Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 6

Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 6

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài, các số liệu thống kê trong bài.

 - Hiểu được nội dung chính của bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu( Trả lời được các câu hỏi SGK).

II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ châu Phi, tranh minh hoạ SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

2. Bài cũ: Anh Kiệt, Mỹ Phương

Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ cuối bài: Ê-mi-li, con và trả lời câu hỏi:

H:Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?

H: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

H: Nêu nội dung của bài?

-GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai, ngày 26 / 9 / 2011
TẬP ĐỌC
Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài, các số liệu thống kê trong bài.
 - Hiểu được nội dung chính của bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu( Trả lời được các câu hỏi SGK).
II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ châu Phi, tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Bài cũ: Anh Kiệt, Mỹ Phương
Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ cuối bài: Ê-mi-li, con và trả lời câu hỏi: 
H:Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? 
H: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt? 
H: Nêu nội dung của bài? 
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
a. Giới thiệu bài:
b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn (Chia bài thành 3 đoạn).
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm).
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp trước lớp (1lượt). GV kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghĩa các từ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc.
- Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
- Gọi HS thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu nội dung bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời câu hỏi:
? Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?
-YC HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
? Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
? Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi ngời trên thế giới ủng hộ?
? Hãy giới thiệu về vị tổng thống Nam Phi đầu tiên của nước Nam Phi mới?
 + Bài văn nói lên điều gì?
- GV chốt và ghi nội dung.
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn.
 - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
* Hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 3:
 - GV đọc mẫu đoạn 3: đọc giọng cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của người dân da đen; nhấn mạnh các từ ngữ: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt.
- Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp, đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Thể hiện đọc từng cặp trước lớp.
- 1 em đọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1và 2, kết hợp trả lời câu hỏi.
 +Người da đen bị đối xử thậm tệ dưới chế độ phân biệt chủng tộc a-pác-thai.
 +Sự đấu tranh bền bỉ của người dân Nam Phi đã xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
- HS đọc thầm đoạn 3.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS nêu đại ý, HS khác bổ sung.
- Phản ánh chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- HS đọc đại ý.
- HS mỗi em đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
 4. củng cố: Lệ Huyền
 - Nêu nội dung của bài?
 5. Dặn dò: 
 - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít..
 -Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS.
CHÍNH TẢ
Ê-mi-li,con ( Nhớ – viết)
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của bài tập 2; tìm được tiếng chứa ưa ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Phiếu bài tập bài 2.
	 HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - HS viết tiếng có nguyên âm đôi uô, ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó. 1 HS lên bảng viết 
 - GV nhận xét.
 3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 a. Giới thiệu bài: ghi đề lên bảng.
 b. Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
-Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ: Ê-mi-li, con(ở SGK/5, từ “Ê-mi-li, con ôi  đến hết”)
- Nếu có HS chưa thuộc bài GV tổ chức cho HS ôn lại bằng cách đọc cá nhân, đồng thanh.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: Giôn-xơn, B.52, na-pan, nói giùm.
- GV nhận xét các từ HS viết.
c. Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.
-Yêu cầu HS nhắc lại số lượng dòng thơ trong 2 khổ thơ cuối. Những câu thơ nào kết thúc bằng dấu chấm than, Những câu thơ nào kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày hai khổ thơ; lưu ý các chữ khó, dấu câu và cách trình bày.
-GV y/c HS nhớ lại đoạn văn và viết bài vào vở.
-HS tự soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-Yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài của tổ 2, nhận xét cách trình bày và sửa sai.
d. Làm bài tập chính tả.
Bài 2: 
-Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập và gạch dưới các tiếng có chứ ưa, ươ ở đoạn thơ.
-GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm 2 em chia các từ gạch dưới thành 2 nhóm (nhóm có âm cuối và nhóm không có âm cuối) và nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Gọi HS nêu nhận xét của mình, GV nhận xét và chốt lại;
 *Tiếng chứa ưa: lưa, thưa, mưa, giữa. 
 *Tiếng chứa ươ: tưởng, nước, tươi, ngược.
*Cách đánh dấu thanh: 
 +Trong các tiếng có ưa ( không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ưa – chữ ư.
 + Trong các tiếng có ươ (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính ươ – chữ ơ.
Bài 3:
-GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét bài HS và chốt lại thứ tự các từ cầu điền là: ước, mười, nước, lửa. Yêu cầu HS nêu cách hiểu các thành ngữ.
1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
- HS ôn lại bằng cách đọc cá nhân, đồng thanh.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS trả lời, HS khác bổ sung..
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
-HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
-HS nhóm 2 em chia các từ gạch dưới thành 2 nhóm và nêu nhận xét của mình, HS khác bổ sung.
-HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1nhóm lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
 4. Củng cố : 
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
 -HS nêu lại quy tắt viết dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ưa, ươ.
 5. Dặn dò: 
 -Về nhàhọc thuộc các câu thành ngữ ở bài 3, chuẩn bị bài tiếp theo.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể được một câu chuyện ( được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước được biết qua truyền hình, phim ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 Tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài: Cho lớp hát bài về tình hữu nghị quốc tế và giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
- Gọi 1 em đọc đề bài.
? Đề bài yêu cầu gì? 
 + Thể loại có gì khác so với thể loại kể chuyện lần trước?
 (chuyện được tận mắt chứng kiến hoặc câu chuyện của chính em không phải câu chuyện có sẵn).
 + Nội dung câu chuyện theo gợi ý đề bài là gì?
- GV kết hợp gạch chân dưới các từ trong tâm ở đề bài 
c. Hướng dẫn kể chuyện.
- Gọi 1 HS đọc gợi ý 1; 2 cả lớp đọc thầm và nêu đề mình chọn, chuyện mà mình định kể cho lớp và các bạn cùng nghe (Nêu địa điểm chứng kiến câu chuyện, nhân vật trong chuyện - đề 1, giới thiệu tên nước, vị trí địa lí - đề 2) 
- Nếu HS chọn nội dung câu chuyện chưa phù hợp GV giúp HS có định hướng đúng).
- GV nhắc thêm: Kể câu chuyện phải có: mở đầu, diễn biến, kết thúc và nêu được suy nghĩ của em về hành động của người đó (nước đó). 
- Yêu cầu HS viết ra những ý chính của câu chuyện mình định kể ra giấy nháp.
d. HS thực hành kể chuyện:
- Tổ chức cho HS dựa vào ý chính đã viết kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. - Sau đó thảo luận về ý nghĩa câu chuyện hoặc nêu suy nghĩ của mình về nhân vật trong chuyện 
- GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn. 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện nối tiếp trước lớp. Mỗi em kể xong tự nói suy nghĩ về nhân vật trong chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời bạn câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
-Yêu cầu cả lớp và GV nhận xét bạn kể về 2 mặt:
 + Nội dung câu chuyện có hay không? 
 + Cách kể: giọng điệu, cử chỉ.
- Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị. 
- 1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm.
- kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung.
 + Tình hữu nghị của nhân dân ta đối với nhân dân các nước- đề 1; về 1 nước mà em biết – đề 2
- 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn.
- HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- HS kể chuyện theo nhóm 2, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.
 4. Củng cố: 
 - Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe; xem trước các tranh minh họa bài kể chuyện: Cây cỏ nước Nam.
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương em kể tốt, nêu một số điểm tồn tại để khắc phục ở
Thứ tư 28 ngày tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC
TÁC PHẨM CỦA SI – LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I.MỤC TIÊU: 
 - Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài, bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các câu hỏi: 1, 2, 3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Tranh minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiều Hoanh, Mỹ Diệp
 - Gọi HS đọc bài: Sự sụp đổ của của chế độ a-pác-thai và trả lời câu hỏi:
 +Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào? 
 +Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được mọi người trên thế giới ủng hộ? 
 +  ... ức cho HS thảo luận nhóm 6 em để giải quyết yêu cầu:
 +Bằng những thông tin, em tìm hiểu được chia sẻ cùng bạn để tìm hiểu về quê hương, gia đình, thời niên thiếu cùa Bác Hồ, rồi viết kết quả của thông tin tìm được vào phiếu?
-Tổ chức cho đại diện nhóm trình bày – GV nhận xét chốt lại:
* Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890, quê ở Nghệ An, Lúc nhỏ có tên Nguyễn Sinh Cung sau đó đổi thanh Nguyễn Tất Thành. Lớn lên thấy cảnh đất nước và nổi thống khổ của đồng bào. Anh đã có chí đánh đuổi Pháp, giải phóng đồng bào, 
HĐ2: Tìm hiểu lý do Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước: 
+ Yêu cầu HS đọc thầm nội dung SGK, thảo luận theo nhóm trả lời nội dung sau:
Câu 1:Vì sao ông không tán thành con đường cứu nước của các nhà tiền bối?
Câu 2: Nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định đi nước ngoài? Người đã định huớng giải quyết khó khăn bằng cách nào?
Câu 3:Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? Anh sẽ dự định đi đâu và làm gì?
+ Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày; GV chốt ý:
-Từng HS trình bày thông tin của mình trước nhóm, lựa chon thông tin và ghi vào phiếu bài tập của nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
-HS nhóm 2 em, tìm hiểu nội dung SGK và hoàn thành các nội dung GV đưa ra.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Câu 1: Ông không tán thành con đường cứu nước của các nhà tiền bối vì con đường cứu nước của họ chưa đúng đắn: Phan Bội Châu thì dựa vào Nhật để đánh Pháp điều đó rất nguy hiểm, Phan Chu Trinh thì dựa vào Pháp khác gì xin chúng rủ lòng thương.
Câu 2: Khó hăn là ở nước ngoài mạo hiểm, ốm đau, không có tiền. Người rủ anh Lê đi nhưng anh Lê không đủ can đảm. Vì vậy người quyết làm tất cả các công việc nặng nhọc nguy hiểm để được đi ra nước ngoài.
Câu 3: Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vì người có lòng yêu nước thương dân, anh muốn tìm con đường cứu nước cứu dân. 
 - Nguyễn Tất Thành dự định đi sang Pháp để xem bên ấy người ta làm thế nào mà có được tự do bình đẳng bác ái, rồi sau đó trở về giúp đồng bào ta đánh đuổi Pháp và xây dựng đất nước
? Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, vào thời gian nào? ( ngày 5-6-1911 với cái tên mới Văn Ba từ bến cảng Nhà Rồng anh bước chân lên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin đi tìm đường cứu nước) 
– GV kết hợp cho HS quan sát 2 ảnh ở SGK. 
-GV chốt lại phần kết luận (như phần in đậm ở SGk)
HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 4. Củng cố: Thị Hồng
 - Qua bài học em hiểu Bác Hồ là người thế nào? Nếu không có Bác thì đất nước ta sẽ ra sao? 
 5. Dặn dò:
 - Học bài, chuẩn bị bài sau: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
 - GV nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
ĐẤT VÀ RỪNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa, đất phe-ra-lít.
 - Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa, đất phe-ra-lít. rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
 - Phân biệt rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
 - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên BĐ(LĐ).
 - Biết được tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta
 * GDMT: - HS nhận biết rừng cho ta nhiều gỗ; biết được một số biện pháp bảo vệ rừng: không chặt phá, đốt rừng,..
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Bản đồ địa lí VN, lược đồ phân bố rừng ở VN, phiếu học tập của HS.
 - HS: Sưu tầm các thông tin về thực trạng rừng ở VN.
III. CÁCHOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đình Đủ, Đình Triêm
 + Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta? 
 + Biển nước ta có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
 - GV nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới:
 Giới hiệu bài: GV nêu yêu của tiết học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Tìm hiểu về các loại đất chính ở nước ta: 
+ Yêu cầu HS mở sách đọc mục 1 SGK rồi điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Tên các loại đất
Vùng phân bố
Một số đặc điểm
Phe-ra-lít
Phù sa
- Tổ chức đại diện nhóm trình bày kết quả, GV n./xét chốt lại.
- GV nêu: Đất là tài nguyên quý nhưng chỉ có hạn, vì vậy, việc sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
H: Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương ? 
HĐ 2: Tìm hiểu về các loại rừng ở nước ta.
-Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 và đọc mục 2 SGK và hoàn thành bài tập sau:
* Chỉ trên bản đồ: tên các loại rừng chính ở nước ta và nơi phân bố chúng?
* Điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt
Rừng ngập mặn
-Yêu HS trình bày, GV nhận xét chốt lại.
-Yêu HS đọc lại bảng khi hoàn thành.
HĐ 3: Tìm hiểu về vai trò của rừng.
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK kết hợp sự hiểu biết thực tế trả lời câu hỏi :
H: Rừng có vai trò như thế nào đối đời sống con người? 
H : Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì ?
- Tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về rừng nước ta.
- HS TL theo nhóm 2 mở sách đọc mục 1 SGK rồi điền nội dung phù hợp vào bảng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
(..bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ,..) 
- HS chỉ trên bản đồ nêu tên các loại rừng ở nước ta và cho biết nơi phân bố chúng.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành nội dung ở bảng, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét bài bạn.
- HS đọc thầm thông tin ở Sgk.
* Cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ, rừng điều hoà khí hậu, rừng chống xói mòn...
* Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, tuyên truyền hỗ trợ nhân dân trồng rừng. Nhân dân tự giác bảo vệ rừng, không phá rừng làm nương,..
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
Trả lời:
Tên các loại đất
Vùng phân bố
Một số đặc điểm
Phe-ra-lít
Đồi núi
Màu đỏ hoặc vàng, thường ngheo mùn. Nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp, phì nhiêu.
Phù sa
Đồng bằng
Do sông bồi đắp nên màu mỡ.
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt
Đồi núi
Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao có tầng 
thấp.
Rừng ngập mặn
Vùng đất 
ven biển
Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt.
Cây mọc vượt lên mặt nước.
 4. Củng cố: Văn Linh
 ? Đất và rừng có vai trò như thế nào đối với đời sông của con người? 
 ? Nêu vai biện pháp bảo vệ rừng? ( GV kết hợp GD BVMT ) 
 - Yêu HS đọc ghi nhớ ở SGk.
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
KĨ THUẬT
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục tiêu dạy học:
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản thông thường phù hợp với gia đình.
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II. Thiết bị dạy và học:
-Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm 1 số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá
-Một số loại rau xanh,củ, quả còn tươi. Dao thái, dao gọt. Phiếu đánh giá kết quả học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Thị Nhi
? Kể tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình?
? Khi sử dụng bếp đun ta cần chú ý điều gì?
3. Bài mới:
 a.GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
b. Hoạt động 1: Xác định 1 số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-HD HS đọc nội dung SGK ycầu HS nêu tên các công việc cần thực hiện khi chẩn bị nấu ăn.
-Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1(SGV)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a)Tìm hiểu cách chọn thực phẩm:
-HD HS đọc nội dung mục 1 và quan sát H1 trả lời câu hỏi:
+Em hãy nêu các chất dinh dưỡng cần cho con người.
+Dựa vào H1 em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn làm bữa ăn chính?
+Em hãy nêu cách lựa chọn những thực phẩm mà em biết.
-Cho HS thảo luận nhóm
-GV kết luận
b)Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm:
-HD HS đọc nội dung mục 2(SGK) ycầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu 1 món ăn nào đó
-Cho HS trả lời
-GV tóm tắt nội dung cho HS nêu tóm tắt mục đích của việc sơ chế thực phẩm.
-Phát phiếu học tập và nêu câu hỏi cho HS tìm hiểu về cách sơ chế thực phẩm:
+Ỏ gia đình em thường sơ chế rau cải trước khi nấu?
+Ở gia đình em thường sơ chế cá ntn?
+Qua thực tế , em hãy nêu cách sơ chế tôm.
-GV tóm tắt nội dung chính của hoạt động 2.
-HD HS về nhà giúp gia đình nấu ăn
* Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập
-Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài (SGK trang 33)
4. Củng cố: 
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS, khen cá nhân và nhóm có kết quả học tập tốt
5. Dặn dò:
-Dặn chuẩn bị bài “Nấu cơm”
-HS lắng nghe
-2 HS đọc
-1 số em nêu
-Lắng nghe
-Lớp đọc
-HS thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày
-Nhận xét
-1 số em đọc
-Trả lời
-Nhận xét
-Nhóm thảo luận 
-Đại diện nhóm lên trình bày
-Nhận xét
-Lắng nghe
SINH HOẠT TẬP THỂ - TUẦN 6
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới, có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưở ng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên, lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1/ Nhận xét tình hình lớp trong tuần 6:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 * Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên .
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
 - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp:
 Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, 
 b) Đạo đức:
 Đa số các em ngoan, lễ phép, không có hiện tượng gây mất đoàn kết, biết giúp đỡ bạn yếu.
 c) Học tập: 
 Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả
 d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực trong công việc trực nhật lớp và dọn vệ sinh trong sân trường.
 2/ Sinh hoạt múa hát:
 GV cho HS sinh hoạt ca hát để ôn lại các bài hát bài hát của Đội, bài hát Quốc ca hoặc chơi các trò chơi do đội hướng dẫn.
 3/ Kế hoạch tuần 7:
 - Học chương trình tuần 7.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Tham gia sinh hoạt Đội, đầy đủ, chăm sóc bồn hoa theo sự phân công.
 - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 6.doc