Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về giải toán chuyển động đều .

2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, chuyển động một , hai động tử

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

+ GV: - Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động.

+ HS: - SGK.

III. Các hoạt động:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07/05 Ngày giảng 09/05/2011
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
TOÁN
Tiết 166 :LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	 - Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về giải toán chuyển động đều .
2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, chuyển động một , hai động tử
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	- Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động.
+ HS: - SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
26’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập.
Sửa bài 4 trang 171- SGK
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: 
 a) GTB: Luyện tập 
 b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều?
® Giáo viên lưu ý: đổi đơn vị phù hợp.
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
® Giáo viên lưu ý:
Nêu công thức tính thể tích hình chữ nhật?
® Giáo viên lưu ý: Gấp rưỡi = 
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
Bài 3
Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ cá nhân cách làm.
Giáo viên nhấn mạnh: chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
4. Củng cố.
Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
Thi đua ( tiếp sức ):
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Nhận xét – dặn dò:
Về nhà làm bài 3 / 172 - SGK
Chuẩn bị: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
- HS sửa bài 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
Học sinh nêu
Học sinh làm bài vào vở + 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải.
Học sinh giải + sửa bài.
Giải 
	Vận tốc ôtô:
	90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
	Vận tốc xa máy:
	60 : 3 ´ 2 = 40 (km/giờ)
	Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB:
	90 : 40 = 2,25 (giờ)
	Ôtô đến trước xe máy trong:
	2,25 – 1,5 = 0,75 (giờ) 
	 = 45 (phút)
	 ĐS: 45 phút
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải.
Giải
	Tổng vận tốc 2 xe:
	180 : 2 = 90 (km/giờ)
	Tổng số phần bằng nhau:
	3 + 2 = 5 (phần)
	Vận tốc ôtô đi từ A:
	90 : 5 ´ 3 = 54 (km/giờ)
	Vận tốc ôtô đi từ B:
	90 : 5 ´ 2 = 36 (km/giờ)
	 Đáp số : 
	Vận tốc ôtô đi từ A: 54 (km/giờ)
	Vận tốc ôtô đi từ B: 36 (km/giờ)
Chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Học sinh nêu.
Mỗi dãy cử 4 bạn.
- Lớp nghe.
TẬP ĐỌC
Tiết 67 :LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
3. Thái độ:	- Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
II. Chuẩn bị:
+ GV: -	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	 -	Hai tập truyện Không gia đình
	 -	Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
7’
9’
4’
1’
1.Ổn định: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát minh hoạ Lớp học trên đường. 
b) Luyện đọc.
Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài.
Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
Yêu cầu học sinh chia bài thành 3 đoạn.
1 học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên mời 1 học sinh đọc lại chú giải 1. 
Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình” một tác phẩm hấp dẫn, được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích; yêu cầu các em về nhà tìm đọc truyện.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm.
c) Tìm hiểu bài.
Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
	+	Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
1 học sinh đọc câu hỏi 2.
	+	Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Giáo viên giảng thêm: 
	Giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.
	Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi
	+	Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
d) Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài văn.
Chú ý đoạn văn sau:
Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
 4: Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa của truyện.
Giáo viên nhận xét.
5. Nhận xét - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh nói về tranh- 3 HS nhắc lại tên bài.
Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
Học sinh cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh 1 lượt.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: 	Từ đầu đến “Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
Đoạn 2:	Tiếp theo đến “Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
Đoạn 3:	Phần còn lại.
Xuất xứ mẫu chuyện.
Cả lớp đọc thầm.
	+	Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
Cả lớp đọc lướt bài văn.
	+	Lớp học rất đặc biệt.
	+	Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặc được trên đường.
	+	Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Re-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
	+	Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
	+	Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
	+	Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
	+	Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
Học sinh phát biểu tự do.
	+	Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
	+	Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
	+	Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
	Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: //
- Bây giờ / con có muốn học nhạc không? //
- Đây là điều con thích nhất. // Nghe thầy hát, / có lúc con muốn cười, / có lúc lại muốn khóc. // Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con / và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. //
	Bằng một giọng cảm động, / thầy bảo tôi: //
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. //
Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài.
Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
- Lớp nghe.
 Đạo đức địa phương
 Bài dạy: LÀM VUI LÒNG ÔNG BÀ, CHA MẸ.
I/ Yêu cầu:
 - Biết công ơn của ông bà, cha me.
 - Nêu được những hành vi, thái độ kính trọng và biết ơn ông bà cha mẹ.
 - Kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
III/ Hoạt động dạy-học:
GV
HS
1) Ổn định:
2) KTBC:
 (?) + Thầy cô giáo đã có công ơn đối với em như thế nào?
 + Em hãy hát bài hát, đọc thơ, kể huyện  nói về sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
3) Bài mới:
 a) GTB: GV gt ghi bảng tên bài
 ĐĐĐP: Làm vui lòng ông bà cha mẹ.
 b) Khai thác bài:
* HĐ1: GV đọc truyện”Vâng lời mẹ”
 (?)+ Điều gì xảy ra trong giờ nghỉ giải lao?
 + Vì sao Vơ-lô-đi-a đã bỏ thuốc lá vĩnh viễn, có phải gì hoàn cảnh kinh tế eo hẹp hay không?
 * HĐ2: Cho HS hoạt động nhóm đôi công việc sau:
 + Ông bà cha mẹ có công lao to lớn đối với con cháu như thế nao?
 + Em hãy nêu những hành vi, việc làm thể hiện lòng kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.
 - Gọi HS trình bày kết quả – GV nhận xét, kết luận.
*HĐ3: Em hãy hát bài hát, đọc thơ, kể chuyện  nói về sự kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.
 4) Củng cố:
 + Em hãy nêu những hành vi, việc làm thể hiện lòng kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.
 + Em hãy hát bài hát, đọc thơ, kể chuyện  nói về sự kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ
 + GDHS: Kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ. 
 5) Dặn dò:
 - GV nhận xét cụ thể tiết học.
 - Dăn HS chuẩn bị bài: Thực hành.
- Hát.
- 2 HS đáp.
- 2 HS thể hiện
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Lớp nghe.
- 2 HS đáp.
- 2 HS đáp.
- Hoạt động nhóm đôi theo công việc được giao.
- 4 HS nối tiếp nhau trình bày kết quả – Lớp nhận xét, bổ sung.
- 8 HS nối tiếp nhau hát bài hát, đọc thơ, kể chuyện  nói về sự kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.
- ...  Anh hùng Liên Xô.
	+	Vào cung thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh để xem trẻ em vẽ tranh thao chủ đề con người chinh phụ vũ trụ.
	+	Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem!
	+	Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – Các em tô lên một nửa số sao trời!
	+	Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
Đọc thầm khổ thơ 2
	+	Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to.
	+	Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao.
	+	Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa.
	+	Mọi người đều quàng khăn đỏ.
	+	Các anh hùng trông như những đứa trẻ lớn.
	+ Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh.
	+	Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục các vì sao>
	+	Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn nhiên như trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung như trẻ em; hiểu được trẻ em; cùng vui chơi với trẻ em; người lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi.
	+	Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
	+	Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.
	+	Người lớn làm mọi việc vì trẻ em.
	+	Trẻ em là tương lai của thế giới.
	+	Trẻ em là tương lai của loài người.
	+	Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa.
	+	 Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
	Pô-pốp bảo tôi:
“- Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi to được thế? //
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật :
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!” //
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ. //
Lời Pô-pốp đọc với giọng nhanh, ngạc nhiên, hồn nhiên, vui sướng; lời nhận xét của tác giả đọc chậm lại.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài thơ.
Học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
¨ Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
Tiết 168 : TOÁN 
ÔN TẬP BIỂU ĐỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đo, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, vẽ biểu đồ.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: SGK, VBT, xem trước bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
25’
4/
1’
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập.
 Em hãy nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về biểu đồ.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Nhắc lại cách đọc, cách vẽ biểu đồ, dựa vào các bước quan sát và hệ thống các số liệu.
Bài 1:
Yêu cầu học sinh nêu các số trong bảng theo cột dọc của biểu đồ chỉ gì?
Các tên ở hàng ngang chỉ gì?
Bài 2.
Nêu yêu cầu đề.
Điền tiếp vào ô trống.
Lưu ý: câu b học sinh phải chuyển sang vẽ trên biểu đồ cột cần lưu ý cách chia số lượng và vẽ cho chính xác theo số liệu trong bảng nêu ở câu a.
Bài 3:
Học sinh đọc yêu cầu đề.
Cho học sinh tự làm bài rồi sửa.
Yêu cầu học sinh giải thích vì sao khoanh câu C.
Giáo viên chốt. Một nữa hình tròn là 20 học sinh, phần hình tròn chỉ số lượng học sinh thích đá bóng lớn hơn một nữa hình tròn nên khoanh C là hợp lí.
4 . Củng cố.
Em hãy nêu cách đọc và vẽ biểu đồ.
Thi đua vẽ nhanh biểu đồ theo số liệu cho sẵn.
- GDHS: Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
5. Nhận xét - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học.
Hát 
- 2 HS nêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS nêu
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập.
	+ 	Chỉ số cây do học sinh trồng được.
	+	Chỉ tên của từng học sinh trong nhóm cây xanh.
Học sinh làm bài.
Lớp thống nhất kết quả:
a. 5 học sinh (Lan, Hoà, Liên, Mai, Dũng).
b. Lan: 3 cây, Hoà: 2 cây, Liên: 5 cây, Mai: 8 cây, Dũng: 4 cây.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh dựa vào số liệu để vẽ tiếp vào các ô còn trống.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
- 2 HS đọc yêu cầu của đề.
- HS tự làm bài – 3 HS nêu kết quả, lớp nhận xét thống nhất kết quả: Khoanh C.
- 2 HS nêu.
Học sinh thi vẽ tiếp sức.
- Lớp nghe.
Tiết 67 : TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đạt.
2. Kĩ năng: 	- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32, tr.175) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý  cần chữa chung trước lớp. Phấn màu.
+ HS: Vở
III / Hoạt động dạy – học :
TG
GV
HS
1p
3p
1p
 6p
 66
 5p
 10p
 4p
 1p
1) Ổn định :
2) KTBC: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh
3) Bài mới :
 a) GTB : GV giới thiệu ghi bảng tên bài
 “ Trả bài văn tả cảnh”
 b) Nhận xét bài làm của HS :
 * Nhận xét chung :
 GV nêu ưu điểm chính về :
 - Nội dung.
 - Hình thức trình bày.
 - Nhận xét những thiếu sót, hạn chế của HS về nội dung, hình thức trong bài viết.
 * GV công bố tỉ lệ điểm lớp đạt được.
 c) Hướng dẫn HS chữa lỗi :
 - GV gắn bảng phụ đã ghi sẵn các lỗi lớp mắc phải.
 - Cho HS tự chữa lỗi riêng.
 d) Học tập đoạn văn hay, bài văn tốt :
 GV đọc những đoạn văn hay, bài văn tốt của HS trong lớp (em: Hạ, Thư..)
 GV chốt lại cái hay trong đoạn, bài văn hay vừa đọc.
 e) Cho HS viết lại một đoạn văn cho 
 hay hơn 
 - GV cho HS đọc lại bài viết của mình và chọn đoạn văn chưa đạt viết lại cho hay hơn.
 - Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết – GV nhận xét, ghi điểm.
 4) Củng cố :
 - Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần là gì? 
 - Em rút ra được kinh nghiệm gì khi viết bài văn tả cảnh?
 -GDHS: yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
 Luyện nói-viết theo phong cách diễn đạt riêng, không vay mượn hay rập khuôn lời văn có sẵn của người khác.
5) NXDD : 
 - GV nhận xét cụ thể tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị Trả bài văn tả nguoi
- Hát.
- 2HS nêu.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
- 1 HS chữa trên bảng – lớp chữa vào vở và nhận xét bài chữa của bạn.
- Mỗi HS đọc lại bài của mình và lời nhận xét của Thầy và tự chữa lỗi.
- HS nghe và trao đổi rồi nêu cái hay, cái đáng học hỏi của đoạn (bài) văn hay đó.
- Lớp nghe.
- HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết - Lớp nhận xét.
- 2 HS nêu.
- 2 HS nêu.
- Lớp nghe
- Lớp nghe.
- Lớp nghe.
 Môn : Kĩ thuật 
 Bài dạy:Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 2)
 I / Yêu cầu : HS cần :
 - Nắm vững quy trình lắp mô hình tự chọn
 - Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn
 - Có ý thức: Thận trọng, chính xác, tự hào về mô hình mình đã lắp được.
 II / Đồ dung dạy học : 
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 III / Hoạt động dạy học :
TG
GV
HS
 1/
 3/
 1/
 24/
 4/
 3/
 1/
1) Ổn định :
 2) KTBC: 
 Em hãy nêu quy trình lắp mô hình tự chọn
 3) Bài mới :
 a ) GTB: GV giới thiệu bảng tên bài: Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 2)
 b) Cho HS thực hành:
 - (?) Em chọn mô hình nào ? Mô hình đó có mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó.
 - GV nêu: Các nhóm luân phiên nhau chọn mô hình để lắp , không nên chọn lắp lại mô hình đã chọn lắp ở tiết 1
 - Cho HS chọn đúng và đủ từng loại chi tiết trong bộ lắp ghép kĩ thuật.
 - Cho HS thực hành lắp mô hình tự chọn theo nhóm 5 – GV theo dõi
c) Đánh giá sản phẩm:
 - Mời em đọc tiêu chuẩn đánh giá các mô hình đã học trong sgk.
 - Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
 - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo theo tiêu chuẩn trong sgk
 - Cho HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4) Củng cố : 
 + Mô hình em chọn để lắp có mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó.
 + GDHS: Thận trọng, chính xác, tự hào về mô hình mình đã lắp được.
 5) NXDD:
 P GV nhận xét cụ thể tiết học. 
 P Dặn HS chuẩn bị bài:
 Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 3)
-Hát . 
-2 HS đáp.
- 2HS nhắc lại tên bài. 
-4 HS nối tiếp nhau nêu
- HS nghe.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết
-HS thực hành lắp từng bộ phận
 và lắp hoàn chỉnh mô hình tự chọn.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
-HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 3 tổ trưởng đánh giá sản phẩm của bạn theo tiêu chuẩn.
- Lớp theo dõi.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS đáp.
- Lớp nghe. 
- Lớp nghe. 
- Lớp nghe.
Phần duyệt của chuyên môn
Mỹ phước D, ngày 29 / 04 / 2009 Mỹ phước D, ngày 29 / 04 / 2009
 Phó Hiệu trưởng Khối trưởng
Nguyễn Văn Mạnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 34.doc