I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi SGK).
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK (Phóng to).
III. Hoạt động dạy-học:
Tuần 31 Từ 21/4 26/4/ 2013 Thứ Ngày Môn Tiết CT Tên bài dạy Hai 22/4 SHDC Mĩ thuật 31 Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em Tập đọc 61 Công việc đầu tiên Toán 151 Phép trừ Đạo đức 31 BVTN thiên nhiên Ba 23/4 Tập làm văn 61 Ôn tập về tả cảnh Kể chuyện 31 KC được chứng kiến hoặc tham gia Toán 152 Luyện tập Lịch sử 31 Lịch sử địa phương Khoa học 61 Ôn tập: Thực vật và động vật Tư 24/4 Tập đọc 62 Bầm ơi Âm nhạc 31 Ôn: Dàn đồng ca mùa hạ Thể dục 62 Môn TT tự chọn Toán 153 Phép nhân LT & câu 61 MRVT: Nam và nữ Năm 25/4 Chính tả 31 Nghe - viết: Tà áo dài VN LT & câu 62 Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Toán 154 Luyện tập Địa lí 31 Địa lí địa phương Khoa học 62 Môi trường Sáu 26/4 Tập làm văn 62 Ôn tập về tả cảnh Thể dục 62 Môn TT tự chọn Toán 155 Phép chia Kĩ thuật 31 Lắp rô-bốt (tiết 2) SHTT 31 Sinh hoạt lớp Thứ hai, ngày 22 tháng 4 năm 2013 Tập đọc (Tiết 61) Công việc đầu tiên I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi SGK). II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK (Phóng to). III. Hoạt động dạy-học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu câu hỏi nội dung bài Tà áo dài VN, gọi HS trả lời. - Nhận xét, ghi điểm cho HS. 3. Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc. - Nêu: Bà Nguyễn Thị Định là người phụ nữ đầu tiên được phong thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam.Bài học hôm nay giúp các em hiểu về những ngày đầu tiên bà tham gia tuyên truyền CM. b. Luyệnđọc: - Cho HS giỏi đọc bài. - Chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “giấy gì?” + Đoạn 2: “Tiếp theo đến “rầm rầm” + Đoạn 3: Phần còn lại - Cho HS luyện đọc tiếp nối, lắng nghe, sửa lỗi phát âm nếu có. - Ghi bảng từ khó, cho HS luyện đọc. - Cho HS luyện đọc lại. - Đọc diễn cảm: Giọng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho CM. - Lời anh Ba khi nhắc nhở Út: ân cần; khi khen Út: mùng rỡ. - Lời Út mừng rỡ khi được giao nhiệm vụ. c. Tìm hiểu bài: Cho HS đọc thầm, nêu câu hỏi, cho HS thảo luận nhóm đôi rồi trả lời: * Đoạn 1+2: - Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? - Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? - Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn? * Đoạn 3: - Vì sao chị Út muốn được thoát li? - Chốt lại: Bài văn là đoạn hồi tưởng kể lại công việc đầu tiên Bà NTĐ tham gia CM. - Nội dung bài? - Giáo dục HS. d. Đọc diễn cảm: - Y/c HS nghe đọc, nêu cách đọc hay. - Đính bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn 3. - HD HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm. - Cho thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, bình chọn 4. Nhận xét- Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Hát - Lần lượt trả lời câu hỏi: + Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của người phụ nữ VN? + Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ VN khi mặc chiếc áo dài? + Nêu nội dung bài đọc. - QS tranh + mô tả hình ảnh trong tranh. - Lắng nghe. - 1 HS giỏi đọc bài. - Đánh dấu đoạn trong bài. - Đọc tiếp nối các đoạn (2 lượt). - Luyện đọc từ khó. - Đọc thầm bắng mắt. - 2, 3 HS luyện đọc, cả lớp theo dõi SGK. - Cả lớp lắng nghe. - Đọc thầm, trao đổi tìm hiểu câu trả lời, giải nghĩa từ khó. - Rải truyền đơn. - Chị Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy tìm cách giấu truyền đơn. - Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng. - Vì chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được việc gì đó cho CM. - Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm viêc lơn đóng góp công sức cho CM. - 1 HS đọc bài, HS tiếp nối nêu cách đọc hay. - Luyện đọc theo hướng dẫn. - Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm. - Lớp nhận xét, bình chọn. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán (Tiết 152) Phép trừ I. Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn. Làm bài tập 1, 2 , 3 II. Chuẩn bị: Viết sẵn BT 1, 2 lên bảng. III. Hoạt động dạy-học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm BTVN tiết 150 - Nhận xét, ghi điểm cho HS. 3. Dạy bài mới: a. Nêu y/c giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS hoạt động: - Ghi bảng phép tính a – b = c - Y/c HS: gọi tên các thành phần của phép tính - Khi thực hiện phép trừ phải lưu ý giá trị của a và b phải thế nào? - Nêu 1 số lưu ý khi thực hiện phép trừ: a – a = o a- o = a Bài 1: - Đọc y/c BT và ghi BT lên bảng. - Ghi bảng phép tính mẫu. - Gọi HS nêu cách thực hiện và thử lại phép trừ trên, sau đó lên thực hiện. - Gọi HS làm BT. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Tương tự các bước trên cho HS làm câu b, c (HS nêu cách trừ STP và PS) - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2: - Cho HS nêu y/c BT - T/c cho HS làm bài cá nhân. - Nhận xét, ghi điểm cho HS Bài 3: - Đọc bài toán. - Gọi HS tóm tắt bài toán. - Cho làm bài cá nhân. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4.Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm BTVN - Lắng nghe, xác định nhiệm vụ của bài học. - HS đọc phép tính - HS phát biểu phép trừ () - a phải lớn hơn hoặc bằng b - HS đọc lại phần ghi bảng như SGK - 1 HS nêu y/c BT. - Theo dõi trên bảng. - Trình bày phép trình đã cho. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bảng con. - Nhận xét, thống nhất kết quả. . 8923- 4157 = 4766 . 27069 – 9537 = 17532 a/- = ; - = 1 - = - = c/ 7,284 – 5,596 = 1,688 . 0,863 – 0,298 = 0,565 (Khi thực hiện HS phải đặt tính) - HS nêu y/c BT. - 2 HS làm bài trên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở. a/ x + 5,84 = 9,16 x = 9,16 – 5,84 x = 3,32 b/ x – 0,35 = 2,55 x = 2,55 + 0,35 x = 2,9 - HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong 2 phép tính trên. - Cả lớp theo dõi trong SGK - 1 HS tóm tắt trên bảng, cả lớp tóm tắt vào vở. HS giải bài toán cá nhân - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả: Bài giải Diện tích đất trồng hoa là: 540,8 – 385,5 = 155,3(ha) Tổng diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là: 540,8 + 155,3 = 696,1(ha) Đáp số: 696,1ha Rút kinh nghiệm tiết dạy: Đạo đức (Tiết 31) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên I. Mục tiêu: - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. - Có thái độ bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. * GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: 1. Các KNS cơ bản được giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta. - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên). - Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên). - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 2. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận nhóm. - Xử lí tình huống - Dự án - Động não. - Trình bày 1 phút. - Chúng em biết 3. - Hoàn tất một nhiệm vụ. II. Chuẩn bị: + Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên. III. Hoạt động dạy-học: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu câu hỏi nội dung bài BVTNTN đã học ở tiết 1 cho HS trả lời. + Kể tên các TNTN mà em biết? + Nêu ích lợi của TNTN đối với đời sống con người? + Nêu 1 số biện pháp BVTNTN. + Vì sao phải BVTNTN? - Nhận xét, đánh giá chung. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng. b. Hướng dẫn HS hoạt động. - Đính bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu học tập. - Y/c HS đọc nội dung trong phiếu, ghi bảng con các ý BV, không BV. Ví dụ: không BV ý:. Bảo vệ ý: . Phiếu học tập Hãy cho biết việc klàm nào BVTNTN, việc làm nào không BVTNTN bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp. Các việc làm BV KBV 1. Khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi 2. Đốt rẫy làm cháy rừng 3. Vứt rác thải, xác động vật vào nước ao, hồ. 4. Phun nhiều thuốc trừ sâu vào đất trồng. 5. Xả nhiều khói vào không khí. 6. Săn bắt, giết các động vật quí hiếm. 7. Trồng cây gây rừng. 8. Sử dụng điện hợp lí. 9. Phá rừng đầu nguồn. 10. Sử dụng nước tiết kiệm. 11. Xây dựng, BV các khu bảo tồn QG, vườn QG TN - Nhận xét, tuyên dương HS. Hoạt động 3 Xử lí tình huống - Tình huống 1: Em thấy bạn của mình có thói quen thay vở mới trong khi vở củ còn rất nhiều giấy trắng. Em sẽ. - Tình huống 2: Em thấy có người vứt xác súc vật chết xuống dưới song. Em sẽ - Tình huống 3: Em thấy người trong gia đình thường xuyên quên tắt đèn, tắt ti vi khi ra khỏi nhà. Em sẽ - Tình huống 4: Em thấy bạn mình rửa tay xong quên không khóa vòi nước. em sẽ GV kết luận: Cần phải nhắc nhở mọi người sử dụng tiết kiệm, điện, nước, đồ dung và không làm ô nhiễm nguồn nước để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. c. Xử lí tình huống: - Đính bảng phụ có ghi các tình huống, y/c thảo luận nhóm để giải quyết các tình huống. + Chúng ta cần làm gì với TNTN để sử dụng được lâu bền? + Với hành động phá hoại TNTN chúng ta nên làm thế nào? + Với những hành động BV và tiết kiệm TNTN chúng ta phải có thái độ như thế nào? d. Báo cáo tình hình BVTNTN ở địa phương. - Y/c HS trình bày kết quả BT cho về nhà tiết trước. - Nhận xét kết quả bài làm của HS. - Giáo dục ý thức HS qua bài học. 4. Củng cố- Dặn dò: + Chúng ta cần BVTN, sử dụng hợp lí, tiết kiệm. + Cần nhắc nhở mọi người phải BVTNTN, nếu cần báo với công an và chính quyền xử lí. + Cần ủng hộ và thực hiện theo - HS lần lượt trả lời câu hỏi: - Lắng nghe. - HS theo dõi. - HS đọc BT trên phiếu, làm bài vào bảng con, trình bày và thống nhất kết quả: BV: ý 1, 7, 8, 10, 11 KBV: ý 2, 3, 4, 5, 6, 9 - Nêu lại nội dung kết quả. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các bạn trình bày ý kiến. - Thảo luận chung cả lớp về các ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. - 1 HS đọc các tình huống. 1. Lớp em được đến tham quan rừng Năm Căn. Trước khi về các bạn rủ em hái mấy bông hoa quí trong rừng mang về chơi. Em sẽ làm gì? 2. Nhóm bạn An đi Picnic ở biển, vì mang nhiều đồ nặng quá, An đề nghị các bạn vứt rác xuống biển cho đỡ phải tìm thùng rác,nếu có mặt trong nhóm bạn em sẽ làm gì? ... hắc lại bài toán. - Phân tích bài toán. - Làm bài thống nhất kết quả: Bài giải Dân số tăng năm 2001 là: 77515000 x 1,3 :100 =1007695(người) Số dân của nước ta đến hết năm 2001 là: 77515000 + 1007695 = 78522695(người Đáp số: 78522695 người Rút kinh nghiệm tiết dạy: Địa lí (Tiết 31) Địa lí địa phương Vĩnh Lợi – Vị trí địa lí – Diện tích I. MỤC TIÊU: Sau bài học: - HS biết vị trí địa lí huyện Vĩnh Lợi trên bản đồ. - HS nêu được đặc điểm dân cư và các dân tộc sống trên huyện Vĩnh Lợi. II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ Hành chính tỉnh Bạc liêu III. CÁC HOẠT ĐỘNG: * Kiểm tra: * 3 HS lần lược trả lời câu hỏi: - Đọc tên các đại dương trên bản đồ thế giới? - Thái Bình Dương giáp với châu lục nào? Đại Tây Dương nào? - Xếp các Đại Dương theo thứ tự lớn đến nhỏ về diện tích? * Giới thiệu: Trong tiết lịch sử địa phương hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về vị trí địa lí huyện Vĩnh Lợi trên bản đồ và nêu được đặc điểm dân cư & các dân tộc sống trên huyện Vĩnh Lợi. Hoạt động 1: Vị trí địa lí huyện Vĩnh Lợi - Em hãy tìm và nêu vị trí địa lí của huyện Vĩnh Lợi trên bản đồ tỉnh Bạc Liêu. - Huyện Vĩnh Lợi gồm mấy xã? Mấy thị trấn? - Em hãy cho biết diện tích đất tự nhiên ở huyện Vĩnh Lợi? - GV: Huyện nằm ở cửa ngõ đi vào thị xã Bạc Liêu, có quốc lộ 1A chạy qua khoảng 10 km, trung tâm huyện cách thị xã Bạc Liêu hơn 10 km. Huyện có nhiều kênh rạch chảy ra biển, trong đó, kênh Cà Mau - Bạc Liêu chảy qua huyện lỵ song song với đường ô tô, có đường rẽ đi huyện Hồng Dân. Địa thế này giúp huyện có điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế với các huyện thị lân cận. Hoạt động 2:Dân số và đặc diểm tự nhiên - Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên của huyện Vĩnh lợi? - Em hãy cho biết các dân tộc chủ yếu sống ở huyện Vĩnh Lợi? - Nêu số dân của mỗi dân tộc? - GV: Huyện nằm ở cửa ngõ đi vào thị xã Bạc Liêu, có quốc lộ 1A chạy qua khoảng 10 km, trung tâm huyện cách thị xã Bạc Liêu hơn 10 km. Huyện có nhiều kênh rạch chảy ra biển, trong đó, kênh Cà Mau - Bạc Liêu chảy qua huyện lỵ song song với đường ô tô, có đường rẽ đi huyện Hồng Dân. Địa thế này giúp huyện có điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế với các huyện thị lân cận. * Củng cố-Nhận xét- Dặn dò: - GV liên hệ thực tế: - Nhận xét- Khen - Chuẩn bị: Địa lí địa phương (tiết 2) - Tên các đại dương trên bản đồ thế giới là: + Thái Bình Dương + Ấn Độ Dương + Đại Tây Dương + Bắc Băng Dương - Thái Bình Dương giáp Châu Á, Châu Mỹ, giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Các Đại Dương theo thứ tự lớn đến nhỏ về diện tích là : 1) Thái Bình Dương 2) Ấn Độ Dương 3) Đại Tây Dương 4) Bắc Băng Dương - HS lắng nghe - Huyện Vĩnh Lợi ở phía Đông của tỉnh Bạc Liêu; Bắc giáp huyện Thạnh Trị của tỉnh Sóc Trăng; Nam giáp thị xã Bạc Liêu; Tây giáp huyện Phước Long và huyện Hoà Bình; Đông giáp huyện Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc Trăng. - Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Châu Hưng và 7 xã là: Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, Châu Hưng A, Hưng Thành, Hưng Hội, Châu Thới, Long Thạnh. Ủy ban Nhân dân huyện tọa lạc tại thị trấn Châu Hưng, ĐT: 0781.753111, Fax: 0781.753021. - Diện tích tự nhiên 65 575 ha, đất trồng lúa 28 452ha, đất nuôi tôm 18 600ha, đất làm muối 443ha. - HS lắng nghe. - Huyện Vĩnh Lợi có bờ biển dài 18,5km; có quốc lộ I xuyên qua huyện dài 20km; có đường tỉnh lộ đi đi Hưng Hội, Hưng Thành, tỉnh lộ đi qua Lai Hoà huyện Vĩnh Châu, tỉnh lộ từ huyện lị đi thị trấn Phước Long. - Các dân tộc chủ yếu sống ở huyện Vĩnh Lợi: Kinh, Hoa, Khơ – me , - Dân số huyện Vĩnh Lợi hiện nay là : 193984 người, trong đó đồng bào người Kinh là 170631 người, người Khmer là 22 216 người, người Hoa là 1 040 người. - HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2013 Tập làm văn (Tiết 62) Ôn tập về tả cảnh I. Mục tiêu: - Lập được dàn ý môt bài văn miêu tả. - trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh phục vụ y/c của đề bài. - Bảng nhóm cho HS làm dàn ý. III. Hoạt động dạy-học: 1. Ổn định tổ: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh tiết 60. - Nhận xét, ghi điểm cho HS. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS hoạt động: Bài 1 - Đính bảng phụ ghi sẵn 4 đề bài /SGK - Giao việc: + Đọc 4 đề bài. + Chọn 1 đề bài miêu tả 1 trong 4 cảnh. NHắc HS nhớ cảnh mà các em đã thấy, đã ngắm, nhìn hoặc đã quen. - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. - Cho HS lập dàn ý cá nhân. - Cho HS trình bày dàn ý. - Nhận xét, ghi điểm cho HS có bài viết tốt. Bài 2: - Nêu y/c BT. - Cho HS trình bày miệng dàn ý. - Cho cả lớp thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - 3 HS lần lượt trình bày dàn ý của mình. Lớp nhận xét bài của bạn. - Lắng nghe, xác định nhiệm vụ. - Đọc đề bài. - Lắng nghe và nhận việc. - Báo cáo việc chuẩn bị. HS tiếp nối nêu đề bài mình chọn. - HS lập dàn ý (4 HS chọn đề bài khác nhau lập dàn ý vào bảng nhóm) vào vở. - 2 HS làm bài vào vở, tiếp nối nhau đọc bài của mình, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại y/c BT. - 4 HS dựa vào dàn ý đã lập trình bày miệng trước lớp. - Cả lớp trao đổi, thảo luận. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán (Tiết 155) Phép chia I. Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân và vận dụng trong tính nhẩm. Làm BT 1, 2, 3. II. Chuẩn bị: III. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Ghi bảng các phép tính gọi HS lên làm - Nhận xét, ghi điểm. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bảng. b. Hướng dẫn ôn tập về phép chia: - Ghi bảng a : b = c - Y/c HS nêu tên các thành phần trong phép chia. - Nêu câu hỏi củng cố tính chất của phép chia. - Phép chia a : b = c là phép chia gì? b. Phép chia có dư: Lưu ý với HS về phép chia có dư là số dư phải nhỏ hơn số chia. c. Hướng dẫn và t/c làm BT: Bài 1: - Nêu y/c cho HS làm bài. - Ghi 2 phép tính mẫu lên bảng, gọi HS giỏi lên thực hiện và y/c các em thử lại. - Ghi 4 phép tính còn lại, cho HS làm bài cá nhân. - Nhận xét, ghi điểm cho HS. Bài 2: - Gọi HS nhắc lại qui tắc chia PS. - T/c làm bài cá nhân. - Nhận xét, ghi điểm cho HS. Bài 3: - Nhắc lại cách tính nhẩm. - T/c HS làm bài cá nhân. - Nhận xét, ghi điểm cho HS. 4. Nhận xét - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - 3 HS làm bài trên bảng: a/ 15 + 15+ 15 + 15 + 15 =15 x 5 = 75 b/ + x 4 - = x ( 1+ 4 -1) = x 4 = c/ ,26dm3 x 9 + 9,26dm3 =9,26dm3 x ( 9+ 1) =9,26dm3 x 10 = 92,6dm3 - Lắng nghe, xác định nhiệm vụ. - Đọc phép chia a : b = c - HS phát biểu, nêu thành phần của phép chia. - HS tiếp nối phát biểu: a : 1 = a a : a = 1 (a khác o) a : b = 0( b khác o) - Là phép chia hết. - HS đọc lại phép chia - HS phát biểu, nêu tên các thành phần trong phép chia a : b = c( dư r) a là số bị chia, b là số chia; c là thương, r là số dư. - HS nêu y/c BT. - 2 HS giỏi lên thực hiện. -4HS lên bảng làm BT: a/8192 32 15335 42 179 256 273 365 192 215 00 5 Thử lại: 256 x 32 = 8192 * 365 x 42 + 5 =15335 b/75,9,5 3,5 *79,6,5 21,7 59 21,7 1085 4,5 245 00 00 - HS nêu y/c BT - HS phát biểu. - HS chữa bài: a/: = x = b/ : = x= - HS nêu y/c BT. - Nêu cách nhân, chia nhẩm () -Mỗi câu 3 HS lên bảng. a/ 25: 0,1 = 250 48 : 0,01 = 4800 25 x 10 = 250 48 x 100 = 4800 95 : 0,1 = 950 72 : 0,01 = 7200 b/11 : 0,25 = 44 11 x 4 = 44 32 : 0,5 = 64 32 x 2 = 64 75 : 0,5 = 150 125 : 0,25 = 500 Rút kinh nghiệm tiết dạy: Kĩ thuật (Tiết 31) Lắp rô – bốt (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. - Biết cách lắp được rô - bốt theo mẫu. Rô – bốt lắp tương đối chắc chắn. - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt. * Với HS khá, giỏi: Lắp được rô - bốt theo mẫu. Rô – bốt lắp chắc chắn. tay rô-bốt có thể nâng lên hạ xuống được. II. Chuẩn bị: Thiết bị lắp ghép. III. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS nêu tác dụng của rô-bốt trong thực tế. - Y/c nêu tên các chi tiết chuẩn bị cần lắp rô-bốt.-Kiểm tra sự chuân 3 bị đồ dùng của HS. - Nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: a. giới thiệu bài. b. Cho HS thực hành lắp rô-bốt. * Chọn chi tiết: - Y/c HS chọn chi tiết. - Kiểm tra việc chọn chi tiết. * Lắp từng bộ phận: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Nhắc HS quan sát hình, đọc nội dung các bước lắp. - Cho HS lắp từng bộ phận. Nhắc HS lưu ý: + Lắp chân rô-bốt cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Cần lắp ốc, vít ở trong trước, ở ngoài sau. + Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ hình 5a và chú ý lắp 2 tay đối nhau. + Lắp đầu thì chú ý thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau. c/ Lắp rô-bốt hình 1/SGK - Y/c HS lắp ráp rô-bốt hoàn chỉnh. - Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rô-bốt. * Đánh giá sản phẩm: - Cho HS trình bày sản phẩm. - Cử HS (đại diện) các nhóm dựa vào tiêu chí đánh giá sản phẩm của bạn. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. - Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp. 4. Nhận xét-Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về xem lại bài, Chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện theo y/c của GV. - Lắng nghe. - Chọn chi tiết theo nhóm, xếp vào nắp hộp. - 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ để toàn lớp nắm vững qui trình lắp rô-bốt. - QS hình trong SGK và nội dung cac 1bước lắp. -HS thực hành. - QS hình vẽ và lắp ráp - Các nhóm trình bày sản phẩm. - 2 HS nhắc lại tiêu chí đánh giá. - HS đánh giá sản phẩm của mình, của bạn. Rút kinh nghiệm tiết dạy: SINH HOẠT TUẦN 31 I. MỤC TIÊU: Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần. Đưa ra kế hoạch tuần 32 để thực hiện. II. SINH HOẠT: Nhận xét tuần qua. + Vệ sinh lớp học, sân trường, + Vệ sinh cá nhân + Đồng phục + Thực hiện nội quy lớp học... + Khen ngợi những em có cố gắng, tích cực trong học tập, động viên nhắc nhở những em chưa cố gắng. III. KẾ HOẠCH TUẦN 32: - Vệ sinh trong, ngoài lớp học trước khi vào học. - Thực hiện nội quy lớp học. - Hướng dẫn HS khá giỏi cách giúp đỡ HS yếu kém (trước khi vào học, khi ở nhà). - Kết hợp giáo dục đạo đức cho HS, nhắc nhở cách đi đường an toàn. - Nhắc nhở HS thực hiện ăn sạch uống sạch, rửa tay trước khi ăn uống, phòng ngừa các dịch bệnh. Duyệt của Tổ Chuyên môn Ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Huúnh V¨n HËu
Tài liệu đính kèm: