Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25

 I / Yêu cầu : HS cần:

 -Kiểm tra về:

 + Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

 + Giải bài toán có liên quan đến thể tích hình hộp chữ nhật.

 - Tính chính xác, trình bày sạch đẹp

 II / Chuẩn bị: Đề Kiểm Tra

 * Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

 1) Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp.

 A . 18% B . 30%

 C . 40 % D . 60 % (2 điểm)

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/3 Ngày giảng 7/3/2011
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Toán
Tiết 121:Kiểm tra
 I / Yêu cầu : HS cần:
 -Kiểm tra về:
 + Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 + Giải bài toán có liên quan đến thể tích hình hộp chữ nhật.
 - Tính chính xác, trình bày sạch đẹp
 II / Chuẩn bị: Đề Kiểm Tra
 * Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 1) Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp.
 A . 18% B . 30%
 C . 40 % D . 60 % (2 điểm)
 2) Biết 2 % của một số là 10. hỏi số đó bằng bao nhiêu?
 A . 10 B. 20
 C . 30 D. 40 (2 điểm)
 *Phần 2: Giải bài toán (6 điểm)
 Một phòng học dạng hình ộp chữ nhạt có chiều dài 10m, chiều rộng 5,5m, chiều cao 3,8m. nếu mỗi người làm việc trong phòng đó điều cần có 6m3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m3. 
 III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC: Em hãy nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
3) Bài mới:
 a) GTB : GV gt ghi bảng Đề Kiểm tra ở mục II
b) Nhắc nhở HS trước khi làm bài:
 - Đọc kĩ đề bài.
 - Tính chính xác.
 - Trình bày sạch đẹp.
c) Cho HS làm bài – GV theo dõi. 
4) Thu bài. 
5) Dặn dò: 
 + GV nhận xét cụ thể tiết học.
 + Dặn HS chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo thời gian.
- Hát.
- 2 HS đáp.
- HS ghi đề kiểm tra vào giấy.
- Lớp nghe.
- HS làm bài.
- HS nộp bài theo tổ.
-Lớp nghe.
-Lớp nghe.
Tập đọc
Tiết 49:Phong Cảnh Đền Hùng.
 I / Yêu cầu : HS cần:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 Trả l[]oif được các câu hỏi trong SGK.
 - Có thái độ: Biết ơn các vua Hùng
 II / Đồ dùng dạy - học : 
 Hình sgk/68, Bảng phụ ghi sẵn đoạn 2 đọc diễn cảm.
 III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTB: Bài “Hộp thư mật”
3) Bài mới :
 a)GTB:-Cho HS xem và mô tả nội dung hình sgk/46
 - GV giới thiệu ghi bảng tên bài: 
 Phong Cảnh Đền Hùng.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc :
 - GV đọc mẫu.
 - Cho HS đọc nối tiếp bài .
 - Cho HS nêu và luyện đọc từ khó.
 - Mời em đọc chú giải.
 - Cho HS đọc theo cặp.
 - Mời em đọc cả bài.
 - GV đọc mẫu.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
(?)+ Hãy nêu những điều em biết về vua Hùng.
 + Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
 + Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thống đó.
 + Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
 “Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
 d) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Cho HS đọc nối tiếp lại bài.
 - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2.
 - Cho HS luyện đọc bài theo cặp đoạn 2
 - Cho HS thi đọc diễn cảm – GV nhận xét, tuyên dương cá nhân đọc hay.
4) Củng cố :
 - Mời em đọc bài. 
 -(?) Bài đọc có nội dung như thế nào? (HS đáp – GV nhận xét , bổ sung ghi bảng nội dung bài). 
 -GDHS: Biết ơn các vua Hùng
5) Dặn dò :
 - GV nhận xét cụ thể tiết học. 
 - Dặn HS chuẩn bị bài: Cửa sông.
 -Hát.
 - 3 HS đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- Lớp quan sát, 2 HS mô tả hình 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
-Lớp nghe.
- 3 HS đọc nối tiếp bài theo đoạn.
- Lớp nêu, 3 HS đọc từ khó.
- 1HS đọc chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1 HS đọc to
- Lớp nghe.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đáp. 
- 1 HS đáp. 
 Lớp nhận xét 
- 1 HS đáp. 	 
- 2 HS đáp.
 - 3 HS đọc nối tiếp lại bài.
- Lớp nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 nhóm 4 thi đọc đoạn 2 – Lớp bình chọn cá nhân đọc hay.
- 1 HS đọc to. 
- 3 HS nối tiếp nhau nêu – Lớp bổ sung 
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
Đạo đức
Thực hành giữa học kì II
 I / Yêu cầu : HS cần :
 - Biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu tổ quốc VN.
 - Thực hành vẽ tranh, sưu tập tranh ảnh, bài hát, bài thơ nói về chủ đề: Em yêu quê 
 em, yêu tổ quốc VN. Nêu được tầm quan trọng của UBND xã.
 - Có ý thức: Yêu quê hương, đất nước và con người VN.
 II / Đồ dùng dạy – học :
 HS : Tranh về đất nước và con người VN. Bút màu, giấy vẽ.
 III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC: - Em biết gì về đất nước và con người VN?
 - Em yêu tổ quốc VN như thế nào?
3) Bài mới :
 a) GTB: GV gt ghi bảng tên bài: Thực hành giữa học kì II 
 b) Hướng dẫn thực hành:
* HĐ1: Cho HS hoạt động nhóm 5 công việc sau:
 Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ hoặc vẽ tranh về quê hương em, về tổ quốc VN.
 - Gọi HS trình bày kết quả – GV nhận xét, kết luận.
* HĐ2: Cho HS hoạt động cá nhân công việc:
 + Gia đình em đã từng đến UBND xã để làm gì?
 + Liệt kê các hoạt động mà UBND xã đã làm cho trẻ em.
 - Gọi HS trình bày kết quả – GV nhận xét, kết luận.
4) Củng cố :
 - Em thể hiện tình yêu quê hương, đất nước VN như thế nào?
 - Ta cần có thái độ, hành vi như thế nào khi đến UBND xã, phường?
- GDHS: Yêu quê hương, đất nước và con người VN.
5) Dặn dò :
 P GV nhận xét cụ thể tiết học.
 P Dặn HS chuẩn bị bài: Em yêu hoà bình.
- Hát.
- -1 HS đáp.
- 1 HS đáp..
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Hoạt động nhóm 5 theo công việc được giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả – Lớp nhận xét, bổ sung.
- Hoạt độnâcs nhân theo công việc được giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả – Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS đáp.
- 1 HS đáp.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
Thể dục GV chuyên dạy
Ngày 8-3 nghỉ mít tinh
Ngày soạn : 7/3 Ngày giảng 9/3/2011
Toán
Tiết 122: Bảng đơn vị đo thời gian.
 I / Yêu cầu : HS biết:
 - Tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một đơn vị đo thời gian thông dụng.
 - Năm nào đó thuộc thế kỉ nào. Đổi đơn vị đo thời gian.
 - Bài tập cần làm: 1, 2, 3(a).
 Bài tập dành cho HS khá giỏi: 3(b).
 - Có ý thức: Đọc – viết, chuyển đổi nhanh, chính xác đơn vị đo thời gian.
 II / Đồ dùng dạy – học :
 Bảng nhóm.
 III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC: Em hãy nêu cách tính diện tích sung quanh và diện tích toàn phần , thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
3) Bài mới:
a) GTB: GV gt ghi bảng tên bài Bảng đơn vị đo thời gian.
b) Dẫn bài:
 *Em hãy viết tên và nêu các đơn vị đo thời gian đã học
 (?) + Một thế kỉ gồm bao nhiêu năm?
 + Một năm có bao nhiêu tháng?
 + Một năm thường có bao nhiêu ngày? 
 + Một năm nhuận có bao nhiêu ngày?
 + Mấy năm có một năm nhuận ?
 + Một tuần lễ có bao nhiêu ngày?
 + Một ngày có bao nhiêu giờ?
 + Một giờ có bao nhiêu phút?
 + Một phút có bao nhiêu giây?
 + Năm nhuận có đặc điểm gì?
 + Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày?
 + Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
* GV lần lượt ghi bảng và cho HS đổi các đơn vị sau:
 - Một năm rưỡi =  tháng
 - giờ =  phút.
 - 0,5 giờ =  phút.
 - 216 giờ =  phút.
c) Hướng dẫn làm bài tập:
 * Bài 1: Bài tập yêu cầu gì? 
 - Cho HS suy nghĩ và nêu kết quả – GV nhận xét, kết luận đáp án đúng:
 + Kính viễn vọng năm 1671 thế kỉ 17
 + Đầu máy xe lửa năm 1804 thế kỉ 19
 + Ôtô năm 1886 thế kỉ 19
 + Máy tính điện tử năm 1646 thế kỉ 20
 + Bút chì năm 1794 thế kỉ 18
 + Xe đạp năm 1869 thế kỉ 19
 + Máy bay năm 1903 thế kỉ 20
 + Vệ tinh nhân tạo năm 1957 thế kỉ 20
* Bài 2:- Bài tập yêu cầu gì?
 - Cho HS làm bài – GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
 a) 6 năm = 72 tháng b) 3 giờ = 180 phút
 4năm 2 tháng = 50 tháng 1,5 giờ = 90 phút
 3 năm rưởi = 42 tháng giờ = 45 phút.
 3 ngày = 72 giờ 6 phút = 360 giây
 0,5 ngày = 12 giờ phút = 30 giây
 3 ngày rưỡi = 84 giờ 1 giờ = 60 giây.
* Bài 3:- Bài tập yêu cầu gì?
 - Cho HS làm bài – GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
 a) 72 phút = 1,2 giờ 
 270 phút = 4,5 giờ 
Dành cho HS khá giỏi 
Cho HS làm bài - GV nhận xét, chữa theo đáp án:
 b) 30 giây = 0,5 phút.
 135 giây = 2,25 phút
4) Củng cố :
 + Em hãy nêu các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ của chúng.
+ GDHS: Đọc – viết, chuyển đổi nhanh, chính xác đơn vị đo thời gian.
 5) NXDD:
 + GV nhận xét cụ thể tiết học.
 + Dặn HS chuẩn bị bài: Cộng số đo thời gian.
- Hát.
- 4 HS nêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đáp.
- 100 năm.
-  12 tháng.
-  365 ngày.
-  366 ngày.
- 4 năm.
-  7 ngày.
-  24 giờ.
- 60 phút.
60 giây.
Chia hết cho 4.
-  tháng 1,3,5,7,8 12.
- 28 ngay (năm nhuận có 29 ngày).
- 4 HS lần lượt đổi trên bngr và giải thích cách đổi (như sgk/129) – Lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn.
-2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 8 HS lần lượt nêu kết quả – Lớp nhận xét, bổ sung.
-2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS làm trên bảng – lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc to yêu câug bài tập
- 2 HS làm trên bảng nhóm, làm xong gắn lên bảng lớp– lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn.
Dành cho HS khá giỏi 
-2 HS nêu.
-Lớp nghe.
-Lớp nghe.
-Lớp nghe.
Kể chuyện
Tiết 25:Vì muôn dân.
 I / Yêu cầu : HS cần:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
 - Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Ca ngợi Trần Hưng Đạo là người cao thượng , biết cách cư xử vì đại nghĩa.
 - Có ý thức: tinh thần đoàn kết
 II / Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh họa sgk /73.
  ... m được các BT ở mục III.
 - Có ý thức: Sử dụng, linh hoạt, chính xác cách lặp từ ngữ để liên kết câu trong hoạt động nói – viết.
II / Đồ dùng dạy – học :
 Bảng nhóm.
III / Hoạt động dạy – học:
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC: Mời em đọc to ghi nhớ về câu ghép nối các vế câu bằng cặp từ hô ứng.
3) Bài mới :
 a) GTB:GV gt ghi bảng tên bài Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
 b) Phần nhận xét:
 *Bài 1: Mời em đọc to yêu cầu và nội dung bài tập
 - Cho HS làm bài theo nhiệm vụ:
 · Đọc thầm đoạn văn.
 · Dùng bút chì gạch dưới một gạch dưới những từ ngữ in nghiêng lặp lại ở câu trước.
 - Gọi HS trình bày kết quả – GV nhận xét, kết luận.
 *Bài 2: Mời em đọc to yêu cầu bài tập.
 - Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên (ở bài tập 1) có còn gắn bó với nhau không? 
 - GV kết luận: Nếu thay thế từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung 2 câu không còn ăn nhập gì với nhau, vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau.
 *Bài 3: (?) Việc lặp lại từ trong trường hợp trên có tác dụng gì?
 GV kết luận: Hai câu nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các vế câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
 c) Ghi nhớ: Mời em đọc ghi nhớ sgk/71.
 d)Hướng dẫn HS làm bài tập : 
 * Bài 1: Mời em nêu yêu cầu và nội dung bài tập.
 - Cho làm bài HS cá nhân theo nhiệm vụ: 
 · Đọc kĩ 2 đoạn văn a, b.
 · Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu.
 - GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
 * Bài 2 : Mời em nêu yêu cầu bài tập.
 - Cho HS làm bài cá nhân theo nhiệm vụ:
 § Đọc kĩ đoạn văn và các từ trong ngoặc đơn.
 § Chọn các từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào ô trống để các câu, các đoạn đượ lien kết với nhau.
 - Gọi HS trình bày kết quả -GV nhận xét kết luận bài làm đúng (Thứ tự cần điền: thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá sông, cá chim, tôm).
4) Củng cố:
 - Mời em đọc ghi nhớ sgk/71.
 - GDHS: Sử dụng, linh hoạt, chính xác cách lặp từ ngữ để liên kết câu trong hoạt động nói – viết.
5) Dặn dò : 
 P GV nhận xét cụ thể tiết học .
 PDặn HS chuẩn bị bài: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
-Hát.
- 2 HS đọc to.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
-2 HS đọc to.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
2 HS nêu kết quả – Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to
- 3 HS nêu ý kiến – Lps nhận xét, bổ sung.
- Lớp nghe.
- 3 HS nêu ý kiến – Lps nhận xét, bổ sung.
- Lớp nghe.
- 3 HS đọc to ghi nhớ.
-1 HS đọc to yêu cầu bài tập.
- 3 HS làm trên bảng nhóm, làm xong gắn lên bảng lớp – các HS còn lại làm vào vở và nhận xét bài bạn.
- Lớp nghe.
-1 HS đọc to.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
- 2 HS trình bày kết quả-lớp nhận xét
-2 HS đọc to ghi nhớ.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
Tập làm văn
Bài dạy : Tả đồ vật ( Kiểm tra viết)
 I / Yêu cầu : HS cần :
 - Củng cố kiến thức về văn tả đồ vật.
 - Viết được bài văn đủ 3 phần (MB, TB, KB) rõ ý, dùng từ đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
 - Có ý thức: Sử dụng và bảo quản tốt các đồ vật của bản thân
 II / Đồ dùng dạy – học:
 Bảng phụ ghi sẵn đề bài.
 III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
3) Bài mới :
a)GTB: GV gt ghi bảng tên bài
 Tả đồ vật (kiểm tra viết) 
b) Hướng dẫn HS làm bài:
 - GV gắn bảng phụ ghi sẵn đề bài.
 - Mời em đọc to gợi ý trong sgk.
 - GV nhắc nhở HS những điều cần thiết khi làm bài.
c) Cho HS làm bài – GV theo dõi.
d) Thu bài.
4) Củng cố :
 - Em hãy nêu những điều cần ghi nhớ về văn tả đồ vật.
 -GDHS: Sử dụng và bảo quản tốt các đồ vật của bản thân
5) Dặn dò : 
 - GV nhận xét cụ thể tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài: Tập viết đoạn đối thoại.
- Hát 
- - 1HS nêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
-2 HS nối tiếp nhau đọc.
- 2 HS đọc to.
- Lớp nghe.
- HS làm bài.
- HS nộp bài theo tổ.
- 2 HS đáp.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
Aâm nhạc Gv chuyên dạy
Ngày soạn : 9/3 Ngày giảng 11/3/2011
Toán 
 Bài dạy : Luyện tập.
 I / Yêu cầu : HS cần :
 - Củng cố cộng, trừ số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - Bài tập cần làm: 1(b), 2, 3.
 Bài tập dành cho HS khá giỏi: bài 1(a), 4.
 - Có ý thức: Tính chính xác
 II / Đồ dùng dạy – học :
 Bảng nhóm.
 III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC : 
 Em hãy nêu các bước tiến hành trừ số đo thời gian.
3) Bài mới:
 a) GTB : GV gt ghi bảng tên bài: Luyện tập.
b) Hướng dẫn làm bài tập:
 * Bài 1/a: Dành cho HS khá giỏi.
 Cho HS xác định yêu cầu và làm bài - GV nhận xét, chữa
 Bài 1/b: Bài tập yêu cầu gì?
 - Em hãy nêu cách chuyển đổi số đo thời gian từ đơn vị lớn về đơn vị bé.
 - Cho HS làm bài – GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
 * Bài 2: - Bài tập yêu cầu gì?
 - Cho HS làm bài – GV nhận xét, kết luận phép tính đúng:
 Kết quả: a) 15 năm 11 tháng
 b) 10 ngày 12 giờ
 c) 20 giờ 9 phút.
 * Bài 3: - Bài tập yêu cầu gì?
 - Cho HS làm bài – GV nhận xét, kết luận phép tính đúng:
 Kết quả: a) 1 năm 7 tháng.
 b) 4 ngày 18 giờ
 c) 7 giờ 38 phút.
* Bài 4: Dành cho HS khá giỏi.
Mời em đọc bài toán.
 + Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu ta tìm gì? Em hãy nêu cách tính.
 + Cho HS làm bài – GV nhận xét, kết luận bài giải đúng.
 Đáp số: 469 năm.
4) Củng cố :
 + Em hãy nêu các bước tiến hành cộng, trừ số đo thời gian.
 + GDHS: Tính chính xác
 5) Dặn dò:
 P GV nhận xét cụ thể tiết học.
 P Dặn HS chuẩn bị bài: Nhân số đo thời gian.
- Hát.
- 2 HSnêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
HS khá giỏi làm bài
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập.
- 2 HS nêu.
-2 HS làm trên bảng – Lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập.
-3 HS tính trên bảng - Lớp nhận xét
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập.
-3 HS tính trên bảng - Lớp nhận xét
HS khá giỏi:
- HS đọc bài toán.
- HS đáp.
- 3 HS giải bài toán trên bảng nhóm, giải xong gắn lên bảng lớp – HS khá giỏi khác làm vào vở và nhận xét bài bạn.
- 2 HS đáp.
-Lớp nghe.
-Lớp nghe.
-Lớp nghe.
 Tập làm văn 
 Tiết 50: Tập viết đoạn đối thoại.
 I / Yêu cầu : HS cần :
 - Dựa theo truyện Thái Sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
 - HS khá giỏi: biết phân vai để đọc lời màn kịch (BT2, 3).
 - Có ý thức: Nói – viết chính xác đoạn đối thoại.
II / Đồ dùng dạy – học : 
 Bảng nhóm.
III / Hoạt động dạy – học :
GV
HS
1) Ổn định :
2) KTBC : 
 Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
3) Bài mới :
 a) GTB : GV giới thiệu ghi bảng tên bài
 Tập viết đoạn đối thoại.
 b)Hướng dẫn HS làm bài tập:
 *Bài 1: Bài tập yêu cầu gì?
 - Mời em đọc đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ”.
 - Mời em giới thiệu đề bài mà mình đã chọn.
*Bài 2: Bài tập yêu cầu gì?
 - Cho HS hoạt động nhóm 4 công việc sau:
 + Đọc lại nội dung bài.
 + Dựa thêm gợi ý viết tiếp lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch.
 - Gọi HS trình bày kết quả – GV nhận xét, kết luận.
*Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
 - Bài tập yêu cầu gì?
 - Cho HS khá giỏi hoạt động nhóm 4 công việc sau: Phân vai đọc màn kịch đã viết được ở bài tập 2.
 - Cho các nhóm thi đọc màn kịch theo lối phân vai – GV nhận xét, khen nhóm, cá nhân đọc hay
 4) Củng cố :
 - Khi đọc hoặc viết đoạn đối thoại em cần lưu điều gì?
 -GDHS: Nói – viết chính xác đoạn đối thoại.
5) Dặn dò: 
 - GV nhận xét cụ thể tiết học.
 - Dặn HS về nhà: Tập viết đoạn đối thoại (tt)
- Hát.
- 2HS nêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
-2 HS nêu yêu cầu bài tập.
-2 HS đọc to – Lớp nghe và chú ý đến lời thoại giữa các nhân vật. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hoạt động nhóm 4 theo công việc được giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả – Lớp nhận xét
Dành cho HS khá giỏi
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập.
- Hoạt động nhóm 4: Phân vai đọc màn kịch.
- Các nhóm thi đọc màn kịch theo lối phân vai - Lớp nhận xét.
- 2 HS đáp.
- Lớp nghe
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
Mĩ thuật GV chuyên dạy
I / Yêu cầu: HS biết:
 - Biết tác dụng của việc thực hiện vệ sinh.
 - Học tốt.
 - Báo cáo, đánh giá được ưu khuyết điểm của tuần qua.
 Thi hỏi đáp nhanh kiến thức đã học tuần 25.
 - Có ý thức: học tập tích cực.
II / Đồ dùng dạy học:
III / Hoạt động lên lớp: 
GV
HS
1) Đánh giá hoạt động tuần 25:
 - Gọi các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua tuần 25.
 - GV nhận xét, đánh giá chung, nêu những ưu điểm lớp cần phát huy mặt tồn tại lớp cần khắc phục
 2) GV phổ biến kế hoạch tuần 26:
Thi đua dạy tốt – học tốt.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
.................................
 3) Trò chơi :
 GV cho HS chơi theo luật :
Chia lớp làm 2 nhóm thi hỏi đáp nhanh kiến thức đã học ở 2 môn : toán và tiếng việt trong tuần 25.
HS nhóm1 hỏi – HS nhóm 2 trả lời và ngược lại. Trong thời gian 10 phút nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng cuộc. 
4) Tổng kết giờ SHL :
 GV tổng kết giờ SHL và nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra
-Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua – Lớp bổ sung.
- Lớp nghe.
- HS nghe và thực hiện theo kế hoạch.
- HS chơi theo luật.
- Lớp nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc