Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 31

Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 31

 I. Mục đích – yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

-Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

-Trả lời được câu hỏi SGK.

II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
 TẬP ĐỌC
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
 I. Mục đích – yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
-Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
-Trả lời được câu hỏi SGK.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mời HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Chiếc áo dài VN có đặc điểm gì?
-Bài văn muốn nói lên điều gì?
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Mời một HS khá, giỏi đọc bài văn.
- YC học sinh chia đoạn.
- YC học sinh đọc nối tiếp.
+ GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em: Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật.
+ Giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- Mời một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
 * Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Gọi Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
-Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 
-Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? 
-Vì sao Út muốn được thoát li? 
GV: Bài văn là đoạn hồi tưởng - kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làm cho cách mạng. Bài văn này cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
* Hướng dẫn hs luyện đọc lại:
 - Mời ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật .
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ !
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ: Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biét giấy gì.
- YC học sinh luyện đọc trong nhóm 2.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 4. Củng cố 
-Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.
-Qua bài văn này em thấy bà Nguyễn Thị Định là người như thế nào ?
 5. Dặn dò.
- Về nhà học bài, đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Bầm ơi.
-2 hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS khá, giỏi đọc bài văn.
- Có thể chia bài làm 3 đoạn: 
+ Đ1: từ đầu đến  biết giấy gì.
+Đ 2: tiếp theo đến .chạy rầm rầm.
+ Đ 3 phần còn lại.
-HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2-3 lượt).
Luyện phát âm đúng: mừng rỡ,truyền đơn, lính mã tà,
- HS đọc mục chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi dậy nghĩ cách dấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng , chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn dắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
* Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út). 
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
TOÁN
ÔN TẬP : PHÉP TRỪ
 I. Mục đích yêu cầu
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn.
- Làm các BT 1, 2, 3.
II. Các hoạt động dạy - học
GV
HS
 1. Ổn định: Hát 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước:
Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất:
34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86,08
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
*HĐ1: Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ
- GV viết lên bảng công thức của phép trừ:
- GV hỏi HS:
+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.
+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu?
+ Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó nêu yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài học về phép trừ.
*HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài toán
? Muốn thử lại để kiểm tra kết quả một phép trừ đúng hay sai chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
-Mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vài vào vở.
-Mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và ghi điểm .
Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS lên bảng làm, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
4. Củng cố 
-Muốn trừ hai số thập phân ta làm thế nào ?
-Muốn trừ hai phân số ta làm thế nào?
5. Dặn dò.
- HS về nhà làm các bài tập ở vở BTT và chuẩn bị tốt tiết học sau.
- HS đọc phép tính:a - b = c
+ a - b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a - b cũng là hiệu.
+ Một số trừ đi chính nó thì bằng 0.
+ Một số trừ 0 thì bằng chính số đó.
- HS mở SGK trang 159 và đọc bài trước lớp.
Tính rồi thử lại theo mẫu:
+ Muốn thử lại kết quả của một phép trừ có đúng hay không ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đó đúng, nếu không thì phép tính sai.
- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
+
-
a) 8923 thử lại 4766
 4157 4157
 4766 8923
+
-
 27 069 thử lại 17 532 
 9 537 9 537
 17 532 27 069 
b) thử lại 
thử lại ; 
-
-
c) 7,284 0,863
 5,596 0,298
 1,688 0,565
Thử lại 
+
+
 1,688 0,565
 5,596 0,298 
 7,284 0,863 
Tìm x:
a) 	x + 5,84 = 9,16
	x = 9,16 - 5,84
	x = 3,32
b)	x - 0,35 = 2,55
	x = 2,55 + 0,35
	x = 2,9
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
Tóm tắt:
Đất trồng lúa: 540,8 ha	 	
Đất trồng hoa ít hơn đất trồng lúa: 385,5ha ha? 
Bài giải
	Diện tích trồng hoa là:
	540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa là:
	540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
	Đáp số: 696,1 ha
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
(tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Học xong bài học này HS biết: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Nơi có điều kiện : Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 * GDMT: GDHS có trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn, BVTNTN.
 * KNS: Kĩ năng tình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về bảovệ tài nguyên thiên nhiên.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. KTBC:
H: Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người?
Yêu cầu Hs đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện tập 
 Hoạt động 1: 
- Yêu cầu HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta mà mình biết (bài tập 2, SGK)
GV tổng hợp, kết luận: tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: làm bài tập 4, SGK
- Gv cho HS đọc đề bài, thảo luận nhóm, nêu những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Gv nhận xét, tổng hợp và nêu thêm: phá rừng đầu nguồn gây lũ quét, đốt rẫy làm cháy rừng gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động 3: làm bài tập 5, SGK
- Gv cho HS đọc đề bài, thảo luận nhóm, nêu một số biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
4. Củng cố:
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
? Tài nguyên thiên nhiên có ích lợi gì đối với con người?
5. Dặn dò:
Gv nhận xét tiết học.
-HS học bài chuẩn bị bài sau
2 Hs trả lời
- Than ở Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu, A-pa-tít ở Lào Cai, bô-xít ở Tây Nguyên, vàng ở Bồng Miêu
HS đọc đề bài, thảo luận nhóm 2, nêu những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét: không khai thác nước ngầm bừa bãi, sử dụng tiết kiêm điện, nước, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, 
HS đọc đề bài, thảo luận nhóm 2, nêu một số biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét: chỉ sử dụng điện nước khi cần thiết, ra khỏi phòng cần tắt điện, quạt
HS nhắc lại ghi nhớ. 
KHOA HỌC
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục đích – yêu cầu: Ôn tập về : 
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật, động vật thông qua một số đại diện.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh sưu tầm về các loài hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng; các con vật đẻ trứng, đẻ con;
- Tranh ảnh minh hoạ SGK trang 124, 125, 126.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Ổn định: Hát
2. KTBC: 
-Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
-Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh ?
3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 * Hoạt động 1 : Thực hành làm bài tập
- GV phát phiếu và dành cho HS 6 phút để làm bài. Mỗi em có một phiếu bài tập. GV nhắc HS nhớ lại các kiến thức đã học và hoàn thành các bài tập này.
- Phát phiếu cho hs.
- Gọi hs trình bày kết quả.
Bài 1: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với mỗi chỗ nào trong câu.
GV kết luận:
Bài 2: Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào trong hình.
Bài 3: Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
Bài 4: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ  nào trong câu.
Bài 5: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con ?
- Nhận xét, kết luận, tuyên dương hs làm nhanh và đúng.
* Hoạt động 2: T ... . Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Một đêm trăng đẹp.
3. Trường em trước buổi học.
4. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý riêng của mình.
- Trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng mạch lạc tự nhiên, tự tin.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Viết 4 đề văn lên bảng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định:
KTBC:
Yêu cầu HS trình bày dàn ý bài văn tả cảnh.
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài. Ghi đề bài.
 b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập.
Yêu cầu HS chọn 1 trong 4 đề bài 
Cho 1HS đọc gợi ý SGK.
Cho HS lập dàn ý theo đề đã chọn-GV theo dõi, giúp đỡ.
GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh các dàn ý
Bài tập 2: 
- Yêu cầu 1HS đọc nội dung BT2
Hướng dẫn HS trình bày miệng dàn bài trong nhóm .
Đại diện HS trình bày trước lớp
Gv nhận xét, bổ sung, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu cầu HS về nhà viết tiếp dàn ý chưa hoàn thành vào vở.
2HS đọc dàn ý
 - 2Hs lần lượt đọc nội dung của bài tập, lớp đọc thầm SGK.
HS chọn 1 trong 4 đề bài 
1HS đọc gợi ý SGK.
Dựa vào gợi ý SGK, HS lập dàn ý của một đề bài đã chọn
1HS đọc to nội dung BT2
HS trình bày miệng dàn bài văn tả cảnh theo nhóm 2.
Đại diện HS trình bày trước lớp
Lớp trao đổi thảo luận thảo luận về cách sắp xếp trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt
Bình chọn người trình bày hay nhất.
.
TOÁN
ÔN TẬP : PHÉP CHIA
	I/MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.
- Làm các BT 1, 2, 3. HSKG: BT4
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn định:
2. KTBC:
Chuyển thành phép nhân rồi tính: 
2,3 + 2,3 + 2,3 + 2,3 = ?
4,02km + 4,02km + 4,02km = ?
