Giáo án các môn - Lớp 5 - Nguyễn Thị Bích Dung - Tuần 9

Giáo án các môn - Lớp 5 - Nguyễn Thị Bích Dung - Tuần 9

I. Mục tiêu

- Học xong bài này học sinh biết: Sự kiện tiêu biểu của cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở: Hà Nội, Huế, Sài Gòn (Cả lớp)

- Ngày 19/ 8 là ngày kỷ niệm cách mạng tháng Tám ở nước ta

- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám( HS K,G)

- Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh tư liệu

III. Hoạt động dạy học

 

doc 144 trang Người đăng huong21 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn - Lớp 5 - Nguyễn Thị Bích Dung - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 9
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Lịch sử 
Tiết 9: cách mạng mùa thu
I. Mục tiêu
- Học xong bài này học sinh biết: Sự kiện tiêu biểu của cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở: Hà Nội, Huế, Sài Gòn (Cả lớp)
- Ngày 19/ 8 là ngày kỷ niệm cách mạng tháng Tám ở nước ta
- ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám( HS K,G)
- Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh tư liệu 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra 
+ Hãy nêu diễn biến của phong trào xô viết Nghệ Tĩnh?
+ Nhận xét, cho điểm 
2. Dạy- học bài mới 
 Giới thiệu bài: Ghi bảng.
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Nêu nhiệm vụ cho học sinh
+ Diễn biến của cuộc khởi nghĩa ngày 19/ 8/ 1945? diễn ra ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn?
+ Nêu ý nghĩa của cách mạng tháng Tám? 
+ Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương?
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh chia thành 3 nhóm làm việc theo hướng dẫn sau:
 + Đọc sách giáo khoa 
+ Thảo luận các câu hỏi sau:
1. Việc vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
2. Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội?
3. Em biết gì về ác cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương? 
- Gọi đại diện nhóm báo cáo
Kết luận: Ngày 19/ 8/ 1945 tại nhà hát Lớn - Hà Nội... giành thắng lợi lớn, giành quyền tiếp quản thủ đô ...
- Giới thiệu nét cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế(23/ 8) và ở Sài Gòn (25/ 8) 
c. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Khí thế cách mạng tháng Tám thể hịên điều gì?
+ Cuộc vùng lên của nhân dân ta đạt kết quả gì? Kết quả đó đem lại tương lai gì cho nước nhà?
- Kết luận: Nhân dân khắp cả nước hừng hực khí thế đứng lên khởi nghĩa ... đã giành được chính quyền trong cả nước ... bắt đầu xây dựng cuộc sống mới
3. Hoạt động tiếp nối
- Rút ra kết luận/ Sách giáo khoa 
- Gọi học sinh đọc lại
- Nhận xét chung giờ học
- Chuẩn bị bài giờ sau
- 1 học sinh lên bảng
- Học sinh nghe
- Học sinh chia nhóm và thảo luận
- Đại diện 3- 4 nhóm báo cáo
- Học sinh nghe
- 2-3 học sinh trả lời
- 3- 4 HS K trả lời
- Học sinh nghe
- 2 học sinh đọc
- Học sinh nghe
*************************************************************************
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Khoa học 
Tiết 17: thái độ đối với người nhiễm hiv/ aids.
I. Mục tiêu:
- Sau bài học giúp học sinh có khả năng xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV (Cả lớp).
 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh : sách giáo khoa 
- 5 tấm bìa
- Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
 + Bệnh HIV là gì? AIDS là gì?
+ Nhận xét , cho điểm
2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức "HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ... "
*Mục tiêu:+ Học sinh xác định được các hình vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV
* Chuẩn bị: + Bộ thẻ hành vi
 + Bảng kẻ sẵn
*Cách tiến hành: 
- Tổ chức và hướng dẫn
+ Chia lớp thành 2 đội (9-10 em/ 1 đội) đứng thành 2 hàng
+ Treo bảng phụ ghi cùng nội dung, các đội cùng thẻ gắn bảng.
+ Đội nào xong trước, thắng cuộc.
- Tiến hành chơi:
- Kiểm tra: + Kiểm tra lại mỗi cột từng tấm phiếu
 + Yêu cầu học sinh giải thích.
* Kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường: bắt tay, cùng ăn cơm, ...
b. Hoạt động 2 : Đóng vai: Tôi bị nhiễm HIV 
* Mục tiêu: +Giúp học sinh biết được trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng. 
+ Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. 
* Cách tiến hành:
- Tổ chức và hướng dẫn
