Buổi sáng Tập đọc:
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý cô giáo, mong muốn con em được học hành (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
TUẦN 15 Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011 Buổi sáng Tập đọc: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý cô giáo, mong muốn con em được học hành (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). - Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? - Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? - HS đọc HTL và trả lời 2. Bài mới: (30’) *HĐ 1: Giới thiệu bài: - Nêu MĐYC của tiết học *HĐ 2: Luyện đọc - GV chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu...khách quý. + Đoạn 2: Tiếp...nhát dao. + Đoạn 3: Tiếp...chữ nào. + Đoạn 4: còn lại. - HS lắng nghe - 2 HS khá đọc nối tiếp toàn bài - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn (2 lần) - Hướng dẫn đọc các từ khó: chật ních, Chư Lênh, Rok, thật sâu - HS luyện đọc từ khó và phần chú giải - Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài *HĐ 3: Tìm hiểu bài: - Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? - HS đọc đoạn 1. *Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học. - Người dân Chư Lênh đón cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? *Mọi người đến rất đông, mặc áo quần như đi hội ;... Đoạn 2: - Cô giáo được nhận làm người của buôn làng bằng nghi thức như thế nào? - HS đọc đoạn 2. *Già làng đứng đón khách ở giữ sân nhà, trao cho cô giáo một con dao để cô chém 1 nhát vào cột, thực hiện nghi lễ của 1 người trong buôn. - Chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức, chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? - HS đọc đoạn 3,4. *Mọi người đi theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc xem Y Hoa viết... - Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? - GV chốt lại các ý chính *Người dân Tây Nguyên rất ham học hỏi, ham hiểu biết. *HĐ 4: Đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn giọng đọc phù hợp theo từng đoạn: trang nghiêm ở đoạn 1+2, hồ hởi ở đoạn cuối - GV đưa bảng phụ và hướng dẫn luyện đọc đoạn 3 - HS luyện đọc đoạn - HS thi đọc diễn cảm 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài “Về ngôi nhà đang xây” Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. - Học sinh yêu thích môn học. Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c); Bài 2 (a); Bài 3. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS lên bảng làm bài tập - Cả lớp nhận xét, sửa bài. 2. Bài mới: (30’) a.Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp. b.Luyện tập thực hành: Bài 1: SGK trang 72 a. 17,55 : 3,9 = 4,5 b. 0,603 : 0,09 = 6,7 c. 0,3068 : 0,26 = 1,18 Bài 2: SGK trang 72 - Yêu cầu HS đọc đề, làm bài. Bài 3:SGK trang 72 - Yêu cầu HS đọc đề và làm bài. - Cả lớp sửa bài. Bài 4 : SGK trang 72 - Yêu cầu HS đọc đề. Hướng dẫn dành cho HS khá giỏi - HS đọc đề bài và làm bài vào bảng con. - Lưu ý HS đặt tính dọc. a. X 1,8 = 72 X = 72 : 1,8 X = 40 Bài giải 1 lít dầu hỏa nặng : 3,952 : 5,2 = 0,76(kg) Số lít dầu hỏa có là : 5,32 : 0,76 = 7(lít) Đáp số : 7 lít 3.Củng cố, dặn dò: (3’) - GV tổng kết tiết học. - Dặn HS về chuẩn bị bài sau Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức cho mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - HS khá giỏi kể được một câu chuyện ngoài sgk. - Chăm chú nghe bạn kể chuyện, kính trọng và biết ơn những người đã góp sức cho mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc nhân dân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số sách, truyện, bài báo viết về những nguời đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu ( Truyện đọc 5) - Bảng lớp viết đề bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) + Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện ? -2 HS lần lượt kể từng đọan, trả lời 2. Bài mới: (28’) *HĐ 1: Giới thiệu bài: - Nêu MĐYC của tiết học *HĐ 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện: a.Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: - Ghi đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. - 2 HS đọc đề, lớp đọc thầm - GV theo dõi và gạch dưới các từ ngữ cần lưu ý b.HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - HS nói tên câu chuyện sẽ kể - Các em hãy đọc gợi ý rồi kể câu chuyện của mình cho các bạn cùng nhóm nghe - HS đọc gợi ý - HS kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa của chuyện - Cho HS thi kể - Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa của câu chuyện - Lớp nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất - GV khen các HS có câu chuyện hay và kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện. - Chuẩn bị kể chuyện về một buổi sum họp gia đình đầm ấm trong gia đình. Buổi chiều GĐ-BD Toán: LUYỆN: PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: - Củng cố để HS biết thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân. - Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính. - Giải bài toán có sử dụng phép chia một số thập phân cho một số thập phân. - HS yêu thích môn học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) 19,6 : 3,5 0,1912 : 0,08 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’) Bài 1: Đặt tính rồi tính: 16,45 : 4,7 0,2208 : 0.16 51,45 : 5,25 Bài 2: Tìm x: X x 1,3 = 2,6 x 1,5 1,02 x X = 3,06 X 3,57 Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 163,2 m, chiều rộng 9,6 m. Tính chu vi của mảnh đất hình chữ nhật đó ? - Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng. - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng - Nhận xét. Bài 4: Dành cho HS khá 43,7 : 2,3 - 3,4 x ( 3 - 2,4) - 5,68 3. Củng cố: (3’) - Nhận xét tiết học - 2 Học sinh lên làm bài tập - Lớp nhận xét - 3 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung - Cả lớp làm vở, 2 HS TB lên bảng. - Nhận xét. Bài giải: Chiều dài của mảnh đất đó là: 163,2 : 9,6 = 17 (m) Chu vi của mảnh đất đó là: (17 + 9,6) x 2 = 53,2 (m) Đáp số: 53,2 m - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. - Nhận xét. GĐ - BD Tiếng Việt LUYỆN TẬP XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI I. MỤC TIÊU: - Hệ thống hoá những kiến thức đã học về danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ. - Xác định được từ loại của các từ cho trước. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) - Gọi HS nhắc lại khái niệm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ và nêu một số ví dụ. - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: (28’) 2.1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tìm trong bài Kì diệu rừng xanh 5 động từ, 5 danh từ, 5 tính từ, 5 từ láy và 5 quan hệ từ. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Gọi 2 HS đọc lại bài làm. - Nhận xét và ghi điểm. *KQ: Danh từ: rừng, thành phố, lâu đài, ánh nắng, vạt cỏ. Động từ: đi, rọi xuống, ôm, nhìn, rẽ Từ láy: lúp xúp, sặc sỡ, rào rào, gọn ghẽ, mải miết Bài 2: Tìm và ghi các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu sau: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. - Gọi 1 em đọc yêu cầu và nội dung bài. -Yêu cầu HS tự đọc thầm lại bài và chọn từ xếp vào nhóm thích hợp. - Giáo viên nhận xét và chốt. 3. Củng cố: (2’) - Nhận xét tiết học. - Một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - Lắng nghe. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - 5 HS lên bảng mỗi HS tìm 1 loại, nhận xét bài bạn. Tính từ: trong xanh, nhanh, đẹp, xanh biếc, vàng rợi. Quan hệ từ: những, vào, là, bằng, của - Cả lớp đọc thầm. - Làm bài vào vở, trình bày kết quả, HS khác nhận xét. - 2 HS đọc lại bài hoàn chỉnh *KQ: DT: hoa, sầu riêng, cuối năm, gió, hương, hương cau, hương bưởi, khu vườn. ĐT: trổ, đưa, toả. TT: thơm ngát Đạo đức: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ. - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. - Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. *KNS: Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ); kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ và kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người bà, mẹ,chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. - Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 2. Bài mới: (28’) *Hoạt động1: Xử lí tình huống (bài 3 SGK) - GV chia cho các nhóm và cho các nhóm thảo luận xử lí các tình huống của bài tập 3 * GV kết luận: - Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ lí do bạn Tiến là con trai. - Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu. *Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. * GV Kết luận: Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày 20 tháng 10 là ngày Truyền thống Phụ nữ Việt Nam, Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. *Hoạt động 3: Ca ngợi những phụ nữ Việt Nam (bài tập 5, SGK) - GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn. 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Hợp tác với những người xung quanh”. - Hỏi lại các câu hỏi tiết 1. - Các nhóm thảo luận bài tập 3 - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 4 đến 5 HS trình diễn trước lớp (hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ) Thứ 3 ngày 29 tháng11 năm 2011 Buổi sáng Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC I. MỤC TIÊU: - Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT ... T ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người đã được viết lại - Kiểm tra phần ghi chép của HS về quan sát em bé - HS nạp vở TLV - HS nộp vở ghi chép 2. Bài mới: (30’) *HĐ 1: Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học *HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: - Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà. - Giới thiệu thêm tranh minh hoạ em bé - Lưu ý HS: ngoài tả hành động là trọng tâm, các em có thể tả thêm ngoại hình - HS đọc yêu cầu BT 1 - Hãy trình bày những điều đã quan sát được về em bé hoặc bạn nhỏ? - 2 HS quan sát,trình bày - HS làm dàn ý rồi trình bày trước lớp - Lớp góp ý, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung Bài 2: - Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé *HS đọc BT 2 - HS viết đoạn văn tả hoạt động - Một số HS đọc đoạn văn vừa viết - Lớp nhận xét - GV khen các em biết chuyển dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh 3.Củng cố, dăn dò: (3’) - Nhận xét tiết học - Về viết lại đoạn văn cho hay hơn và viết vào vở Toán: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. MỤC TIÊU: - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (a, b); Bài 3. - Tự giác, cẩn thận trong lúc làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Bài cũ: (5’) 2.Bài mới: (30’) *HĐ 1: Giới thiệu bài *HĐ 2: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm - 1HS làm BT 1 a) Giới thiệu: cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600. - GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng: Số HS toàn trường: 600 Số HS nữ: 315 - HS làm theo yêu cầu của GV: + Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường 315 : 600 + Thực hiện phép chia 315 : 600 = 0,525 + Nhân với 100 và chia cho 100 ta có 0,525 100 : 100 = 52,5% - GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: - Ghi vở 315 : 600 = 0,525 = 52,5% - GV gọi 2 HS nêu quy tắc gồm hai bước: + Chia 315 cho 600. + Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích tìm được. b) áp dụng: vào giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm. - GV đọc bài toán trong SGK và giải thích: - Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển. - Làm bài theo nhóm 2: Bài giải: Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5% Đáp số: 3,5% *HĐ 3: Thực hành: Bài 1: - HS viết lời giải vào vở, sau đó trao đổi kết quả với nhau. 0,3% = 30%; 0,234 = 23,4%; 1,35 = 135% Bài 2 (a,b): Cho một vài HS nêu kết quả. HSKG làm thêm bài c. 19 : 30 = 0,6333.. = 63,33% 45 : 61 = 0,7377... = 73,77% 1,2 : 26 = 0,0461... = 4,61% Bài 3: GV chú ý giúp đỡ HS còn lúng túng. - HS đọc đề, tự làm. Bài giải: Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 0,52 = 52% Đáp số: 52% 3. Củng cố dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học. - Xem trước bài Luyện tập. Lịch sử CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950 I. MỤC TIÊU: - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới trên lược đồ: + Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê. + Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê. + Chiến dịch Biên giới thắng lợi, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. - Tự hào về truyền thống lịch sử của cha ông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK. - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: (5’) + Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. + Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu-đông 1947. - 2 HS lên bảng trả lời 2. Bài mới: (28’) *HĐ 1: Giới thiệu bài mới *HĐ 2: Làm việc cả lớp: - GV dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ: + Giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc - HS theo dõi. + Nếu để thực dân Pháp khoá chặt biên giới Việt-Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? + Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? + Cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại + Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 nhằm mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, giải phóng một phần vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đánh thông đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa. *HĐ 3: Làm việc nhóm: + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó. - HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến chiến dịch . + Trận Đông Khê, ngày 16-9-1950, ta nổ súng tấn công Đông Khê Sáng 19-9, ta chiếm được ĐK + Sau khi mất Đông khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? + Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới Thu-đông 1950. + Quân Pháp rút lên Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại ĐK + Qua 28 ngày đêm chiến đấu, ta bắt sống hơn 8000 tên giặc , quân Pháp đống trên Đường số 4 phải rút chạy, - Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ. *HĐ 4: Làm việc cặp : + Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta? + Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 có tác động thế nào đến chiến dịch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3. - 2 HS trao đổi, tìm câu trả lời. + Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 tạo 1 chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động tiến công, phản công trên chiến trường Bắc bộ. *HĐ 5: Làm việc cá nhân” + Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta. + Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. 3. Củng cố –dặn dò: (3’) - GV tổng kết bài: chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 với trận đánh Đông khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. Buổi chiều Khoa học: CAO SU I. MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất của cao su. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. - Sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt các đồ dùng bằng cao su. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS chuẩn bị bóng cao su và dây chun. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) - Hãy nêu tính chất của thủy tinh? - Hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng thủy tinh mà em biết? 2. Bài mới: (28’) *HĐ1: Giới thiệu bài *HĐ 2: Thực hành : - 2 HS trả lời, lớp nhận xét. - Đọc SGK - Hãy kể tên các đồ dùng bằng cao su mà em biết? - Các đồ dùng được làm bằng cao su: Săm, lốp xe, quả bóng, dây, dép, ủng,... - HS có thể nhìn vào các hình minh họa trong SGK. - 1HS lên thực hành ném 1 quả bóng cao su xuống nền nhà. - Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc vào tường, bạn có nhận xét gì? - Ta thấy quả bóng lại nảy lên - Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ra, bạn có nhận xét gì? - HS thực hành rồi trả lời + Kéo sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su trở về vị trí cũ. - Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có tính chất gì? - Cao su có tính chất đàn hồi. *HĐ 3: Thảo luận : - Đọc SGK và thảo luận nhóm 4 - Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào? - Ngoài tính chất đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì? - Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. - Cao su có tính chất đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh; cách nhiệt, cách điện; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. - Cao su sử dụng để làm gì? - Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình. * Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. - GV mời 1 HS lên cầm 1 đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt. Hỏi HS: Em có thấy nóng tay không? Điều đó chứng tỏ điều gì? - HS quan sát và trả lời - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su. - Khi sử dụng cao su chúng ta cần lưu ý không nên để cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi nhiệt đồ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,...). Không để hoá chất dính vào cao su. 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su? - GV nhận xét tiết học. - HS trả lời. - Dặn HS về nhà học thuộc mục “Bạn cần biết” và ghi lại vào vở, chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa vào tiết sau. Sinh hoạt tập thể NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU: - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 15. - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 16. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Nhận xét tuần 15 - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét bổ sung. * Nhận xét về học tập: - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. - Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài........ * Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản...... * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 16 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: * Về học tập. * Về lao động. * Về hoạt động khác. - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp. * Kết thúc tiết học - GV cho lớp hát bài tập thể. - HS nêu miệng.Nhận xét bổ sung. - Thảo luận nhóm 4, ghi vào nháp những ưu, khuyêt điểm chính về vấn đề GV đưa ra. - Đại diện trình bày bổ sung. - HS tự nhận loại. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS biểu quyết nhất trí. - HS hát bài tập thể.
Tài liệu đính kèm: