Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 6 - Phạm Thị Hoài

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 6 - Phạm Thị Hoài

I.Mục tiêu:

-HS biết chọn đường đi an toàn và phòng tránh tai nạn giao thông.

-Phân biệt được đường đi an toàn và không an toàn.

-Có ý thức chấp hành đúng khi tham gia giao thông đường bộ.

II.Chuẩn bị:Tranh ảnh ở sgk trang 11-12-13.

III.Lên lớp:

1.Bài cũ:H nêu nội dung bài học của bài 2.

?Khi tham gia giao thông bằng xe đạp em cần lưu ý gì?

-T nhận xét ghi điểm.

2.Hoạt động 1:Những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố

1. Đường phố có những điều kiện bảo đảm an toàn

T cho H quan sát tranh đã phóng to (H1) thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau:

-Đường phố đẹp, đủ điều kiện an toàn khi nào?

-Đường trải nhựa hoặc bê tông.

-Đường rộng có nhiều làn xe,có giải phân cách.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 6 - Phạm Thị Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
(Từ ngày 12 /10 /2009 đến 16 /10 / 2009)
 ***********************
Thứ/ngày
Tiết
Môn
 Tên bài dạy
Thứ hai
12/10
1
2
3
4
Chào cờ
H ĐNG
 Luyện T Đ
ATGT:Bài 3
Sự sụp đỗ của chế độ A pác thai
Thứ ba
13/10
1
2
3
4
Thể dục
Toán
Chính tả
LTVC
Bài 11
Héc –ta
Nhớ viết: Ê-mi-li, con
MRVT:Hữu nghị hợp tác
Thứ tư
14/10
1
2
3
4
5
Toán
Kể chuyện
Tập đọc
Mỹ thuật
Âm nhạc
Luyện tập
Kể chuyện được chứng kiến, tham gia.
Tác phẩm của Si le và tên phát xít.
VTT:Vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục
Học hát:Con chim hay hót.
Thứ sáu
16/10
1
2
3
4
Toán
LTVC
Tập làm văn
Địa lý
Luyện tập chung
Dùng từ đồng âm để chơi chữ.
Luyện tập tả cảnh
Đất và rừng
Thứ sáu
(Chiều)
 16/10
1
2
3
Luyện TLV
Luyện toán
Sinh hoạt
Luyện tập làm báo cáo thống kê
Mi-li-mét vuông,bảng đơn vị đo diện tích.
Đội
Duyệt của BGH TTCM Cam Tuyền, ngày 10 tháng 10 năm 2009
Người lập
 	 	Phạm Thị Hoài
TUẦN 6:
Buổi chiều:	 Ngày soạn:11/10/2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tiết 1:	 Chào cờ:
Tập trung đầu tuần
.................................................
Tiết 2: 	H ĐNG:ATGT:
Bài 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ 
 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG.
I.Mục tiêu:
-HS biết chọn đường đi an toàn và phòng tránh tai nạn giao thông.
-Phân biệt được đường đi an toàn và không an toàn.
-Có ý thức chấp hành đúng khi tham gia giao thông đường bộ.
II.Chuẩn bị:Tranh ảnh ở sgk trang 11-12-13.
III.Lên lớp:
1.Bài cũ:H nêu nội dung bài học của bài 2.
?Khi tham gia giao thông bằng xe đạp em cần lưu ý gì?
-T nhận xét ghi điểm.
2.Hoạt động 1:Những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố
1. Đường phố có những điều kiện bảo đảm an toàn 
T cho H quan sát tranh đã phóng to (H1) thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau:
-Đường phố đẹp, đủ điều kiện an toàn khi nào?
-Đường trải nhựa hoặc bê tông.
-Đường rộng có nhiều làn xe,có giải phân cách.
-Đường có đèn chiếu sáng.
-Đường có đèn tín hiệu và biển báo hiệu giao thông.
-Đường không có đường sắt chạy qua.
-Đường có ít đường giao nhau với đường nhỏ,ngõ....
-Đường có vỉa hè rộng,không có vật cản.
-Đường có vạch kẻ qua đường dành cho người đi bộ. (hình 1)
*Hoạt động 2:Những đường phố chưa đủ điều kiện an toàn 
-T cho H quan sát H2 trang 12 sgk và trả lời câu hỏi: 
*Đường như thế nào thì chưa đủ an toàn? 
-Đường dốc,không thẳng,không phẳng.
-Đường hẹp,không có vỉa hè,hoặc vỉa hè có nhiều vật cản.
-Đường 2 chiều,lòng đường hẹp.
-Đường không có đèn chiếu sáng,không có đèn tín hiệu,không có biển báo hiệu và vạch cho người đi bộqua đường ...(hình 2)
*Hoạt động3: Lựa chọn con đường đến trường
-Em chọn con đường nào an toàn hơn để đi đến trường.(hình 3).T phóng to hình 3 trang 13 lên bảng và cho H thi đua chọn con đường đi an toàn khi đến trường.
3.Cũng cố dặn dò:
-T và H hệ thống lại nội dung bài học.
-Về nhà thực hiện tốt nội dung bài học,chuẩn bị bài sau bài 4.
...................................................................
Tiết 3:	 Luyện tập đọc:
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. Mục tiêu:
-Ôn tập, củng cố nội dung bài và rèn đọc diễn cảm toàn bài.
-Giáodục lòng thương người.
II.Lên lớp:
1.Rèn đọc bài:
-HS nêu cách đọc diễn cảm toàn bài,T chốt lại.
-HS rèn đọc theo cặp
-HS thi đọc cá nhân trước lớp,cả lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
2.Ôn nội dung bài:
-HS nêu câu hỏi trả lời nội dung bài,HS khác nêu câu trả lời và nhận xét bạn trả lời.Tnhận xét ,chốt lại câu trả lời đúng
3. Củng cố dặn dò:
-HS nêu nội dung bài.
-T nhận xét giờ học.
-Dặn về nhà luyện đọc bài nhiều lần và ôn lại nội dung bài.
...................................................
 	 Ngày soạn:12/10/2009
Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tiết 1 Thể dục Bài 11: 
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I.Mục tiêu:
-Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng. HS tập hợp và dàn hàng nhanh, đúng kĩ thuật và khẩu lệnh.
- Chơi trò chơi” chuyển đồ vật” nhanh đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. địa điểm và phơng tiện:
 Sân trờng vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, 4 quả bóng, 4 khúc gỗ, 4 cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi.
III. các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Mở đầu - HS tập hợp 2 hàng dọc.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1-2 phút.
- HS khởi động xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông: 
- Cả lớp đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài : 
- Kiểm tra bài cũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải , quay trái, quay đằng sau: Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ : 
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
GV điều khiển cả lớp tập 1-2 lần.
Chia 4 tổ tập luyện do tổ trởng điều khiển tập 5 –6 lần, GV quan sát, nhận xét sửa chữa sai sót cho HS.
Tập hợp lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét., biểu dơng thi đua giữa các tổ 1-2 lần.
Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 1- 2 lần để củng cố.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “chuyển đồ vật” : 
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét, xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi.
Hoạt động 4: Kết thúc : 
-Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp: 
-GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học: 
-GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
......................................................
Tiết 2: 	Toán:
HÉC TA
I. Mục đích yêu cầu:
-Tên gọi,ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích héc -ta
-Biết quan hệ giữa héc –ta và mét vuông.
-Chuyễn đổi các đơn vị đo diện tích(trong mối quan hệ với héc –ta)
II. Đồ dùng dạy học:
III. Họat động dạy học:
 1/ Bài cũ: 2 hs ghi kết quả bài 3/ 29 , yêu cầu từng em nêu lại cách làm ( VD : em đổi cho cùng đơn vị đo rồi mới so sánh. Đổi theo trường hợp : tách ra đổi xong cộng lại ; đổi xuôi ( 61km2 = hm2 ) T nhận xét ,ghi điểm.
 2/ Bài mới:a.Giới thiệu bài:
b.Thực hành:
 Bài 1sgk/29: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 hs đọc yêu cầu bài tập
- Nhóm đôi ghi kết quả vào nháp( không cần ghi lại đề bài ),( Giao bảng phụ cho 3 hs ghi: Bài 1a mỗi em ghi 1 cột , bài 1b 1 em ghi)	 	 
 Bài 2 sgk/30 :1 hs đọc yêu cầu bài tập
	Cá nhân suy nghĩ và trả lời cho lớp nhận xét
 22 200 ha =222 km2
Bài 3:H nêu y/c bài tập,làm bài rồi chữa bài:
a.85 km2 <`850 ha	 S
 Ta có 85km2 = 8500 ha ,8500 ha >850 ha,nên 85km2 >850 ha 
b.51 ha > 60 000 m2 Đ
c, 4 dm2 7 cm2 = 4 S
 Bài 4 sgk/30 :1 hs đọc yêu cầu bài tập
	- Giúp hs hiểu câu : Toà nhà chính của trường được xây dựng trên mảnh đất có diện tích bằng 1 diện tích của trường. ( diện tích của trường chia làm 40 phần; diện tích tòa nhà chính chiếm 1 phần )
 - Nhóm 4 làm nháp ( giao bảng phụ cho 1 hs ghi bài giải
Bài giải:
12 ha =120 000m2
Diện tích mảnh đất dùng để xây nhà chính của trường là:
120 000 :40 = 3000(m2)
Đáp số:3 000m2.
 3/ Củng cố: Hỏi: Nêu tên đơn vị đo diện tích vừa học ? Cách viết tắt ? Héc- ta cũng chính là đơn vị đo diện tích nào?
 4/ Nhận xét, dặn dò:	+ Bài tập về nhà 3/ 30
	+ Học bảng đơn vị đo diện tích ; ghi nhớ các trường hợp đổi
.........................................................
Tiết 2: 	 Chính tả: (Nhớ viết) 
Ê – MI- LI, CON
I. Mục đích yêu cầu:
-Nhớ viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
-Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ, và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu BT2,tìm được tiếng chúa ưa, ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
-Nhớ- viết đúng, trình bày đúng khổ thơ 3,4 bài “Ê – mi- li, con”
-Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ
II. Đồ dùng dạy học
 	-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học
 	-1/ Bài cũ: GV: quy tắc viết dấu thanh ở các tiếng có chứa nguyên âm đôi ua, uô
B suối, ruộng, lúa, mùa
 2/ Bài mới : Giói thiệu bài và nội dung bài tập
 a) Bài viết:
SGK/49 giới thiệu bài viết, đoạn viết ( từ Ê- mi- li con ôi! Trời sắp tối rồi............ hết bài)
Một hs đọc cả 2 khổ thơ
2 hs nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ
Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ
Lưu ý hs cần chú ý chính tả ở các từ: Ê – mi- li, sáng bùng, Oa- sinh- tơn, giùm
 Cho hs viết bảng con những từ khó trên
Nhắc cách ngồi , hình thức trình bày
- HS tự nhớ và viết bài, dò lại bài
SGK/ 49 HS tự soát lỗi
 Chấm 1 số bài( những em còn lại 2 em đổi vở soát lỗi nhau)
 GV nhận xét ưu khuyết của những bài đã chấm
 Hỏi: Số lỗi của lớp ?
 b) Bài tập:
 Bài 2sgk/55
Một em đọc yêu cầu bài tập
Nhóm đôi: trao đổi cách làm, sau đó tự mỗi em làm vào vở bài tập (trang34) . Cùng lúc ấy GV giao bảng phụ cho 3 nhóm ghi bài làm vào đó . Các em dán các bảng phụ ấy lên và nêu quy tắcghi dấu thanh ở các tiếng có ưa, ươ ( như ia, iê hay ưa, ươ.....)
 Bài 3sgk/55
Một em đọc yêu cầu bài tập
Treo bảng phụ ghi nội dung bài 3 lên. GV đọc từng câu, hs ghi tiếng cần điền lên bảng con ( mỗi câu có 1 hs lên điền trên bảng phụ)
Giúp hs hiểu nghĩa từng câu:
+ Cầu được ước thấy(đạt được đúng điều mình mong ước)
+ Năm nắng mười mưa( trải qua nhiều vất vả, khó khăn)
+ Nước chảy đá mòn( kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công )
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức( khó khăn làđiều kiện thử thách và rèn luyện ý chí con người)
 - Thi đọc thuộc lòng các thành ngữ ấy
 3/ Củng cố: nhắc quy tắcghi dấu thanh ở các tiếng có ưa, ươ ?
 4/ Nhận xét: Nhận xét tiết học
	Dặn: Tập viết những chữ đã viết sai. Học quy tắcghi dấu thanh ở các tiếng có ưa, ươ
...................................................
Tiết 4: Luyện từ và câu
	 	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ- HỢP TÁC 
I.Mục đích yêu cầu:
-Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu,tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1,BT2.
 	- Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học
II.Đồ dùng dạy học: 4 bảng phụ 1/2
III.Các hoạt động dạy- học:
 1/ Bài cũ: 1 hs Hỏi: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
	1 hs Đặt câu để phân biệt từ đồng âm trong từ “ nước”
 2/ Bài mới:
Phần luyện tập:
Bài tập 1sgk/56: Một hs đọc
Nhóm 4 trao đổi cách làm bài ( GV đưa cho 4 nhóm bảng phụ để hs xếp trên đó, các nhóm khác xếp trên vở bài tập/ 35)
 Bài tập 22/sgk/56: Một hs đọc
GV chia bảng thành 2 cột và ghi sẵn trên 2 cột :
Hợp có nghĩa là “ gộp lại” Hợp có nghĩa là” đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó
Các nhóm lần lượt theo dãy bàn nối tiếp nh ... on là
30 : 3 = 10 ( tuổi )
Tuổi bố là
10 x 4 = 40 ( tuổi )
Đáp số : Bố : 40 tuổi 
 Con : 10 tuổi
IV. Dặn dò. 
Về làm bài tập trong SGK.
	................................................................
 Luyện từ và câu
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I.Mục đích yêu cầu:
 - Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ
 - Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ : tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn 2 cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi
5 bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy- học:
 1/ Bài cũ: 1 em đặt câu với thành ngữ Bốn biển một nhà	GV đặt câu hỏi cho hs 
1 em đặt câu với thành ngữ Kề vai sát cánh	xung phong trả lời
 2/ Bài mới:
a)Phần nhận xét: Một hs đọc cả phần nhận xét
 Sau khi hs trả lời câu 1, GV treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách hiểu chốt ý
Hỏi tiếp câu 2 ( hổ mang :chỉ tên 1 loài rắn; đồng âm với hổ: con cọp, mang: động từ chỉ cách chuyển 1 vật từ nơi này sang nơi khác) 
b)Phần ghi nhớ: 2 hs đọc phần ghi nhớ
c)Phần luyện tập:
 Bài tập 1sgk/61: Một hs đọc
- Nhóm đôi trao đổi và ghi ý trả lời vào vở bài tập/ 38. Nếu hs lúng túng ở câu c ,thì GV giải thích từ” bác trứng: đun nhỏ lửa khuấy trứng ; tôi vôi: đổ nước vào để làm cho vôi tan ra mà trát lên tường”
- Trong khi hs làm bài trong vở bài tập, GV ghi bảng các câu a, b, c, d rồi gọi mỗi nhóm cử 1 đại diện lên gạch dưới từ đồng âm .GV kết hợp yêu cầu hs giải thích 1 số từ ( vì sao em cho đó là từ đồng âm? ).
 Bài tập 2sgk/61: Một hs đọc
Cá nhân đặt câu trong vở bài tập/ 38 ( Giao bảng phụ ¼ cho 5 em ghi câu đã đặt vào treo lên cho lớp nhận xét)
d)Củng cố, dặn dò: Tập nói lại cách dung từ đồng âm để chơi chữ
	Đặt thêm nhiều câu cho bài tập 2
----------------------------------------------------------------------
Tiết 3 	 Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I - Mục tiêu:
-Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảch sông nước.
	- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
II- Đồ dùng dạy - học
 Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm..
	III. Các hoạt động dạy - học
*Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này (quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước - yêu cầu của BT4, tiết Tập làm văn cuối tuần 5)
 	- Hai HS đọc “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện..” 
	 - kiểm tra sự chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh
 -Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
	Bài tập 1 - HS làm việc theo nhóm.4
 - Đại diện nhóm trình bày KQ thảo luận - nhóm khác NX - GV chốt ý đúng :
 - Phần trả lời câu hỏi ở phần a:
 + đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
(đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời). GV hỏi thêm: Câu văn nào trong đoạn nói rõ đặc điểm đó? (Câu mở đoạn: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời)
 + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
 (Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió)
 + Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
 GV giải nghĩa từ liên tưởng: từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác, từ chuyện của người ngẫm nghĩ về chuyện của mình.
HS nêu lên những liên tưởng của tác giả: biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.)
 GV bình luận: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn.
 - Phần trả lời câu hỏi ở phần b:
 + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
 + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch hoác; thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào; giữa trưa; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều; biến thành một con suối lửa
Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.
 + Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.?
GV yêu cầu HS đọc những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả: ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều.
HS nêu tác dụng của những liên tưởng trên: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
 Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu của BT .
 - HS xác định yêu cầu BT.
 - HS hoạt động cá nhân - GV chấm 1 số bài. 
 - Gv củng cố về bố cục bàI văn tả cảnh.
 Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp
 - yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
.......................................................................
 Tiết 4 	Địa lí 
ĐẤT VÀ RỪNG
I/ Mục tiêu :- Chỉ được trên lược đồ vùng phân bố của đất phe- ra- lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn
 - Nêu được đặc điểm của đất phe- ra- lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn
 - Biết vai trò của đất, của rừng đối với đời sống của con người. Có ý thức bảo vệ và khai thác đất , rừng một cách hợp lí
II/ Chuẩn bị :- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ : + biển đông bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía nào ?
+ Hãy nêu vai trò của biển đối với khí hậu , đời sống và sản xuất ?
- GV gọi 2 HS trả lời , nhận xét ,ghi điểm. Nhận xét phần học bài cũ
-Giới thiệu bài : Nêu mục đích ,yêu cầu của tiết học
Hoạt động 1 : ( Làm việc theo cặp )
- GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bài tập sau :
+ Kể tên và chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta trên bản đồ địa lí TNVN.
+ Điền các nội dung thích hợp vào bảng sau :
 Tên loại đất
 Vùng phân bố
 Một số đặc điểm
 Phe-ra-lít
 Phù sa
- Đại diện một số HS trình bày KQ ,Nhận xét bổ sung ý kiến .
- Một số em lên bảng chỉ trên bản đồ ĐLTNVN vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta . GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
- GV nêu KL : Đất là nguồn tài nguyên quí giá nhưng chỉ có hạn . Vì vậy , việc sử dụng đất cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo .
- GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương .
Kết luận : Nước ta có nhiều loại đất , nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe- ra-lit màu đỏ hoặc màu vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng.
2. Rừng ở nước ta 
Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm )
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3, đọc SGK và hoàn thành bài tập sau :
+ Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ 
+ Điền nội dung phù hợp vào bảng sau :
 Rừng
 Vùng phân bố
 Đặc điểm
 Rừng rậm nhiệt đới
 Rừng ngập mặn
- Đại diện nhóm HS trình bày KQ làm việc trước lớp.
- Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ phân bố rừng : Vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày 
KL : Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn . Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển .
Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp ) 
- Vai trò của rừng đối với đời sống của con người .
- HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam .
- Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì ? địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng ?
GV : Rừng nước ta đã bị tàn phá nhiều . tình trạng mất rừng ( khai thác rừng bừa bải ,đốt rừng làm rẩy, cháy rừng ....) đã và dang là mối đe doạ lớn với cả nước không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con người.Do đó , việc trồng và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách .
- Về nhà xem lại bài , xem trước bài ôn tập . 
................................................................
Buổi chiều:
Tiết 1:	 Luyện Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
-Rèn trình bày số liệu thống kê theo bảng
-Giáo dục tính cẩn thận và chính xác.
II. Bài mới:
a) Bài cũ:Nêu cách lập bảng thống kê số HS trong tổvà cả tổ
b)Bài mới:HD làm bài tập:
Bài1:Thống kê số sách trong tủ sách của em theo các yêu cầu sau đây:
-Số sách giáo khoa.
-Số sách tham khảo.
- Số truyện tranh.
-Số truyện đọc.
-HS thống kê bằng cách kẻ bảng vào vở-bảng phụ
Bài 2:Thống kê số HS trong lớp theo địa phương từng thôn:
-HS tự lập bảng thống kê vào vở.T chấm và chữa bài.
c)Củng cố dặn dò
-T nhận xét giờ học, dặn về nhà xem lại cách kẻ bảng thốnh kê.
......................................................................
Tiết 2: 	LUYỆN TOÁN:
MI-LI-MÉT VUÔNG,BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu:
-HS rèn đọc và viết các số đo diện tích.
-Thực hành đổi các số đo diện tích
II.Chuẩn bị:Bảng phụ ghi bài tập
III.Lên lớp:
1.Bài cũ:
-HS nêu bảng đơn vị đo diện tích
2.Luyện tập:
Bài1:Yêu cầu HS đọc và viết các số đo diện tích.(m,bảng con)
Bài 2:Thực hành đổi các số đo diện tích từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
Bài 3:Thực hành đổi các đơn vị đo diện tích từ đơn vị phức sang đơn vị đơn và ngược lại.
3.Củng cố dặn dò:
-HS nêu lại bảng đơn vị đo diện tích.
-Dặn về nhà ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, xem lại các bài tậpđã làm.
...................................................................
Tiết 3:	Sinh hoạt:
 	 ĐỘI
I.Mục tiêu:
-HS biết ưu điểm, tồn tại của chi đội trong tháng 9, nêu kế hoach tháng 10
-Bình bầu xếp loại Đội viên tháng 9.
-Giáo dục tính tự giác,phê và tự phê.
II.Chuẩn bị: ND sinh hoạt
III.Lên lớp:
1.Chi đội trưởng đành giá hoạt động của chi đội trong tuần, trong tháng.
2.Ý kiến của các đội viên.
3.Bình bầu , xếp loại đội viên trong tháng.
-Dựa vào kết quả của các tuần trong tháng,HS từng phân đội sinh hoạt bình bầu xếp loại đội viên trong tổ,ghi vào biên bản.GV đến từng phân đội kiểm tra,nhận xét, hướng dẫn.
4.Kế hoạch tháng 10: -Thi đua lập thành tích chào mừng 53 năm ngàyLHTNVN 
-Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/10
-Tăng cường rèn nghi thức đội,học tốt các chuyên hiệu đội
5. Sinh hoạt văn nghệ.
......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 6ca tuanCKT.doc