Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Trường Đông A

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC

Tiết 8: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT

I - Mục tiêu

1. Bước đầu biết dọc diễn cảm của bài thơ với giọng vui, tự hào.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.

3. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Học thuộc 1,2 khổ thơ.

*HS khá, giỏi: Thuộc lòng bài thơ

II- Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Từ:17/9/2012
đến 21/9/2012
Thứ hai, ngày 17 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 8: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I - Mục tiêu
1. Bước đầu biết dọc diễn cảm của bài thơ với giọng vui, tự hào.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.
3. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Học thuộc 1,2 khổ thơ.
*HS khá, giỏi: Thuộc lòng bài thơ 
II- Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 
 - kiểm tra bài cũ
HS đọc lại bài Những con sếu bằng giấyvà trả lời câu hỏi về bài đọc.
 -Giới thiệu bài
Bài thơ Bài ca trái đất của nhà thơ Định Hải đã được phổ nhạc thành một bài hát mà trẻ em Việt Nam nào cũng biết. Qua bài thơ này, nhà thơ Định Hải muốn nói với các em một điều rất quan trọng. Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc
- 1 HS khá giỏi đọc bài thơ 
- 3HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ.(GV sửa sai lỗi phát âm , ngắt nghỉ ,giọng đọc)
Chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng nhịp thơ. VD:
Trái đất này / là của chúng mình
Quả bóng xanh / bay giữa trời xanh
Trái đất trẻ / của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen./ dù da khác màu
Bom H, bom A/ không phải bạn ta
Tiếng hát vui / giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran / cho trái đất không già.
-HS luyện đọc theo cặp 3
-3 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.( Giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm). 
 b) Tìm hiểu bài
+ HS đọc thầm khổ thơ 1 và cho biết : hình ảnh trái đất có gì đẹp?
(Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển)
+ Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 (Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!) nói gì?
(Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu)
+ Đoc thầm khổ thơ 3 và cho biết : Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
(Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Vì chỉ có hoà bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất)
+ Câu hỏi bổ sung: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
(Trái đất là của tất cả trẻ em/Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất/Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi)
 c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. Cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ
- Cả lớp hát bài hát Bài ca trái đất
*HS khá, giỏi thuộc bài thơ.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
CB: Một chuyên gia máy xúc.- đọc bài nhiều lần và trả lời các câu hỏi sgk
-------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 4 : TIẾNG VI CẦM Ở MỸ LAI
I.Mục đích, yêu cầu:
-Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đngs ý, ngắn gọn, rõ cac chi tiết trong chuyện.
-Hiểu ý nghiã: Ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trng chiến tranh xâm lược Việt Nam.
* Kĩ năng sống:
-Thể hiện sự cảm thông(cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri
-Phản hồi/lắng nghe tích cực)
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ, tranh SGK
III: Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể lại việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết. HS 
– GV nhận xét.
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thệu bài : 
2.GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, kết hợp chỉ các dòng chữ ghi ngày tháng, têncủa những người lính Mĩ. (HS lắng nghe).
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Bài tập 1 : 1HS đọc yêu cầu .
- GV hướng dẫn hs dựa vào tranh SGK tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. - HS làm việc cá nhân. Gọi HS phát biểu ý kiến. HS nhận xét . 
- GV chốt ý và treo bảng phụ. Gọi 1HS đọc lời thuyết minh cho mỗi tranh.
Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV nhắc nhở HS kể đúng cốt truyện, kể xong cùng trao đổi vớicác bạn - Cho HS kể theo nhóm (3em).
Kể từng đoạn. Kể toàn bộ câu chuyện .
- Thi kể trước lớp.Trao đổi ý nghĩa câu chuỵện .
* GV gợi ý: 
Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì
+Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh?
+ Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp hiểu thêm điều gì?
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4.Củng cố dặn dò: 
- HS kể lại chuyện.
- 1HS nêu ý nghĩa câu chuyện .
Về nhà chuẩn bị câu chuyện cho giờ sau : Kể chuyện đã nghe đã đọc 
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 
KHOA HỌC
Tiết 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học,HS biết: 
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
-KNS: Tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học tṛ nói chung và giá trị bản thân nói riêng
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
Làm việc với SGK 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- Đọc các thông tin trang 16,17 SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi.
- GV lưu ý: ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn nhưng theo quy định của tổ chức y tế thế giới , tuổi vị thành niên là từ 10 đến 19 tuổi.
- GV phát phiếu học tập
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp
Các nhóm trình bày kết quả, mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn, các nhóm khác bổ sung.
GV chốt ý:
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần và mỗi quan hệ với bạn bè, xã hội.
Tuổi trưởng thành
Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội,
Tuổi già
ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sông điều đọ và tham gia các hoạt động xã hội.
Hoạt động 3: Trò chơi: "Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?" 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3-4 hình và quan sát.
Bước 2: Làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên
Bước 3: Làm việc cả lớp. Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
+ Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
- HS trả lời, GV chốt ý:
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò 
- GV hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------- 
TOÁN
Tiết 19: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 	
- Biết giảI bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
- Rèn cho HS kĩ năng giải toán thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1:
 Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng giải bài tập tự luyện của giờ trước.
	 - Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và thực hiện yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- HS, giáo viên nhận xét.
Bài giải:
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000 : 1500 = 2 (lần)
Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì mua được số vở là:
25 x 2 = 50 (q)
	Đáp số: 50 quyển.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài, giáo viên nhận xét.
Bài giải:
Tổng thu nhập của gia đình đó là:
800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng)
Khi có thêm 1 người con thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là:
2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Như vậy, bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người đã giảm là:
800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)
Đáp số: 200 000 đồng.
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại kiến thức đã học
Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba, ngày 18 tháng 9 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I - Mục tiêu
-Hiểu nghĩa của từ hòa bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2)
-Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3)
II- Đồ dùng dạy - học
- Từ điển học sinh (hoặc một số trang phô tô), nếu có.
III - Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
HS làm lại BT 4, tiết LTVC tuần trước.
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy – học bài mới:
HĐ 1: Làm bài tập 1.
-Yêu cầu HS đọc bài tập 1, nêu yêu cầu đề bài.
-Tổ chức cho HS làm vào vở bài tập một em lên bảng làm vào bảng phụ nội dung:
 Đánh vào dấu X vào ô trống dòng nêu đúng nghĩa từ hoà bình.
 Trạng thái bình thản.
 Trạng thái không có chiến tranh.
 Trạng thái hiền hoà yên ả.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn , GV chốt lại cách làm. (Đáp án: trạng thái không có chiến tranh)
-Yêu cầu HS khá, giỏi giải nghĩa:Trạng thái bình thản (không biểu lộ cảm xúc, đây là trạng thái tinh thần của con người). Trạng thái hiền hoà yên ả (hiền hoà là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người; yên ả là trạng thái của cảnh vật).
HĐ 2: Làm bài tập 2.
-Yêu cầu HS đọc bài tập 2, nêu yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài: Tìm từ đồng nghĩa với từ: hoà bình trong các từ đã cho.
-GV nhận xét và chốt lại:
 Các từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
HĐ 3: Làm bài tập 3.GV giúp đỡ H yếu)
-Yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu bài tập, xác định yêu cầu đề bài: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
-Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở, 2 em lên bảng viết đoạn văn.
-Nếu HS còn lúng túng GV gợi ý: Có thể viết cảnh thanh bình ở địa phương em, hoặc các làng quê, thành phố khác em thấy trên ti vi. Điều gì đã làm nên vẻ đẹp thanh bình của nơi đó?
-GV hướng dẫn HS nhận xét đánh giá bài bạn, tuyên dương những em viết hay đúng yêu cầu đề bài.
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Gọi HS đọc các từ đồng nghĩa với từ hoà bình.
-Yêu cầu các em về nhà viết lại đoạn văn chưa hoàn chỉnh, 
Chuẩn bị bài: Từ đồng ... quyết tâm và biết tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ vượt qua những khó khăn đó, vươn lên trong cuộc sống
* Hoạt động 4: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại
- Đọc ghi nhơ
- Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
4. Tổng kết - dặn dò:
- Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc địa phương em ® đề ra phương án giúp đỡ 
- Nhận xét tiết học
----------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 22: ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I.Mục tiêu:
-Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ đà và giái các bài toán với các số đo khối lượng.(BT1,2,4)
-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, phiếu bài tập bài 1a.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi một HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp 	
Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 12m =  cm b) 7cm =  m
 34dam =  m 9m =  dam
 600m =  hm 93m =  hm 
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy – học bài mới:
-Giới thiệu bài.
HĐ 1: Ôn tập hệ thống bảng đơn vị đo khối lương.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề và làm bài tập 1 SGK - HS làm vào phiếu học tập (GV hướng dẫn tương tự như bài: bảng đơn vị đo độ dài.)
HĐ 2: Thực hành làm bài tập2 và 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu và làm bài.
-GV theo dõi HS làm và giúp đỡ Hs còn yếu.
- GV nhận xét bài HS làm và chốt lại cách làm:
Bài 2: Viết các số thích hợp vào chổ chấm:
a. 18 yến = 180 kg b. 430 kg = 43 yến
 200 tạ = 20 000kg 2500kg = 25 tạ
 35 tấn = 35 000kg 16 000kg = 16 tấn
c. 2kg 326 g = 2326g d. 4008g = 4kg 8g
 6kg 3g = 6003g 9050kg = 9tấn 50kg
HĐ 3:Làm bài tập 4
Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm của bài toán.
-Tổ chức cho HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- GV nhận xét bài HS làm và chốt lại cách làm:
Bài giải:
Ngày thứ hai cửa hàng bán được là:
300 x 2 = 600 (kg)
Hai ngày đầu cửa hàng bán được là:
300 + 600 = 900 (kg)
1tấn = 1000 kg
Ngày thứ ba cửa hàng bán được là:
1000 – 900 = 100 (kg)
 Đáp số : 100kg
-GV chấm bài.
4. Củng cố- Dặn dò: 
 Yêu HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng, nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền nhau.
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Luyện tập – Xem trước các bài tập 1, 3 sgk
--------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Tiết 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I- MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
 + Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
 + Ở vùng biển Việt Nam nước không bao giờ đóng băng.
 + Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,  trên bản đồ (lược đồ).
* HS khá, giỏi: Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. . Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế.
. Khó khăn: thiên tai.
- Giáo dục HS ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý.
II- CHUẨN BỊ: 
- Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á 
- Bản đồ tự nhiên VN
 - Tranh ảnh về những khu du lịch biển.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
v Hoạt động1:Kiểm tra bài “Sông ngòi”
+ Nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta.
+ Nêu vai trò của sông ngòi nước ta.
-Nhận xét – ghi điểm
v Hoạt động2: Vị trí vùng biển nước ta.
- GV chỉ vị trí vùng biển nước ta trên bản đồ và nói : “Vùng biển nước ta rộng, thuộc biển Đông.
+ Biển Đông bao bọc phần đất liền nước ta ở phía nào? ( Đông, Nam và Tây Nam )
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào? ( Trung Quốc, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, Thái Lan )
- GV kết luận :Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
v Hoạt động3: Đặc điểm của vùng biển nước ta 
-GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK/78 và trả lời câu hỏi :
+Nêu những đăc điểm của biển nước ta.( Nước không bao giờ đóng băng )
*Dành cho HS khá, giỏi :
+ Nêu những ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất.
. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế (đánh bắt hải sản, làm muối)
. Khó khăn: thiên tai (hay có bão)
-Liên hệ, giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
v Hoạt động 3: Vai trò của biển.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta
- HS dựa và vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày
 - HS khác bổ sung - GV sửa và hoàn thiện câu trả lời.
GV yêu cầu HS kể tên một số bãi biển của nước ta mà em biết.
-Cho HS xem tranh ảnh 1 số bãi tắm
v Hoạt động nối tiếp:
-Chuẩn bị: Đất và rừng - GV nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 9: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình by kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
* GDKNS:
-Tìm kiếm và xử lí thông tin.
-Hợp tác(cùng tìm kiếm số liệu, thông tin).
-Thuyết trình kết quả tự tin.
II.Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi bảng thống kê kết quả học tập.
-Phiếu ghi điểm của từng HS, giấy khổ to, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định:.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS nhắc lại bảng thống kế đã lập ở tuần 2 có những cột nào, ghi những gì? 
3. Dạy – học bài mới:
-GV giới thiệu bài: nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: 
-Yêu cầu 1 em đọc bài tập 1.
-Yêu cầu từng HS xem kết quả các điểm của mình, hoặc lấy giấy nháp ghi lại tất cả các điểm theo mức điểm:
 a) Số điểm dưới 5.
 b) Số điểm từ 5 đến 6.
 c)Số điểm từ 7 đến 8.
 d)Số điểm từ 9 đến 10.
-GV gọi một số HS trình bày, GV nhận xét khen ngợi những HS làm nhanh.
-GV có thể hỏi thêm với HS khá, giỏi:
H: Nhìn vào điểm đã thống kê, em hãy nói về kết quả học tập của mình trong thang? (Em học như thế nào, đã cố gắng, đã chăm chưa?)
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
-Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm :
STT
Họ và tên
Số điểm
-Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày thống kê học tập của tổ mình.
-GV có thể hỏi thêm:
4.Củng cố - Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà viết lại bảng thống kê vào vở.
Chuẩn bị: Trả bài văn tả cảnh
--------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
Tiết 5: ÔN TẬP : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
Tập đọc nhạc: TĐN Số 2
I.Mục tiêu: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp , đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc . Trình bày theo nhóm , cá nhân.
HS đọc đúng giai điệu , ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Tờ tranh minh hoạ bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
III,Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: On tập hát Bạn ơi lắng nghe 
Hướng dẫn HS ôn tập bài hát giữ đúng nhịp và đều 
GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp
GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp
GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát 
Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
Hoạt động 3: Tập đọc nhạc : Mặt trời lên
GV giới thiệu bài TĐN – Treo bài TĐN lên bảng
Cho HS xác định tên nốt trong bài TĐN
Cho HS tập nói tên nốt
 GV viết tiết tấu 
Hỏi tiết tấu tấu này có những hình nốt nào ?
GV gõ tiết tấu trên , yêu cầu HS lắng nghe và thực hiện lại 
GV hướng dẫn HS nhìn vào bài TĐN , nói tên nốt nhạc trong bài kết hợp gõ tiết tấu vừa tập.
GV đàn chuổi âm thanh HS nghe , bắt nhịp HS đọc hoà theo tiếng đàn 
GV cho HS đọc nhạc cả bài 
GV đàn giai điệu cả bài HS đọc nhạc hoà theo tiếng đàn , vừa đọc vừa gõ tiết tấu 
GV đàn giai điệu cả bài hai lần . Lần thứ nhất HS đọc nhạc, lần hai ghép lời, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
Củng cố – dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hátvừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét, dặn dò
----------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 23: LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
Bài tập cần làm : BT1, BT3.
II. Chuẩn bị: GV: vẽ trước hình chữ nhật bài 3 vào giấy A3
	 	 HS: Thước có chia xăng-ti-mét.
III. Hoạt động dạy và học 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi về các mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng 
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy – học bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
 Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Tổ chức cho HS tìm hiểu đề (xác định cái đã cho, cái phải tìm).
-Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi HS làm và giúp đỡ các HS còn lúng túng. 
-GV hướng dẫn HS suy luận từ câu hỏi của bài toán: muốn biết số quyển vở sản suất được ta phải biết số giấy vụn hai trường thu được và số giấy đó gấp 2 tấn mấy lần thì số quyển vở sản suất được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
-GV nhận xét và chốt lại cách giải.
Bài 1: 	 Bài giải:
Cả hai trường thu được là:
1tấn 300kg + 2tấn 700kg = 3tấn 1000kg (giấy)
3tấn 1000kg = 4tấn 
4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)
Số quyển vở sản xuất được là:
50 000 x 2 = 100 000 (quyển)
 Đáp số : 100 000 quyển.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3: 
-GV gắn hình chữ nhật bài 3 ở giấy A3 lên bảng.
-Yêu cầu HS đọc đề bài xác định cái đã cho và cái phải tìm.
-Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi HS làm và giúp đỡ các HS còn lúng túng bằng cách: Muốn tìm diện tích mảnh vườn ta phải tính diện tích từng mảnh nhỏ rồi cộng lại.
-GV nhận xét và chốt lại cách giải.
 Bài giải:
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là 
 14 x 6 = 84 (m2)
 Diện tích hình vuông CEMN là: 
 7 x7 = 49 (m2) 
 Diện tích mảnh đất là 
 84 + 49 = 133 (m2)
 ĐS: 133 m2 
 - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố:- Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.	
Về nhà làm bài 2 SGK, 
- Chuẩn bị: Đề-ca-mét vuông, hec-tô-mét vuông – Xem trước mối quan hệ của các đơn vị đo của diện tích
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 5 MOT COT.doc