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
 b. Hướng dẫn Hs luyện tập
Gv ghi phép chia: a : b = c
Yêu cầu hs cho biết đâu là số bị chia, số chia, thương.
Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép chia, của số dư..
Gv nhận xét 
Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, tự giải và chữa bài. GV kết hợp nêu mục chú ý – SGK.
Gv nhận xét ghi điểm.
Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS tự giải và chữa bài.
Bài tập 3: 
- Yêu cầu hs đọc đề bài, hướng dẫn Hs nêu cách nhẩm: Khi chia một số cho 0,1; 0,01; 0,001? (bằng nhân với 10, 100, 1000)
Gv nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 4: 
- Yêu cầu hs làm bằng 2 cách vào vở.
Gv nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
Làm bài 4a) ở nhà.
2HS lên bảng làm.
HS nêu phép tính.
a là số bị chia, b là số chia, c là thương.
Tính chất: chia cho 1, số bị chia bằng số chia, số bị chia bằng 0, số dư phải bé hơn số chia.
- HS quan sát mẫu, tự giải và chữa bài. 4HS lên bảng làm. Kết quả:
a) 8192 : 32 = 256 ; 15335 : 42 = 365 dư 5
b) 75,95 : 3,5 = 21,7 ; 97,65 : 21,7 = 4,5
Lớp nhận xét.
HS tự giải và chữa bài. 2HS lên bảng làm. Kết quả:
a) b) 
-HS đọc to yêu cầu đề bài, lần lượt nêu miệng kết quả.
 a) 25 x 0,1 =2,5 
 b) 11 x 0,25 = 44
Lớp nhận xét.
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm
b) c1 : (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
c2 : (6,24 + 1,26) : 0,75 
 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75
 = 8,32 + 1,68 = 10
SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 31.
- Triển khai công việc trong tuần 32.
- Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 31
- Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
- Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
- Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
- Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập
+Học tập :
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 	
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
+ Các hoạt động khác :
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. 
*Tồn tại: 15’ đầu giờ các em còn ồn, chưa có ý thức tự giác ôn bài, lúc ra chơi vào các em còn chậm chạp. 
*Tuyên dương HS có thành tích học tập.
 *Kế hoạch tuần 32
-Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 32 theo thời khoá biểu. 
- 15 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn. Vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ của mình về việc làm của nhân vật trong truyện.
- Nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC:
Gọi hs kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. 
GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:
Yêu cầu hs đọc đề bài.
GV gạch chân từ ngữ quan trọng trong đề Kể về việc làm tốt của bạn em
Yêu cầu cầu HS đọc các gợi ý SGK
Yêu cầu HS viết dàn ý câu chuyện định kể.
Kiểm tra việc chuẩn bị của hs.
* HS thực hành kể chuyện và trao đổi nội dung câu chuyện.
Cho Hs kể trong nhóm cho nhau nghe, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện
Gv theo dõi kiểm tra các nhóm làm việc.
Cho hs thi kể trước lớp.
Gv hướng dẫn HS nhận xét về câu chuyện và lời kể của từng HS.
GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương những em kể hay, nội dung câu chuyện phù hợp, hay nhất.
4. Củng cố,dặn dò:
Về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
GV nhận xét tiết học.
1HS kể
Hs đọc đề.
HS đọc đề bà i: Kể về việc làm tốt của bạn em
1 Hs đọc to, lớp theo dõi SGK
HS viết dàn ý câu chuyện định kể
Một số HS lần lượt đứng lên giới thiệu.
Từng cặp hs kể chuyện
Đại diện hs thi kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Lớp nhận xét.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
NGHĨA THƯƠNG - MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU
HS hiểu về sự hình thành và phát triển của mảnh đất Nghĩa Thương.
Giúp hs hiểu về mảnh đất và con người Nghĩa Thương.
Tự hào về truyền thống của địa phương mình.
 II/ ĐỒ DÙNG
-Tư liệu lịch sử Nghĩa Thương .
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs về sưu tầm tư liệu về xã Nghĩa Thương.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu:
- GV giới thiệu bản đồ hành chính Nghĩa Thương.
-H: Ân Thi giáp với những tỉnh, huyện nào?
- GV đọc tư liệu: "Ân Thi- Mảnh đất và con người" (Trong SỔ TÍCH LŨY)cho hs nghe.
C. Khai thác nội dung bài đọc:
- Em hãy nêu quá trình hình thành và phát triển của huyện ÂT và của xã Hoàng Hoa Thám?
- Em hãy nêu những công trình, những di tích lịc sử văn hóa và những danh lam thắng cảnh đẹp có ở địa phương em?
- Hãy nêu những nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương em?
D. Củng cố, dặn dò:
- Qua nội dung các em vừa nghe, em thấy con người Ân Thi như thế nào?
- Chúng ta cần làm gì để kế tục và phát huy truyền thống của cha anh?
* Dặn dò: Về sưu tầm các tài liệu có liên quan đến lịch sử địa phương để giờ sau tiếp tục thảo luận.
- HS lắng nghe
Nghĩa Thương nằm ở phía đông của huyện Tư nghĩa, tỉnh trung tâm của đồng bằng Bắc bộ. Phía đông giáp Thanh Miện, Bình Giang (Hải Dương), Phía tây giáp Kim Động, Khoái Châu, phía nam giáp với huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, phía bắc giáp với huyện Yên Mĩ, Mĩ Hào.
*Học sinh dựa vào nội dung vừa nghe và nội dung đã chuẩn bị để TLCH.
* HS liên hệ, TLCH.
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN ÂN THI
I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS có thể :
- Xác định vị trí, giới hạn huyện ÂT trên lược đồ.
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ÂT. 
II/ CHUẨN BỊ :
- Lược đồ ÂT 
- Các tài liệu liên quan. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
B/ BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài : ghi đề
2. Bài dạy :
*/ Hoạt động 1: Vị trí địa lý, giới hạn của ÂT
- GV giới thiệu lược đồ ÂT cho hs quan sát.
H: Huyện ÂT tiếp giáp với những huyện, tỉnh nào ?
H: Huyện ÂT có mấy xã?
(àÂT có DT 128,2 km2, huyện lị ÂT cách TP HY 20 km về phía tây nam. Cách thủ đô HN khoảng 50 km. Xã Hoàng Hoa Thám có DT 641,66 ha.)
*/ Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên
H: Địa hình ÂT ntn ?
H: Khí hậu ÂT ntn ?
(àỞ vị trí trung tâm của ĐB Bắc Bộ, ÂT có đủ nét chung của ĐB lớn này. ÂT chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, mưa phùn, mùa hạ nóng, mưa nhiều, có bão gây trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống)
H: ÂT có con sông nào chảy qua? 
(àÂT có hệ thống sông ngòi đều khắp. Sông không chỉ tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn tạo thành một hệ thống đường thủy thuận tiện. Huyện ta có 2 con sông lớn: Sông đào Hoan Ái và đê phân lũ ở phía bắc; sông Cửu Yên chảy về phía đông huyện Phù Cừ đến phía đông huyện ÂT, qua cầu Sặt, qua Hải Dương như một danh giới tự nhiên giữa huyện ÂT và huyện Bình Giang. Ngoài ra, khắp các nơi trong huyện còn có các con sông ngòi dẫn nước tưới tiêu đồng ruộng.)
C/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Yêu cầu HS nêu lại một số đặc điểm chính của ÂT và của xã HHT
Chuẩn bị cho tuần sau: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư và kinh tế của ÂT
Nêu đề bài
- Hs lắng nghe.
- Ân Thi nằm ở phía đông của tỉnh HY, tỉnh trung tâm của đồng bằng Bắc bộ. Phía đông giáp Thanh Miện, Bình Giang (Hải Dương), Phía tây giáp Kim Động, Khoái Châu, phía nam giáp với huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, phía bắc giáp với huyện Yên Mĩ, Mĩ Hào.
- Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn. 
- ÂT nói riêng và HY nói chung có địa hình khá bằng phẳng, toàn là đồng bằng. Đất trồng ở huyện ta thuộc loại đất phù sa màu mỡ. Đất tốt lại nằm trên địa hình bằng phẳng, sẵn nước, nên từ lâu nhân dân ÂT khai phá đất hoang, biến nơi đây thành những cánh đồng lúa tốt tươi, những vườn cây trĩu quả.
- Nhiệt đới gió mùa
Sông Cửu Yên, Hoan Ái.
- HS nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31.doc