+ Yêu cầu 5 học sinh tham gia chơi theo các vai đã gợi ý
+ Các bạn còn lại theo dõi, thảo luận
- Đóng vai và quan sát
- Thảo luận cả lớp câu hỏi sau:
+ Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống.
+ Các em nghĩ như thế nào về từng cách cư xử?
* Kết luận: Trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi ...
c. Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận nội dung sau: 
+ Quan sát tranh: Sách giáo khoa/ 36, 37
+ Nói về nội dung từng tranh
+ Theo em trong hình có hình nào có cách ứng xử đúng đối với những người nhiễm HIV/ AIDS và gia đình họ?
+ Nếu bạn ở hình 2 là những người quen của em, em sẽ đối xử như thế nào? Tại sao?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo
* Kết luận: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV/ AIDS ...
 3. Hoạt động tiếp nối:
- Trẻ em có thể tham gia làm gì để phòng tránh HIV/ AIDS?
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và thực hành ở nhà
- Chuẩn bị bài giờ sau
- 1 học sinh lên bảng
- HS nghe và chia tổ
- HS tiến hành chơi
- Học sinh nghe
- Học sinh nghe
 - Học sinh đóng vai
- Học sinh thảo luận
- 1-2 học sinh trả lời
- 1-2 học sinh trả lời
- HS chia nhóm và thảo luận
- Nhóm K,G
- 2 - 3 đại diện báo cáo
-Học sinh nghe
- 1-2 học sinh trả lời
- Học sinh nghe
*************************************************************************
Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2008
Khoa học 
Tiết 18: phòng chống bị xâm hại
I. Mục tiêu:
- Sau bài học giúp học sinh có khả năng nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại (Cả lớp)
- Rèn kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại (Cả lớp)
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại (HS K,G)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh : sách giáo khoa 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ
 + Trò chơi: "Chanh chua, cua gắp"
+ Tổ chức và hướng dẫn: Yêu cầu cả lớp đứng thành vòng tròn ... phía tay phải mình
+ Người điều khiển hô: Chanh ...
+ Yêu cầu học sinh chơi
+ Em rút ra bài học gì qua trò chơi
2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu:+ Học sinh đưa ra một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần lưu ý để tránh bị xâm hại
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh chia thành 3 nhóm; đọc sách giáo khoa và thảo luận nội dung sau:
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn tới nguy cơ bị xâm hại?
+ Em có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- Yêu cầu các nhóm làm việc đồng thời đi giúp đỡ nhóm yếu
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
* Kết luận: Những ngy cơ có thể bị xâm hại .... đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, trong phòng kín với người lạ ...
b. Hoạt động 2 : Đóng vai ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
* Mục tiêu: + Rèn kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 + Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh chia thành 3 nhóm thảo luận nội dung sau:
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà?
+ Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà? 
+ Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo ...? 
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày cách ứng sử
- Trả lời câu hỏi sau: Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
- Nhận xét, bổ xung
c. Hoạt động 3 : Vẽ bàn tay tin cậy
* Mục tiêu: Học sinh liệt kê được những danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân
+ Vẽ bàn tay trên giấy
+ Mỗi nhóm ghi tên người tin cậy
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, bổ xung:
?- Kể tên một số địa chỉ tin cậy để giúp đỡ khi bị xâm hại
 3. Hoạt động tiếp nối:
- Cho HS đọc ghi nhớ/SGK
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và thực hành ở nhà
- Chuẩn bị bài giờ sau
Hoạt động của trò
- Học sinh nghe và tham gia chơi
-Học sinh chia nhóm; đọc sách giáo khoa và thảo luận
- 3 học sinh trình bày
- Học sinh nghe
-Học sinh chia nhóm; đọc sách giáo khoa và thảo luận
-3 đại diện trình bày
- Học sinh nghe
- Học sinh vẽ
- Học sinh thảo luận
- 3- 4 học sinh trình bày
- HS K,G
- 2 HS đọc.
-Học sinh nghe
*************************************************************************
Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
Địa lí 
Tiết 9: các dân tộc - sự phân bố dân cư
I. Mục tiêu
- Học xong bài này học sinh biết: Dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta 
 - Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta
- Có ý thức đoàn kết, tôn trọng các dân tộc anh em
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ mật độ dân số Việt Nam (SGK). Bản đồ địa lí VN
- Tranh ảnh các dân tộc
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Dân số Việt Nam có đặc điểm gì?
+ Nhận xét, cho điểm 
2. Dạy- học bài mới
 - Giới thiệu bài : 
1. Các dân tộc
a. Hoạt động1: Làm việc cá nhân
- Treo bản đồ địa lý 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc thầm sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Hãy kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta mà em biết?
- Yêu cầu chỉ bản đồ vùng dân tộc kinh sinh sống?
- Nhận xét, bổ xung: Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, chủ yếu là dân tộc kinh (Việt) ... 
2. Mật độ dân số
b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Dựa vào sách giáo khoa em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
- Giảng: Để biết mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm chia cho diện tích...
- Cho học sinh quan sát bảng mật độ dân số và trả lời câu hỏi 2/ Sách giáo khoa
- Kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao, cao hơn cả Trung Quốc ...
c. Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
- Cho học sinh quan sát lược đồ về mật độ dân số, tranh ảnh và trả lời câu hỏi 3/ Sách giáo khoa
- Gọi học sinh lên bảng trả lời và chỉ bản đồ
- Giảng: Sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều, ở đồng bằng đất chật, người đông dư thừa sức lao động ... Những nước công nghiệp phát triển thì phân bố dân cư khác nước ta, đa số dân cư sống ở thành phố
?- Sự phân bố dân cư không đồng đều dẫn đến hậu quả gì?
3. Hoạt động tiếp nối
- Cho HS đọc ghi nhớ/SGK
- Nhận xét chung giờ học
- Học thuộc ghi nhớ/Sách giáo khoa
- Chuẩn bị bài giờ sau
- 2 học sinh lên bảng
- Học sinh quan sát
- Cả lớp
- 1 - 2 học sinh trả lời
- 2 - 3 học sinh trả lời
- 2 - 3 học sinh trả lời
- 3 - 4 học sinh lên bảng
- Học sinh nghe
 - 1 - 2 học sinh trả lời
- Học sinh nghe
- HS quan sát.
- 2 - 3 học sinh trả lời
- Học sinh nghe
- HS quan sát
 - 2 ... dương nhóm làm tốt.
3. Hoạt động tiếp nối
- Chúng ta cần giữ gìn bảo vệ môi trường ngày một tốt đẹp hơn.
- Sưu tầm tranh ảnh về môi trường nơi mình sinh sống.
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS đọc thông tin.
- 3 - 5 HS trình bày.
- HS đọc kết luận.
- HS làm việc theo nhóm.
- 3 HS trình bày.
- HS đọc kết luận.
- HS tự liên hệ.
- HS nghe và làm theo yêu cầu.
*************************************************************************
Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010
Địa lí 
Tiết 34: Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu.
Học xong bài này, HS:
 - Nêu được vị trí địa lí và dân cư của châu á, châu Phi (Cả lớp).
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của các nước Liên Bang Nga, Hoa Kì, Việt Nam (Cả lớp).
II. Đồ dùng dạy học.
Bản đồ thế giới. Quả địa cầu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.- Nêu tên và tìm 4 đại dương tên quả địa cầu?
- Mô tả Thái Bình Dương theo vị trí địa lí, diện tích và độ sâu trung bình?
- Nhận xét, ghi điểm..
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài
 * Nội dung 
a. Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV treo bản đồ thế giới yêu cầu HS chỉ bản đồ thế giới vị trí của: châu á, Châu Phi
-GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Châu á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?
+ Nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế của châu á?
+Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
b. Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
-GV chia lớp thành 3 nhóm.
- HS thảo luận nội dung như sau:
+Nêu một số đặc điểm chính về Liên Bang Nga.
+ Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật?
+ Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam?
-HS trong nhóm trao đổi để thống nhất kết quả 
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
3. Hoạt động tiếp nối
	-GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về học bài để giờ sau kiểm tra.
- 2 HS lên bảng.
- 2 HS lên bảng
- HS thảo luận nhóm.
-HS thảo luận nhóm 
-3 HS trình bày.
-Nhận xét, đánh giá.
*************************************************************************
tuần 35
Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2010
Lịch sử 
Tiết 35: Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu:
Kiểm tra kiến thức kĩ năng về nội dung đã học. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đề bài.
III. Hoạt động dạy học
1-Ôn định tổ chức:
	2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 30 phút
	 - GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
 Đề bài
 Đáp án
Câu 1: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý đúng:
	 Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
1. Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc.
	2. Quân Pháp sẽ rút hết khỏi miền Bắc Việt Nam.
3. Quân Pháp sẽ rút hết khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong vòng hai năm, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Nam.
4. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí xong, nhân dân ta sẽ tiến hành Tổng tuyển cử bầu cơ quan lãnh đạo chung thống nhất đất nước.
5. Đến tháng 7 năm 1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu cơ quan lãnh đạo chung thống nhất đất nước.
Câu 2: Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp:
Những quyết
định quan
1. Lấy tên nước là Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
trọng nhất
của kì họp
2. Quốc huy ; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
đầu tiên
3. Quốc ca : bài Tiến quân ca.
Quốc
4. Thủ đô: TP Hồ Chí Minh.
Hội khoá VI
5. Đổi thành phố Sài Gòn-Gia Định thành TP Hồ Chí Minh.
Câu 3: Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn mô tả trận chién đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972 
	Ngày 26 – 12, địch tập chung số lượng B52 lớn nhất(......lần chiếc) hòng huỷ diệt................... Hơn.............. địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Khâm Thiên, bom B52 đã sát hại....... người, phá huỷ ............. ngôi nhà. Quân dân ta đã đánh trả, bắn rơi ........... máy bay Mĩ, trong đó có ........ máy bayB52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều..................Mĩ.
Câu 4: Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
Câu 5: Ngày 30 – 4 – 1975 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với nước ta?
Câu 1: (1,5 điểm)
	* Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 3 ; 5) 
Câu 2: (1 điểm)
	* Nối đúng mỗi phần được 0,25 điểm.
	* Đáp án : Nối cột bên trái với các ý 
(1 ; 2 ; 3 ; 5)
Câu 3: (2,5 điểm)
* Đáp án: 105, Hà Nội, 100, 300, 2000, 18, 8, phi công.
Câu 4: (2,5 điểm)
*Đ/A: Mĩ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN; Phải rút quan khỏi VN, chấm rứt chiến tranh ở VN và hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN.
Câu 5: (2,5 điểm)
*Đ/A: Ngày 30/4/1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước được thống nhất và độc lập.
3- Củng cố dặn dò: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
*************************************************************************
Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2010
Khoa học 
Tiết 69: Ôn tập :
 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS được củng cố, khắc sâu hiểu biết về:
- Một số từ ngữ liên quan đến môi trường (Cả lớp).
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp vẽ ô chũ SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
?- Chúng ta cần giữ gìn bảo vệ môi trường ngày một tốt đẹp hơn.
+ Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
 * Nội dung 
a. Hoạt động 1: Đoán chữ.
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về môi trường
*Cách tiến hành: 
- GV nêu các câu hỏi SGK, HS trả lời 
- GV điền chữ thích hợp vào ô trống.
Bạc màu
đồi trọc
Rừng
Tài nguyên
Bị tàn phá
b. Hoạt động 2 : Chọn câu trả lời đúng
*Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về các yếu tố làm môi trường bị ô nhiễm, biện pháp làm môi trường trong sạch.
*Cách tiến hành: 
- GV nêu các câu hỏi và các đáp án trả lời HS chọn đáp án đúng nhất.
Đáp án: 1 – b ; 2 – c ; 3 – d ; 4 – c
3. Hoạt động tiếp nối:
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
-1 học sinh lên bảng
- Nhiều HS trả lời.
- Học sinh nghe
- HS thi chọn đáp án nhanh.
- Học sinh nghe
*************************************************************************
Thứ năm ngày 20 tháng 5 năm 2010
Khoa học 
Tiết 70: kiểm tra cuối năm
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức kĩ năng về những nội dung đã học.
- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đề bài
III. Hoạt động dạy học:
1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 30 phút
	 -GV phát đề cho HS. 
 -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
Câu 1: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có đặc điểm gì?
Màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Câu 2: Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì?
Một cái quạt.
Một bóng đèn điện.
Một cầu chì.
Một chuông điện.
Câu 3: Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
Từ hai tháng đến một năm tuổi.
Từ một năm đến một năm rưỡi tuổi.
Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.
Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.
Câu 4: Em cần làm gì để tránh lãng phí điện? 
Câu 5: Tại sao lũ lụt hay xảy ra khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ?
Câu 6: Đặc điểm nào là quan trọng nhất của việc dùng nước sạch?
Câu 1: 1 điểm ý A 
Câu 2: 1 điểm ý C 
Câu 3: 1 điểm ý C 
Câu 4: 2 điểm, mỗi ý đúng được 1 điểm.
Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,...
Tiết kiệm điện khi đun nấu, là quần áo,...
Câu 5: 2 điểm
Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ sẽ không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh gây ra lũ lụt.
Câu 6: 3 điểm 
Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, đau mắt,....
	3. Củng cố dặn dò: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
*************************************************************************
Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2010
Địa lí 
Tiết 35: kiểm tra cuối kì II
I. Mục tiêu
- Kiểm tra kiến thức kĩ năng về những nội dung đã học.
- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Đề bài
III. Hoạt động dạy học
1-Ôn định tổ chức:
	2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 30 phút
	 -GV phát đề cho HS. 
 -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
Đề bài
Đáp án
Câu 1: a) Đánh dấu X vào các số trước những ý đúng:
* Châu A tiếp giáp với các châu lục :
1. Châu Âu.
	2. Châu Đại Dương.
3. Châu Nam Cực.
4. Châu Mĩ.
5. Châu Phi.
* Châu A tiếp giáp với các đại dương :
1. Thái Bình Dương.
	2. Đại Tây Dương.
3. Ân Độ Dương.
4. Bắc Băng Dương.
b) Điền từ ngữ vào chỗ chấm (.) sao cho đúng.
Châu á có số dân là ................... đứng thứ ........ thế giới. Đa số cư dân châu á là người da ..................Họ sống tập trung đông đúc tại các ............... châu thổ và sản xuất .................là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác .............như Trung Quốc, Ân Độ.
Câu 2: Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp:
1. Nằm ở Đông Âu, Bắc A.
2. Có diện tích lớn nhất thế giới, 17 triệu km2. Với dân số 144,1 triệu người.
Liên
3. Khí hậu ôn hoà.
Bang
Nga
4. Có rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
5. Sản phẩm công nghiệp : máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm.
6. Sản phẩm nông nghiệp : lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
Câu 3: Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
Câu 4: Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật?
Câu 5: Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam?
Câu 1: (2 điểm)
a) (1 điểm). Mỗi ý đúng được 0,2 điểm
- Châu á tiếp giáp với các châu lục.
* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 5) 
- Châu á tiếp giáp với các đại dương:
* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 3 ; 4)
b) (1 điểm):3875 triệu ngươì, nhất, vàng, đồng bằng, nông nghiệp.
Câu 2: (2 điểm)
	* Nối đúng mỗi phần được 0,5 điểm.
	* Đáp án :
	Nối cột bên trái với các ý (1 ; 2 ; 4 ; 6)
Câu 3: (2,5 điểm): Châu Phi có địa hình tương đối cao, có hoang mạc Xa - ha - ra lớn nhất thế giới, khí hậu chia làm 2 mùa...
Câu 4: (2,5 điểm):Hoa Kì có diện tích lớn thứ tư và có dân số đứng thứ 3 trên thế giới. Hoa Kì có nền kinh tế phát triển cao,chuyên sản xuất diện, máy móc, thiết bị...
Câu 5: (1 điểm)
Các nước láng giềng của Việt Nam là : Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia.
	3. Củng cố dặn dò: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
*************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTHXH MOI.doc