Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21, 22 (buổi chiều)

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21, 22 (buổi chiều)

Luyện từ và câu.

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.

I. Mục tiêu:

- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả

- Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong cau ghép ( BT1); tìm được quan hệ từ để tạo câu ghép ( BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép ( BT3).

II. Chuẩn bị:: Bảng phụ; bảng nhóm

II-Hoạt động dạy học:

1-Bài cũ: ( 5 phút) HS nờu kết quả bài tập 4 tiết LTVC trước.

2-Bài mới:

HĐ 1: (2 phút) Giới thiệu bài.

Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập

HĐ 2: (28 phút) Phần luyện tập

 

doc 55 trang Người đăng hang30 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21, 22 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sỏu, ngày 01 tháng 2 năm 2013
Buổi sỏng: Dạy bài thứ 2 tuần 22.
Cụ Thủy lờn lớp
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều. Dạy bài thứ 3 tuần 22
Luyện từ và câu.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả
- Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong cau ghép ( BT1); tìm được quan hệ từ để tạo câu ghép ( BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép ( BT3).
II. Chuẩn bị:: Bảng phụ; bảng nhóm
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: ( 5 phút) HS nờu kết quả bài tập 4 tiết LTVC trước.
2-Bài mới:
HĐ 1: (2 phút) Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập
HĐ 2: (28 phút) Phần luyện tập
Bài tập 2: HS đọc nội dung BT2.
- GV giúp HS hiểu: Các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ ĐK - KQ hay GT - KQ, các em phải biết điền các QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu.
- HS làm bài và trình bày kết quả, 1 HS làm bài trên giấy A4, GV Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. (GT - KQ).
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. (GT - KQ).
c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. (GT - KQ).
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT3.
- GV gợi ý HS làm bài, 1 HS làm ở bảng.
a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c) Giá mà Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập
3-Củng cố,dặn dò: (2 phút) -GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS học ôn tập kiến thức vừa luyên tập.
-------------------------------------------------
Tập làm văn
ôn tập văn kể chuyện
I- Mục tiêu
Nắm vững kiến thức đẫ học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II . chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1 
iii- các hoạt động dạy - học
1 - Bài cũ (5’) :GV chấm đoạn văn viết lại của 4-5 HS (sau tiết Trả bài văn tả người).
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: ( 2 phút): GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. ( 20 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu của bài
 - HS các nhóm làm bài. Đại diện nhóm mình trình bày KQ. Cả lớp và GV nhận xét góp ý. GV mở bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết:
1. Thế nào là kể chuyện?
2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
3. Bài văn KC có cấu tạo như thế nào?
- Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:
+ Hành động của nhân vật.
+ Lời nói, ý nghĩa cuả nhân vật
+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu
- Bài văn KC có cấu tạo 3 phần:
+Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Diễn biến (thân bài)
+ Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng)
Bài tập 2
 - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài: HS 1 đọc phần lệnh và truyện Ai giỏi nhất, HS 2 đọc các câu hỏi trắc nghiệm.
 - Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, suy nghĩ, làm bài vào VBT
 - Mời 3-4 HS thi làm đúng, nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a) Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
X
	 Hai	Ba	Bốn	
b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
X
	Lời nói	Hành động	Cả lời nói và hành động	
c) ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
	Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt
 Khuyên người ta tiết kiệm
X
 Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc
3 -Củng cố, dặn dò: ( 5 phút) - GV nhận xét tiết học 
 -Dặn HS ghi nhớ kiến thức về văn KC vừa ôn luyện. Chuẩn bị cho tiêt TLV tới (Viết bài văn kể chuyện) bằng cách đọc trước các đề văn để chọn một đề ưa thích.
----------------------------------------------
Toỏn
Tiết 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phương.
Soạn viết
--------------------------------------------------
Khoa học
Bài 43: Sử dụng năng lượng chất đốt.(tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
 - Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
KNS: KN biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
II. Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh về một số loại chất đốt.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: ( 5 phút)
-Hãy kể tên một số loại chất đốt?
-Phân biệt chất đốt nào ở thể rắn, lỏng, khí?
2-Bài mới:
HĐ 3: (2 5 phút) Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
-Các nhóm dựa vào SGK, tranh ảnh su tầm đợc, liên hệ với thực tế ở gia đình, địa phương:
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than? ( Chaởt caõy bửứa baừi laứn cửỷi ủun, ủoỏt than seừ laứm aỷnh hửụỷng ủeỏn taứi nguyeõn rửứng, tụựi moõi trửụứng)
+Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lợng vô tận không? Tại sao?Không phải là nguốn năng lượng vô tận vì than ủaự, daàu moỷ, khớ tửù nhieõn ủửụùc hỡnh thaứnh tửứ xaực sinh vaọt qua haứng trieọu naờm).
+Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn? ( hs (HS nêu)
+Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu? ( HS trả lời)
+Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?( Hỏa hoạn, bỏng.)
+Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?(Đun lửa vừa phải; Khi đun nấu xong phải dập lửa.)
+Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó? (Các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí cac-bô-nic cùng nhiều khí và chất độc khác làm ô nhiễm môi trường. Các biện pháp để giảm tải tác hại đó là: dùng bếp cải tiến, làm ống khói để dẫn chúng lên cao, khử độc các chất thải trong khói nhà máy) 
-Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
3-Củng cố, dặn dò( 5 phút) Biển cung cấp năng lượng chất đốt nào? (Dầu mỏ) . Dầu mỏ là nguồn năng lượng vụ cựng quý giỏ, Chỳng ta cần cú ý thức bảo vệ MT biển.
 -Biết sử dụng an toàn và sử dụng tiết kiệm năng lượng.
 -Bài sau : Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 22 Thứ hai, ngày 4 tháng 2 năm 2013
Dạy bù bài thứ 4 tuần 22 Chào cờ
Làm lễ chào cờ
----------------------------------------------------
Tập đọc.
Cao Bằng.
I- Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 ; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ (câu 5).
II – Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS.
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: ( 5 phút) -Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
 -Câu chuyện nói lên điều gì?
2-Bài mới:HĐ1: ( 2 phút). GV giới thiệu bài:
- ở phía đông bắc nước ta, giáp Trung Quốc có tỉnh Cao Bằng (GV chỉ trên bản đồ). Bài thơ các em học hôm nay sẽ giúp các em biết về địa thế đặc biệt của Cao Bằng, về những người dân miền núi, đôn hậu, giàu lòng yêu nước, đang góp sức mình gìn giữ một dải dài biên cương của Tổ quốc.
HĐ2: HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:(8 phút)
 - Một HS khá, giỏi đọc.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc.
- HS đọc thầm phần chú giải và GV có thể giải thích thêm cho HS rõ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc dễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến núi non, đất đai và con người Cao Bằng, nhấn giọng những từ ngữ nói về địa thế đặc biệt, về lòng mến khách, sự đôn hậu mộc mạc của ngời Cao Bằng (qua lại, lại vượt, rõ thật cao, bằng xuống, mận ngọt, rất thương, rất thảo, như hạt gạo, như hạt gạo, như suối trong, ...)
b) Tìm hiểu bài: ( 8 phút)
- Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? (Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc. Những từ ngữ trong khổ thơ: Sau khi qua ... ta lại vượt ..., lại vượt ... nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng).
-Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng? (Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng. Sự đôn hậu của những người dân mà khách được gặp thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong).
- Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
	Còn núi non Cao Bằng
	Đo làm sao cho hết
 Như lòng yêu đất nước
	Sâu sắc người Cao Bằng.
- Tình yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được.
	Đã dâng đến tận cùng
	Hết tầm cao Tổ quốc
	Lại lặng thầm trong suốt
	Như suối khuất rì rào ...
- Tình yêu đất nước của ngời Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.
- GV: Không thể đo hết chiều cao của núi non Cao Bằng cũng như không thể đo hết lòng yêu đất nước rất sâu sắc mà giản dị, thầm lặng của người Cao Bằng.
- Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì? (Cao Bằng có vị trí rất quan trọng ...)
c) HDHS đọc diễn cảm và HTL bài thơ:(7 phút)
 - GVHDHS đọc diễn cảm bài thơ.
	- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
	- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
	- HS nhẩm HTL từng khổ và cả bài thơ tại lớp.
	- HS thi đọc thuộc lòng.
3- Củng cố, dặn dò: ( 5 phút) -Bài thơ nói lên điều gì?
-GV nhận xét tiết học về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
--------------------------------------------------
Thể dục
Thầy Thuận lên lớp
--------------------------------------------------
Toán.
Tiết 108: Luyện tập.
Soạn viết
----------------------------------------------
Địa lí.
Bài 20: Châu Âu.
I. Mục tiêu: 
- Mô tả sơ lược về vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu : Nằm ở phía Tây Châu á, có ba phía giáp biển và đại dương.
-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và h/động sản xuất của châu Âu 
+ 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
+ Châu Âu có khí hậu ôn hoà.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước vó nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thỗ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ ( lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh , bản đồ để nhận biết một số đặc điể ... nêu mục tiêu tiết học.
b/ GVHDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài (5 phút):
- HS nối tiếp đọc 3 đề bài và gợi ý 1 - 2 - 3 trong SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
VD:Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện tháng trước chúng tôi đã giúp chú Chung công an xã ngăn chặn hành động lấy cắp đồ cổ trong đình làng của bọn người xấu/ Tôi sẽ kể về một việc làm chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một cụ già ở xóm tôi.
c/ Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (15 phút).
- Kể chuyện trong nhóm:
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- HS xung phong hoặc cử đại diện kể. GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. Viết tên HS kể chuyện và ứng với mẫu chuyện kể của HS đó.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nêu ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đặt câu hỏi cho các bạn trả lời.
	+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?
	+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
	+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể?
3/ Củng cố, dặn dò: (5 phút) - GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, xem trước yêu cầu kể chuyện và tranh minh hoạ của câu chuyện.
Toán.
Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích.
---------------------------------------------------
Đạo đức
uỷ ban nhân dân xã phường em (tiết 1)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng UBND xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
- Tôn trọng UBND xã (phường).Khụng yờu cầu HS làm bài tập 4 (tr. 33).
II/ Đồ dùng dạy học: - ảnh trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường. 
* MT: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường).
 - HS đọc truyện trong SGK.Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+ UBND phường làm các công việc gì?
+ UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ 
như thế nào đối với UBND?
- GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
* Hoạt động 2: (13 phút) Làm BT 1 SGK.
* Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường)
 Cách tiến hành:- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- HS làm việc theo nhóm ; Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
*Hoạt động 3: *
MT: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường).
Làm BT3 SGK.
Cách tiến hành:-GV giao n/vụ cho HS; HS làm việc cá nhân; Một số HS trình bày.
GV kết luận: - b, c là hành vi, việc làm đúng; a là hành vi không nên làm.
* Hoạt động 4: (5 phút) - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
* Hoạt động tiếp nối:
- Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
. III/ củng cố, dặn dò: (3 phút) GV nhận xét tiết học
---------------------------------------------------_Toán.
Tiết 102: Luyện tập về tính diện tích.( tiếp theo)
I-Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục:
-Rèn kỉ năng tính diện tích các hình đã học.
-Vận dụng các công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực tế đơn giản.
II-Đồ dùng:Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5 phút) Ôn lại cách tính diện tích một hình không phải là hình cơ bản.
-Nêu các bước tính diện tích mảnh đất đã học ở bài trước.
+Chia mảnh đất thành các hình cơ bản có công thức tính diện tích.
+Xác định số đo của các hình vừa tạo thành.
+Tính diện tích từng hình,từ đó tính diện tích mảnh đất.
B-Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
- Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy tắc tính:
+ Chia hình đã cho thành một hình tam giác và 1 hình thang.
+ Đo các khoảng cách trên mặt đất, hoặc thu thập số liệu đã cho, giả sử ta được bảng số liệu như trong SGK.
+ Tính diện tích từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích toàn bộ mảnh đất.
2. Hoạt động 3: Thực hành
HD HS làm các bài tập ở trong SGK
Bài tập 1: 
- GV gợi ý cho HS chia hình đã cho thành 1 hình thang ABGD và 1 hình tam giác BGC, sau đó tính diện tích của từng hình rồi tính tổng diện tích của mảnh đất.
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Cả lớp nhận xét bài ở bảng nhóm. 
- GV kết luận.
Giải
Mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật 
AEGD và hai hình tam giác
BAE và BGC.
Diện tích hình chữ nhật AEGD là: 84 x 63 = 5292 (m2)
Diện tích hình tam giác BAE là: 84 x 28 x : 2 = 1176 (m2)
Độ dài cạnh BG là: 28 + 63 = 91 (m)
Diện tích hình tam giác BGC là: 91 x 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2)
Đáp số: 7833 m2
Bài tập 2:
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm bài
 vào bảng nhóm.
- GV vẽ hình lên bảng YC HS nêu
cách tính. HS gắn bài làm lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
DT hình ABM là: 24,5 x 20,8 : 2 =254,6 (m2)
DT hình thang BCNM là: 
( 20,8 +38) x 37,4 : 2 =1099.56(m2)
DT hình CDN là: 25,3 x 38 :2 =480,7(m2)
DT mảnh đất là: 254,6 + 1099.56 + 480,7 = 1834,86 (m2)
 Đ/S :1834,86 (m2)
C -Củng cố, dặn dò: (3 phút) Ôn lại công thức tính diện tích các hình.
---------------------------------------------------
Toán
 luyện tập chung
I.Mục tiờu: Hs biết:
-Tỡm một số yếu tố chưa biết của cỏc hỡnh đó học.
-Vận dụng giải cỏc bài toỏn cú nd thực tế. ( Làm bài tập 1, bài tập 3).
II. Đồ dựng dạy-học:
 Cỏc hỡnh minh hoạ trong sgk.
III.Hoạt động dạy-học:
Giới thiệu bài : (2 phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30 phút)
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích tam giác từ đó tính được dộ dài đáy hình tam giác.HS làm và trình bày két quả, GV chấm chữa bài.
Giải
Độ dài cạnh đáy của hình tam giác là : x 2 : = (m)
ĐS: 8 m.
Bài 2: ( HS khá giỏi) HS nêu yêu cầu của BT, thảo luận cặp tìm cách giải.
HS tự làm sau đó đổi vử cho nhau đẻ kiểm tra chéo.1 HS trình bày trên bảng, GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại kết quả đúng, HS chữa bài.
Giải:
DT Khăn trải bàn là:2 x 1,5 = 3 ( m2)
DT Diện tích hình thoi là :2x 1,5 : 2 = 1,5 ( m2)
Bài 3: GVhướng dẫn HS chu vi sân vận động là chu vi của hình tròn đường
Giải:
Chu vi của hình tròn có đường kính 0,35m là: 0,35 x 3,14 = 1,099 (m)
Đô dài sợi dây là: 1,099 +3,1 x 2 = 7,299 (m)
Đáp số: 7,299 (m)
3. củng cố, dặn dò: (3 phút) GV nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
Toán
 Hình hộp chữ nhật-Hình lập phương.
I.Mục tiờu: Giỳp hs
-Cú biểu tượng về hỡnh hộp chữ nhật,hỡnh lập phương.
-Nhận biết được cỏc đồ vật trong thực tế cú dạng HHCN,HLP,
-Biết cỏc đặcđiểm của cỏc yếu tố của HHCN,HLP.(Làm bài tập 1, bài tập 3)
II. đồ dựng dạy-học:
 1 số HHCN, HLP (rỗng,cú đủ 6 mặt,bằng bỡa hoặc nhựa) cú thể mở ra trờn mặt phẳng.
III.Hoạt động dạy -học:
HĐ 1: (15 phút) Hình thành một số đặc điểm của HHCN, HLP và một số đặc điểm của chúng.
Hình hộp chữ nhật:
-GV giới thiệu một số vật thật có dạng HHCN:
bao diêm,viên gạch.
-Giới thiệu mô hình HHCN.
+HHCN có mấy mặt?
+Các mặt đều là những hình gì?
+Hãy so sánh các mặt đối diện?
+Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh ?đó là những đỉnh nào?
+Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh đó là những cạnh nào?
-GV kết luận
-HS tự nêu tên các đồ vật có dạng HHCN.
Hình lập phương:
-GV đưa ra mô hình HLP
?Hình lập phương gồm có mấy mặt? Bao nhiêu đỉnh 
và bao nhiêu cạnh?
-Các nhóm quan sát HLP,đo kiểm tra chiều dài các cạnh.
-HS trình bày kết quả đo.
?Vậy ta rút ra kết luận gì về độ dài các cạnh của HLP.
?Hãy nêu nhận xét về 6 mặt của HLP.
? Nêu đặc điểm của hình lập phương.
HĐ 2: (15 phút) Thực hành nhận diện các hình và các yếu tố của hình
-HS làm bài tập trong VBT.
Bài 1. HS đọc kết quả, HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2.a. GV yêu cầu HS tự lam, 1 số HS nêu kết quả, HS khác nhận xét GV đánh giá theo kết quả:Các cạnh bằng nhau của hìn hộp chữ nhật là: AB = MN = QP = DC
 AD = MQ = BC = NP
 AM = DQ = CP = BN 
b. Diện tích mặt đáy MNPQ là: 6 x 3 = 18 ( cm2)
 Diện tích mặt bên ABMN là: 6 x 4 = 24 ( cm2)
 Diện tích mặt đáy BCPN là: 4 x 3 = 12 ( cm2)
Bài 3. Củng cố biểu tượng về HHCH và HLP.
HS quan sát, nhận xét chỉ ra HHCN, HLP trên hình vẽ và giải thích kết quả vì sao.
IV-Củng cố,dặn dò: (5 phút) -Phân biệt HHCN và HLP.
-Nhớ các đặc điểm của HHCN và HLP.
---------------------------------------------------
Toán
Diện tích xung quanh và
diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
I.Mục tiờu:
-Hs cú biểu tượng về dt xung quanh và dt toàn phần của HHCN.
-Biết tớnh dt xung quanh và dt toàn phần của HHCN.(Làm bt-1 )
II. Đồ dựng day-học: HHCN cú kớch thước 8cm x 5cm x 4cm như sgk,cú thể triển khai linh hoạt được,tụ màu khỏc nhau cho cỏc mặt bờn.
III.Hoạt đụng dạy-học:
1-Bài cũ: (5 phút)
-Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt? Là những mặt nào? Các mặt có đặc điểm gì?
-Hình hộp chữ nhật có những kích thước nào?
2-Bài mới:
*HĐ1: (20 phút) Hình thành công thức tính S xung quanh, S toàn phần HHCN.
a. Diện tích xung quanh.
-Cho HS quan sát mô hình trực quan về HHCN, y/c hS chỉ ra các mặt xung quanh
-Tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN gọi là diện tích xung quanh của HHCN.
-GV nêu bài toán và gắn hình minh họa lên bảng(ví dụ SGK trang 109)
-GV tô màu phần diện tích xung quanh của hình hộp.
-HS thảo luận nhóm tính diện tích xung quanh của hình hộp.
-HS nêu cách tính:
b. Diện tích toàn phần:
GV giới thiệu: Diện tích tất cả các mặt gọilà diện tích toàn phần.
-Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của HHCN?
-Muốn tính diện tích toàn phần của HHCN ta làm thế nào?
-HS tính vào vở nháp,nêu kết quả.
-HS nhắc lại cách tính.
Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo.
*HĐ2: (10 phút) HS làm bài tập.
Bài 1. HS vận dụng công thức để tính, cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện.
GV tổ chức cho cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc đề bai, GV hướng dẫn để cả lớp làm bài GV chấm bài .
Giải
Diện tích xung quanh của thùng tôn là: (6+4) x 2 x 9 = 180 (dm2).
Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 x 4 = 24 (dm2).
Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn làm thùng là : 180 + 24 = 204 (dm2).
3-Củng cố,dặn dò: (5 phút) 
Ôn lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, S toàn phần HHCN.
Nhận xét chung tiết học
---------------------------------------------------
__

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 2122 2013.doc