Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Hải Dương

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Hải Dương

Tiết 1;2: Thực hành toán : ÔN LUYỆN NHÂN SỐ THẬP PHÂN

I.Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên

- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.

- Giúp HS chăm chỉ học tập.

II.Chuẩn bị :

- Hệ thống bài tập

III.Các hoạt động dạy học

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
 Ngày soạn : 13 / 11 / 2011
 Ngày giảng: 14 / 11 / 2011
Tiết 1;2: Thực hành toán : ÔN LUYỆN NHÂN SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 6,372 x 16	 b) 0,894 x 75
c) 7,21 x 93	 d) 6,5 x 407 
 Bài tập 2 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38	
b) y : 17,03 = 60 
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
b) 0,25 x 611,7 x 40.
Bài tập 4 : (HSKG)
Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 101,902
b) 67,05
c) 670,53
d) 2645,5
Bài giải :
a) y : 42 = 16 + 17, 38
 y : 42 = 33,38
 y = 33,38 x 42
 y = 1401,96 
b) y : 17,03 = 60
 y = 60 x 17,03
 y = 1021,8
Bài giải :
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
 = 3,17 x 100 = 327
b) 0,25 x 611,7 x 40
 = (0,25 x 40) x 611,7
 = 10 x 611,7.
 = 6117
Bài giải :
Số lít xăng đựng trong 24 chai là : 
 0,75 x 24 = 18 (lít)
 24 vỏ chai nặng số kg là :
 0,25 x 24 = 6 (kg)
18 lít nặng số kg là :
 800 x 18 = 14 400 (g)
 = 14,4 kg
24 chai đựng xăng nặng số kg là : 
 14,4 + 6 = 20,4 (kg)
 Đáp số : 20,4 kg.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Ngày soạn : 13 / 11 / 2011
 Ngày giảng: 15 / 11 / 2011
Tiết 1: Thực hành toán : LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số TP với 1 số tự nhiên, nhân 1 số TP với 1 số thập phân.
- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân số thập phân, một số nhân 1 tổng, giải toán có liên quan.
đến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 65,8 x 1,47	b) 54,7 - 37
c) 5,03 x 68	d) 68 + 1,75
 Bài tập 2 : 
Mỗi chai nước mắm chứa 1,25 lít. Có 28 chai loại 1, có 57 chai loại 2. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít nước mắm?
Bài tập 3 : Tính nhanh
Tính nhanh
a) 6,953 x 3,7 + 6,953 x 6,2 + 6,953 x 0,1
b) 4,79 + 5,84 + 5,21 + 4,16
Bài tập 4 : 
Chiều rộng của một đám đất hình chữ nhật là 16,5m, chiều rộng bằng chiều dài. Trên thửa ruộng đó người ta trồng cà chua. Hỏi người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ cà chua biết mỗi mét vuông thu hoạch được 6,8kg cà chua.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
96,726.
17,7
342,04
69,75
Bài giải :
 Tất cả có số lít nước mắm là:
 1,25 x ( 28 + 57) = 106,25 (lít)
 Đáp số : 106,25 lít
Bài giải :
a) 6,953 x 3,7 + 6,953 x 6,2 + 6,953 x 0,1
= 6,93 x (3,7 + 6,2 + 0,1)
= 6,93 x 10.
= 69,3
b) 4,79 + 5,84 + 5,21 + 4,16
 = (4,79 + 5,21) + (5,84 + 4,16)
 = 10 + 10
 = 20
Bài giải :
Chiều dài của một đám đất hình chữ nhật là: 16,5 : = 49,5 (m)
Diện tích của một đám đất hình chữ nhật là: 49,5 x 16,5 = 816,75 (m2)
Người ta thu hoạch được số tạ cà chua là: 
 6,8 x 816,75 = 5553,9 (kg)
 = 55,539 tạ
 Đáp số: 55.539 tạ
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Thực hành tiếng việt: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết quan hệ từ.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : 
H: Tìm các quan hệ từ trong các câu sau:
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Bài tập2: 
H: Điền thêm các quan hệ từ vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm ... cao.
b) Một vầng trăng tròn to đỏ hồng hiện lên chân trời sau rặng tre đen của làng xa.
c) Trăng quầng hạn, trăng tán mưa.
d) Trời đang nắng, cỏ gà trắng mưa.
e) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng cũng có những người yêu tôi tha thiết, sao sức quyến rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 
Bài tập3: 
H: Tìm từ đúng trong các cặp từ in nghiêng sau:
a) Tiếng suối chảy róc rách như/ ở lời hát của các cô sơn nữ.
b) Mỗi người một việc: Mai cắm hoa, Hà lau bàn nghế, và/ còn rửa ấm chén.
c) Tôi không buồn mà/ và còn thấy khoan khoái, dễ chịu.
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- S lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Đáp án :
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Đáp án : 
Và.
To ; ở.
Thì ; thì.
Thì.
Và ; nhưng.
Đáp án :
a) Như.
b) Còn.
c) Mà.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thực hành tiếng việt : ÔN LUYỆN VỀ
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học về chủ đề môi trường.
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Cho học sinh nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ đề Bảo vệ môi trường.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
Nối nghĩa các cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B sao cho tương ứng.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
A
B
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
Khu dân cư
Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài
Khu sản xuất
Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
Bài tập 2: 
H: Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về việc bảo vệ môi trường ở địa phương em đang sinh sống.
Ví dụ: Dể thực hiện việc bảo vệ môi trường đúng với khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng”. Vừa qua thôn em có tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm. Từ sáng sớm tất cả mọi người trong làng đã có mặt đông đủ. Mọi người cùng nhau dọn vệ sinh đường làng. Người quét, người khơi thông cống rãnh, người hót rác. Mỗi người một việc, chẳng mấy chốc đường làng đã sạch sẽ. Ai nấy đều phấn khởi, vui mừng vì thấy đường làng sạch sẽ. Đó là góp phần làm cho quê hương thêm sạch, đẹp. Cũng chính là một biện pháp bảo vệ môi trường trong lành hơn.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS viết bài.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 4: Thể dục : Bài 23: ÔN 6 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC
 Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
I. Mục tiêu:
- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu học sinh tập đúng kỹ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài.
- Ôn trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu học sinh chủ động chơi thể hiện tính đồng đội cao.
II. Địa điểm – Phương tiện:
1. Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, bằng phẳng đảm bảo an toàn tập luyện.
2. Phương tiện: Còi, băng nhạc, kẻ sân trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung – Yêu cầu
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I. Phần mở đầu
1. Nhận lớp:
- Ổn định tổ chức, tập trung, điểm số, báo cáo.
- Phổ biến nhiệm vụ – yêu cầu giờ học.
- Hỏi thăm sức khỏe học sinh
2. Khởi động: 
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay.
- Xoay các khớp
- Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”
II. Phần cơ bản:
1. Trò chơi vận động:
 “Ai nhanh và khéo hơn”
2. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân.
+ Thực hiện đồng loạt
+ Thực hiện theo nhóm
+ Thi đua giữa các tổ
III. Phần kết thúc:
- Thả lỏng hồi tĩnh:
- Hệ thống bài, nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Bài về nhà:
Ôn 5 động tác của bài thể dục chuẩn bị kiểm tra.
2’
3’
 Xoay các khớphỗ vỗ tayn, vặn mình vàhanh ____________________________________________________________________________________2 x 8
5’
20’
2 x 8
3 lần
2 lần
5’
- CS tập trung, dóng hàng, điểm số, báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến ngắn gọn, dễ hiểu.
**********
**********
**********
**********
- GV hướng dẫn HS thực hiện
- GV nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi, tổ chức chơi thử, chơi thật. 
Lần 1: Tổ 2 và Tổ 4 tấn công 
Lần 2: Tổ 1 và Tổ 3 tấn công
Lần 1: Tập từng động tác
Lần 2: Tập liên hoàn CS hô
Lần ... 
- x = 2 thì 2,6 x 2 = 5,2 < 7 (loại)
- x = 3 thì 2,6 x 3 = 7,8 > 7 (được)
- x = 4 thì 2,6 x 4 = 10,4 > 7 (được)
- x = 5 thì 2,6 x 5 = 13 > 7 (được)
Vậy x = 3 ; 4 ; 5 thì 2,6 x > 7
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Thực hành tiếng việt : LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh cách làm một bài văn tả người.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Nêu dàn bài chung của bài văn tả người?
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Viết dàn ý chi tiết tả một người thân của em.
Gợi ý: 
 a)Mở bài : 
- Chú Hùng là em ruột bố em.
- Em rất quý chú Hùng.
b)Thân bài : 
- Chú cao khoảng 1m70, nặng khoảng 65kg.
- Chú ăn mặc rất giản dị, mỗi khi đi đâu xa là chú thường măc bộ quần áo màu cỏ úa.Trông chú như công an.
- Khuôn mặt vuông chữ điền, da ngăm đen.
- Mái tóc luôn cắt ngắn, gọn gàng.
- Chú Hùng rất vui tính, không bao giờ phê bình con cháu.
- Chưa bao giờ em thấy chú Hùng nói to.
- Chú đối xử với mọi người trong nhà cũng như hàng xóm rất nhẹ nhàng, tình cảm.
- Ông em thường bảo các cháu phải học tập chú Hùng.
c)Kết bài :
- Em rất yêu quý chú Hùng vì chú là người cha mẫu mực.
4.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn : 16 / 11 / 2011
 Ngày giảng: 18 / 11 / 2011
Tiết 1;2: Thực hành toán : ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp hs :
- Củng cố lại cách thực hiện các phếp tính cộng, trừ, nhân số thập phân
- Vận dụng những tính chát của các phép tính để thực hiện tính nhanh, chính xác các bài tập liên quan.
-Phát triển tư duy cho hs.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra:
Kiểm tra bài tập về nhà của hs
2. Dạy học bài mới: 
áHoạt động 1: Giới thiệu bài
áHoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
GV chép đề lên bảng , yêu cầu hs làm bài vào vở trong vòng 40 phút
Bài1: Đặt tính rồi tính: 
a)93,09 + 8,975+ 6,42 b)59,7 - 42,73
 39,96 x 21,4 138,12 x 84 
Bài 2: Tìm x:
 a, 47,5 + x -12,5 = 54,32
 b, x : 32,7 = 15,82 +4,58
Bài 3 : 
 Cho A= a,45 + 3, b5
 B = a,bc + 5,7 - 1,5c 
Hãy so sánh hai biểu thức A và B
Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 42,37 m, như vậy chiều dài hơn chiều rộng 5,47 mét. Cấy lúa mỗi a thu được 0,65 tạ . Hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu tấn thóc?
Bài 5: Tính nhanh : 
 142,7 x 4 - 52,8 + 142,7 x6 - 47,2
 - Thu bài, chấm, nhận xét , chữa bài 
 3. Củng cố- dặn dò: 
 Nhận xét giờ học, dặn HS làm bài VBT
1. Kết quả lần lượt là:
a) 108,485; 855,144 
b) 16,97; 11602,08
2.a, x= 54,32+ 12,5- 47,5
 x = 19,32
 b, x = 20,4 x32,7
 x = 667,08
3. Ta có: A= a + 0,45 + 3,5 +0,b
 = a,b + 3,95
 B= a,bc +5,7 -1,5- 0,0c 
 = a,bc -0,0c + 5,7- 1,5
 = a,b + 4,2 
Vì a,b +3,95< a,b +4,2 nên A<B 
4. Chiều rộng là: 42,37 -5,47 = 36,9 (m)
Diện tích đó là: 
42,37 x 36,9 = 1563,453(m2)
Đổi : 1563,453 m2 = 15,63453 a
Số thóc thu được là : 
0,65 x 15,63453= 10,1624445( tạ) 
Đổi 10,1624445 tạ = 1,01624445 tấn
5. = 142,7 x( 4+6) - ( 52,8 + 47,2)
 = 142,7 x 10 - 100
 = 1427 - 100
 = 1327
Tiết 3: Thực hành tiếng việt : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI( Quan sát, chọn lọc chi tiết)
I.Mục đích yêu cầu:
-HS nắm được đặc điểm của ba phần của một bài văn tả người.
-HS biết chọn chi tiết phù hợp để điền vào đoạn văn tả người.
-Biết dùng những từ ngữ miêu tả ngưòi thật chính xác.
-GD học sinh có ý thức tự giác viết văn.
II.Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra:Nêu cấu tạo bài văn tả người.
2.Bài mới:
ïGiới thiệu bài:
ïHD học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cái Thuý
	Lâu lắm tôi mới có dịp về quê ngoại, thăm gia đình chị tôi. Anh chị đi vắng. Cháu Thuý niềm nở ra ngõ đón tôi, gặp nhau, tôi thấy vơi đi bao nỗi mệt nhọc trên đường.
	Trước mắt tôi là một thiếu nữ dịu dàng dễ mến. Cuộc sống lao động và vắng gió đồng quê đã tạo cho Thuý vóc dáng cân đối, nước da hồng hào. Mái tóc dài xanh mướt buông xuống đôi bờ vai tròn lẳn càng tôn thêm vẻ mặt đầy đặn ưa nhìn.
	Qua câu chuyện tôi biết cháu là học sinh khá của trường phổ thông trung học huyện nhà. Ngoài giờ học, cháu nhận may gia công để tăng thu nhập cho gia đình. Tôi tẩn mẩn xem hàng may của Thuý. Đường kim mũi chỉ chẳng thua gì các thợ lành nghề. Vừa trò chuyện, Thuý vừa thoăn thoắt thùa khuyết. Ngắm bàn tay thon nhỏ của Thuý, tôi chợt bồi hồisao nó giống bàn tay của chị tôi đến thế? Bàn tay ấy đã chơi “ que mốt que mai” với tôi. Bàn tay ấy đã mò cua bắt ốc với tôi. Bàn tay ấy dã từng cùng tôi chăn tằm quay tơKhác chăng, bàn tay Thuý bây giờ còn được mở từng trang sách.
	Tôi thấy mừng cho anh chị tôi dã dạy Thuý nên người.
Theo “Sách bổ túc tiểu học 5”
1.Ở đoạn mở bài, người viết giới thiệu mình gặp người được tả trong trường hợp nào?
2.Đoạn thân bài cho thấy Thuý là một người như thế nào?
3.Cách tả bàn tay tay Thuý có gì hay?
4.Đoạn kết bài tuy chỉ có một câu nhưng đã nói được điều gì?
Nhận xét, chữa bài
Bài 2:Đọc bài văn sau:
Bác phu trạm
	Hàng tháng, bác phu trạm lại vào nhà tôi đưa thư.
	Bác còn trẻ, rất hay cười. Mặt đen như bồ hóng mà răng thì trắng nhởn. Bác bước chân đất- đi bộ suốt hai ngày, bàn chân mốc trắng- mặc áo dài thâm, hai vai rách bươm. Bên lưng đeo một cái túi vải xám xỉn, có quai vòng lên vai. Mỗi lần vào đưa thư, chính bác ta lại ngồi xuống đầu phản bốc phong bì lấy thư, đọc cho cả nhà nghe. Bác đọc liến láo, độn rất nhiều chữ i, a,trong câu. Đọc thư xong, bác uống nước, hút thuốc lào sòng sọc. Bác ngồi nói hươu, nói vượn, pha trò cười một lúc rồi mới đeo túi đứng lên.
	Trước khi đi, bác kính cẩn chào cả nhà. Bóng bác vừa lui ra ngõ, bên rổ tơ, chúng tôi đã cười khúc khích.
 Tô Hoài
 Bài văn Bác phu trạm ngắn nhưng lại tả được cả hình dáng tính tình của bác đưa thư thời trước rất sinh động, đặc sắc nhờ tác giả đã biết quan sát tinh tế và chọn lọc chi tiết để tả. Em hãy tìm các từ ngữ trong bài điền vào chỗ trống để thể hiện kết quả quan sát đó của tác giả.
	Tả khái quát: Độ tuổi..., tính tình...
	Tả ngoại hình: da mặt...,răng..., hai bàn chân..., áo..., túi thư....
	Tả hoạt động: đi bộ..., đọc thư..., uống nước hút thuốc lào..., nói chuyện...
Bài 3: 
 Điền vào chỗ trống một số từ ngữ thích hợp để tạo thành hai đoạn văn miêu tả;
 Đoạn 1:
	Cô có vóc người...(a), nước da...(b), mái tóc....(c). Điểm đặc biệt nhất trên gương mặt thanh tú của cô là đôi mắt. Đôi mắt cô ...(d).
Đoạn 2:
	Đến ngày anh về, cả nhà em ra đón. Ai cũng ngạc nhiên thấy anh thay đổi nhiều. Từ giọng nói, đến dáng đi và nhất là những điệu bộ cử chỉ trông rất người lớn. Em nhớ hồi anh mới đăng kí đi nghĩa vụ, mọi người đều trêu anh là “ chú bộ đội con” vì vó dáng gầy nhỏ, mảnh khảnh của anh. Vậy mà chỉ có một năm thôi, anh đã cao lớn, rắn rỏi lên. Nước da...(a), mái tóc...(b).Anh mặc....(c), đội mũ....(d), vai đeo...(e).Vừa nhìn thấy mọi người, anh bước nhanh đến, ôm chầm lấy mẹ, bắt tay bố và nhấc bổng em lên.
Nhận xét về cách dùng từ, cách diễn đạt của hs. Đọc bài hay cho hs nghe
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Nhận xét giờ
- Về làm bài tập
- 1 HS trả lời
Đọc bài và thảo luận theo cặp nội dung các câu hỏi
Vài em báo cáo kết quả thảo luận, các em khác bổ sung:
1,Trong trường hợp về quê thăm anh chị...
2, Có hình thức ưa nhìn, khéo tay, chăm và học giỏi
3, Cô gái có ngoại hình khá đẹp, vừa khen cô khéo tay vừa gợi dậy cả tuổi thơ của tác giả, bộ lộ được tình cảm của tác giả với người tả một cách gián tiếp
4, Khen ngợi Thuý
Đọc đề và làm bài vào vở
Vài em đọc bài làm, lớp nhận xét
Tiết 4: Thể dục : Bài 24: Ôn tập 6 động tác 
của bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu học sinh tập đúng theo nhịp hô và thuộc bài.
- Trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu học sinh chơi sôi nổi, phản xạ nhanh.
II. Địa điểm – Phương tiện:
1. Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, bằng phẳng đảm bảo an toàn tập luyện.
2. Phương tiện: Còi, bàn, ghế giáo viên.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung – Yêu cầu
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I. Phần mở đầu
1. Nhận lớp:
- Ổn định tổ chức, tập trung, điểm số, báo cáo.
- Phổ biến nhiệm vụ – yêu cầu giờ học.
- Hỏi thăm sức khỏe học sinh
2. Khởi động: 
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay.
- Xoay các khớp
- Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”
II. Phần cơ bản:
1. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân.
+ Thực hiện đồng loạt
+ Thực hiện theo nhóm
- Kiểm tra 5 động tác đã học
+ Nội dung: 5 động tác đã học
+ Phương pháp: Mỗi lượt 4 HS thực hiện theo thứ tự sổ điểm.
+ Đánh giá:
 Hoàn thành tốt: Thực hiện đúng 5 động tác.
 Hoàn thành: Thực hiện đúng tối thiểu 3 động tác.
 Chưa hoàn thành: Thực hiện đúng dưới 3 động tác.
2. Trò chơi:
“Kết bạn”
“Kết bạn, kết bạn.
Kết bạn là đoàn kết.
Kết bạn là sức mạnh
Chúng ta cùng kết bạn”
Đọc xong hô “Kết...” tất cả nhanh chóng kết đúng số đã đưa ra.
III. Phần kết thúc:
- Thả lỏng hồi tĩnh:
- Hệ thống bài, nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
Công bố kết quả kiểm tra
- Bài về nhà:
Ôn 5 động tác của bài thể dục.
2’
3’
 Xoay các khớphỗ vỗ tayn, vặn mình vàhanh ____________________________________________________________________________________2 x 8
20’
2 x8
	5’
 5’
- CS tập trung, dóng hàng, điểm số, báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến ngắn gọn, dễ hiểu. 
**********
**********
**********
**********
- GV hướng dẫn HS thực hiện
Lần 1: Tập từng động tác
Lần 2: Tập liên hoàn CS hô
Lần 3: Tập liên hoàn theo nhạc
GV quan sát, sửa động tác, nhịp sai.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * 
* * * * * * * * * *
- GV phổ biến ngắn gọn, dễ hiểu.
*
* *
*
**********
**********
**********
- GV nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi, tổ chức chơi thử, chơi thật. 
GV hướng dẫn HS thực hiện.
-Nhận xét giờ học
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 12 B2.doc