Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15 (buổi sáng)

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15 (buổi sáng)

Sáng TẬP ĐỌC

 Tiết 29: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. Mục tiêu

 - Biết đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả và giọng nói của già làng.

 - Nội dung : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết coi trọng văn hóa mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.

 - Giáo dục HS tình cảm kính trọng người thầy.

 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: SGK

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Sáng Tập đọc
 Tiết 29: 	 buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu
 - Biết đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả và giọng nói của già làng.
 - Nội dung : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết coi trọng văn hóa mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
 - Giáo dục HS tình cảm kính trọng người thầy.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta và nêu nội dung của bài.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện đọc 
 - 4 HS đọc nối tiếp đoạn 2- 3 lượt kết hợp luyện phát âm, giải nghĩa từ khó.
	- Luyện đọc theo cặp
	- GV đọc mẫu:Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật: cô giáo, già làng, của dân bản.
HĐ3: Tìm hiểu bài
 Yêu cầu HS trao đổi các câu hỏi SGK. 
 +) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? ( Cô giáo đến để mở trường dạy học)
 +) Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ? (Mọi người kéo đến rất đông.trở thành người trong buôn.)
 +) Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức đợi chờ và yêu cái chữ ? ( Mọi người ùa theo đề nghị cô giáo viết chữ. Mọi người im phăng phắchò reo.)
 +) Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo đối với cái chữ nói lên điều gì ? (Ngươi Tây Nguyên rất ham học, họ mong muốn con em mình thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu có cuộc sống ấm no.)
 - HS nêu nội dung bài.
 - GV ghi bảng và gọi vài HS nhắc lại. 
HĐ4: Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
	- Yêu cầu 4 HS nối tiếp đọc bài, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
	- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4.
	- Luyện đọc theo cặp. 
	- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.( 4- 5em)
	- Bình xét bạn có giọng đọc hay nhất, GV nhận xét và ghi điểm.
HĐ5: Củng cố, dăn dò
 - GV nhận xét giờ học.	
 - Hướng dẫn HS về chuẩn bị bài Về ngôi nhà đang xây.
Toán
Tiết 71: luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
 - Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
 - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập cho số thập phân.
 * Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng học nhóm.
- HS: SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa bài tập 3.
- GV nhận xét và ghi điểm.
* Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
 - Gọi HS đọc yêu cầu . GV giao nhiệm vụ cho HS.
 - HS làm bảng con, GV nhận xét.
 a.17,5,5 3,9 b. 0,60,3 0,09 c. 0,30,68 0,26 d. 98,15,6 4,63
 1 95 4,5 	63 6,7	 04 6 1,18 05 55 21,2
 0 	 0	 208	 0 926	
 	 0 0
Bài 2: Tìm x
 - 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm nháp.
 - HS nhận xét chữa bài. GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng kết hợp củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 a) x 1,8 = 72 b) x 0,34 = 1,19 x 1,02 c) x 1,36 = 4,76 x 4,08
 x = 72 : 1,8 x 0,34 = 1,2138 x 1,36 = 19,4208
 	 x = 40 x = 1,2138 :0,34 x = 19,4208:1,36
	 x = 3,57 	 x = 14,28
Bài 3: - HS đọc bài toán. GV hướng dẫn - HS làm bài vào vở. 
 - GV chấm một số bài và chữa bài thống nhất kết quả.
 Bài giải
 Một lít dầu hỏa nặng là: 
 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
 Số lít dầu hỏa có là: 
 5,32 : 0,6 = 7 (l)
 Đáp số: 7 l
HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - Hệ thống nội dung bài học. Nhận xét giờ học. 
 - Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
Đạo đức
 Tiết 15 : tôn trọng phụ nữ (t2) 
I. Mục tiêu
Giúp học sinh biết:
	- Xử lí một số tình huống bày tỏ thái độ với những hành vi không tôn trọng phụ nữ, biết giúp đỡ quan tâm tới phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày( Mẹ, chi, em gái)
	- Giáo dục HS hành vi tôn trọng phụ nữ.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Tài liệu và phương tiện
 - GV: SGK – HS:Tranh, ảnh ,bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS nhắc lại nội dung bài học của tiết trước.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm nêu cách giải quyết các tình huống.
 - GV kết luận:
+) Tình huống 1: Chọn trưởng nhóm phụ trách cần xem xét khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn ấy, không nên chọn Tiến chỉ vì bạn ấy là bạn trai.
 +) Tình huống 2: Em sẽ gặp riêng bạn Tuấn và phân tích cho bạn hiểu phụ nữ hay nam giới đều có quyền bình đẳng như nhau. Việc làm của bận thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. Mõi người đềucó quyền bày tỏ ý kiến của mình, Bạn Tuấn nên lắng nghe ý kiến của các bạn nữ.
HĐ3: Làm bài tập 4, SGK
* Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
* Cách tiến hành
 - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 - HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận: 
 +) Ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ.
 +) Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
 +) Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
HĐ4: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (bài tập 5, SGK)
* Mục tiêu: HS củng cố bài học.
* Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Sáng: Toán
Tiết 72: Luyện tập chung
I- Mục tiêu
 Giúp HS:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành các phép chia có liên quan đến số thập phân. Qua đó củng cố các quy tắc chia STP.
* Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
- HS: SGK, bảng con
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu các trường hợp chia số thập phân.
* Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tính
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bảng. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố cộng số thập phân, số tự nhiên, phân số.
a) 400 + 50 + 0,07 = 450,07
c) 100 + 7 + = 107,08
b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54
d) 35 + + = 35,53
Bài 2: Điền dấu > < = vào chỗ chấm
 - HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài theo cặp vào bảng con. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố so sánh STP, hỗn số. 
4 > 4,35
14,09 < 14
2 < 2,2
7 < 7,15
Bài 4: Tìm x
- HS làm cá nhân. Củng cố tìm thành phần chưa biết.
a) 0,8 x x = 1,2 x 10
 0,8 x x = 12
 x = 12 : 0,8
 x = 15
 c) 25 : x = 16 : 10
 25 : x = 1,6
 x = 25 : 1,6
 x = 15,625
b) 210 : x = 14,92 – 6,52
 210 : x = 8,4
 x = 210 : 8,4
 x = 25
 d) 6,2 x x = 43,18 + 18,82
 6,2 x x = 62
 x = 62 : 6,2
 x = 10
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. BTVN: 4 (c; d).
Khoa học
Tiết 29: thủy tinh
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:	
 - Phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.
 - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh.
 - Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: hình và thông tin trang 60, 61/SGK
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - Nêu tính chất và công dụng của xi măng ?
 - GV nhận xét và ghi điểm. 
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: - HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. 
* Cách tiến hành
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS quan sát các hình trang 60 SGK và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp. Một số HS trình bày ý kiến trước cả lớp, HS khác bổ sung.
 *GV KL: - Một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh: li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, cửa kính, ống đựng thuốc tiêm, ...
 - Tính chất: thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
 - Công dụng: thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng, ...
HĐ3: Thực hành xử lí thông tin
* Mục tiêu: - HS kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh.
 - Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường và thủy tinh chất lượng cao.
* Cách tiến hành
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 +) Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 61 SGK. 
 - Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* GVKL: - Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác.
 - Tính chất của thủy tinh: trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
 - Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong phòng y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
HĐ4: Củng cố dặn dò 
 - GV hệ thống bài. Liên hệ thực tế. HS đọc bài học trong SGK.
 - Nhận xét giờ học nhắc, HS chuẩn bị bài sau.
luyện từ và câu
Tiết 29: mở rộng vốn từ: hạnh phúc
I.Mục tiêu 
Giúp HS:
 - Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc.
- Biết trao đổi thảo luận để nhận thức đúng về hạnh phúc.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học 
 - GV: bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 4.
 - HS: SGK, từ điển HS
III.Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - 2 HS đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi để hoàn thành bài tập.
 - HS phát biểu ý kiến, cả lớp bổ sung. GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
 * Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc
- HS thảo luận nhóm đôi và ghi kết quả bài làm trên phiếu.
 - HS nối tiếp nhau trình bày bài làm, cả lớp nhận xét bổ sung. GV nhận xét, kết luận các từ đúng:
 +) Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc: sung sướng, may mắn, 
 +) Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực,  
Bài 3: Trong từ hạnh phúc tiếng phúc có nghĩa là “điều may ... ị, chỉ thời gian, chỉ cây cối, danh từ trừu tượng.
 “ở làng người Thái và người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn dưới đất mọi nhà đều vắng tanhTrên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơmLũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả rừng.
 - GV giao phiếu cho HS làm bài tập vào phiếu theo nhóm 4.
 - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến thảo luận trong nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
	- GV nhận xét kết luận:
	+) Danh từ riêng: Thái, Xá.
 +) DT chung chỉ người: người, người lớn, cụ già, chú bé.
	+) DT chỉ con vật: trâu, chó.
	+) DT chỉ cây cối: cỏ, lá.rừng.
	+) DT chỉ thời gian: mùa.
	+) DT chỉ đơn vị: lũ.
+) DT trừu tượng: việc, chỗ.
Bài tập 2: Đặt câu
	a/ Một câu có từ của là danh từ: 
	- Một câu có từ của là QHT.
	b/ Một câu có từ hay là tính từ.
	- Một câu có từ hay là QHT. 
	- Học sinh tự đặt câu sau đó đọc trước lớp. HS nhận xét, bổ sung nếu cần.
	- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS, cho điểm những HS đặt câu đúng.
HĐ3: Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 15: Hội vui học tập
I.Mục tiêu
 - Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học.
 - Phát huy tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong công việc chung.
 - Hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp, nhận thức, 
II.Chuẩn bị 
 - GV: Hệ thống câu hỏi và đáp án 
 – HS: Các tiết mục văn 
III. Tiến trình hoạt động
HĐ1: Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, ban giám khảo
 - Lớp phó học tập lên tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, ban giám khảo.
 - Ban giám khảo gồm có: Lóp trưởng, lớp phó văn thể, một bạn HS giỏi.
HĐ2: Tiến hành hội vui học tập
 - Ban giám khảo công bố các yêu cầu và tiêu chuẩn của hội vui.
 - Người dẫn nghệ
chương trình lần lượt mời các bạn trong tổ lên hái hoa, lựa chọn nội dung thi của mình.
 - Sau mỗi câu trả lời, người dẫn chương trình mời ban giám khảo công bố đáp án và điểm rồi ghi ngay vào một bảng nhỏ để cho cả lớp theo dõi.
 - Xen kẽ giữa các tổ lên hái hoa là các tiết mục văn nghệ đã được các tổ phân công chuẩn bị.
HĐ3: Kết thúc
 - Bạn dẫn chương trình mời ban giám khảo công bố kết quả của từng tổ.
 - GV chủ nhiệm lên trao phần thưởng cho các tổ và cá nhân.
- Ban giám khảo thông báo kết quả và số điểm của các tiết mục.
HĐ4: Đánh giá kết quả
 - Các tổ nhận xét về sự tham gia của tổ mình và các tổ khác.
 - Rút kinh nghiệm về sự điều khiển của ban tổ chức và người dẫn chương trình.
 - Dặn dò học sinh về nhà tập luyện tốt và chuẩn bị cho giờ học sau.
Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010
Sáng Toán
Tiết 74: tỉ số phần trăm
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm (xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm).
* Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Giới thiệu khái niệm về tỷ só phần trăm.
- GV giới thiệu hình vẽ trên bảng phụ 
- Hỏi : Tỷ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là bao nhiêu 
(25 : 100 hay )
- GV viết bảng : 25 : 100 = = 25%
- 25% là tỷ số phần trăm . Đọc là “hai mươi lăm phần trăm ”
- HS tập đọc kí hiệu % 
- Đọc : 36%: ba mươi sáu phần trăm; 78%: bảy mươi tám phần trăm
HĐ2: ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
- GV ghi bảng: “Trường có 400 HS , trong đó có 80 HS giỏi”
-Yêu cầu HS:
 + Viết tỉ số của số HS giỏi và số HS toàn trường (80 : 400 )
 + Đổi thành phân số thập phân có mẫu là 100. Viết thành tỉ số phần trăm.
 + Viết tiếp vào chỗ chấm : Số HS giỏi chiếm ... số HS toàn trường.
- GV: tỉ số 20% cho ta biết cứ 100 HS trong trường thì có 20 HS giỏi
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài cặp. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. 
 = = 25%
 = = 15%
= = 12%
 = = 32%
Bài 2: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài vào vở. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. 
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số sản phẩm đạt tiêu chuẩn và tổng số sản phẩm là:
95 : 100 = = 95%
Đáp số: 95%.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. BTVN: 3
Chính tả (Nghe - viết)
 Tiết 15: buôn chư lênh đón cô giáo
I.Mục tiêu
 - Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn từ Y Hoa lấy trong gùi ra... A, chữ, chữ cô giáo trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. 
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu ch/tr. 
 * Rèn kĩ năng viết và kết hợp rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: bảng phụ – HS: SGK, Vở bài tập TV 5 tập 1. 
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi 2 HS lên bảng viết các từ có phụ âm đầu ao/au. 
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả
 * Trao đổi nội dung bài viết
 - Gọi một HS đọc to đoạn văn, cả lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi: Đoạn văn cho em biết điều gì ? ( Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ).
 * Hướng dẫn viết từ khó
 - HS đọc thầm bài và tìm các từ khó dễ viết sai.
 - HS nêu: Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực, ...
 - HS luyện đọc và viết các từ trên.
 * HS viết chính tả
 - GV nhắc nhở HS chú ý cách viết hoa các tên riêng.
- GV đọc cho HS viết bài. 
 * Thu bài chấm, nhận xét bài viết của HS.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 :a) HS nêu yêu cầu của bài tập
 - HS trao đổi và làm bài vào vở BTTV.
 - Cho HS thi tiếp sức theo nhóm. Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.
tra lúa
cha mẹ
uống trà
chà sát
đánh tráo
bát cháo
trả lại
chả giò
trông đợi
chông gai
trèo cây
hát chèo
đánh trống
chống gậy
trông đợi
chông gai
Bài 3: Điền vào chỗ trống
 - HS đọc yêu cầu và trao đổi theo cặp. HS chữa bài. 
 - GV chốt lại kết quả đúng:
 * Thứ tự các từ cần điền: đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, trước, trường, vào, chở, trả.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. 
 - Hướng dẫn về nhà học bài.
Địa lí
Tiết 15: thương mại và du lịch
I.Mục tiêu 
Học xong bài này, học sinh:
 - Biết được sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
 - Nêu được các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta; nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
 - Xác định được trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: bản đồ hành chính VN, tranh ảnh về các chợ lớn, phong cảnh lễ hội,...
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - Kể tên các loại hình và phương tiện giao thông ở nước ta ? Nêu nhận xét về sự phân bố mạng lưới giao thông ở nước ta ?
 - GV nhận xét ghi điểm 
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hoạt động thương mại
*Bước 1: HS đọc SGK, quan sát hình 1, 2 và trao đổi trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
*Bước 2: HS trình bày kết quả và chỉ trân bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. Lớp cùng GV nhận xét hoàn thiện câu trả lời.
 KL: - Thương mại là ngành thực hiện việc mua và bán hàng hóa, bao gồm:
 +) Nội thương: buôn bán ở trong nước.
 +) Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.
 - Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 - Vại trò của thương mại: là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
 - Xuất khẩu: khoáng sản (than đá, dầu mỏ, ...), hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (giày dép, quần áo, bánh kẹo, ...), hàng thủ công nghiệp (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu, ...), nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả), thủy sản (cá tôm đông lạnh, cá hộp, ...).
 - Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu.
HĐ3: Ngành du lịch
*Bước 1: HS đọc SGK, quan sát hình 3 - 6 và vốn hiểu biết trao đổi trả lời câu hỏi ở mục 2.
*Bước 2: HS trình bày kết quả làm việc, chỉ bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
 GV kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện dể phát triển du lịch: có nhiều lễ hội truyền thống; nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; có các di sản thế giới; có các vườn quốc gia; nhu cầu du lịch của nhân dân tăng; các loại dịch vụ du lịch được cải thiện.
 - Các trung tân du lịch lớn của nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt,...
HĐ4: Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK. Cho HS liên hệ thực tế.
 - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Chiều 
Khoa học
 Tiết 30: cao su
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
	- Kể tên một số đồ dùng làm bằng cao su.
	- Nêu được các vật liệu để chế tạo ra cao su.
	- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của cao su.
	- Biết cách bảo quản các đồ dùng làm từ cao su.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Bóng cao su, dây chun, hình minh họa SGK – HS: SGK
III. Hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - Hãy nêu tính chất của thủy tinh? kể tên các đồ dùng được làm từ thủy tinh ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài 
HĐ2: Thực hành
* Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
* Cách tiến hành 
 +) Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - Các nhóm làm việc theo chỉ dẫn trang 63 SGK.
 +) Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
 - GVKL: Cao su có tính đàn hồi.
HĐ3: Thảo luận
* Mục tiêu:
 - Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
 - Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
* Cách tiến hành
 +) Bước 1: Làm việc cá nhân 
 - HS đọc nội dung mục bạn cần biết trang 63/ SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
 +) Bước 2: Làm việc cả lớp
 - GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. 
* GVKL: Có hai loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.
 - Tính chất: Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
 - Công dụng: Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện...
 - Cách bảo quản: Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp. Không để các hoá chất dính vào cao su.
HĐ4: Củng cố dặn dò
- GV củng cố bài. HS đọc bài học trong SGK.
- GV nhận xét giời học. Nhắc HS về chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 15.doc