Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

Toán.

Tiết 102: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH.( tiếp theo)

I-Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục:

-Rèn kỉ năng tính diện tích các hình đã học.

-Vận dụng các công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực tế đơn giản. BT cần làm: BT 1

II-Đồ dùng:Bảng phụ.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ: (5 phút) Ôn lại cách tính diện tích một hình không phải là hình cơ bản.

-Nêu các bước tính diện tích mảnh đất đã học ở bài trước.

+Chia mảnh đất thành các hình cơ bản có công thức tính diện tích.

+Xác định số đo của các hình vừa tạo thành.

+Tính diện tích từng hình,từ đó tính diện tích mảnh đất.

 

doc 48 trang Người đăng hang30 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Sơn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Thứ 2 ngày 28 tháng 01 năm 2012.
Đã soạn viết
––––––––––––––––––––––
Thứ 3 ngày 29 tháng 1 năm 2013.
Thể dục
Thầy Thịnh lên lớp
--------------------------------------------------
Toán.
Tiết 102: Luyện tập về tính diện tích.( tiếp theo)
I-Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục:
-Rèn kỉ năng tính diện tích các hình đã học.
-Vận dụng các công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực tế đơn giản. BT cần làm: BT 1
II-Đồ dùng:Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5 phút) Ôn lại cách tính diện tích một hình không phải là hình cơ bản.
-Nêu các bước tính diện tích mảnh đất đã học ở bài trước.
+Chia mảnh đất thành các hình cơ bản có công thức tính diện tích.
+Xác định số đo của các hình vừa tạo thành.
+Tính diện tích từng hình,từ đó tính diện tích mảnh đất.
B-Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
- Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy tắc tính:
+ Chia hình đã cho thành một hình tam giác và 1 hình thang.
+ Đo các khoảng cách trên mặt đất, hoặc thu thập số liệu đã cho, giả sử ta được bảng số liệu như trong SGK.
+ Tính diện tích từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích toàn bộ mảnh đất.
2. Hoạt động 3: Thực hành
HD HS làm các bài tập ở trong SGK
Bài tập 1: 
- GV gợi ý cho HS chia hình đã cho thành 1 hình thang ABGD và 1 hình tam giác BGC, sau đó tính diện tích của từng hình rồi tính tổng diện tích của mảnh đất.
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Cả lớp nhận xét bài ở bảng nhóm. 
- GV kết luận.
Giải
Mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật 
AEGD và hai hình tam giác
BAE và BGC.
Diện tích hình chữ nhật AEGD là: 84 x 63 = 5292 (m2)
Diện tích hình tam giác BAE là: 84 x 28 x : 2 = 1176 (m2)
Độ dài cạnh BG là: 28 + 63 = 91 (m)
Diện tích hình tam giác BGC là: 91 x 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2)
Đáp số: 7833 m2
Bài tập 2: ( HS khá, giỏi)
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm bài
 vào bảng nhóm.
- GV vẽ hình lên bảng YC HS nêu
cách tính. HS gắn bài làm lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
DT hình ABM là: 24,5 x 20,8 : 2 =254,6 (m2)
DT hình thang BCNM là: 
( 20,8 +38) x 37,4 : 2 =1099.56(m2)
DT hình CDN là: 25,3 x 38 :2 =480,7(m2)
DT mảnh đất là: 254,6 + 1099.56 + 480,7 = 1834,86 (m2)
 Đ/S :1834,86 (m2)
C -Củng cố, dặn dò: (3 phút) Ôn lại công thức tính diện tích các hình.
---------------------------------------------------
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: công dân
I/ Mục tiêu:
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: Các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân, ...
2. Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
II/ Đồ dùng dạy học:- VBT Tiếng Việt 5 Tập 2.- Từ điển Tiếng Việt.- Bảng phụ thể hiện nội dung BT 2.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - HS trình bày miệng các BT1, 2, 3 tiết trước.
B/ Bài mới:
HĐ1: (2 phút) GV giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2: (25 phút) HDHS làm bài tập:
Bài tập 1:- HS đọc toàn bộ nội dung BT, cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận. HS nêu, GV nhận xét, bổ sung.
- Gợi ý: Nghĩa vụ công dân; quyền công dân; ý thức công dân; bổn phận công dân; trách nhiệm công dân; công dân gương mẫu; công dân danh dự; danh dự công dân.
Bài tập 2:- HS đọc yêu cầu BT.
- HS trao đổi theo nhóm, trình bày vào VBT.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại ý đúng.
 Cụm từ
 Nghĩa
ý thức
công dân
Quyền
công dân
Nghĩa vụ
công dân
Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
+
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
+
Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
+
Bài tập 3: - HS đọc toàn bộ nội dung BT, cả lớp theo dõi SGK - GV giải thích: Câu văn ở BT 3 là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác đến thăm đền Hùng. Dựa vào câu nói của Bác, mỗi em viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
VD: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Với tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Để xứng đáng là con cháu của các vua Hùng, mỗi người dân phải có ý thức, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bác không chỉ là lời dạy bảo các chú bộ đội, mà là lời dạy bảo toàn dân, trong đó có chúng em - những công dân nhỏ tuổi. Chúng em sẽ tiếp bước cha ông gìn giữ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp hơn.
	- HS làm BT và trình bày.
3/ Cũng cố, dặn dò. (3 phút) - GV nhận xét tiết học 
---------------------------------------------------
Âm nhạc
 Thầy Thịnh lên lớp
--------------------------------------------------
Tin học
Cô Hằng lên lớp
–––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều Bồi dưỡng toán
Một số bài toán về xét chữ số tận cùng.
I . Mục tiêu: Giúp HS biết cách làm 1 số BT liên quan đến chữ số tận cùng.
II. Các hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu bài. (3 phút) 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập. (107 phút) 
a. Một số kiến thức cần lưu ý:
Chữ số tận cựng của một tổng bằng chữ số tận cựng của tổng cỏc chữ số hàng đơn vị của cỏc số hạng trong tổng ấy.
Chữ số tận cựng của một tớch bằng chữ số tận cựng của tớch cỏc chữ số hàng đơn vị của cỏc thừa số trong tớch ấy.
Tổng 1 + 2 + 3 + ..... + 9 cú chữ số tận cựng bằng 5.
Tớch 1 3 5 7 9 cú chữ số tận cựng bằng 5.
Tớch a a khụng thể cú tận cựng bằng 2; 3; 7 hoặc 8.
Trường hợp các thừa số có chữ số tận cùng giống nhau thì cách tìm chữ số tận cùng của tích như sau:
 *Nếu tích các thừa số tận cùng là lẻ ( trừ số 5) thì đưa tích về từng nhóm có tận cùng là 1
*Nếu tích các thừa số tận cùng là chẵn thì đưa tích về từng nhóm có tận cùng là 6.
VD: a,Cho A = 13 x 13 x 13 x 13 ....x 13 x 13.
 26 thừa số 
 b, Cho B = 4 x 4 x 4 x 4 ........x 4 x 4 x 4
 2010 thừa số 
a, Ta thấy tích (13 x 13 x 13 x 13) , tích này có tận cùng là chữ số 1. A có số nhóm (13 x 13 x 13 x 13) là:26 : 4 = 6 nhómvà dư 2 thừa số 13. Tích các thừa số có tận cùng là chữ số 1 thì tích đó cũng có tận cùng là chữ số 1 mà A có 6 nhóm có tận cùng là chữ số 1 và 2 thừa số có tận cùng là chữ số 3 nên A có tận cùng là chữ số 9 vì 1 x 3 x 3 có tận cùng là chữ số 9.
b, Ta thấy tích (4x4) , tích này có tận cùng là chữ số 6. B có số nhóm (4 x4) là:2010 : 2 = 1005 nhóm. Tích các thừa số có tận cùng là chữ số 6 thì tích đó cũng có tận cùng là chữ số 6 mà A có 1005 nhóm có tận cùng là chữ số 6 nên B có tận cùng là chữ số 6.
b. Bài tập:
Bài 1: Khụng làm tớnh, hóy cho biết chữ số tận cựng của mỗi kết quả sau :
a) ( 1991 + 1992 + ...+ 1999 ) – ( 11 + 12 + .....+ 19 ).
b) ( 1981 + 1982 + ...+ 1989 ) ( 1991 + 1992 +....+ 1999 )
c) 21 23 25 27 – 11 13 15 17
Lời giải :
a) Chữ số tận cùng của tổng : ( 1991 + 1992 + ...+ 1999 ) và ( 11 + 12 + .....+ 19 ) đều bằng chữ số tận cựng của tổng 1 + 2 + 3 + ..... + 9 và bằng 5. Cho nờn hiệu đú cú tận cựng bằng 0.
b) Tương tự phần a, tớch đú cú tận cựng bằng 5.
c) Chữ số tận cựng của tớch 21 23 25 27 và 11 13 15 17 dều bằng chữ số tận cựng của tớch 1 3 5 7 và bằng 5. Cho nờn hiệu trờn cú tận cựng bằng 0.
Bài 2 : Khụng làm tớnh, hóy xột xem kết quả sau đõy đỳng hay sai ? Giải thớch tại sao ?
a) 136 136 – 42 = 1960
b) - 8557 = 0
Lời giải: a) Kết quả sai, vỡ tớch của 136 136 cú tận cựng bằng 6 mà số trừ cú tận cựng bằng 2 nờn hiệu khụng thể cú tận cựng bằng 0.
b) Kết quả sai, vỡ tớch của một số TN nhõn với chớnh nú cú tận cựng là một trong cỏc chữ số 0; 1; 4; 5; 6 hoặc 9.
Bài 3: Khụng làm tớnh, hóy xột xem k. quả sau đõy đỳng hay sai? Giải thớch tại sao ?
a) - 853467 = 0
b) 11 21 31 41 – 19 25 37 = 110
Bài 4: a,Cho A = 2007 x 2007 x 2007x...... x 2007
 2010 thừa số
 b, Cho B = 2008 x 2008 x2008 x .....x 2008 
 2008 thừa số
 c, Cho C = 319 x 319 x 319 x......x 319.
 756 thừa số
Không tính tích hãy cho biết chữ số tận cùng của các tích trên là chữ số nào?
Giải tương tự VD trên. ĐS: a, tận cùng là 9; b, tận cùng là 6; c, tận cùng là 1.
Bài 5 : Tích 1 x 2 x 3 x x 98 x 99 x100 có tận cùng bằng bao nhiêu chữ số 0 ? 
Giải : Ta nhận thấy trong tích P = 1 x 2 x 3 x x 98 x 99 x 100 có :
- Nhóm 8 thừa số tròn chục là 10 ; 20 ; 30 ; 40 ; 60 ; 70 ; 80 và 90. Mỗi thùa số này cho 1 chữ số 0 tận cùng ở tích P. Vậy nhóm này tạo ra 8 chữ số 0 ở tận cùng của tích.
 -Nhóm 8 thừa số có tận cùng là 5 : 5 ; 15 ; 35 ; 45 ; 55 ; 65 ; 85 ;95. Mỗi thừa số này khi nhân với 1 số chẵn cho 1 chữ số 0 tận cùng ở tích. Vậy nhóm này tạo ra 8 chữ số 0 ở tận cùng của tích.
 - Nhóm 3 thừa số 25 ; 50 ; 75. Khi nhân mỗi thừa này với 1 số chia hết cho 4 thì cho 2 chữ số 0 tận cùng ở tích. Vậy nhóm này tạo ra 6 chữ số 0 ở tận cùng của tích.Ngoài ra thừa số 100 cho 2 chữ số 0 tận cùng ở tích.
- Vậy tích P có chữ số tận cùng bằng : 8 + 8 + 6 + 2 = 24 ( chữ số 0)
3. Củng cố dặn dò (5 phút) BTVN :
Bài 1 : Khụng làm tớnh, hóy cho biết chữ số tận cựng của mỗi kết quả sau :
a) ( 1999 + 2378 + 4545 + 7956 ) – ( 315 + 598 + 736 + 89 )
b) 56 66 76 86 – 51 61 71 81
Bài 2 : Mỗi tích sau có tận cùng bao nhiêu chữ số 0 ?
a. 85 x 86 x 87 x.x 94.
b. 11 x 12 x . X 20 x 53 x 54 xx 62.
––––––––––––––––––––––
Thứ 4 ngày 30 tháng 1 năm 2013.
Toán
 luyện tập chung
I.Mục tiờu: Hs biết:
-Tỡm một số yếu tố chưa biết của cỏc hỡnh đó học.
-Vận dụng giải cỏc bài toỏn cú nd thực tế. ( Làm bài tập 1, bài tập 3).
II. Đồ dựng dạy-học: Cỏc hỡnh minh hoạ trong sgk.
III.Hoạt động dạy-học:
Giới thiệu bài : (2 phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30 phút)
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích tam giác từ đó tính được dộ dài đáy hình tam giác.HS làm và trình bày két quả, GV chấm chữa bài.
Giải: Độ dài cạnh đáy của hình tam giác là : x 2 : = (m)
 ĐS: 8 m.
Bài 2: ( HS khá giỏi) HS nêu yêu cầu của BT, thảo luận cặp tìm cách giải.
HS tự làm sau đó đổi vử cho nhau đẻ kiểm tra chéo.1 HS trình bày trên bảng, GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại kết quả đúng, HS chữa bài.
Giải:
DT Khăn trải bàn là:2 x 1,5 = 3 ( m2)
DT Diện tích hình thoi là :2x 1,5 : 2 = 1,5 ( m2)
Bài 3: GVhướng dẫn HS chu vi sân vận động là chu vi của hình tròn đường
Giải:
Chu vi của hình tròn có đường kính 0,35m là: 0,35 x 3,14 = 1,099 (m)
Đô dài sợi dây là: 1,099 +3,1 x 2 = 7,299 (m)
Đáp số: 7,299 (m)
3. củng cố, dặn dò: (3 phút) GV nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
Kể chuyện
kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I.Mục tiờu:
 Kể được một cõu chuyện về việc làm của những cụng dõn nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ cụng trỡnh cụng ...  đồ hình quạt có tác dụng biễu diễn các tỉ số số phần trăm giữa các đại lượng nào đó so với toàn thể.
HĐ 2: (15 phút ) Thực hành đọc,phân tích,xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
Bài 1:HD HS nhìn vào biểu đồ chỉ số % HS thích màu xanh.
Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số % khi biết tổng số HS của cả lớp.HS làm và báo cáo kết quả, GV nhận xét bổ sung.
Bài 2: (HS khá giỏi)GV HD: Biểu đồ nói điều gì? 
Căn cứ vào dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi; HS khá, HS trung bình?
HS đọc tỉ số % của HSG, HSK, HSTB. GV nhận xét chấm điểm.
3-Củng cố, dặn dò: (5 phút ) -Ôn kĩ năng đọc biểu đồ hình quạt.
Nhận xét chung tiết học
–––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học.
Bài 40: Năng lượng.
I .Mục tiêu: Giúp Học sinh.
Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nờu được vớ dụ.
Giáo dục HS có ý thức cung cấp và sử dụng năng lượng hợp lý trong cuộc sống.
Tích hợp GDMT biển đảo: Biển cung cấp 1 nguồn năng lượng quí giá: Dầu, khí, năng lượng gió, thủy triều. Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
II.Đồ dùng: Nến, diêm, pin tiểu, một số đồ chơi chạy bằng pin tiểu; Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1-Bài cũ: (5 phút ) - Sự biến đổi hóa học là gì?
 - Vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học?
2- Bài mới :
HĐ 1: (2 phút) Giới thiệu bài
HĐ 2: (5 phút ) Thí nghiệm.
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thhí nghiệm đơn giản về: Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,  nhờ được cung cấp năng lượng.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm thí nghiệm.
- HS nêu rõ: Hiện tượng quan sát được ;Vật bị biến đổi như thế nào?; Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và các nhóm khác bổ sung.
Gợi ý: - Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
- Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
- Khi lắp pin và bật công tắc ở ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
HĐ 3: (5 phút ) Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- HS tự đọc mục bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện các cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
GV gợi ý: 
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bào
Thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy cày
Xăng
3-Củng cố, dặn dò: (5 phút ): GV cung cấp thêm: Biển cung cấp 1 nguồn năng lượng quí giá: Dầu, khí, năng lượng gió, thủy triều vì vậy cần sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 
Nhận xét chung tiết học
Dặn dò HS làm các thí nghiệm. 
