Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

TẬP ĐỌC

ÚT VỊNH

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* KT: Hùng đọc đoạn 1+ Trả lời câu hỏi 1

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ bài đọc.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 32 : Từ ngày 18/04/2011 →22/04/2011
Thứ
Môn học
Tên bài giảng
Ghi
chú
2
18 - 4
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
- Nói chuyện dưới cờ
- Út Vịnh.
- Luyện tập.(S/164)
- Tài nguyên thiên nhiên.
19 - 4
Thể dục
Chính tả
Toán
LTVC
Lịch sử
- Bài 63.( GV chuyên dạy).
- Nhớ - viết: Bầm ơi.
- Luyện tập (S/165).	
- Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy).
- Lịch sử địa phương. 
GV dạy thay
4
20- 4
Tập đọc
Toán
TLV
Địa lí
Kĩ thuật
- Những cánh buồm.
- Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian (S/165).	
- Trả bài văn tả con vật.
- Địa lí địa phương.
- Lắp rô- bốt (Tiết 3). 
5
21 - 4
Thể dục
LTVC
Toán
Khoa học
Mĩ thuật
- Bài 64 (GV chuyên). 
- Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm).
- Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình.(S/166) 
- Vai trò của MT tự nhiên đối với đời sống con người.
- Vẽ theo mẫu. Vẽ tĩnh vật (vẽ màu). 
- GV chuyên
6
22 - 4
2011
Toán
TLV
Âm nhạc
Kể chuyện
SHTT
- Luyện tập. (S/167)
- Tả cảnh (Kiểm tra).
- Học hát do địa phương tự chọn.
- Nhà vô địch.
- Sinh hoạt lớp.
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC
ÚT VỊNH
I.MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KT: Hùng đọc đoạn 1+ Trả lời câu hỏi 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ bài đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KT bài cũ: 
Mời 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc.
HĐ1: Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Mời 1- 2 học sinh khá đọc bài văn.
- GV yêu cầu học sinh chia đoạn.
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp lắng nghe tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
-Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV giảng thêm: Chuyền thẻ: trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm: Giọng kể chậm rãi (đoạn đầu), hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la: Lan, Hoa, tàu hoả đến!
HĐ2.Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
+ Út Vịnh làm thế nào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an tòan đường sắt?
+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi gục giã, Ut Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì?
+Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? 
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ3. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn sau:
 “Thấy lạ, . trong gang tấc”.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3.Củng cố, dặn dò:
- Mời học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện trên em học tập được gì ở bạn Út Vịnh ?
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài: Những cánh buồm.
- GV nhắc nhở ý thức của học sinh, nhận xét tiết học.
-2 học sinh đọc thuộc lòng, cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn về nội dung bài.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 2 học sinh đọc bài.
- Bài chia 4 đoạn :
 + Đoạn 1 : Từ đầu  còn ném đá lên tàu.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo ..hứa không chơi dại như vậy nữa.
 + Đoạn 3 : Tiếp theo .tàu hoả đến.
 + Đoạn 4 : Còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp, luyện đọc đúng các từ : sự cố, thuyết phục ... luyện đọc
- 1 học sinh đọc mục chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
-2 học sinh đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềng trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi trả chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận nhiệm vụ thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.
- Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
- Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tnhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.
*Nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- 4 học sinh đọc bài, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc.
------------------------------------***-------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP. 
I.MỤC TIÊU:
- Thực hành phếp chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các BT : 1 (a, b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3. HSKG: BT1b(dòng2); BT4.
*KT: Hùng làm BT 1(cột a dòng 1)
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. KTBài cũ: 
-Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới -Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: Gọi hs đọc đề.
Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc chia phân số cho số tự nhiên; số tự nhiên chia số tự nhiên; số thập phân chia số tự nhiên; số thập phân chia số thập phân
Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 2 hs lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : Gọi hs đọc đề.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm
Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01  ta làm thế nào?
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?
Yêu cầu học sinh sửa miệng
-Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh làm vào vở.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Bài 4:Gọi hs đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh làm vào giấy nháp và nêu kết quả. 
3.Củng cố.
-Muốn chia một phân số cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
-Muốn chia một số thập phân cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?...
4. Dặn dò:
Xem lại các kiến thức vừa ôn.
Chuẩn bị: tiết luyện tập tiếp theo.
- Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Bài 1: Tính:
Học nhắc lại.
b) 72 : 45 15 : 50
 72 45 15 50
 270 1,6 150 0,3
 0 0
 281,6 : 8 912,8 : 28
281,6 8 912,8 28
 41	35,2 72 32,6
 16 168
 0 0
300,72 : 53,7 0,162 : 0,36 
 300,72 53,7 0,162 0,36 
 32 22	5,6 180 0,45
 0	 0	
Bài 2 : Tính nhẩm
- Làm bài vào vở.
- Ta nhân số đó với 10, 100
a) 3,5 : 0,1 = 35 6,2 : 0,1 = 62
7,2 : 0,01 = 720 9,4 : 0,1 = 94
8,4 : 0,01= 840 5,5 : 0,01 = 550
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta nhân số đó với 2, với 4.
b) 12 : 0,5= 24 24 : 0,5 = 48 
11 : 0,25= 44 
20 : 0,25 = 80 15 : 0,25 = 60
Bài 3. Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân( theo mẫu):
b) 7 : 5=
Bài 4. Hs đọc đề bài.
-Nêu cách làm.
 +Tính số hs cả lớp : 18 + 12 = 30 (hs)
 Số hs nam chiếm: 12 : 30 = 0,4 = 40%
Khoanh vào câu D.
HS trả lời
.
KHOA HỌC
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.
* Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: - Hình vẽ trong SGK trang 120, 121.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KT bài cũ : Môi trường.
+ Thế nào là môi trường? Hãy kể một số thành phần môi trường nơi em sống?
- Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài mới:	
 “Tài nguyên thiên nhiên”.
vHoạt động 1: Tài nguyên thiên nhiên.
- GV chia nhóm 6, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- YC các nhóm quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
- YC các nhóm làm bài tập theo phiếu:
vHoạt động 2: Trò chơi “Thi kể chuyện tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi:
+ Chia số học sinh tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
 +Đứng thành hai hàng dọc, hô “Bắt đầu”, người đứng trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một tài nguyên thiên nhiên, đưa phấn cho bạn tiếp theo viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên tiếp theo. Trong cùng thời gian, độ nào ghi được nhiều là thắng cuộc.
Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
3.Củng cố, dặn dò:
Thi đua : Ai chính xác hơn.
Một dãy cho tên tài nguyên thiên nhiên.
Một dãy nêu công dụng (ngược lại).
Xem lại bài. huẩn bị: “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
Học sinh trả lời.
-Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
- Là những của cải sẵn có trong môi trường tự nhiên.
-Nhóm cùng quan sát các hình trang 120, 121SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
- H S chơi như hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS chơi, mỗi đội khoảng 6 người. Các học sinh khác cổ động cho bạn.
-----------------------------------------------***------------------------------------------
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT : BẦM ƠI
I.MỤC TIÊU:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- Làm được BT 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng nội dung của bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng, HS cả lớp viết vào vở tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương ở bài tập 3 trang 128, SGK.
- Nhận xét bài làm của HS.
B.Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài:
? Hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn nhớ - viết:
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Hỏi: 
- Đọc, viết theo yêu cầu.
- 1 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
b) Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện viết các từ khó.
c) Viết chính tả
- Nhắc HS lưu ý cách trình bày: dòng 6 chữ lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa hai khổ thơ để cách 1 dòng.
d) Soát lỗi, chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Cành chiều đông mưa phùn gió bấc làm cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.
+ Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì ré ...  bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- Cả lớp làm bài 1, 2, 4. HSKG làm thêm bài 3 .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bảng nhóm, phấn viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm
B. Dạy học bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục làm các bài toán về chu vi và diện tích của một số hình đã học. 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- GV gọi 1 HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng.
Bài 2 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài tập yêu cầu tính gì?
? Để tính được diện tích của hình vuông ta phải biết gì?
- Cho HS tự làm rồi chữa
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 HSKG
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
+ Tính chiều rộng thửa ruộng.
+ Diện tích của thửa ruộng là bao nhiêu mét vuông?
+ 6000 m2 gấp bao nhiêu lần so với 100 m2?
+ Biết cứ 100 m2 : 55kg
 6000 m2:  kg?
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và tự làm bài.
- GV gợi ý: Đã biết SHình thang = . Từ đó có thể tính chiều cao h bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của hai đáy là .
 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng,GV nhận xét, chấm một số vở.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.
- 2 HS chữa bài
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Chúng ta phải tính được các số đo của sân bóng trong thực tế, sau đó mới tính chu vi và diện tích của sân bóng.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
a) Chiều dài sân bóng là :
11 1000 = 11000 (cm)
11000cm = 110m.
 Chiều rộng sân bóng là :
9 1000 = 9000 (cm)
9000cm = 90m.
 Chu vi sân bóng là :
(110 + 90) 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là :
110 90 = 9900 (m2)
Đáp số : a) 400m ; b) 9900m2.
- 1 HS đọc bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Bài tập yêu cầu tính diện tích của hình vuông khi biết chu vi.
- Biết số đo của cạnh hình vuông.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
Bài giải
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 12 = 144 (m2) 
Đáp số : 144m2.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
- 1 HS đọc bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 : 5 x 3 = 60 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
100 x 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng đó là: 55 x 60 = 3300 (kg)
Đáp số : 3300 kg.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
Bài giải
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
10 10 = 100 (cm2)
Trung bình cộng hai đáy hình thang:
(12 + 8) : 2 = 10 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
Đáp số : 10cm.
 - HS nhận xét, sau đó đổi chéo vở nhau để kiểm tra.
---------------------------------------***-------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU:
 Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở, bút của HS.
- HS chuẩn bị vở, bút.
2. Thực hành viết
- Gọi HS đọc 4 đề bài trên bảng về văn tả cảnh.
- Nhắc HS các em đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh, luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp, cách kết bài mở rộng. Tự nhiên. Từ các kỹ năng đó, em hãy viết bài văn tả cảnh.
- Học sinh viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn Ôn tập về tả người.
- HS đọc 4 đề bài trên bảng về văn tả cảnh.
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài.
- Lắng nghe.
-----------------------------------------***----------------------------------------
KỂ CHUYỆN
NHÀ VÔ ĐỊCH
I.MỤC TIÊU:
- Kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ trang 139 SGK 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại một việc làm tốt của bạn em.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Dạy học bài mới
 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
 a) Tìm hiểu đề bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể lần 1, yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện.
- Yêu cầu HS đọc tên các nhân vật ghi được, GV ghi nhanh lên bảng.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của mỗi tranh. Khi có câu trả lời đúng, GV kết luận và ghi dưới mỗi tranh.
- Lưu ý: Nếu HS đã nắm được nội dung truyện sau 2 lần kể, giáo viên không kể lần 3, cần dành nhiều thời gian cho HS kể chuyện.
b) Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể nối tiếp từng tranh bằng lời của người kể chuyện và trao đổi với nhau bằng cách trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm bằng lời của Tôm Chíp toàn bộ câu chuyện.
c) Kể trước lớp 
- Gọi HS thi kể nối tiếp.
- Gọi HS kể toàn bộ câu truyện bằng lời của người kể chuyện.
- Gọi HS kể toàn bộ câu truyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
- Gợi ý HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện.
- GV hỏi để giúp HS hiểu rõ nội dung câu chuyện:
+ Em thích nhất chi tiết nào trong bài? Vì sao?
+ Nguyên nhân nào đẫnn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét, cho điểm HS kể tốt, hiểu nội dung ý nghĩa truyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội .
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- HS dưới lớp nhận xét bạn kể chuyện
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- Quan sát
- Các nhân vật: Chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp.
- HS nối tiếp nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng. Mỗi HS chỉ nêu 1 tranh.
- HS kể trong nhóm theo 3 vòng.
+ Vòng 1: mỗi bạn kể 1 tranh.
+ Vòng 2: kể cả câu chuyện trong nhóm.
+ Vòng 3: kể câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
+ 2 nhóm HS, mỗi nhóm 4 em thi kể. Mỗi HS thi kể về nội dung 1 bức tranh.
+ 2 HS kể toàn bài.
- 2 HS kểt toàn chuyện.
+ Trả lời theo ý mình.
+ Một bé trai đang lăn theo bờ xuống mương nước, Tôm Chíp nhảy qua mương để giữ đứa bé lại.
- Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp đã dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn, trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. 
---------------------------------***-------------------------------
ÂM NHẠC
HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
I.MỤC TIÊU:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp với các hoạt động.
 * Biết hát kết hợp goc đệm theo phách, theo nhịp(Dành cho HS khá giỏi).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách,...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu:
 - GV giới thiệu nội dung bài học.
2.Phần hoạt động:
 - Học bài hát tự chọn.
 HĐ1: Dạy hát
 HĐ2: Luyện tập hát đúng và trình bày bài hát.
 - Hát theo nhóm.
 - Hát theo dãy bàn.
 - Nhóm này hát, nhóm khác vỗ tay
 - Hát theo giai điệu lời ca.
 - Vừa hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Tập biểu diễn trước lớp.
 - Hát thi theo nhóm kết hợp vận động phụ hoạ.
3.Phần kết thúc:
 - Trình bày bài hát theo các nhân.
 - Cả lớp hát 1 lần. Vừa hát vừa kết hợp vận động phụ hoạ.
 - GV nhận xét tiết học hát.
 - Chuẩn bị tiết học hát sau.
- HS lắng nghe.
- HS học hát bài tự chọn.
- HS thực hiện hát theo nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS thực hiện hát theo giai điệu lời ca.
- HS thực hiện hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS thực hiện hát thi.
- HS thực hiện hát cá nhân. Lớp nhận xét.
- Lớp thực hiện
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
SINH HOẠT LỚP
I/ Tuyên bố lí do:
II/ Giới thiệu đại biểu:
III/ Đánh giá công tác qua,phổ biến công tác đến:
1)Các lớp phó lần lượt lên đánh giá công tác qua của lớp 
2)Lớp trưởng tổ chức có bạn trong lớp thảo luận
 Lớp trưởng tổng kết ,đánh giá chung các mặt hoạt động
3)Giáo viên nhận xét chung:
a.Tuyên dương học sinh thực hiện tốt :
 Học tập: Đa số HS có tinh thần học tập tốt, tích cực trong việc xây dựng bài, thường xuyên chuản bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, bên cạnh đó một số em vẫn thường xuyên chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp dù bạn bè, cô gíáo đã nhiều lần nhắc nhở, các em này cần xem lại thái độ học tập của mình, cố gắng hơn, có trách nhiệm với bản thân mình hơn.
Lao động: Don vệ sinh lớp học tương đối sạch, một số buổi học các em chưa chú ý đến vệ sinh các góc phòng, một vài em còn xả giấy trong phòng học
Kỉ luật: Có thực hiện các nội quy nhưng chưa đều khắp, một vài em chưa sắp hàng khi ra về, tập thể dục giữa giờ chưa nghiêm túc.
Văn thể mỹ: Đã biết hát và múa các bài quy định trong tháng, hát đầu giờ tốt, hát khi ra chơi chưa tốt
b. Yêu cầu HS thực hiện một số công tác sau:
- Khắc phục những tồn tại trên
- Tích cực học tập, tham gia phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn học hỏi những bài tập, những vấn đề mình chưa hiểu, chưa rõ, có như thế các em mới tiến bộ, mới học tốt được.
-Những em học sinh có khả năng học chưa tốt phải tập trung hơn, có như thế mới đạt được chuản kiến thức.
-Nghiêm túc thực hiện việc sắp hàng ra vào lớp, ra về
- Các em hoàn thành các khoản tiền đóng góp theo quy định cho nhà trường
4)Sinh hoạt:
 a, Kiểm tra các câu hỏi về Đội:
- Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào? Tai đâu?
- Khi mới thành lập Đội ta có bao nhiêu Đội viên? Ai là người đội trưởng đầu tiên?
- Hãy nêu các giai đoạn đổi tên của Đội từ khi thành lập đến nay.
-Đội ta vinh dự mang tên Bác Hồ kính yêu vào ngày tháng năm nào?
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào tại đâu?
 b. Ôn tập các bài hát theo quy định.
--------------------------------------------***----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 32 20102011.doc