Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

 Dạy sáng

Tiết 1: Toán

SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

 I. Mục đích yêu cầu :

- Nhận biết : khi viết thêm ( hoặc bỏ bớt ) chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

- Giáo dục hs yêu thích học toán.

 III. Họat động dạy học:

1/ Bài cũ: Bài 3/ 39 Gọi 4 hs lên bảng : mỗi em sửa 1 phần . Hỏi em thứ hai và em thứ ba cách làm

2/ Bài mới:

- Hỏi : 9 dm = .cm

 9 dm = .m

 90 cm = m 0,9 = 0, 90

- Hỏi : Số 0,9 và 0,90 có gì khác nhau ? Giá trị của chúng thì thế nào ?

- Vậy em rút ra được kết luận gì ? ( Nếu viết thêm 0 vào bên phải một số thập phân thì ta được số thập phân bằng nó)

- GV giới thiệu cách so sánh : phần nguyên trước sau đó so từng chữ số ở phần thập phân để chứng minh kết luận vừa nêu và cũng để rút ra kết luận thứ hai ( Nếu xóa bớt chữ số 0 ở bên phải 1 số thập phân ta cũng được số thập phân bằng nó )

- Yêu cầu hs nhập 2 kết luận trên thành lời phát biểu ngắn gọn

 Khi ta thêm ( hoặc bớt ) những chữ số 0 ở bên phải 1 số thập phân thì ta được 1 số thập phân bằng nó

 Bài 1sgk/40 :1 hs đọc yêu cầu bài tập

 3 hs lên bảng ghi phần a ; 3 hs lên ghi phần b

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 22/10/2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 26/10/2009
 Dạy sáng
Tiết 1: Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
 I. Mục đích yêu cầu :
- Nhận biết : khi viết thêm ( hoặc bỏ bớt ) chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- Giáo dục hs yêu thích học toán.
 III. Họat động dạy học:
1/ Bài cũ: Bài 3/ 39 Gọi 4 hs lên bảng : mỗi em sửa 1 phần . Hỏi em thứ hai và em thứ ba cách làm
2/ Bài mới:
- Hỏi : 9 dm = .cm
 9 dm = .....m 	
 90 cm = m 	0,9 = 0, 90
- Hỏi : Số 0,9 và 0,90 có gì khác nhau ? Giá trị của chúng thì thế nào ?
- Vậy em rút ra được kết luận gì ? ( Nếu viết thêm 0 vào bên phải một số thập phân thì ta được số thập phân bằng nó)
- GV giới thiệu cách so sánh : phần nguyên trước sau đó so từng chữ số ở phần thập phân để chứng minh kết luận vừa nêu và cũng để rút ra kết luận thứ hai ( Nếu xóa bớt chữ số 0 ở bên phải 1 số thập phân ta cũng được số thập phân bằng nó )
- Yêu cầu hs nhập 2 kết luận trên thành lời phát biểu ngắn gọn 
 Khi ta thêm ( hoặc bớt ) những chữ số 0 ở bên phải 1 số thập phân thì ta được 1 số thập phân bằng nó 
 Bài 1sgk/40 :1 hs đọc yêu cầu bài tập
	3 hs lên bảng ghi phần a ; 3 hs lên ghi phần b
Bài 2sgk/40 :1 hs đọc yêu cầu bài tập
Nhóm đôi làm nháp 
GV giúp những hs yếu xác định phần thậpphân, hiểu rõ số chữ số cần viết thêm .
 - 3 nhóm cử đại diện sửa phần a ; 3 nhóm cử đại diện sửa phần b
 3/ Củng cố: 1 hs nhắc kết luận được rút ra trong tiết học
 4/ Nhận xét, dặn dò: + Học thuộc kết luận trên
**************************
	Tieát 2 : Taäp ñoc
KÌ DIỆU RỪNG XANH
 I - Mục tiêu
 - Đọc diển cảm bài văn với cảm xúc ngưởng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
 - Giáo dục hs yêu cảnh đẹp rừng núi, có ý thức bảo vệ rừng.
 II- Đồ dùng dạy - học
 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động 1 
 Kiểm tra bài cũ 
 - HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, thảo luận các câu hỏi về bài đọc
 Giới thiệu bài
 - GV nêu MĐ, YC của tiết học 
 Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu 
 a) Luyện đọc 
 - Chia bài làm 3 đoạn như sau để luyện đọc:
 + Đoạn 1: từ đầu đến lúp xúp dưới chân
 + Đoạn 2: từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo
 + Đoạn 3: Phần còn lại
 - HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
 - GV giới thiệu ảnh rừng khộp trong SGK: giúp HS giải nghĩa từ ngữ khó cuối bài và có ý thức đọc đúng những từ ngữ dễ viết sai; lúp xúp dưới bóng cây thưa, màu sặc sỡ rực lên, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động
 - HS đọc theo cặp 
 - 3 HS đọc toàn bàI .
 - GV đọc mẫu .
 b) Tìm hiểu bài 
 - HS đọc thầm bàI và trả lời :
 + Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
(Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì: bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền dài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân)
 + Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
(Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích)
 + Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
(Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ con, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng)
 + Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
(Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú)
 - Câu hỏi 3: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”)
 + Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.
 + Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn; lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
 + Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
(VD: đoạn văn làm cho em càng háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên/ Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu/ đoạn văn giúp thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng)
 c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 - 3 HS đọc nối tiếp lại 3 đoạn 
 + Đoạn 1: cảnh vật được miêu tả qua một loạt liên tưởng - đọc khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
 + Đoạn 2: Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoát ẩn, thoắt hiện của muông thú.
 + Đoạn 3: đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông.
 - HS đọc diễn cảm đoạn1 , hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
 Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc để cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn.
************************
Tiết 3: Khoa học
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
 I. Mục tiêu:
- Nắm được tác nhân, đường lây truyền của bệnh viêm gan A 
- Biết cách phòng bệnh viêm gan A.
 II. Hoạt động dạy - học:
1/ Bài cũ : H: Nên làm gì để phòng bệnh viêm não ? 
2/ Bài mới:
a)Hoat động 1: Tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A
- Nhóm 4 : đọc các thông tin và xem hình 1 sgk/ 32 rồi trả lời các câu hỏi :
	+ Nêu 1 số dấu hiệu của bệnh viêm gan A
	+ Tác nhân của bệnh viêm gan A là gì 
	+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào 
- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi
	 Kết luận: Tác nhân bệnh viêm gan A là vi rút viêm gan A . Bệnh lây qua đường tiêu hóa
b)Hoạt động 2: Cách phòng bệnh viêm gan A
- Nhóm đôi : quan sát hình 2; 3; 4 ; 5 /33 và làm việc theo các câu hỏi
	+ Chỉ và nói nội dung từng hình 
	+ Giải thích tác dụng và việc làm trong từng hình đối với việc phònh tránh bệnh viêm gan A
	+ Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm gan A
	 Kết luận: 2 hs nối tiếp đọc 2 gạch đầu dòng mục bạn cần biết / 33
3/ Nhận xét - dặn dò: Xem lại bài . Ghi nhớ những việc nên làm để phòng tránh bệnh viêm gan A và thực hiện những điều đó trong cuộc sống hàng ngày
Ngày soạn: 23/10/2009
Ngày giảng: Thứ ba ngày 27/10/2009
 Dạy chiều: 
Tiết 1: Lịch sử
XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
 I. Mục tiêu :
- Kể lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 Ở Nghệ An.
- Biết được một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.
- Giáo dục hs tự hào về truyền thống dân tộc.
 II. Đồ dùng dạy học :
	Hình 1 SGK phóng to ; Bản đồ Việt Nam 
 III. Hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ : 
? Hội nghị hợp nhất Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra vào ngày tháng năm nào ? Ở đâu ? Do ai chủ trì ? 
 2/ Bài mới :Giới thiệu bài.
- 1 hs đọc phần đầu ( Đảng ta .. phát triển mạnh nhất )
- GV treo bản đồ Việt Nam và giới thiệu : Sau khi ra đời , Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, Nghệ An – Hà Tĩnh là nơi phong trào nổ ra mạnh nhất mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh ( giải thích cho hs hiểu : Nghệ - Tĩnh là từ gọi tắt 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh - Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí 2 tỉnh đó )
Hoạt động 1 : Thuật lại cuộc biểu tình ngày 12- 9 -1930 tại Nghệ An 
- Cá nhân đọc thầm ( từ “ ngày 12 – 9 .. chính quyền của mình ” 
- HS xung phong thuật lại cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 
Cho hs xem tranh về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnhh
Hoạt động 2: Tình hình nông thôn Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930- 1931
- Nhóm đôi đọc thầm từ “Suốt thời kì có chính quyền nhân dân  thành người chủ thôn xóm ” và trả lời câu hỏi :
	+ Trong những năm 1930 -1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới ?
- Đại diện 1 nhóm trình bày cho các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
GV : “ Trước tình hình đó, bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ, đàn áp triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống ”
Hoạt động 3: Ý nghĩa phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Nhóm 4 trao đổi : Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa gì ?
( Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động. Góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta )
- 1 hs đọc nội dung cần ghi nhớ / 19
 	3/ Dặn dò : Xem lại bài. 
****************************
Tiết 2: Luyện toán
HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN.
 I. Mục tiêu: 
	- Củng cố tên các hàng của số thập phân. Cách đọc, viết số thập phân.
	- Chuyển số thập phân thành hổn số có chứa phân số thập phân.
 II. Chuẩn bị: Nội dung bài tập.
 III. Lên lớp.
 	1. Ổn định tổ chức.
2. Nội dung luyện: Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: Đọc số thập phân. Nêu tên phần nguyên và phần thập phân và già trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng.
a. 3,7 	 b. 35,07
c.404,005 	 d. 129.80
- Hs làm miệng, Chú ý rèn cho các đối tượng hs yếu.
Bài 2: Viết số thập phân có:
a. Một đơn vị, tám phần mười.
b. Hai mươi lăm đơn vị, năm phần mười, chín phần trăm.
c. Năm trăm lin hai đơn vị, ba phần trăm, bốn phần nghìn.
d. Không đơn vị, bảy phần nghìn.
- Hs làm bài tập vào vở, 2 hs lên bảng chữ bài.
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho các đối tượng hs yếu.Chấm chữa bài.
Bài 3: Viết các số thập phân sau thành hỗn số:
3,5; 	6,33; 	18,05; 	217,908
- Gv hướng dẫn mẫu:
3,5 = 3
- Hs làm các bài tương tự vào vở.Gọi 3 hs lên bảng chữa bài.
- Gv chấm chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hs nhắc lại cách đọc và viết số thập phân.
- Nhận xét chung giờ học, dặn dò hs về nhà ôn lại nội dung bài.
*****************************
Tiết 3: Luyện viết
LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG
BÀI: MÙA XUÂN NHO NHỎ
 I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chữ xiên đúng theo mẫu chữ tập viết bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ.
- Giáo dục hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 II. Chuẩn bị:
- Viết mẫu bài thơ lên bảng phụ.
 III. Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Nội dung luyện viết
* Hướng dẫn viết bài thơ:
- Giới thiệu nội dung bài viết.
- Hs đọc lại bài viết.
- Nhận xét cách trình bày của bài thơ: Mỗi câu thơ có 5 chữ, chữ cái đầu dòng thụt vào 3 ô và viết hoa.
- Nhận xét độ nghiêng của các con chữ: 15o
- T hướng dẫn hs viết các chữ cái viết hoa: M, Ơ, H, T.
- Hs viết bảng con các chữ cái viết hoa.
* Thực hành luyện viết 
- Hs luyện viết, trình bày bài thơ theo kiểu chữ nghiêng.
- Gv theo dõi, nhắc nhở hs ngồi đúng tư thế, trình bày đúng theo mẫu chữ in sẵn.
* Chấm bài, nhận xét
- Gv chấm một số bài của hs, nhận xét  ... iữ cho em bầu trời xanh.
- Hs hát lại bài hát, kết hợp vỗ tay theo phách.
- Tập hát, kết hợp vận động phụ hoạ.
- Thi hát biểu diển tốp ca.
- Hs trả lời câu hỏi:
+ Trong bài hát, hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình?
+ Hãy hát một câu trong bài hát khác về chủ đề hoà bình?
4. Củng cố: 
- Hs hát lại 2 bài hát vừa ôn.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò: hs về nhà ôn lại 2 bài hát.
Ngày soạn: 25/10/009
Ngày giảng: Thứ năm ngày 29/10/2009
 Dạy sáng:
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
- Rèn tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất. 
 III. Họat động dạy học:
 	 1/ Bài cũ: Hỏi : Muốn so sánh số thập phân ta làm sao?
	3 hs lên bảng so sánh 32,4 và 52, 1 ; 56, 333 và 56, 4 ; 0, 9 và 0, 9000
 	 2/ Bài mới:
 	 Bài 1sgk/43 :1 hs đọc yêu cầu bài tập
- 1 em xung phong đọc trước rồi gọi các bạn khác tiếp tục : Mỗi em đọc 1 số thập phân ( đề nghị em đọc số nào thì chỉ ra phần nguyên và phần thập phân của số đó luôn )
 	 Bài 2sgk/43: 1 hs đọc yêu cầu bài tập
	- Lớp làm bảng con.
 - Lần lượt 4 hs lên bảng 
 	Bài 3sgk/43 :1 hs đọc yêu cầu bài tập
	`- Vài hs nhắc lại cách so sánh hai số thập phân.
 - Lớp làm vở
 -1 hs làm bảng
 - Chấm chữa bài
 	 Bài 4sgk/43 :1 hs đọc yêu cầu bài tập
	Nhóm đôi thi tính nhanh . Nhóm nào ra kết quả cả hai phần a ; b thì đưa tay giành phần ghi kết quả và giải thích cách làm . Có thể =54
	 hoặc 6 x 9 = 54
	 3/ Củng cố: GV nhắc cách đơn giản khi tính nhanh 
 	 4/ Nhận xét, dặn dò: 
+ Xem lại các dạng bài tập đã làm
	+ Ôn bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài 
******************************
Tiết2: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục đích yêu cầu :
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần; Mở bài, thân bài, kết luận.
- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
 II . Hoạt động dạy và học :
1/ Bài cũ : 1 hs đọc đoạn văn tả cảnh sông nước đã được chỉnh sửa
2/ Bài mới :
a)Phần luyện tập :
 Bài tập 1sgk/81 : Một hs đọc
- GV : để lập dàn ý , em có thể dựa vào phần gợi ý ở bài tập 2
- Cá nhân đọc thầm phần gợi ý và lập dàn ý trên vbt
- Vài hs đọc dàn ý cho lớp nhận xét
 Bài tập 2sgk/81 : Một hs đọc yêu cầu
- Cá nhân làm bài trên vbt
- Vài hs đọc bài làm cho lớp nhận xét, sửa chữa
- Lớp bình chọn bạn viết đoạn văn hay, GV cho điểm 
b)Củng cố, dặn dò : Tập viết lại đoạn văn : em nào viết chưa đạt thì viết lại cho đạt ; em nào đã viết đạt thì viết cho hay hơn ( hoặc khi nãy viết theo trình tự không gian thì về nhà tập viết theo trình tự thời gian – và ngược lại 
*************************
Tiết 3: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
 I.Mục đích yêu cầu:
- Phân bịêt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm trong số các từ nêu ở bài tập 1.
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Biết cách đặt câu phân biệt được nghĩa của một từ nhiều nghĩa.
- Giáo dục hs yêu quý tiếng Việt
 II. Đồ dùng dạy học:
	- 2 bảng phụ và 4 bảng phụ 
 III.Các hoạt động dạy- học:
 	 1/ Bài cũ: 	 
 - 1 hs đọc thuộc các thành ngữ , tục ngữ ở bài tập 2
 - 1 hs tìm 1từ tả làn sóng nhẹ và đặt câu với từ vừa tìm 
 	 2/ Bài mới:
a)Phần luyện tập:
 Bài tập 1sgk/82: Một hs đọc(Vở bài tập/ 52)
- GV giảng cho hs hiểu cách làm theo vở bài tập
- Nhóm 4 trao đổi và làm vào vở bài tập / 52 ( GV giao 2 bảng phụ ½ cho 2 nhóm : mỗi nhóm làm 3 hàng ngang như trong vở bài tập)
- Treo 2 bảng phụ để sửa bài cho cả lớp
	+ Phần a: câu 1 và3 là từ nhiều nghĩa ; cả hai đồng âm với câu 2
	+ Phần b : câu 2 và 3 từ nhiều nghĩa ; cả hai đồng âm với câu 1
	+ Phần c : câu 1 và 3 từ nhiều nghĩa ; cả hai đồng âm với câu 2
 Bài tập 2sgk/ 82: Một hs đọc
Vở bài tập/ 53, hs đọc thầm, nhóm đôi trao đổi cách làm . Giao bảng phụ ¼ cho 4 nhóm ghi cột bên phải như vở bài tập
4 nhóm treo bảng phụ cho lớp nhận xét
 Bài tập 3sgk/ 83: Một hs đọc
- Cá nhân tự suy nghĩ đặt câu vào vở bài tập / 53 ( có thể trao đổi với bạn bên cạnh nếu thấy khó)
b./Củng cố, dặn dò: Sửa lại những phần bài tập em làm chưa chính xác hoặc chưa hay
****************************
Tiết 4: Đạo đức
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (t2)
 I. Mục tiêu :
- Hiểu trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng
- Biết ơn tổ tiên, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
 II. Tài liệu và phương tiện:
	- Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ, thơ , truyện . nói về lòng biết ơn tổ tiên.
 III. Hoạt động dạy - học:
 	 1/ Bài cũ : 1 hs đọc lại yêu cầu bài tập 1 / 14
	Hs xung phong nêu ý kiến
 2/ Bài mới:
a./Hoạt động 1: Bài tập 4 / 15
	- 1 hs đọc yêu cầu bài 4 
	- HS xung phong trình bày ( có thể hs không tìm được thông tin thì GV nêu cho hs biết : Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 10/ 3 tại để thể hiện lòng biết ơn của nhân dân ta đối với những người đã có công lập nước . Sau đó kể cho hs nghe chuyện Bác Hồ đến thăm đền Hùng và đã nói với các chiến sĩ : “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước ” ) 	
	 b) Hoạt động 2: Bài tập 2 / 15
	- 1 số hs xung phong lên kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ mình cho cả lớp nghe
	- GV chúc mừng các em đó và hỏi thêm : 
	GV: Em có tự hào về truyền thống đó không ?
	GV: Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó ?
 Kết luận : Mỗi gia đình , mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó
 c)Hoạt động 3: Đọc ca dao , tục ngữ  về chủ đề Biết ơn tổ tiên
- Cá nhân , hoặc nhóm xung phong trình bày 
(có thể hs không tìm được thì gv đọc cho các em nghe 1số bài và yêu cầu hs tìm hiểu nội dung bài đó)
	Kết luận : 1 hs đọc lại phần ghi nhớ / 14
 	3/ Dặn dò :	Thực hành những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
	Tập hát bài Lớp chúng ta đoàn kết 
	Đọc trước truyện Đôi bạn / 16 và tập đóng vai
******************************
 Dạy chiều
Tiết 1:Thể dục
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY. TRÒ CHƠI: “ DẪN BÓNG”
 I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi đuợc các trò chơi.
 II. Chuẩn bị
- Gv : 01 còi, kẻ sân chơi, 2 quả bóng
 III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
 1. Phần mở đầu
 - Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, nv bài học
 - HS khởi động
 - Kiểm tra đhđn những hs chưa hoàn thành ở tiết trước
 2. Phần cơ bản
 - Học động tác vươn thở 
 + GV nêu tên động tác, vừa phân tích vừa làm mẫu và cho hs tập theo
 + GV neu chậm hs tập lần 2, quan sát uốn nắn hs, nhắc hs hít bằng mũi, thở bằng miệng
 + Cán sự hô hs tập lần 3- 4
 - Học động tác tay
Tương tự , nhắc ha nhịp 2 căng ngực, nhịp 3 nâng khuỷu tay cao ngang vai
 - Ôn 2 động tác vươn thở và tay
 - Chia tổ luyện tập
 - Tổ trưởng báo cáo kết quả luyện tập
 - Trò chơi Dẫn bóng
 + HS nhắc lại qui luật cuộc chơi, chơi thử
 + Cả lớp chơi
 + Gv quan sát, tuyên dương hs thắng
 3. Phần kết thúc
 - Thả lỏng người
 - Đứng vỗ tay hát
 - Hệ thống bài
 - Gv nhận xét, đánh giá, giao bài về nhà tiếp tục ôn 2 đt vừa học
****************************
	Tiết 2: Luyện khoa học:
LUYỆN BÀI TUẦN 8
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A; HIV-AIDS.
 I / Mục tiêu: Hoàn thành các bài tập nhằm: 
- Củng cố tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và triệu chứng của bệnh viêm gan A; cách phòng tránh và các lưu ý khi bị mắc bệnh này.
- Củng cố HIV là gì; đường lây truyền, cách phòng tránh.
- Có ý thức giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh.
 II/ Chuẩn bị: - Vở BT.
 III/ Lên lớp: Hướng dẫn HS làm BT ở VBT (Trang 26-30).
1/ Phòng bệnh viêm gan A: 
*/Bài 1: Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp.
- HS hoạt động nhóm đôi hỏi và trả lời, sau đó trình bày trước lớp về: 
+ Đường lây truyền (Đường tiêu hoá)
+ Tác nhân gây bệnh (Vi rút viêm gan A).
+ Triệu chứng (Sốt nhẹ, đau vùng bụng bên phải, chán ăn)
- HS thực hành nối câu hỏi với câu trả lời đúng ở VBT.
*Bài 2: Học sinh quan sát hình 33 SGK, nêu nội dung từng tranh và tác dụng của việc làm trong tranh (Nhóm 4).
* Bài 3,4: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng (Đúng nhất): Hoạt động cá nhân làm vào VBT, trình bày trước lớp. T cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
2/ Phòng tránh HIV-AIDS:
*/ Bài 1: Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp (Tương tự Bài 1, phần 1)
* Bài 2: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất: (Cá nhân).
* Bài 3: (M) Để phát hiện 1 người có nhiễm HIV không người ta phải làm gì? (Xét nghiệm máu).
3/ Củng cố dặn dò: 
- T nhận xét giờ học.
- Dặn thực hành phòng tránh các bệnh đã học.
 	**************************
Tiết 3:Luyện luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP TỪ NHIỀU NGHĨA
 I/ Mục tiêu:
 - Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa 
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa.
 II/ Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi bài tập
 III/ Lên lớp: 
1/ Bài cũ: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Ví dụ? 
2/ Hướng dẫn HS luyện tập:
- Bài 1: Trong những câu nào dưới đây, từ "đi", "chạy", "ngọt", "cứng" mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a/ Đi: Nó chạy còn tôi đi.
- Anh ấy đi ô tô.
- Cụ ốm nặng, đi hôm qua rồi.
b/ Chạy: - Cầu thủ chạy đón quả bóng.
- Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại.
- Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
c/ Ngọt: - Khế chua cam ngọt.
- Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng.
- Rét ngọt.
d/ Cứng: - Lúa đã cứng cây.
- Lý lẽ rất cứng.
- Học lực loại cứng.
* Bài 2/ Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ "đứng" trong mõi câu ở cột A:
A
B
1/ Tôi đứng bán hàng
2/ Ông Kô-phi A-nan là người đứng đầu tổ chức Liên hợp quốc.
3/ Chị ấy có thể đứng một lúc 5 máy
4/ Từ sáng đến giờ trời đứng gió.
a/ Điều khiển ở tư thế đứng
b/ Ở vào trạng thái ngừng chuyển động, ngừng phát triển.
c/ Ở tư thế thân thẳng, chân đặt lên mặt nền, chống đỡ cả toàn thân.
d/ Ở vào một vị trí nào đó.
Bài 3: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ "mũi" hãy đặt một câu:
a/ Bộ phận trên mặt người và động vật dùng để thở và ngữi.
b/ Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật.
c/Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
- H làm bài cá nhân, trình bày trước lớp. 
- T nhận xét chữa bài.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà tìm các từ nhiều nghĩa, đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 T8.doc