Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 13

Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 13

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK).

 * GDMT: HS thấy được hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. GD HS học tập hành động của bạn nhỏ, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

 * KNS: Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và đảm nhận trách nhiệm với công đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 - Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 13
Thứ
Môn
Tên bài giảng
Hai
14/11
Tập đọc
Toán 
Khoa
Đạo đức
Người gác rừng tí hon
Luyện tập chung
Nhôm
 Kính già, yêu trẻ
Ba
15/11
TLV
Toán
Kĩ thuật
Luyện tập tả người(Tả ngoại hình)
Luyện tập chung
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn ( T2)
Tư
16/11
Tập đọc
Toán
Khoa
LTVC
Trồng rừng ngập mặn
Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
Đá vôi
MRVT: Bảo vệ môi trường
Năm
17/11
Toán
LTVC
L. Sử
Chính tả
Luyện tập
Luyện tập về quan hệ từ
Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước
(Nhớ - viết): Hành trình của bầy ong 
Sáu
18/11
TLV
Toán
Địa
Kể chuyện
SHL
Luyện tập tả người(Tả ngoại hình)
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000
Công nghiệp (tt)
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK).
 * GDMT: HS thấy được hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. GD HS học tập hành động của bạn nhỏ, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
 * KNS: Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và đảm nhận trách nhiệm với công đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
 - Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: hát
 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc bài: Hành trình của bầy ong và trả lời câu hỏi.
 + Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? 
 + Hai dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của loài ong ? 
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài – ghi đề
b.HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi 1HS khá đọc cả bài trước lớp.
- GV gọi HS chia đoạn.
-YC HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (2 lần).
- Lần 1: Theo dõi và kết hợp sửa sai phát âm, dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
-Lần 2: HS đọc và giải nghĩa từ khó trong SGK, GV kết hợp giảng từ: rô bốt, ngoan cố, còng tay.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi.
- GV đọc cả bài 1 lần
c. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Khi đi tuần rừng thay cha, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì ?
 + Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh ?
 + Kể những việc làm cho thấy bạn là người dũng cảm?
 + Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ?
 ( KNS )
 + Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
 + Nêu ý nghĩa của truyện ?
 - GV chốt ý, ghi bảng
d. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS tiếp nối đọc lại 3 đoạn của bài.
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 2 lên bảng và hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 2.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
 - GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
- HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- Bài chia thành 3 đoạn. HS đánh dấu đoạn.
Đ1: Ba em làm.... bìa rừng chưa.
Đ2: Qua khe lá ...... thu lại gỗ.
Đ3: Đêm ấy .... dũng cảm.
- HS nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Đọc, sửa sai.
- HS đọc kết hợp giải nghĩa thêm từ khó và từ giải nghĩa trong SGK.
- HS đọc.
- Lắng nghe.
- Bạn nhỏ phát hiện có hai tên vào rừng để ăn trộm gỗ.
- Bạn chạy đường tắt về quán bà Hai và xin gọi nhờ điện thoại đến công an huyện.
- Bạn dùng dây chão chắn ngang đường, nghe tiếng xe trộm gỗ bạn đã lao ra.
- Vì bạn ấy yêu rừng, sợ rừng bị phá; vì bạn ấy hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ.
- Tinh thần dũng cảm, tìm cách ứng phó với khó khăn....
- Câu chuyện biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh, dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- 3 HS đọc.
- HS theo dõi và thực hiện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- 3- 5 Hs thi đọc.
- Lớp nhận xét.
 4. Củng cố:
 - Gọi HS đọc bài, nêu nội dung của bài.
 - GV giáo dục HS biết bảo vệ rừng và trồng rừng.
 - GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: 
 - Về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài “Trồng rừng ngập mặn”.
___________________________________________
CHÍNH TẢ: (Nhớ – Viết)
Hành trình của bầy ong 
I. MỤC TIÊU:
 - Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
 -Làm được bài tập2a /b hoặc BT3a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các phiếu nhỏ viết từng cặp tiếng (hoặc vần) theo cột dọc ở bài tập 2a để HS bốc thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng (vần đó) .
 - Bảng lớp viết những dòng thơ có những chữ cần điền ở bài tập 3a, 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - 1 HS lên bảng viết các từ : sự sống, đáy rừng, sầm uất 
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS nhớ – viết
 - GV đọc bài viết lần 1.
 - HS đọc nối tiếp thuộc lòng 2 khổ thơ.
 - Cho HS lên bảng viết một số chữ khó: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm.
- Gọi HS nhận xét, phân tích và sửa sai.
H: Bài chính tả gồm mấy khổ thơ ? Viết theo thể thơ nào?
H: Cách trình bày bài chính tả như thế nào?.
 - Cho HS gấp SGK nhớ – viết 2 khổ thơ cuối.
 - Đọc lại cho HS dò bài.
 - GV thu chấm 1 số bài, sau đó nêu nhận xét.
c. Luyện tập.
 Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu BT2a.
 - HS chơi trò bốc thăm câu hỏi và thi xem ai tìm được nhiều từ có tiếng đã cho.
- Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 
- Tương tự với các cặp từ còn lại
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài 3
 - Cho HS làm vào vở
 - GV cho HS đọc lại khổ thơ, sau đó GV n/xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe .
- 2 HS đọc, HS dưới lớp nhẩm theo.
- 2 HS lên bảng viết từ khó, lớp viết vào nháp
- Thực hiện phân tích, sửa nếu sai.
- Gồm 2 khổ thơ. Viết theo thể thơ luch bát.
- HS nhớ viết 2 khổ thơ cuối.
- Lắng nghe, soát bài.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- 4 HS lên bốc thăm và bắt đầu viết từ lên bảng theo lệnh của GV.
- HS dưới lớp, nhận xét, bổ sung thêm.
Sâm: nhân sâm, củ sâm, sâm sẩm tối, 
Xâm: ngoại xâm, xâm lược, xâm nhập,
Sương: sương gió, sương mù,
Xương: xương bò, xương tay,..
Sưa: say sưa, sửa chữa ,cốc sữa, con sứa,
Xưa: xa xưa, ngày xưa, xưa kia,..
Siêu: siêu nước, siêu sao, siêu âm,
Xiêu: xiêu vẹo, xiêu lòng, liêu xiêu,
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở.
- 2 HS đọc kết quả, lớp nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò: 
 - Cho lớp xem bài viết sạch đẹp.
 - GV nhận xét tiết học. -V ề nhà sửa lỗi viết sai, chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu BT3.
 * GDMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - 3 tờ giấy trình bày nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng làm bài: 
 + Đặt 1 câu có quan hệ từ “mà” - Đặt 1 câu có quan hệ từ “thì”
 - GV nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm BT1 & 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Thế nào là khu bảo tồn đa dạng sinh học?
- GV cho HS trả lời và chốt ý: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm theo nhóm 
- GV chốt lời giải.
Bài 3: 
 - Cho HS đọc yêu cầu bài.
 - GV giải thích yêu cầu của bài tập.
* Mỗi HS chọn 1 cụm từ ở bài 2 để viết 1 đoạn văn về đề tài đó. 
 - Cho HS viết bài (10’)
 - GV giúp những em yếu kém.
 - Cho HS đọc bài viết.
 - GV nhận xét, chấm điểm những bài viết hay.
 - GV có thể đọc bài văn cho HS nghe.
- 1HS đọc bài 1 (kèm chú thích), lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm. 
- Đaị diện nhóm trình bày, lớp n/xét.
- 2 HS đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm.
- HS TL theo nhóm làm vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm lên. trình bày, lớp nhận xét.
a) Hành động bảo vệ môi trường: Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
b) Hành động phá hoại môi trường: Phá rừng, đánh cá bằng mìn hay bằng điện, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, buôn bán động vật hoang dã.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lên đề tài mà mình chọn viết.
+ Em viết đề tài trồng cây.
+ Em viết đề tài đánh cá bằng điện.
+ Em viết đề tài xả rác bừa bãi,...
- 2 HS viết bài bảng nhóm. Lớp viết vào vở.
- HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về học bài.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc của những xung quanh. 
 * GDMT: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ viết sẵn 2 đề lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 1 HS lên kể lại chuyện đã nghe hay đã đọc được về bảo vệ môi trường. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
 - Gọi 2 HS đọc yêu cầu đề bài.