--------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 20. Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 21 
II.Tiến hành sinh hoạt:
1. Các tổ trưởng báo cáo.
2. Lớp trưởng sinh hoạt.
3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng điểm chấm của một số em còn yếu như: Tiếp, Nhật, Thỳy. 1 số em cũn quờn vở ở nhà.
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép, bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện và làm việc riệng trong giờ : 
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch còn vứt rác chưa đúng nơi quy định.
4. Kế hoạch tuần 21 - Chuẩn bị đồ dùng sách vở cho tuần 21 để học tập được tốt.
- Khắc phục tồn tại tuần 20
Đạo đức
em yêu quê hương (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết: -Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
-Yêu mến, tự hào về q/ hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng q/ hương.
KNS:- Kỷ năng xác định giá trị yêu quê hương; Kỹ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương.
Tích hợp GDMT biển đảo: Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường, biển đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển đảo; Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường, biển đảo là góp phần xây dựng quê hương biển đảo. 
II/ Đồ dùng dạy học: - Giấy, bút màu. Thẻ màu cho hoạt động 2 tiết 2.
	 - Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
III/ Hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (BT4 - SGK).
* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
- GVHD các nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh.
- HS trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- HS cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tình cảm của các em dành cho quê hương.
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ BT2 - SGK.
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
- GV nêu các ý kiến trong BT2.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV gọi HS giải thích lí do, HS khác bổ sung.
- GV kết luận: Tán thành với các ý kiến a, d, không tán thành các ý kiến b, c.
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống BT3 - SGK.
* Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương của mình.
- Các nhóm thảo luận xử lí các tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình, vận động các bạn cùng tham gia đóng góp, nhắc nhở các bạn giữ gìn sách, ...
- Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm. 
* Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.
* Mục tiêu: Cũng cố bài.
- HS trình bày về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa đã chuẩn bị.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của bài hát, bài thơ, ...
- GV nhắc HS thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình.
 3-Củng cố, dặn dò: (5 phút ): GV liên hệ: Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường, biển đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển đảo là góp phần xây dựng quê hương biển đảo. 
Nhận xét chung tiết học
---------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
Luyện tập tả người 
I. Mục tiêu:
 - Cũng cố hai kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng trong bài văn tả người (BT1) 
 - Luyện tập viết được đoạn kết bài mở rộng và không mở rộng cho 1 trong 4 đề ở (BT2) sách Thực hành Toán và Tiếng Việt lớp 5.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5phút)
 	 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Luyện tập. (30phút)
 Nhúm 1 làm bài tập bài 1 và viết kết bài không mở rộng của bài 2 ở Vở thực hành 
 Nhúm 2 làm bài tập ở Vở thực hành.
 Nhúm 3 làm bài tập ở Vở thực hành và bài nõng cao.
Bài nõng cao
Câu 1: Cho đoạn văn sau: “Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch.”
Em hãy cho biết vì sao tác giả dùng chấm cảm để kết thúc câu thứ hai ( Sách vở....chiến trường! ) ? Nếu dùng dấu chấm để kết thúc câu này thì ý nghĩa của câu có gì khác ? 
Câu 2:Điền dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau và tìm các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ sau khi đã điền xong dấu câu:
“Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ ả Rập hàng triệu hàng triệu trẻ em cùng đi học.” 
BT1- Gọi 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo.
 - Cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp trả lời : 
 	- Đoạn văn trên được kết bài theo kiểu mở rộng hay không mở rộng, vì sao ?
Gọi HS trình bày, cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý. a. không mở rộng ; b. mở rộng
BT2: Luyện viết đoạn văn kết bài. 
 - HS nêu yêu cầu bài tập và đọc 4 đề.
 - GV nhắc HS lưu ý lựa chọn đề để thực hành viết đoạn kết bài theo 2 cách.
 - HS thực hành làm bài tập. Gv theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn. 
 - Gọi HS đọc bài, GV chấm, nhận xét. HS chữa bài
 Bài nõng cao
Bài 1. Giải Câu thứ hai, tác giả dùng dấu chấm cảm vì đó là câu cầu khiến. Hoặc có thể trả lời như sau: Về nghĩa, nó ngầm yêu cầu người con hãy coi sách vở như vũ khí, lớp học như chiến trường.
 + Nếu dùng dấu chấm thì ý cầu khiến không còn, câu chỉ còn nêu lên một nhận xét.
Bài 2. Giải. 
 “Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới/ đều cắp sách tới trường. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ ả Rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em/ cùng đi học.”
4: Củng cố, dặn dò. (1 phút) Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
Tự học
Luyện Văn hay chữ đẹp
I/ Mục tiêu:
Học sinh điền đúng các tiếng có chứa d, gi hoặc r để hoàn chỉnh đoạn thơ.(BT1)
Sắp xếp các từ cho trước để được các tục ngữ, thành ngữ quen dùng. HS khá giỏi đặt được 1 đến 2 câu có sử dụng một trong các câu thành ngữ, tục ngữ.(BT2)
II/ Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1 và bài tập 2.
Bài 1. Điền đúng các tiếng có chứa d, gi hoặc r để hoàn chỉnh đoạn thơ.
Quả cầu bắt chước bóng bay
Muốn lên trời cứ loay hoay ưới àn
Bờ ao cây áy cây khoai
Suốt ngày chân ngứa bởi hay ẫm bùn.
Bài 2 .a. Sắp xếp các sau để được các tục ngữ, thành ngữ quen dùng: Khôn nhsf, đói góp, đánh rắn, làm lành, bớt giận, dại chợ, no dồn, khúc giữa.
b. Đặt được 1 đến 2 câu có sử dụng một trong các câu thành ngữ, tục ngữ. (Hs khá giỏi)
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: (3 phút )- Kiểm tra vở Văn hay chữ đẹp của HS.
2/ Bài mới:
Giới thiệu bài (1 phút). GV nêu yêu cầu .
Hướng dẫn HS luyện viết.(25 phút)
GV treo bảng phụ lên bảng.
2-3 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập.
GV nhăc lại yêu cầu bài tập và yêu cầu học sinh viết vào vở GV giúp đỡ HS yếu.
Lưu ý. Phần b bài tập 2 chỉ yêu cầu HS khá giỏi.
GV thu vở chấm. 2 HS lên bảng chữa bài. ( Bài 1 , 2(a) HS nhóm 1 làm; bài 2(b) HS nhóm 2 (HS khá giỏi) làm.
Tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 1. Đáp án:dưới, giàn, ráy, giẫm.
Bài 2 a. Khôn nhà dại chợ; Đánh rắn khúc giữa; Bớt giận làm lành; No dồn đói góp.
2b. HS đặt câu; 1 số HS khác nối tiếp đọc câu đã đặt.
3/ Cũng cố, dặn dò: (2 phút ). Nhận xét chung tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 20(1).doc