Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC : CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

 I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

- Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC : CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
 I.MỤC TIÊU: 
- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
- Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài Tà áo dài Việt Nam.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam. Hỏi đáp nội dung bài đọc. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- HD HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi ở SGK.
- HD đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc theo cách phân vai.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS luyện đọc cá nhân và theo nhóm.
- 3 HS đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn truyện, anh Ba Chẩn, chị Út)
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nội dung bài văn ?
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Bầm ơi.
- HS trả lời.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TUẦN 31
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
TOÁN: TIẾT 151 : PHÉP TRỪ
 I.MỤC TIÊU: 	
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán cho học sinh.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bảng phụ như tóm tắt SGK/159.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS thực hiện bài : 
34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86,08 
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- 2HS lên bảng cùng thảo luận rồi làm bài, HS khác thực hiện theo nhóm đôi, nhận xét bài bạn.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ.
- GV viết bảng : a – b = c
- Nêu các thành phần của phép tính ?
HĐ3: Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 : - Yêu cầu tự làm bài.
? Các em vừa ôn nội dung gì ? 
Bài 2 : - Đọc yêu cầu.
? Hãy nêu thành phần chưa biết của từng phép tính ? 
? Hãy nêu cách tính ở mỗi bài ? 
Bài 3 : - Đọc yêu cầu.
- Chữa bài. 
- HS nêu.
- 3HS đọc đề, làm bài cá nhân.
 - Học sinh trả lời.
- HS đọc đề, làm bài.
a) Tìm số hạng chưa biết.
b) Tìm số bị trừ chưa biết.
- 2 HS nêu.
- 1HS đọc đề, HS khác đọc thầm.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm sau đó 1 HS đọc bài trước lớp, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra và báo cáo kết quả.
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương HS.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài : Luyện tập 
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố có kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
 II.CHUẨN BỊ: VBT in
	 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ?Nêu tính chất cơ bản của phép trừ ?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: 
HĐ2: Luyện tập: HD HS làm vở BT trang 91 
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Gọi 4 HS yếu lên bảng .
- Lưu ý cách trừ 2 phân số khác mẫu số và trừ số nguyên cho phân số.
Bài 2: Gọi 2HS lên bảng 
-củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết. 
Bài 3: HS làm bài. 1HS làm vào phiếu. 
- HS làm bài; GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
Bài 4: Tiến hành như bài 3.
Củng cố cách trừ một số cho một tổng 
*HSG: Tính nhanh:
26,7 x 13 - 53,4 x 6 -13,35 x 2 
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm bài vào vở, 4 em lên bảng
- 2HS lên bảng. Học sinh nêu cách làm.
- HS làm bài vở, 1HS làm phiếu. 
- 1 số HS nêu kết quả 
- HS Khá - Giỏi tự làm bài vào vở,1 HS làm vào phiếu .
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TẢ (Nghe-viết): TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
 I.MỤC TIÊU: 
- Nghe, viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niêm chương.
 (BT2, BT3 a hoặc b).
- Giáo dục cho học sinh ý thức luyện chữ viết và giữ vở sạch.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bút dạ và 4,5 tờ phiếu khổ to bẻ bảng nội dung BT2; 3,4 tờ phiếu khổ to - viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng ở BT1.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Đọc cho HS viết tên các huân chương có trong tiết chính tả trước.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết trên giấy nháp tên các huân chương ở BT3 tiết trước.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn hs nghe, viết 
- Gv đọc đoạn viết chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.
- Đoạn văn kể về điều gì ?
- Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và luyện viết từ vừa tìm được.
- Viết chính tả:
- Đọc cho HS viết.
- Soát lỗi, chấm bài : 
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.
- HS đọc thầm đoạn văn tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Luyện đọc theo nhóm đôi, luyện viết vào bảng con.
- Gấp SGK; HS viết.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. 
-Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau, những HS không có ặp tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả 
Bài tập 2: - Đọc yêu cầu và nội dung.
- GV phát phiếu cho 3 HS làm bài vào phiếu.
Bài tập 3: Đọc yêu cầu và nội dung
- 4 HS nối tiếp đọc.
- HS làm việc các nhân. 3HS làm bài vào phiếu lớn.
- HS dán bài trên bảng lớp, trình bày.
- 3HS đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niêm chương được in nghiêng trong bài.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài sau : Nhớ-viết : Bầm ơi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP (2T)
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố ôn tập về phép cộng trừ phân số ,số thập phân. 
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác trong học toán 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:- Chấm vở bài tập.
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bảng
*PHỤ ĐẠO: 
Bài 1: Tính :
a, 45,008 – 5,8
b) – 
c) 753,82 + 408,1 - 397,259
Bài 2: Một xã có 385,3 ha diện tích đất trồng lúa . Diện tích đất trồng màu ít hơn diện tích đát trồng lúa là 123,5 ha . Tính tổng diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa màu của xã đó . 
- GV hướng dẫn thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài.
* BỒI DƯỠNG:
 Bài 1:( 889 + 875 ) + 125 () + 
 5,47 + 28,69 + 4,53 
 Bài 2: : Nhà Nam cách trường 14km. Lúc 7giờ 30 phút Nam đi đến trường với vận tốc 5km/giờ. Anh của Nam cũng đi tới trường với vận tốc 12km/ giờ. Hỏi anh của Nam phải khởi hành lúc mấy giờ để đến trường cùng lúc với Nam?
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Hai em nộp vở.
- Học sinh nghe 
- Học sinh làm bài vào vở, 1em lên bảng 
- Học sinh làm vào vở, 1 em làm vào phiếu 
- HS làm vở, 1 em làm vào phiếu.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu
 -HD HS tính thời gian Nam đi từ nhà đến trường và thời gian anh của Nam đi từ nhà đến trường .
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: TẬP LÀM VĂN
 I.MỤC TIÊU:
-Học sinh biết lập một dàn ý sáng rõ, đủ các phần, đủ ý cho bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý của riêng mình.
- Biết trình bày miệng rõ ràng, rành mạch, với từ ngữ thích hợp, cử chỉ, giọng nói tự nhiên, tự tin bài văn tả cảnh mà em vừa lập dàn ý.
- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: - Chấm một số vở bài tập của học sinh.
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn  ... g đọc hiểu và cảm thụ văn học cho học sinh.
- Rèn kỹ năng đọc và cảm thụ văn học cho các em.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Hai học sinh đọc bài “Công việc đầu tiên ” và bài “Bầm ơi ”. 
? Nêu nội dung chính của từng bài?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện đọc : Cho HS đọc các bài bài tập đọc trong tuần 30,31 và trả lời câu hỏi cuối bài. 
- Nhận xét, sửa sai 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
-Đại diện mỗi tổ cử 1 em đọc 1 đoạn của bài “Đất nước”
* CẢM THỤ VĂN HỌC: 
Bài 1: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết ,sâu nặng 
Bài 2: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ . 
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho học sinh trong lúc làm bài.
HĐ4: Chấm bài: 
- Giáo viên chấm một số bài và nhận xét
3. Củng cố: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Hai em đọc bài và trả lời
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc nối tiếp hteo nhóm đôi các bài tập đọc: Thuần phục sư tử ,Tà áo dài Việt Nam, Công việc đầu tiên 
- Đại diện các nhóm đọc bài và trả lời các câu hỏi của GV.
- HS đọc –Lớp nhận xét 
- Học sinh đọc kỹ đề bài và làm bài vào vở; 2 HS làm 2 bài vào phiếu sau đó trình bày.
- Nhận xét bài của bạn và chữa lỗi.
- Học sinh ghi nhớ.
 --------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
 (BÀI SOẠN CHI TIẾT)
 I.MỤC TIÊU: 
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sửa xhuwax những dấu phẩy dùng sai (BT2,3).
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy; 2 tờ phiếu to kẻ bảng nội dung BT3. Lời giải BT1.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 	 4’
- Gọi 3 HS đặt câu với mỗi thành ngữ, tục ngữ ở trang 129 ? 
- Nhận xét phần bài cũ.
- 3HS đặt câu, HS khác nhận xét, bổ sung.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: 1’
 GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Luyện tập: 32’
Bài 1: - Đọc yêu cầu và nội dung.
? Nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy ?
- GV mở bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy, mời HS đọc lại.
+ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
+ Ngăn cách trạng nhữ với chủ ngữ và vị ngữ.
+ Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh trình bày.
- 4HS đọc yêu cầu BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 3 HS nêu.
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy, suy nghĩ, làm bài.
- HS phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2 : - Đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Lời giải : ĐDDH 
- GV : Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại.
- 3HS nối tiếp đọc đề bài.
- Làm việc cá nhân.
- 1HS đọc câu văn dùng sai dấu phẩy, 1 HS đọc câu văn đã sửa lại.
Bài 3 : - Đọc yêu cầu và nội dung.
- GV dán 2 tờ phiếu. Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gợi ý : 
+ Đọc kĩ đoạn văn.
+ Tìm 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí.
+ Sửa lại cho đúng.
-Lời giải : ĐDDH 
- 2HS đọc yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm bài. HS khác làm bài theo cặp.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa lại cho đúng.
3.Củng cố - dặn dò: 3’
? Dấu phẩy cá tác dụng gì ? Việc dùng sai dấu phẩy có tác hại gì ? 
- Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng các dấu phẩy.
- HS nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TẬP LÀM VĂN : ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
 I.MỤC TIÊU: 
- Lập được dàn ý của một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng lớp viết 4 đề văn; Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 4 bài văn.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS trình bày dàn ý một bài văn tẩ cảnh mà em đã học trong HKI 
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc trong HKI - BT1 tiết trước. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- GV phát bút dạ cho 4 HS viết 4 đề bài khác nhau.
- Hướng dẫn thêm cho HS yếu. Nhận xét quá trình làm bài của HS.
- 5HS nối tiếp đọc yêu cầu BT1. Cả lớp theo dõi SGK.
- 3 HS nối tiếp đọc.
- HS dựa vào gợi ý trong SGK. HS viết nhanh dàn ý bài văn.
- Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài trên bảng lớp, trình bày.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung., hoàn chỉnh các ý.
Bài 2 : - Đọc yêu cầu và nội dung.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm. 
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 1HS đọc, HS khác đọc thầm.
- HS trình bày dàn ý trong nhóm.
- HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến theo các tiêu chí..
3.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm và HS làm việc tốt.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TOÁN: TIẾT 155 : PHÉP CHIA
 I.MỤC TIÊU: 
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
- Giáo dục các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bảng phụ ghi tóm tắt về phép chia như SGK/163
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS tiết trước làm BT4 còn sai sửa lại, trình bày bài đã sửa.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- 2HS sửa BT4/162.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Ôn tập về phép chia và tính chất của phép chia 
a)Phép chia hết: - GV ghi bảng a : b = c 
? Nêu thành phần phép chia ?
- Hãy cho biết thương phép chia trong các trường hợp số chia là 1, số bị chia và số chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0 ? 
- Nhận xét chốt câu trả lời đúng.
b)Phép chia có dư 
? Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia?
HĐ3: Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 : - Đọc yêu cầu và mẫu.
?Hãy nêu cách thử trong phép tính chia ? 
- Nhắc HS: Đặt tính dọc, phải thử lại bằng phép nhân.
Bài 2 : - Đọc đề bài và nêu dạng toán ? 
+ Nêu cách thực hiện phép chia 2 PS ? 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 : - Đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.
- Làm bài dưới hình thức trò chơi “Chuyền thư” - Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4 : - Đọc yêu cầu.
- Yêu cầu làm bài theo nhóm 4.
- Yêu cầu trình bày.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng, yêu cầu từng HS làm lại vào vở.
- HS nêu.
- Bất kì số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
- Số bị chia và số chia bằng nhau và khác 0 thì thương bằng 1.
-Không có phép chia cho số 0.
- Số dư bé hơn số chia.
- HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS khác thực hiện bảng con, Nhận xét bài bạn.
- Chia phân số.
- Nêu rồi làm bài vào bảng con, 2 HS lên bảng.
- HS đọc đề.
- Nối tiếp nêu.
- HS làm bài dưới hình thức trò chơi “Chuyền thư”.
- HS đọc đề.
- Thảo luận và làm bài theo nhóm4.
- 4 nhóm trình bày.
- Từng HS làm lại vào vở theo yêu cầu.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Thực hiện theo yêu cầu.
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp tuần vừa qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các nội quy, quy chế của trường và của lớp.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: - Tổ chức cho các em sinh hoạt văn nghệ và chơi trò chơi.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần:
- Giáo viên yêu cầu lần lượt 3 tổ trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
- Yêu cầu lớp trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các tổ.
- Yêu cầu học sinh tham gia ý kiến.
- Giáo viên nhận xét chung:
 * Học tập: Nhìn chung toàn lớp có ý thức học tập khá tốt, hăng say trong giờ học, trình bày sách vở đẹp: Thu Phương, Phúc... Song một số em còn thiếu ý thức trong việc học bài và làm bài cũ, kết quả học tập chưa cao: Hoành, Toàn.
 * Nề nếp: Thực hiện khá tốt các hoạt động của trường cũng như của lớp... Một số em chưa nhanh nhẹn trong các hoạt động.
 * Lao động: Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của trường. 
Song tổ trực chưa làm tròn trách nhiệm của mình.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Thực hiện tốt các hoạt động của trường, của lớp. 
- Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần.
-Tiếp tục các khoản thu nộp của lớp.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Học sinh sinh hoạt văn nghệ.
- Các tổ trưởng lên nhận xét và xếp loại thi đua cho tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét.
- Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt.
- Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
Học sinh ghi nhớ và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 31(2).doc