Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Trường Đông A

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC

Tiết 6: LÒNG DÂN (tiếp theo)

I - MỤC TIÊU

1. Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và hình huống trong đoạn kịch.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

*HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

II- ĐỒ DUNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Từ:10/9/2012
đến 14/9/2012
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 6: LÒNG DÂN (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU
1. Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và hình huống trong đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
*HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II- ĐỒ DUNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
III. CAC HOẠT DỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ:
HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân
Nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 	
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi đọc phần tiếp của vở kịch
- HS quan sát Tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp của vở kịch.
- Ba, bốn tốp (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn phần tiếp của vở kịch. GV lưu ý HS đọc đúng các từ địa phương (tía, mầy, hổng, chỉ, nè..). Chia phần tiếp của vở kịch thành các đoạn sau để luyện đọc:
Đoạn 1: Từ đầu đến lời chú cán bộ (Để tôi đi lấy - chú toan đi, cai cản lại)
Đoạn 2: Từ lời cai (Để chị này đi lấy) đến lời dì Năm (Chưa thấy)
Đoạn 3: Phần còn lại
- HS luyện đọc theo cặp
`	- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch. Giọng cai và lính: khi dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách để doạ dẫm, lúc ngọt ngào xin ăn. Giọng An: thật thà, hồn nhiên. Giọng dì Năm và chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh
b) Tìm hiểu bài
- An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
(Khi bọn giặc hỏi An: ông đó phải tía mày không?.An trả lời hổng phải tía làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ, An thông minh, làm chúng tẽn tò: Cháukêu bằng ba, chú hổng phải tía)
- Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
(Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chống để chú cán bộ b iết mà nói theo)
- Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”?
(Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dấn một tốp HS đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai mỗi HS đọc theo một vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai): HS làm người dẫn chuyện. Chú ý nhấn giọng vào những từ thể hiện thái độ. Ví dụ:
Cai: - Hừm, Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mày không? Nói dối, tao bắn
An: - Dạ, hổng phải tía.
Cai: - (Hí hửng)/ ờ, giỏi? Vậy là ai nào?
An: - Dạ, cháu.kêu bằng ba, chứ hổng phải tía
Cai: Thằng ranh! (Ngó chú cán bộ)// Giấy tờ đâu, đưa coi!
- GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ màn kịch
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất.
*HS khá, giỏi đọc thể hiện được tính cách nhân vật.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 	 
- Một HS nhắc lại nội dung đoạn kịch
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS các nhóm về nhà phân vai dựng lại toàn bộ vở kịch.
- Chuẩn bị: Những con sếu bằng giấy – đọc và trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk
-------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 14: LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU:
- Biết nhân chia hai phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
* Bài tập cần làm bài 1, 2, 3/16,17
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II- CHUẨN BỊ: 
- Bảng nhóm của HS.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Kiểm tra
- Tính: - ; + 
- Cả lớp làm vở nháp – 2 HS lên bảng làm
- GV nhận xét và ghi điểm. 
v Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1:- Gọi HS nêu yêu cầu. 
-HS tự lm bi rồi chữa bi.
- Lưu ý HS ở bài b,d phải chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
b)2
d)
 * Bài 1: ôn về kiến thức gì? (nhân, chia 2 phân số) 
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu. 
- Nêu cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ, thừa số chưa biết, số bị chia. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở – 4 HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét sữa bài.
 * Bài 2: ôn về kiến thức gì?(tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số ) 
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn mẫu. 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. 
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết qủa đúng.
 * Bài 3: ôn về kiến thức gì?( Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo)
v Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị: Ôn tập về giải toán
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------- 
KHOA HỌC
Tiết 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
I. Mục tiêu:
- Nêu đợc những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
KNS: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bộ, cảm thông chia sẻ
II. Đồ dùng dạy - học: Hình 12, 13 SGK
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hoạt động 3:Làm việc với SGK 
Bớc 1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn
GV yêu cầu HS làm việc với SGK theo cặp 
+ Quan sát H1,2,3,4 trả lời: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
Bớc 2: HS làm việc
Bớc 3: Làm việc cả lớp
Đại diện một số HS trình bày kết quả. Mỗi HS chỉ nói về nội dung của một hình.
* HS nhận xét, GV chốt ý: Phụ nữ có thai cần:
- Ăn uống đủ chất, đủ lượng;
- Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu. Ma tuý;
cần theo chỉ dẫn của bác sĩ
Hoạt đông 4: Thảo luận cả lớp 
Bớc 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình 5,6,7 và nêu nội dung của từng hình.
- HS trả lời:
Hình 5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ.
Hình 6: Người phụ nữ có thai làm những công việc nhẹ như đang cho gà ăn; người chồng gánh nước về.
Hình 7: Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10.
Bớc 2: GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi:
Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- HS trả lời. GV chốt ý: Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi ngời trong gia đình, đặc biệt là bố.
Hoạt động 5: Đóng vai (10p)
Bớc 1: GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi trang 13 SGK và thực hành đóng vai theo chủ đề " Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai"
Bớc 2: HS trình diễn trớc lớp
- HS nhận xét và rút ra bài học về cách ứng xử đối với phụ nữ có thai.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò . GV hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------- 
KỂ CHUYỆN
Tiết 3: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài : Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước .
I.Mục đích yêu cầu:
- Kể được 1 câu chuyện ( đã chứng kiền, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc ) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuỵện đã kể
II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tiêu chí đánh giá.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : HS kể lại câu chuyện đã được đọc về các danh nhân của nước ta. HS nhận xét, GV ghi điểm
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài: .
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề.
 - 1HS đọc đề bài 
 - Hướng dẫn HS phân tích đề.HS gạch chân các từ : kể một việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
 - GV lưu ý HS : câu chuyện em kể không phải là câu chuyện em đã được đọc trên sách báo mà là câu chuyện em đã tận mắt thấy hoặc trên ti vi, phim ảnhhoặc chính là câu chuyện em đã làm (tham gia).
3.Gợi ý HS kể chuyện. Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
 - GV đính bảng phụ gợi ý 3 và đi vào từng gợi ý.
 Gợi ý 1 và 2 GV sơ qua, gợi ý 3 (trọng tâm) theo 2 cách:
 * Cách 1:- Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
 - Diễn biến chính của câu chuyện ra sao?
 - Suy nghĩ của em về hành động của người trong câu chuyện?
 * Cách 2:- Người ấy là ai?
 - Người ấy có lời nói hoặc hành động gì đẹp?
 - Suy nghĩ của em về hành động hoặc lời nói của người đó?
 - HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
 - HS có thể viết ra nháp dàn ý. 
4. HS thực hành kể chuyện. 
 - HS kể theo cặp. GV đến từng nhóm nghe HS kể -GV HD uốn nắn cho HS .
 - HS thi kể trước lớp. Gọi nhiều HS kể. HS kể xong trao đổi với GV và cả lớp. HS nhận xét theo tiêu chí đánh giá.
 - Bình chọn bạn có câu chuyện hay, GV nhận xét ghi điểm .
5.Củng cố -dặn dò: 
Về kể lại cho cả nhà nghe. 
Chuẩn bị bài sau cho tốt. – xem trước câu chuyện : Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 3: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I- MỤC TIÊU:
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai vần thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); Biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
* Ghi chú: HS khá (giỏi) nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
- Giáo dục HS ngồi đúng tư thế, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
* Hỗ trợ đặc biệt: GV gợi ý giúp đỡ HS yếu viết được bài chính tả.
II- CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết bài 2
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Hoạt động 1: Kiểm tra – bài: “Lương Ngọc Quyến”
- GV đọc 1 số từ: xích sắt, luồn, khoét.
2 HS viết bảng – cả lớp viết nháp.
- GV nhận xét.
+ Nêu cấu tạo của vần. Âm nào không thể thiếu trong mỗi vần.
- Nhận xét chung phần kiểm tra.
v Hoạt động 2: HS viết chính tả. 
- Hai HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ - viết. 
- GV nhắc nhở HS quan sát cách trình bày bài, chú ý những từ ngữ viết sai. 
- Yêu cầu HS gấp sách, viết lại bài theo trí nhớ của mình. 
- HS viết chính tả. 
* GV giúp hs yếu viết bài.
- Yêu cầu HS soát lại bài. 
- Chấm 5- 7 quyển, nhận xét. 
v Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2/26:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình. 
- GV và HS nhận xét kết quả làm bài.
+ Dựa vào mô hình cấu tạo vần, cho biết bộ phận nào không thể thiếu trong tiếng? (âm chính và dấu thanh)
Bài 3/26: (dành cho HS khá giỏi)
+ Khi viết một tiếng dấu thanh cần được đặt ở đâu?
- HS phát biểu ý kiến. 
- GV kết luận: Dấu thanh đặt ở âm chính. 
- Gọi 2- 3 HS nhắc lại quy tắc đặt dấu thanh. 
-Giáo dục: Nhắc nhở HS quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng
v Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò viết mỗi lỗi sai viết lại nhiều lần. 
- Chuẩn bị: Một chuyên gia máy xú ... ”.
- Rèn cho HS kĩ năng giải toán thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng giải: Tổ 2 lớp 5C có 12 HS trồng được 48 cây. Hỏi cả lớp 36 HS trồng được bao nhiêu cây. Biết số cây trồng được của mỗi em bằng nhau.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sau đó tóm tắt và giải.
	 - 1 HS lên bảng giải, giáo viên nhận xét.
Bài giải: 
Giá tiền 1 quyển vở là: 24 000 : 12 = 2 000 (đồng)
 Số tiền mua 30 quyển vở là: 2 000 x 30 = 60 000 (đồng)
	Đáp số: 60 000(đồng).
Bài tập 3	- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS tự tóm tắt và giải vào vở.
	- Giáo viên nhận xét chấm điểm.
Bài giải:	Một ô tô chở được số HS là: 120 : 3 = 40 (HS)
 	 Để chở 160 HS cần dùng số ô tô là: 160 : 40 = 4 (ô tô)	
	Đáp số: 4 ôtô.
Bài tập 4:	- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS tự tóm tắt và giải vào vở.
	- Giáo viên nhận xét chấm điểm.
Bài giải:	
Số tiền trả cho 1 ngày công là: 72000 : 2 = 36000 (đồng)
	Số tiền trả cho 5 ngày công là: 36000 x 5 = 180 000 (đồng)
	Đáp số: 180 000 (đồng).
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tt) – Xem trước các bài tập sgk
--------------------------------------------------------------------------
MĨ THUẬT
Tiết 3: VẼ TRANH ĐỀ TÀI: TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu
-Hiểu nội dung đề tài, biết cách chọn các hình ảnh về nhà trường để vẽ tranh.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em.
- GD HS yêu mến và có ý thức giữ gìn , bảo vệ ngôi trường của mình.
*HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV, 1 số tranh ảnh về nhà trường.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
-Kiểm tra dụng cụ học tập
-G/T bài mới.
1: Tìm chọn nội dung đề tài
Giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường.
+ Khung cảnh chung của nhà trường.
+ Hình dáng của cổng trường, sân ,...
+ Một số hoạt động ở trường.
+ Chọn hoạt động cụ thể để vẽ .
-Cho HS nêu cảnh mình thích
2: HD cách vẽ tranh
- Cho quan sát hình tham khảo ở SGK, nêu cách vẽ.
-Kết kuận.
-G/t tranh của HS năm trước
3: Thực hành
- GV yêu cầu HS làm bài thực hành
- GV : đến từng bàn quan sát HS vẽ
4: nhận xét đánh giá
-Chọn 1 số bài gợi ý nhận xét về bố cục, hình ảnh, vẽ màu cho tranh.
-Nhận xét tuyên dương.
*GD về tình cảm yêu quí ngôi trường.
-Dặn dò tiếp tục quan sát các sinh hoạt ở trường để tiết sau luyện vẽ.
----------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Tiết 4: SÔNG NGÒI
I. Mục tiêu:
- Nêu một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) 1 số sông chính ở Việt Nam (Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu.)
* HS khá, giỏi: Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc. Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp.
Bước1: - Dựa vào hình 1 trong SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
+ Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
+ ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
+ Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung.
Bước 2: - Một số HS trả lời câu hỏi. HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí Việt Nam các sông chính: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, Sông Cả, sông Đồng Nai
* KL: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.
2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa.
Hoạt động4: Làm việc theo nhóm
Bước 1: HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2,3 hoặc tranh ảnh sưu tầm được Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về màu nước của con sông và mùa lũ và mùa cạn?
3. Vai trò của sông ngòi.
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi.
- HS kể : Cung cấp nước cho đồng ruộng và sinh hoạt; là nguồn thuỷ điện và giao thông; cung cấp nhiều tôm cá
- HS lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiện Việt Nam:
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng.
Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên đông bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồng cung cấp thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò: Hệ thống bài - HS đọc bài học.
--------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 7: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I - Mục tiêu
1. Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
2. Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. 
II- Đồ dùng dạy - học
- Những ghi chép HS đã có, khi quan sát cảnh trường học
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ 
HS trình bày kết quả quan sát (cảnh trường học) đã chuẩn bị ở nhà.
 -Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài tập 1
- Một vài HS trình bày kết quả quan sát ở nhà
- HS lập dàn ý chi tiết. 
- HS trình bày dàn ý. Mời 1 HS làm bài tốt làm lên bảng. Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh.
- VD về dàn ý:
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Giới thiệu bao quát:
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng.
- Ngôi trường nổi bật với mái ton trắng, tường vôi vàng, những hàng cây xanh bao quanh.
Tả từng phần của cảnh trường:
- Sân trường:
+ Sân rải đá mi rộng: giữa sân là cột cờ; trên sân có một số cây xanh, phượng, xà cừ toả bóng mát.
+ Hoạt động vào giờ chào cờ, giờ chơi
- Lớp học:
+ Các phòng xếp thành hình chữ U, một dãy lầu có 10 phòng học
+ Các lớp học thoáng mát, có quạt trần, đèn điện, tủ đồ dùng. Tường lớp trang trí rất gọn gàng, sạch sẽ
- Phòng truyền thống ở toà nhà chính
- Vườn trường:
+ Cây trong vườn
+ Hoạt động chăm sóc vườn trường
- Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhờ sự quan tâm của các thầy, các cô và chính quyền địa phương.
- Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
Bài tập 2
- lưu ý HS: Nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài, vì phần này có nhiều đoạn (xem dàn ý trên)
- Một vài HS nói trước sẽ chọn viết đoạn nào.
- HS viết một đoạn văn ở phần thân bài. GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới
Hoạt động 3. Củng cố , dặn dò 	
- GV nhận xét tiết học 
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết bài văn tả cảnh sắp tới: xem lại các tiết TLV tả cảnh đã học, những dàn ý đã lập, những đoạn văn đã viết; đọc trước các đề bài gợi ý (SGK, tr.44)
--------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 18: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: 
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đI bấy nhiêu lần). Biết cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. Chuẩn bị: 
Phấn màu, bảng phụ ghi ví dụ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên giải bài tập về nhà. Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Bài giảng:
a. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:
- GV ghi ví dụ SGK lên bảng yêu cầu HS tự tìm kết quả số bao gạo có được khi chia hết 100kg gạo vào các bao, mỗi bao đựng 5kg, 10kg, 20kg rồi điền vào bảng phụ.
- GV cho HS quan sát bảng rồi nhận xét: khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần.
b. Giới thiệu bài toán và cách giải:
- Giáo viên gọi HS đọc đề toán và viết tóm tắt lên bảng.
- GV HD HS phân tích bài toán trình bày bài giải theo 2 cách “Rút về đơn vị” và “Tìm tỉ số”.
- 2 HS lên giải, GV nhận xét và lưu ý HS khi làm bài có thể giải một trong hai cách.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
Bài giải: Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần: 100 x 7 = 70 (người)
	 Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần: 70 : 5 = 14 (người)
Đáp số: 14 người	 
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
TIẾT 3: ÔN TẬP : REO VANG BÌNH MINH 
Tập đọcnhạc: TĐN số 1
I.Mục tiêu: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Reo vang bình minh . Thể hiện đúng những chỗ luyến láy, thể hiện tình cảm hồn nhiên trong sáng của bài hát .
HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp
HS đọc đúng giai điệu ghép lời
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Tờ tranh minh hoạ bài Reo vang bình minh
III,Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: On tập hát Reo vang bình minh 
Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý giữ đúng nhịp và đều 
GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp
GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp
GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát 
Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
Hoạt động 3: Tập đọc nhạc : Cùng vui chơi
GV giới thiệu bài TĐN – Treo bài TĐN lên bảng
Cho HS xác định tên nốt trong bài TĐN
Cho HS tập nói tên nốt
 GV viết tiết tấu 
Hỏi tiết tấu tấu này có những hình nốt nào ?
GV gõ tiết tấu trên , yêu cầu HS lắng nghe và thực hiện lại 
GV hướng dẫn HS nhìn vào bài TĐN , nói tên nốt nhạc trong bài kết hợp gõ tiết tấu vừa tập.
GV đàn chuổi âm thanh HS nghe , bắt nhịp HS đọc hoà theo tiếng đàn 
GV cho HS đọc nhạc cả bài 
GV đàn giai điệu cả bài HS đọc nhạc hoà theo tiếng đàn , vừa đọc vừa gõ tiết tấu 
GV đàn giai điệu cả bài hai lần . Lần thứ nhất HS đọc nhạc, lần hai ghép lời, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
Củng cố – dặn dò
GV nhận xét ,dặn dò
----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 4 MOT COT.doc