Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Sơn kim 2

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Sơn kim 2

TUẦN 24

Thứ 2 ngày 20 tháng 2 năm 2012

TẬP ĐỌC

 LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc với gọng trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê, kể được 1 đến 2 luật của nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết khoảng 5 điều hoặc khoản luật của nước ta

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chú đi tuần” trả lời câu hỏi 1, 2 sau bài đọc.

- GV nhận xét, cho điểm.

2. Dạy bài mới: (30 phút)

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Sơn kim 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ 2 ngày 20 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
 Luật tục xưa của người ê-đê
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc với gọng trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê, kể được 1 đến 2 luật của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết khoảng 5 điều hoặc khoản luật của nước ta
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chú đi tuần” trả lời câu hỏi 1, 2 sau bài đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thệu bài qua tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: Luyện đọc:
- 1HS khá đọc mẫu: Đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. (2-3 lượt) kết hợp giải nghĩa từ khó sau phần Chú giải - GV theo dõi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc cả bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Ghi vào giấy.
- Đại diện nhóm trả lời lần lượt 4 câu hỏi trước lớp. GV điều khiển đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận và tổng kết.
? Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? (Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng )
Kể những việc người Ê-đê xem là có tội? (Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình).
* GV: Các loại tội trạng được người Ê- đe nêu ra rất rõ ràng, cụ thể, dứt khoát theo từng khoản mục.
? Tìm những chi tiết trong bài cho thấy người Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng? (Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy- Tang chứng phải chắc chắn.
* GV: Ngay từ ngày xưa dân tộc Ê- đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng đã phân định rõ ràng từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê- đê đã dùng các luật tục để giữ cho buôn làng được bình yên.
- Sau khi HS trình bày GV mở bảng phụ viết sẵn tên khoảng 5 điều luật của nước ta. 1 HS nhìn bảng đọc lại.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. Sau đó hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học. Dặn hs ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Nghe- viết: Núi non hùng vĩ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nghe viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm đựoc các tên riêng trong đọn thơ (BT2).
HS khá-giỏi: giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT3).
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Gọi 3 em - nghe GV đọc những tên riêng (cả lớp viết vào vở nháp): chóp Hai Ngàn, Pù Mo, Pù Xai. Sau đó nhận xét, chữa bài.
2. Dạy bài mới: (5 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết
* GV đọc bài chính tả. HS theo dõi.
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương của Tổ quốc ta, nơi giáp gới giữa ta và Trung Quốc.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai: (tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Hoàng Liên Sơn, Phan- xi- pawng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai)
- HS luyện viết vào giấy nháp.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Chấm bài, chữa lỗi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2: nắm yêu cầu của đề bài ( nêu tên riêng trong đoạn thơ.)
- HS tìm và nêu tên riêng, cách viết hoa.
- GV kết luận và viết lên bảng các tên riêng đó.
Bài tập 3: GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ- cho HS làm bài.
- HS theo nhóm chữa bài.GV cho đọc lại bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà viết lại tên 5 vị vua. Học thuộc lòng các câu đố đã học
Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan có yêu cầu tổng hợp.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Gọi một số HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật; đơn vị đo thể tích.
2. Dạy bài mới: (5 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
- GV yêu cầu: HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải.
+ Tóm tắt: Một hình lập có cạnh 2,5 cm.
Tính: S một mặt, S toàn phần, V(thể tích)?
Bài 2 (cột 1): GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu bài toán (Viết số đo thích hợp vào ô trống).
- Gọi 1 HS lên làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở .
- Chữa bài trên bảng phụ.
Bài 3 (Dành cho HS khá-giỏi): Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán. GV tóm tắt lên bảng bằng hình vẽ như SGK.
- Khối gỗ ban đầu là hình gì? kích thước bao nhiêu?
- Khối gỗ cắt đi là hình gì? Kích thước là bao nhiêu?
- Muốn tính thể tích gỗ còn lại ta làm thế nào?
- HS nêu cách làm rồi giải vào vở. (1HS làm trên bảng phụ) sau đó chữa bài.
Giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật :
9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích khối gỗ hình lập phương cắt đI :
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại :
270 – 64 = 206 (cm3)
 ĐS : 206 cm3
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 HS nhắc lại nội dung bài học. Dặn ghi nhớ các công thức đã học.
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với hình lập phương khác.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Gọi một HS nhắc lại: + Quy tắc tính thể tích hình lập phương
+ Cách tính diện tích diện tích xung quanh của hình lập phương.
+ Cách tính diện tích toàn phần của hình lập phương.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.
GV y/c HS tính nhẩm.
15% của 120 tính nhẩm như sau:
10% của 120 là 12.
5% của 120 là 6.
Vậy 15% của 120 là 12 + 6 = 18.
- HS nêu cách tính nhẩm và GV đánh giá, kết luận: Khi muốn tính giá trị phần trăm của một số, ta có thể có hai cách làm như sau:
Cách 1: Dựa vào quy tắc đã có: Lấy số đã cho nhân với số phần trăm, rồi chia cho 100.
Cách 2: Tách số phần trăm thành những số hạng có thể tính nhẩm được.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở.
- Yêu cầu một số HS trình bày cách làm và nêu kết quả (mỗi em trình bày một phần). HS khác nhận xét.
- GV kết luận, ghi lên bảng lớp lời giải đúng.
Bài 2: - Cho HS tự nêu yêu cầu của BT rồi làm bài.
- Một HS làm trên bảng phụ rồi. Cả lớp nhận xét bài của bạn
- GV đưa ra lời giải đúng.
Bài 3(Dành cho HS khá-giỏi): 
- GV cho HS nêu bài toán rồi quan sát hình vẽ để có cơ sở làm bài.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài: Cho HS phân tích trên hình vẽ của SGK rồi trả lời từng câu hỏi của bài toán. Với phần a, cho HS thấy hình đã cho gồm 3 hình lập phương, mỗi hình lập phương đó gồm 4 hình lập phương nhỏ. Với phần b, cho HS thấy: Có tới 4 mặt của ba hình không cần sơn. Từ đó đưa ra lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
GV nhận xét về kết quả làm bài của HS .
Lịch sử
Đường Trường Sơn
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực  của miền Bắc cho cách mạng miền Nam góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 - 5 – 1958, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
+ Qua đường Trường Sơn miền Bắc đã chi viện sức người, sức củ cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn).
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bàoTây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Vai trò của Nhà máy cơ khí Hà Nội lúc bấy giờ?
GV nhậ xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường Trường Sơn
- GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: miền Nam là tiền tuyến, miền Bắc là hậu phương lớn. Sự chi viện kịp thời, đầy đủ về mọi mặt của miền bắc đối với miền Nam là yếu tố quyết định thắng lợi. Đường Trường Sơn là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đó.
- GV nêu nhiệm vụ học tập:
+ Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn (trên bản đồ)
+ Mục đích ta mở đường Trường Sơn.
+ Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.
- GV dùng bản đồ để giới thiệu về vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ).
- GV nhấn mạnh: Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường. Mục đích mở đường Trường Sơn là để chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về tấm gương của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn:
+ Cho HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Yêu cầu các em kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong  mà các em đã sưu tầm được (qua tìm hiểu sách báo, truyền hình hoặc nghe kể lại).
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: + thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. 
+ So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn.
- GV chốt lại: Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng nhằm phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ hơn. Đường Trường Sơn còn được mang tên là đường Hồ Chí Minh hay đường 559...
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- Một vài HS đọc lại nội dung được tóm tắt trong SGK.
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh
I. Yêu cầu cần đạt: 
Làm được BT1(nắm được nghĩa của từ an ninh), tìm được các từ ngữ chỉ những việc làm, cơ quan ... huyện:
 - Hướng dẫn Hs hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gv viết đề bài lên bảng lớp.
Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- Gạch chân dưới từ quan trọng.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Cho một số Hs giới thiệu câu chuyện mình định kể.
Hoạt động 3: hs kể chuyện:
 - Cho hs kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét chốt lại
- Chọn một hs kể hay nhất, kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 Gv nhận xét tiết học. Dặn về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
Tập đọc
Hộp thư mật
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết đọc diễn cảm toàn bài thể hiện được tính cách nhân vật:
- Hiểu được những hàng động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK; ảnh Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS đọc lại bài "Luật tục xưa của người Ê-đê" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
HS quan sát tranh minh hoạ - GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
- Một HS khá đọc toàn bài
- GV viết lên bảng các từ ngữ HS dễ viết sai. 
GV đọc mẫu. Một, hai HS đọc lại, cả lớp cùng nhẩm đọc theo.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2, 3 lượt:
Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại.
Đoạn 2: Anh dừng xe đến ba bước chân.
Đoạn 3: Hai Long tới ngồi đến chỗ cũ. 
Đoạn 4: phần còn lại.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt, nghỉ hơi cho HS.
- HS đọc Chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
* Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
* Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn nhủ chú Hai Long điều gì?
+ GV: Những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch bao giờ cũng là những người rất gan góc, bình tĩnh, thông minh, đồng thời cũng là những người thiết tha yêu Tổ quốc, yêu đồng đội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung.
+ HS nêu ý của đoạn 1 (Sự ngụy trang hộp thư khéo léo và lời nhắn nhủ của người liên lạc đối với chú Hai Long).
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3 và 4, TLCH:
* Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy?
+ HS trả lời- GV nêu: Để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không gây nghi ngờ, chú Hai Long vờ như đang sửa xe. Chú thận trọng, bình tĩnh, tự tin- đó là một phẩm chất quý của một chiến sĩ hoạt động trong lòng địch.
+ HS nêu ý của đoạn 2, 3 và 4 
(Cách lấy thư và gửi tài liệu một cách khéo léo của chú Hai Long).
- HS TLCH: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
GV: Những người chiến sĩ tình báo như chú Hai Long đã đóng góp phần công lao rất lớn vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- GV cho HS đọc toàn bài TLCH:
* Nội dung của bài văn này là gì?
(HS trả lời- GV ghi nội dung bài lên bảng).
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài văn. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Hai Long phóng xe Hai Long đã đáp lại.
- GV đọc mẫu- một HS khá đọc lại.
- HS luyện đọc theo cặp. GV theo dõi.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất, tiến bộ nhất.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tìm đọc thêm các câu chuyện về các chiến sĩ an ninh, tình báo.
Thứ 5 ngày 23 tháng 2 năm 2012
Tâp làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn (BT1).
- Viết được đoạn văn đồ vật quen thuộc theo yêu cầu BT2.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS1: Em đã được học những thể loại văn miêu tả nào? (Miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh, tả người).
HS2: Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật?
- Cả lớp lắng nghe trả lời, nhận xét, GV ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (5 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ở tiết học này các em sẽ được ôn tập để củng cố và khắc sâu kiến thức về loại văn tả đồ vật, viết một bài văn hoàn chỉnh về tả đồ vật. (GV ghi mục)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: HS 1 đọc nội dung bài tập 1, HS 2 đọc chú giải và các câu hỏi sau bài.GV giới thiệu chiếc áo quân phục, giải nghĩa thêm từ: vải tô châu - một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc.
GV: Bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hy sinh. Ngày trước cách đây vài chục năm, đất nước còn rất nghèo, HS đến trường cha mặc đồng phục như hiện nay. Nhiều bạn mặc quần áo sửa lại từ quần áo cũ của cha mẹ, anh chị.
HS theo N2 trao đổi để hoàn thành bài tập 1:
a- Về bố cục của bài văn.
b- Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn.
HS phát biểu ý kiến; cả lớp và GV nhận xét; chốt lại lời giải đúng:
a- Về bố cục bài văn:
Mở bài: Từ đầu đến màu cỏ úa- (Mở bài kiểu trực tiếp).
Thân bài: Từ chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của ba .Cách thức miêu tả cái áo: Tả bao quát cái áo- tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể-nêu công dụng của cái ái và tình cảm đối với cái áo.
Kết bài:Phần còn lại- kết bài kiểu mở rộng.
b- Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn:
+ Hình ảnh so sánh: Những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân đội duyệt binh, cái cổ áo như hai cái lá non. cái cầu vai y hệt như chiếc quân phục thực sự,... xắn tay áo lên gọn gàng, mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
+ Hình ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành qúy báu, cái măng séc ôm khít lấy cổ tay tôi.
GV: Tác giả đã quan sát cái áo tỉ mỉ, tinh tế từ hình dáng đến đường khâu, hàng khuy, cái cổ, cái măng séc đến cảm giác khi mặc áo, lời nhận xét của bạn bè xung quanh... Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác, cách sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh nhân hoá, cùng tình cảm trân trọng, mến thương cái áo của ngời cha đã hy sinh. Tác giả đã có một bài văn miêu tả chân thực, sinh động.
GV chốt kiến thức cần nhớ về bài văn tả đồ vật:
+ Bài văn tả đồ vật có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
+ Muốn miêu tả một đồ vật, phải quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau. Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
+ Có thể vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá...để giúp bài văn sinh động hấp dẫn hơn.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài,GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
Đoạn văn viết thuộc phần nào của bài văn? (Phần thân bài).
- HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả.
- HS suy nghĩ để viết đoạn văn.
- HS viết bài, một số em đọc bài, lớp nhận xét.GV chấm điểm đoạn viết hay.
3. Củng cố dặn dò: (5 phút)
- HS nhắc lại nd bài học, GV khắc sâu.
- Dặn những HS viết đoạn văn cha đạt về viết lại.Tổng kết giờ học và dặn tiết sau quan sát, chuẩn bị lập dàn ý miêu tả một đồ vật theo1 trong5 đề đã cho..
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nắm được cách nối các vế câu ghép thích hợp.
- Làm được BT1, 2 mục III.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - HS1: Thế nào là câu ghép? Cho VD?
 - Lớp nhận xét, GV ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 GV nêu nhiệm vụ học tập. 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT 1, Cả lớp đọc thầm lại các câu văn rồi tự làm bài.
- 1 số em trình bày kết quả. Cả lớp và GV chốt lại lời giảng đúng.
+ Câu a: Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi..
+ Câu b: Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra..
+ Câu c: Trời càng nắng gắt gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV nhắc HS chú ý: Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp để điền vào ô trống.
- HS làm bài. 1số em trình bày trước lớp.Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
 a - ... càng... càng...
 b -... mới... đã..., ...cha...đã..., ...vừa...đã...
 c -... bao nhiêu... bấy nhiêu...
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV đưa một số mẫu câu cho HS phát hiện nhanh để củng cố về nối câu ghép bằng cặp từ hô ứng. Tổng kết giờ học.
Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt: 
Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS 1: Nêu quy tắc công thức tính diện tích hình thang.
- HS 2: Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS 3: Nêu quy tắc, công thức tính dện tích hình bình hành.
- HS 4: Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
Lớp nhận xét. GV ghi điểm.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: ôn tập
Bài 1(Làm miệng – HSKG). Một HS đọc đề toán, lớp đọc thầm.
- Bài toán cho gì? ( Cho hình thang vuông ABCD có AB = 4cm, DC = 5cm, AD = 3cm. Nối D với B được 2 hình tam giác ABD và BDC.)
- Bài toán yêu cầu tìm gì? 
GV: Để làm bài toán này, trước hết ta phải làm gì? ( Ta phải vẽ hình). HS vẽ hình và điền các chỉ số mà bài đã cho.
- Em hãy nêu các bước tính của bài toán? 
+ Tính diện tích tam giác ABD.
+ Tính diện tích tam giác ADC.
+ Tính tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC
HS giải bài toán vào vở.Sau đó, đổi chéo vở để chữa.
Bài 2: - GV gợi ý cho HS giỏi có thể tính theo cách khác: Nhận xét độ dài đáy tam giác bằng đáy hình bình hành, chiều cao hình tam giác và hình bình hành cũng bằng nhau. Suy ra Stam giác = Shbh.
HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành và hình tam giác để làm. GV chấm và gọi HS chữa bài.
Cho HS nhắc lại: Diện tích tam giác KPQ bằng tổng diện tích của 2 hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
Bài 3: HS tự giải bài toán vào vở, 1 em giải vào bảng phụ.GV treo bảng chữa bài, chốt lại cách tính:
- Tính bán kính hình tròn.
- Tính diện tích hình tròn.
- Tính diện tích hình tam giác vuông ABC.
- Tính diện tích hình tròn được tô màu.
3. Củng cố dặn dò: (5 phút)
 HS nhắc lại nd bài ôn. GV khắc sâu.Tổng kết giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 sang tuan 24 CKTKNGTKNS.doc