minh hoạ cho phần ghi nhớ. 
 GV ghi nhanh bảng câu HS đặt.
4. Luyện tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu đọc những từ in đậm trong đoạn thơ
H: Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?
H: Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
GV : Những từ in đậm trong bài dùng để chỉ BH để tránh lặp từ; Các từ này được viết hoa để biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
Yêu cầu dùng bút chì gạch chân dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
H: Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai?
H: Các đại từ mày, ông, tôi, nó dùng để làm gì?
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp nhóm.
Gợi ý:
+ Đọc kĩ câu chuyện.
 + Gạch chân dưới những danh từ được lặp lại nhiều lần.
 + Tìm đại từ thay thế cho danh từ ấy.
 + Viết lại đoạn văn khi đã thay thế.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh
- Chốt lời giải đúng.
 C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
3’
32’
2'
7’
3'
5'
6’
8'
2’
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS đọc 
+ Từ chú trong câu văn thứ hai chỉ con mèo ở câu thứ nhất.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam.
- Từ nó dùng để thay thế cho chích bông ở câu trước.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 2.
+ HS đọc
+ Từ vậy thay thế cho từ thích. Cách dùng ấy giống bài 1 là tránh lặp từ.
+ Từ thế thay thế cho từ quý. Cách dùng ấy giống bài 1 là để tránh lặp từ ở câu tiếp theo.
- HS nối tiếp nhau phát biểu
- 3 HS đọc , cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
VD:+ Tôi yêu màu trắng, Nga cũng vậy.
 + Nam ơi, Mình đá bóng đi.
 + Tôi thích xem phim, em trai tôi cũng thế.
- HS đọc 
- 1 HS đọc các từ: Bác, Người, Ông cụ, Người, Người, Người
+ Những từ in đậm đó dùng để chỉ BH 
+ Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng làm , HS dưới lớp làm vào vở bài tập
+ Cái cò, cái vạc, cái nông
 Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
 Không không, tôi đứng trên bờ,
 Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi 
 Chẳng tin, ông đến mà coi.
 Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
- Nhận xét bài của bạn
+ Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật ông với con cò.
+ Các đại từ đó dùng để xưng hô, mày chỉ cái cò, ông chỉ người đang nói, tôi chỉ cái cò, nó chỉ cái diệc.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận theo cặp đôi.
+ HS đọc
+ HS làm bài theo yêu cầu.
- HS đọc bài đã làm.
Tiết 5: Khoa học.
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
	- Biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
	- Biết được một số cách để ứng phó với nguy cơ bị xâm hại và khi bị xâm hại.
	- Biết được những ai là người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại.
	- Luôn có ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Tranh minh hoạ trong SGK trang 38, 39.
	- Phiếu ghi sẵn một số tình huống.
III. Phương pháp dạy học
	- Quan sát, động não, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Hoạt động khởi động.
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời về nội dung bài trước, sau đó nhận xét cho điểm từng HS. 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Chanh chua, cua cắp".
- Cách thực hiện: HS đứng từng cặp quay mặt vào nhau, tay trái giơ lên gần ngang vai bàn tay ngửa, xoè ra, ngón tay trỏ của tay phải để vào lòng bàn tay trái của người bên cạnh, phía tay phải của mình. Khi GV hô: "Chanh"; cả lớp hô: "Chua". Tay của mọi người vẫn để yên. Khi GV hô: "Cua", cả lớp hô: "Cắp" đồng thời bàn tay trái nắm lại để cắp người khác; còn ngón tay phải của mình thì phải rút ngay để khỏi bị cắp.
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi:
+ Vì sao em bị cua cắp?
+ Em làm thế nào để không bị cua cắp?
+ Em rút ra bài học gì qua trò chơi?
2. Hướng dẫn các hoạt động
* Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh hoạ 1, 2, 3 trang 38 SGK.
- GV hỏi : Các bạn trong tình huống trên có thể phải gặp nguy hiểm gì?
- GV nêu: Đó là một số tình huống mà chúng ta có thể bị xâm hại. Ngoài các tình huống đó các em hãy kể thêm những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại mà em biết?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 2: Trao đổi, thảo luận để tìm cách phòng tránh bị xâm hại trong những trường hợp trên.
- NX ý kiến của các nhóm.
* Hoạt động 2:
 Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Đóng vai để xử lý một số tình huống.
- N1;2;3: TH1: Nam đến nhà Hải chơi. Đến gần 10giờ rồi, Nam định về thì Hải cứ rủ Nam ở lại xem phim đã vì theo Hải thì đây là 1 bộ phim rất hay.
- N4;5;6: TH 2: Hồng đang ở nhà một mình thì nghe tiếng gõ cửa. Hồng nhìn qua khe cửa thì thấy một người rất lạ. Người ấy nói là bạn của bố Hồng có việc muốn gặp bố Hồng và muốn đợi bố Hồng ở trong nhà . Nếu là Hồng thì em sẽ làm gì?
- Mời đại diện 2 nhóm đọc tình huống của nhóm mình.
- Yêu cầu HS thảo luận, đóng vai để xử lý tình huống.
- Mời 1 số nhóm lên diễn lại tình huống của nhóm.
- NX, khen nhóm có cách xử lý tốt .
* Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
? Khi bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
- Nhận xét, kết luận những trường hợp HS nói đúng.
? Nếu như đã bị xâm hại, chúng ta cần làm gì?
? Theo em, chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai?
- GV nêu: Để đảm bảo am toàn cá nhân, chúng ta cần đề cao cảnh giác để phòng. 
3. Hoạt động kết thúc.
- Cho HS trả lời lại một số câu hỏi về nội dung bài.
- NX câu trả lời của HS.
6'
7'
12'
9'
2'
- Một số HS trả lời câu hỏi.
- Nghe để nắm được cách chơi
- HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi
- Phải nhanh nhẹn và phòng tránh khỏi bị cua cắp.
- Một số em nêu
- HS kể thêm một số tình huống có thể bị xâm hại.
- Thảo luận nhóm 2. Khoảng hai nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm.
- Nghe cô phổ biến nội dung nhiệm vụ.
- Các nhóm nhận phiếu và thảo luận.
- Đóng vai trước lớp
- Một số em nối tiếp phát biểu:
+ Đứng ngay dậy.
+ Bỏ đi ngay ra chỗ khác.
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó.
+ Lui ra xa để người đó không chạm được vào người mình.
+ Hét to lên để được mọi người giúp đỡ..
- Khi bị xâm hại , chúng ta phải nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó.
- Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo, chị tổng phụ trách, cô, chú, bác,...
- Lắng nghe.
Ngày soạn 18/10/2011	 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 21/10/2011
Tiết 1: Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 2: Mĩ thuật
GV chuyên dạy
Tiết 3 Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 4: Kể chuyện
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 5: ATGT
Bài 5 EM LÀM GÌ ĐỂ GIỮ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
	- HS biết phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi nhà, biết lập phương án phòng tránh các tai nạn giao thông.
	- HS có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ một cách an toàn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình minh họa SGK.
III. Phương pháp dạy học
	- Quan sát, động não, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy 
TG
Hoạt động của trò 
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* HĐ 1: Phòng tránh tai nạn GT
- GV cho HS quan sát H1,1 và nói về nội dung từng tranh.
- Cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ HS có nhiệm vụ gì trong việc phòng tránh tai nạn giao thông?
- GV kết luận các ý kiến
* HĐ 2: Lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông.
- GV cho HS đọc thông tin mục II và thảo luận lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông.
- GV nhận xét, biểu dương nhóm có phương án phòng tránh tai nạn giao thông hiệu quả.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS cần tập trung chú ý khi tham gia giao thông và chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau: Bài 5 Em làm gì để giữ an toàn giao thông.
2’
15’
15’
2’
- Lắng nghe.
- HS quan sát, nói về nội dung tranh 1 và 2.
- HS đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Phải thực hiện đúng luật giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông.
+ Khi đi xe đạp, xe máy nhớ đội mũ bảo hiểm để được an toàn.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông tin mục II, thảo luận lập phương phòng tránh tai nạn giao thông.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 6: Hoạt động tập thể.
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét chung
	1. Đạo đức: 
 	 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan còn mất trật tự trong giờ học 
 2. Học tập:
 Hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập.
 3. Thể dục.
 - Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ tương đối đều và đẹp.
 4. Vệ sinh.
 Các em VS tương đối sạch sẽ, gọn gàng trường lớp cũng như thân thể.
5. Sinh hoạt Đội: 
 Lớp tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, hiệu quả.
II. Phương hướng tuần tới
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
 - Tiếp tục học tập chào mừng ngày PNVN 20/10. Học tập nâng cao chất lượng giữa học kì I.
	- Rèn chữ, giữ vở, đồ dùng học tập, mang dầy đủ đồ dùng, hoàn thành BTVN trước khi lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuần9.doc