 - Cho HS xác định đề và gạch dưới những từ quan trọng.
 - GV nhắc lại yêu cầu : Câu chuyện em kể phải là câu chuyện em tận mắt chứng kiến hoặc em đã làm. Đó là việc làm tốt để bảo vệ môi trường. 
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV cho các em nêu tên câu chuyện các em định kể
GV gợi ý: VD: Chuyện các em đã tham gia làm sạch đẹp ngõ, xóm  hoặc chuyện dũng cảm của chú kiểm lâm ngăn chăn bọn trộm gỗ.
- HS chuẩn bị kể chuyện.
c. Thực hành kể chuyện. 
- Cho HS làm mẫu.
- GV nhận xét.
- Cho HS kể theo nhóm, GV giúp đỡ các nhóm.
 - Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
 - GV nhận xét, tính điểm và bình chọn người kể chuyện hay nhất.
 - 2 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
 - HS xác định yêu cầu đề.
 - Lớp lắng nghe.
 - HS đọc gợi ý 1+2 SGK
 - HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân, viết nhanh dàn ý chung.
- 1HS khá giỏi trình bày dàn ý câu chuyện của mình.
- Từng thành viên trong nhóm kể, nhóm nhận xét.
- Đại diện nhóm thi kể, lớp nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò: 
 - GD HS có ý thức bảo vệ môi trường.
 -Về tập kể cho ba mẹ nghe, xem trước tranh minh hoạ câu chuyện Pa- xtơ và em bé
 - GV nhận xét tiết ...  cuội cứng hơn đá vôi)
- Nhỏ vài giọt giấm(hoặc axít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
- Khi bị giấm chua (hoặc axít loãng) nhỏ vào:
+ Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
+ Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm (hoặc axít) bị chảy đi
- Đá vôi có tác dụng với giấm (hoặc axít loãng) tạo thành một chất khác và khí các- bô- nic sủi lên
- Đá cuội không có phản ứng với axít
 - GV cho HS nêu kết luận: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của axít thì đá vôi bị sủi bọt.
 4. Củng cố - dặn dò: 
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học.
__________________________________________
LỊCH SỬ 
“THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. MỤC TIÊU:
 - Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
 + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta dành được độc lập nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
 + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
 + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi
 +Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
 + Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”?
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài.
 - Vừa dành độc lập, Việt Nam muốn có hòa bình để xây dựng đất nước, nhưng chưa đầy 3 tuần sau ngày độc lập, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn, sau đó mở rộng xâm lược miền Nam, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết về những ngày đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
Hoạt động1: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
+ Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc?
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô.
+ Ở các địa phương, nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
+ Nêu suy nghĩ của em khi học bài này?
 - GV đưa bảng thống kê sự kiện để HS tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân dân ta tiến hành kháng chiến toàn quốc.
H: Để bảo vệ nền đọc lập, nhân dân ta phải làm gì?
GV chốt: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên.
H: Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào ngày, tháng, năm nào?
 - GV đọc cho HS nghe lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
H: Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta?
 Hoạt động2: Làm việc theo nhóm.
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến bằng cách đặt câu hỏi để HS trả lời:
H: Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều gì?
GV chốt: Quyết hi sinh thân mình để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
H :Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân dân Hà Nội thể hiện như thế nào?
H: Đồng bào cả nước đã thể hiện tình thần kháng chiến ra sao?
 H: Vì sao quân dân ta có tinh thần quyết tâm như vậy?
GV chốt: 
- GV cho HS xem ảnh tư liệu SGK.
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK trang 29.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV.
 + HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
* Pháp đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.
* Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
+ Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
+ Trước hoàn cảnh đó nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
+ HS nghe và ghi nhớ.
+ Đêm 18, rạng sáng 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Ngày 20-12-1946 Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ HS đọc SGK tìm hiểu theo nhóm.
“Thà hi sinh  không chịu làm nô lệ”.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi, bổ sung.
- HS trả lời.
+ Các chiến sĩ vệ quốc quân giành giật với địch từng góc phố ; nhân dân khiêng bàn ghế làm chướng ngại vật ngăn địch.
Nhân dân cả nước nhất tề nổi dậy: Huế (20-12-1946), Đà Nẵng (20-12-1946) cùng nổ súng tiêu diệt địch. 
 + Ở các địa phương trong cả nước, nhân dân chiến đấu với địch rất quyết liệt.
 +Vì tất cả mọi người dân đều có niềm tin “Kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi”
- HS quan sát tư liệu.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm. 
 4. Củng cố: 
 - Nêu nôi dung ghi nhớ.
 5. Dặn dò: 
 - Về chuẩn bị bài “Thu – Đông 1947”
 - Nhận xét tiết học.
__________________________________________
ĐỊA LÝ
CÔNG NGHIỆP (tt)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành CN khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là HN và TPHCM.
 - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của CN.
 - Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ HN, TPHCM, Đà Nẵng,
 - Học sinh khá, giỏi:
 + Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TPHCM.
 + Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
 - Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Vì sao nói nền công nghiệp nước ta còn trẻ ?
 + Kể tên một số ngành thủ công mà em biết ?
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu - ghi đầu bài.
b. Tìm hiểu các ngành công nghiệp.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi SGK.
- GV treo bản đồ công nghiệp lên bảng.
- Cho HS gắn các bức ảnh lên bản đồ để tìm địa điểm các ngành công nghiệp.
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:
H. Ngành công nghiệp phân bố chủ yếu ở đâu?
- GV chốt ý. 
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK ở phần 3, hình 3, sắp xếp ý ở cột A, B sao cho đúng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta 
H: Kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta ?
- GV chốt, nhận xét, bổ sung thêm
H: Điều kiện nào để TP Hồ Chí Minh trở
thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?
- GV chốt ý: TP Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật lớn bậc nhất nước ta, đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi có kỹ thuật cao.
TP Hồ Chí Minh là đầu mối của các tuyến giao thông quan trọng, là nơi có số dân đông, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, ở gần nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp và có vốn đầu tư lớn từ nước ngoài
* Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên bảng chỉ kết quả chỉ bản đồ nơi phân bố một số ngành công nghiệp.
- HS gắn các bức ảnh lên bản đồ các địa điểm tương ứng.
 + Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành khai thác, khoáng sản: than (Quảng Ninh), apatit (Lao Cai), dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta, nhiệt điện (Phả Lại), Thuỷ điện (Hoà Bình, Y- a-ly, Trị An) 
+ Các trung tâm công nghiệp lớn : TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyện, Cẩm Phả, Bà Rịa – Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
- HS sắp xếp cột A, B
- HS làm việc theo nhóm, trao đổi tìm hiểu.
- Đại diện HS lên chỉ bản đồ các trung tâm khu công nghiệp lớn.
- HS dưới lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời. HS rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ (3 em) 
 4. Củng cố – dặn dò:
 - HS nhắc lại ghi nhớ.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học.
_______________________________________
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU,THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu dạy học: 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. Thiết bị dạy và học:
-1 số sản phẩm, tranh ảnh về cắt, khâu, thêu, nấu ăn
-Nguyên vật liệu cho việc cắt, khâu, thêu, nấu ăn
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
* Hoạt động 1: Thực hành làm sản phẩm tự chọn
-Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thực hành của HS
-Phân chia vị trí các nhóm thực hành
-Cho HS thực hành nội dung tự chọn
-GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả thực hành
-Cho HS đánh giá kết quả thực hành bước 1 của các nhóm 
-GV nhận xét và góp ý thêm 1 số điểm để tiết sau hoàn thành sản phẩm tốt hơn
*Củng cố-Dặn dò:
-Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS
-Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau
-Lắng nghe
-Trưng bày nguyên vật liệu
-Thực hành
-Đánh giá sản phẩm
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ: 
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 12:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. 
 - Lớp trưởng nhận xét chung. 
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. 
 - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b)Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. Bên cạnh đó còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp : Nguyên, Linh,...
 c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: . . Tham gia tích cực các phong trào thi đua. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, hay quên sách vở, lười học bài ở nhà :.
 d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Sao, Đội đầy đủ.
 2. Kế hoạch tuần 14: 
 - Học chương trình tuần 14.
 - Luyện tập kỹ năng đội viên.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
 - Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
 - Tham gia học BD, phụ đạo đầy đủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc