Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2

TUẦN 25

Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012

TẬP ĐỌC

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ, bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- HS đọc bài “Hộp thư mật” và nêu ND của bài.

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới: (30 phút)

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV nêu nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm.HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài (2 lượt), kết hợp đọc các từ ngữ khó trong bài:

Nghĩa Lĩnh, xoè hoa, uy nghiêm, hoành phi, sừng sững, cuồn cuộn, Ngã Ba Hạc,

- HS đọc phần Chú giải.

- HS đọc bài theo cặp.

- 1HS đọc lại cả bài.

- GVđọc mẫu toàn bài.

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
Phong cảnh đền Hùng
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS đọc bài “Hộp thư mật” và nêu ND của bài.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm.HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài (2 lượt), kết hợp đọc các từ ngữ khó trong bài: 
Nghĩa Lĩnh, xoè hoa, uy nghiêm, hoành phi, sừng sững, cuồn cuộn, Ngã Ba Hạc,
- HS đọc phần Chú giải.
- HS đọc bài theo cặp. 
- 1HS đọc lại cả bài. 
- GVđọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
YC HS đọc lướt bài, trao đổi theo cặp và trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Bài văn viết về cảnh vật gì? ở nơi nào? Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
*HS trả lời từng câu. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời.
* YC HS trao đổi tìm nội dung của bài.
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài.
- GV HD đọc diễn cảm và đọc mẫu đoạn 2.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- HS nhắc lại ND bài. GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Nghe - viết: Ai là thuỷ tổ loài người?
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả.
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 HS viết lời giải 3 câu đố( BT 3, tiết chính tả trước)
2. Dạy bài mới: (5 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết
- GV đọc toàn bài chính tả “Ai là thuỷ tổ loài người?” Cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc lại bài chính tả. Trả lời câu hỏi: Bài chính tả nói về điều gì?
 (Cho biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này).
- Cả lớp đọc thầm bài chính tả. GV lưu ý HS cách viết.
- HS luyện viết các từ: Chúa Trời, A- đam, Ê- va, Trung Quốc, Nữ Oa, Bra- hma, Sác- lơ đác-uyn.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở. GV đọc lại cho HS khảo bài. GV chấm chữa bài và nhận xét.
- 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Hoạt động 3: Luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng bài tập. 1 HS đọc phần chú giải.
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện và tự suy nghĩ làm bài
- HS tiếp nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
 + Tên riêng trong bài: Khổng Tử, Chu Văn Khang, Ngũ Đế, Chu, CửaPhủ,
 Khương Thái Công.
	+ Cách viết các tên riêng đó: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện và nói về tính cách của anh chàng mê đồ cổ.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn ghi nhớ quy tắc viết hoa.
Toán
Kiểm tra định kì
I. Mục tiêu:
- Tỉ số phần trăm và liên quan đến giải toán về tỉ số phần trăm.
- Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt.
- Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. Đề bài:
Phần I:
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1. Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS cả lớp.
A. 18%	B. 30%	C. 40%	D. 60%
2. Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu ?
A. 10	B. 20	C. 30	D. 40
3. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật sau:
 A 12cm B
A. 14 cm2
B. 20 cm2
C. 24 cm2	
D. 34 cm2
 C 5cm D
4. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình dưới đây:
1cm
A. 6,28 m2
3cm
B. 12,56 m2	
C. 21,68 m2
D. 50,24 m2
Chạy 25%
Nhảy 50%
5. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao 
của 100 HS lớp 5 được thể hiện trưên biểu đồ hình quạt bên. 
Bơi 12%
Trong 100 HS đó, số HS thích bơI là:
Đá cầu 13% 25%
A. 12 HS	B. 13 HS	C. 25 HS	D. 50 HS
Phần II:
1. Viết tên mỗi hình: 
2. Giải bài toán:
Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, rộng 5,5 m, chiều cao 3,8m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6m3 không khí thì có thể thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh trong phòng đó, Biết rằng lớp chỉ có 1 GV và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2 m3.
III. Hướng dẫn đánh giá:
Phần 1: 6 điểm
Phần 2: 4 điểm (Bài 1: 1 điểm; Bài 2: 3 điểm).
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Toán
Bảng đơn vị đo thời gian
I. Yêu cầu cần đạt: 
Biết: - Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị thời gian thông dụng.
Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
Đổi đơn vị đo thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 GV nhận xét và trả bài kiểm tra.
2. Dạy bài mới: (30phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Ôn tập các đơn vị đo thời gian:
- YC HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học. HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- HS cho biết: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo là những năm nào?
- HS nhận xét các đặc điểm của năm nhuận vàđi đến kết luận: số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
- HS nêu tên các tháng và số ngày của từng tháng. GV HD cách nhớ số ngày của các tháng dựa vào 2 nắm tay.
- HS nêu mối quan hệ giữa ngày, giờ, phút, giây.
- HS trả lời GV ghi tóm tắt lên bảng.HS nhắc lại.
- YC HS nêu cách đổi và đổi các đơn vị đo sau:
5 năm = .tháng 3 giờ = .phút 216 phút =.giờphút
Một năm rưỡi = .tháng giờ =.phút 216 phút =.giờ
Hoạt động 3: Luyện tập HS làm các bài tập ở SGK
Bài 1: Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử.
 - HS đọc YC của bài, suy nghĩ và trả lời miệng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại bài làn đúng.
 Thế kỉ 17, Thế kỉ 18, Thế kỉ 119, Thế kỉ 119, Thế kỉ 19, Thế kỉ 20, Thế kỉ 20 
Bài 2, HS đọc YC của bài. Tự làm bài vào vở. Mỗi bài cho 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Gọi HS nêu cách đổi và kết quả bài tập. 2HS gắn bài ở bảng nhóm, cả lớp nhận xét, GV kết luận.
6 năm = 72tháng 4 năm 2 tháng = 50 tháng 3 năm rưỡi = 42tháng..
Bài 3a. HS làm tương tự bài 2 rồi chữa bài.
72 phút = 12 giờ 270 phút = 3giờ rưỡi
Học sinh khá-giỏi: Làm đủ 3 bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Sấm sét đêm giao thừa
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn:
- Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
- Cuộc chiến đấu tại sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
II. Phương tiện dạy học: 
 Tranh, ảnh minh hoạ; Bản đồ
IIi. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS nêu ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
- HS làm việc theo nhóm 4: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
+ Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968?
+ Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- Đại diện các nhóm trả lời (mỗi nhóm trả lời 1 câu), nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
Hoạt đông 3: Kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- HS trao đổi nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời. 
 (Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận dàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh tại VN)
- Một vài HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- HS nhắc lại ND bài. 
- GV nhận xét giờ học. GV dùng sơ đồ để khái quát lại toàn bộ nội dung bài học:
 Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. . 
jghjhgjhgj
Cách mạng VN tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
 Huế
 Đà Nẵng.
 Nơi khác.
Mĩ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, hoang mang, lo sợ.
 Nha Trang.
 Sài Gòn
 Cần Thơ.
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết cách sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được bài tập 2 ở mục III.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS làm lại BT 1 và 2 của tiết LTVC trước.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Nhận xét
Bài tập 1: HS đọc YC của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HS đọc YC của bài, thử thay thế từ “đền” ở câu thứ 2 bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời. 
 Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ nhà, chùa, trường lớp thì nội dung 2 câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau
- 2 HS đọc lại câu văn khi đã thay thế.
Bài tập 3: HS đọc YC của bài, suy nghĩ, trả lời. GV kết luận câu trả lời đúng. 
 Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa hai câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
Hoạt động 3: Ghi nhớ
 3 HS đọc ND phần ghi nhớ. 2 HS nói lại và nêu VD minh hoạ.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài tập 2:
- GV nêu YC của bài tập. Cả lớp đọc thầm từng câu, từng đoạn văn, suy nghĩ, chọn tiếng thích hợp đã cho trong ngoặc đơn điền vào ô trống trong VBT. 2 HS làm bài vào bảng nhóm.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét.
- 2 HS gắn bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét. GV chốt lại bài làm đúng.
 Các từ lần lượt cần điền vào chỗ trống là: thuyền, thuyề ... đúng”
- GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho HS chơi: Chọn 3 HS làm giám khảo,1 em làm quản trò.
+ Quản trò lần lượt đọc các câu hỏi ở SGK trang 100- 101, HS trao đổi nhóm 4 sau đó trả lời bằng cách giơ thẻ ghi các câu a, b, c, d. Giám khảo quan sát, nhóm nào chọn câu trả lời đúng ghi được 10 điểm.
+ Câu 7 các nhóm trả lời bằng cách ghi vào bảng.
+ Nhóm nào ghi được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc.
- Cả lớp tiến hành trò chơi. GV quan sát nhận xét, tuyên dương HS
- Mỗi câu trả lời cho một số HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhắc lại ND ôn tập của giờ học.
- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
Toán
Cộng số đo thời gian
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Thực hiện cộng số đo thời gian
- Ví dụ 1: GV nêu VD1(SGK), cho HS nêu phép tính tương ứng:
3giờ 15 phút+ 2 giờ 35 phút = ?
GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính (Như SGK)
- Ví dụ 2: GV nêu bài toán, HS nêu phép tính tương ứng.YC HS tự đặt tính và tính, sau đó nhận xét kết quả.
GV HD cách đổi: 83 giây = 1 phút 23 giây
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây
Hoạt động 3: Thực hiện cộng số đo thời gian
- Ví dụ 1: GV nêu VD1(SGK), cho HS nêu phép tính tương ứng:
3giờ 15 phút+ 2 giờ 35 phút = ?
GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính ( Như SGK)
- Ví dụ 2: GV nêu bài toán, HS nêu phép tính tương ứng. YC HS tự đặt tính và tính, sau đó nhận xét kết quả.
GV HD cách đổi: 83 giây = 1 phút 23 giây
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây
- Từ 2 VD YC HS rút ra cách cộng các số đo thời gian.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài tập 1(dòng 1,2): HS tự làm bài. 2em làm vào bảng nhóm.
- GV HD thêm cho học sinh yếu cách đặt tính và phần đổi đơn vị đo.
- HS báo cáo kết quả làm bài .Cả lớp và GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = 13 năm 2tháng
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = 9 giờ 37 phút
3ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ = 8 ngày 11 giờ
4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây = 9 phút 28 giây
Bài tập 2: HS đọc bài toán, phân tích bài toán để tìm ra phép tính, sau đó làm vào vở. 1HS làm vào bảng nhóm.
- HS chữa bài . GV kết luận bài làm đúng.
Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết thời gian là: 
 2giờ 20 phút + 35 phút = 2giờ 55 phút
HS khá-giỏi: làm đầy đủ 2 bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- 1HS nhắc lại cách cộng các số đo thời gian.
- GV nhận xét giờ học.
Kể chuyện
Vì muôn dân
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Vì muôn dân”.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa câu chuyện: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ truyện.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS kể việc làm tốt góp phần bào vệ rật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà các em biết.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: GV kể chuyện “Vì muôn dân”
 - Kể lần 1. GV giải thích các từ ngữ: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát.
- Kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ trên bảng.
Hoạt động 3: HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a. Kể chuyện trong nhóm
- HS dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện theo cặp, sau đó kể lại cả chuyện. 
 - Kể xong, trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện. 
 - Nêu ý nghĩa câu chuyện: Hiểu được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, truyền thống đoàn kết, hòa thuận.
b. Thi kể chuyện trước lớp
- Mời 2-3 tốp HS thi KC theo tranh phóng to trên bảng lớp.
- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp bình chọn nhóm, bạn KC hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- HS nhắc lại ý nghĩa của chuyện. 
- GV nhận xét giờ học.
Tập đọc
Cửa sông
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó.
2. Hiểu các từ khó trong bài.
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình nghĩa thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút
- HS đọc bài “Phong cảnh đền Hùng” và nêu ND của bài.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.GV HD học sinh quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông. 1HS đọc chú giải từ “cửa sông”
- 6 HS tiếp nối nhau đọc bài (2 lượt), kết hợp luyện đọc từ khó trong bài. 
- HS đọc phần chú giải. GV giải nghĩa thêm “Cần câu uốn cong lưỡi sóng”: ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn.
- HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
* HS đọc thầm bài, trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
- Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “Tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
- HS khá: Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?
* HS trả lời từng câu. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời.
* HS trao đổi tìm nội dung của bài thơ.
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- 3 HS tiếp nối đọc diễn cảm 6 khổ thơ. GV HD đọc thể hiện diễn cảm đúng với ND từng khổ thơ.
- HD đọc diễn cảm khổ 4 và 5: GV đọc mẫu- HS luyện đọc diẽn cảm.
- HS nhẩm thuộc từng khổ và cả bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 01 tháng 3 năm 2012
Tập làm văn
Tả đồ vật
(Kiểm tra viết)
I. Yêu cầu cần đạt: 
HS viết được một bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh, ảnh một số đồ vật minh hoạ nội dung đề.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài (2 phút)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài (30 phút)
- Một HS đọc 5 đề bài trong SGK:
1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
2. Tả cái đồng hồ báo thức.
3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- GV: Có thể viết theo một đề bài khác với đề bài trong tiết học trước nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn.
- Ba HS đọc lại dàn ý bài.
 - HS làm bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị cho bài sau.
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách 
thay thế từ ngữ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Hiểu thế nào là là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác daụng của việc thay thế đó. 
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS làm lại bài tập 2 tiết LTVC trước.
- GV nhận xét tiết học.
2. Dạy bài mới: (5 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Phần nhận xét
Bài tập 1: 
- 1HS đọc YC bài tập. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, GV nhắc chú ý đếm từng câu văn. HS phát biểu. 
- GV kết luận: Đoạn văn có 6 câu, đều nói về Trần Quốc Tuấn .
- YC cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, gạch dưới những từ ngữ đều nói về Trần Quốc Tuấn.
- HS phát biểu ý kiến.1 em làm trên bảng phụ, GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: 
1HS đọc ND bài tập. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, so sánh với đoạn văn của bài tập 1, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Phần ghi nhớ
 2 HS đọc phần ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. 2HS nói lại ND phần ghi nhớ
Hoạt động 4: Phần luyện tập
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau, cho biết:
a. Mỗi từ in đậm thay thế cho từ ngữ nào?
b. Cách thay thế từ ngữ đó có tác dụng gì?
- 1 HS đọc YC bài tập. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, đánh số thứ tự các câu, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 2 HS làm vào bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm ở bảng phụ. GV chốt lại lời giải đúng.
 + Từ anh ở câu 2 thay thế cho từ Hai Long ở câu 1.
+ Cụm từ người liên lạc ở câu 4 thay cho người đặt hộp thư ở câu 2.
+ Từ đó ở câu 5 thay cho những vật gợi ra hình chữ V ở câu 4.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Trừ số đo thời gian
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải cácbài toán đơn giản.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian và làm lại bài tập 2 tiết trước.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Thực hiện phép trừ số đo thời gian
Ví dụ 1: GV nêu VD trong SGK, cho HS nêu phép tính tương ứng:
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
- GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính ( như SGK).GV bổ sung thêm.
Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán và nêu phép tính tương ứng:
3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ?
- Cho HS nêu nhận xét 20 giây không trừ được 45 giây, vì vậy cần lấy 1 phút đổi ra giây, chuyển về phép tính: 2 phút 80 giây - 2 phút 45 giây = ?
- HS thực hiện phép tính.
- YC HS từ 2 VD nêu cách trừ số đo thời gian.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: - GV cho HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Vài HS nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét bài ở bảng nhóm, thống nhất kết quả đúng.
a. 23phút 25 giây – 15 phút 12 giây = 8 phút 13 giây
b. 54 phút 21 giây – 21 phút 34 giây = 32 phút 47 giây
Bài 2: - HS tự làm bài vào vở. GV HD những HS nhóm 1 về cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian.
1 HS làm vào bảng nhóm. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
23ngày 12 giờ - 3 ngày 8 giờ = 20 ngày 4 giờ
14ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ = 10 ngày 22 giờ..
Bài 3 (Dành cho HS khá-giỏi)
- HS đọc đề bài, thống nhất phép tính tương ứng để giả bài toán, sau đó tự làm bài vào vở.
- 1HS trình bày bài trên bảng , cả lớp và GV nhận xét.
Người đó đi quảng đường AB hết thời gian là: 
8giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút – 15 phút = 1giờ 30 phút
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 HS nhắc lại cách trừ số đo thời gian. GV nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 sang tuan 25 CKTKNGTKNS.doc