Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 17 (chi tiết)

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 17 (chi tiết)

Tiết 17 ÔN TẬP HỌC KÌ I

A – Mục tiêu :

-Qua bài học này , HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiên lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và từ 1945-1950 .Nêu ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

-Giáo dục HS về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

B– Đồ dùng dạy học :

1 – GV : Bản đồ hành chinh Việt Nam.

 Bản thống kê các sự kiện đã học ( từ bài 1 đến bài 16 ).

2 – HS : Ôn từ bài 1 đến bài 16.

C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 17 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
	Tiết 17	ÔN TẬP HỌC KÌ I 
A – Mục tiêu :
-Qua bài học này , HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiên lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và từ 1945-1950 .Nêu ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
-Giáo dục HS về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
B– Đồ dùng dạy học :
1 – GV : Bản đồ hành chinh Việt Nam.
 Bản thống kê các sự kiện đã học ( từ bài 1 đến bài 16 ). 
2 – HS : Ôn từ bài 1 đến bài 16.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
II – Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ gì?
-Kể tên 7 anh hùng tiêu biểu trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu?
 GV Nhận xét 
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : Gv nêu yêu cầu của tiết học
 2 – Hướng dẫn ôn tập : 
 GV chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo 2 nội dung: Thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính.
 _ N1: Đặt câu hỏi.
 + Năm 1858 sự kiện gì xảy ra?
 + Nửa cuối thế kỉ XIX sự kiện gì xảy ra? 
 + Đầu thế kỉ XX sự kiện gì xảy ra?
 + Ngày 3-2-1930? 
 + Ngày 19-8-1945 ?
+ Ngày 2-9-1945 ? 
 _ GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận ý nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cách Mạng tháng 8.
 +Sau Cách mạng tháng 8/1945 nhân dân ta gặp khó khăn gì?Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế””nghìn cân treo sợi tóc”.
 +Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947?Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông.
 +Thuật lại trận đánh tiêu biểu trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới 1950.
 +Hậu phương trong những năm 1951-1952 có tác dụng gì đến cuộc kháng chiến?
IV – Củng cố,dặn dò : GV củng cố lại nội dung chính của bài,cho HS ghi câu hỏi ôn tập của tổ chuyên môn.
 - Nhận xét tiết học .
 Bài sau: Kiểm tra HKI
- HS trả lời,cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
- HS nghe .
 - HS chia thành 2 nhóm va làm theo sự hướng dẫn 
- N2: Trả lời.
 + Thực dân pháp xâm lược nước ta.
 + Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương. 
 + Phong trào Đông du của Phan Bội Châu .
 + Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. 
 + Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. 
 + Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
- HS thảo luận và trả lời.	
- HS nghe.
- HS lắng nghe .
- Học bài và chuẩn bị kiểm tra HKI .	
Rút kinh nghiệm:
Tập đọc 
	Tiết 33	NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
 Theo Trường giang – Ngọc Minh
 I.- Mục tiêu:
 1) Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
 - Đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn khó. Biết ngắt, nghỉ đúng chỗ.
 2) Hiểu nội dung bài văn: Ca ngợi cuộc sống, ca ngợi những con người chịu thương chịu khó, hăng say, sáng tạo trong lao động để làm giàu cho gia đình, làm đẹp cho quê hương.
 3) GDHS biết yêu quê hương và yêu con người lao động.
II.- Đồ dùng dạy học:
 -GV:Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm
 -HS : SGK
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I – Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
II)Kiểm tra bài cũ :Gọi 2HS đọc và trả lời câu hỏi bài Thầy cúng đi bệnh viện
- Cụ Un làm làm nghề gì?
- Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
 -GV nhận xét, ghi điểm
III) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để gặp ông Lìn, một người đã bằng sức lao động , bằng sự sáng tạo đưa nước về xã, góp phần làm thay đổi bộ mặt của quê hương qua bài tập đọc Ngu Công xã Trịnh Tường
b) Luyện đọc:
- Cho 1HS khá (giỏi) đọc cả bài
- Cho 4 HS đọc nối tiếp. Luyện đọc từ ngữ khó: Bát Xát, ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, Phìn Ngan.
 - Cho 4 HS đọc nối tiếp và đọc chú giải, giải nghĩa từ.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
c) Tìm hiểu bài
 Đoạn1: Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
 -Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?(HSTB)
Đoạn2: Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào?(HSY-TB)
Đoạn3: Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
 (HSK)
Đoạn4: Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Câu chuyện giúp em hiểu gì?(H SK-G)
d) Đọc diễn cảm:
GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn 1 lên hướng dẫn HS đọc.
-Đọc mẫu đoạn 1 
-Cho HS luyện đọc đoạn 1 
Cho HS đọc đoạn 1 theo nhóm 
Cho HS thi đua đọc trước lớp 
HS thi đọc diễn cảm bài văn
GV nhận xét , khen những HS đọc hay.
IV) Củng cố ,dặn dò:
 - Qua bài văn tác giả ca ngợi điều gì?( HSK-G)
-GV nhận xét tiết học,liên hệ giáo dục qua các buổi lao động 
 -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn
 -Đọc trứoc bài Ca dao về lao động sản xuất
2 HS đọc và trả lời ,cả lớp nhận xét
HS lắng nghe.
 1HS đọc, lớp đọc thầm
-4 HS đọc đoạn nối tiếp.
- HS đọc từ ngữ khó đọc
-4 HS đọc đoạn nối tiếp.
-Theo dõi
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Ông đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước.Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi, dẫn nước từ rừng già về thôn.
 - Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương nữa mà trồng lúa nước, không làm nương nên không còn nạn phá rừng . Về đời sống , nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói
 - Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Ông nghĩ là phải trồng cây.Ông lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm.
 - Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
 -Ông Lìn là người lao đông cần cù, thông minh, sáng tạo.
- Nhiều HS luyện đọc đoạn 
HS đọc đoạn 1 theo nhóm 
HS thi đua đọc trước lớp
- 2 HS thi đọc diễn cảm .
 - Lớp nhận xét .
-Ca ngợi cuộc sống, ca ngợi những con người chịu thương chịu khó, hăng say, sáng tạo trong lao động để làm giàu cho gia đình, làm đẹp cho quê hương .
Rút kinh nghiệm:
Toán 
	Tiết 81 LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu : Giúp HS : 
-Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân .
-Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm .
 -Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác khi làm bài tập 
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK,giấy khổ to .
 2 – HS : SGK ,VBT .
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 I – Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
II– Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số ?(Y)
-Nêu cách tìm 1 số phần trăm của 1 số?(TB)
-Nêu cách tìm 1 số biết 1 số phần trăm của nó ?(TB)
2HS(TB,K) lên bảng làm bài tập 
HS1 : Tính 20 % của 78 
HS2 :Tìm 1 số biết 5 % của nó là 30 .
 - Nhận xét.
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
 b– Hướng dẫn luyện tập : 
 Bài 1 ( a,c) Tính :
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính ở vở nháp, ghi Kquả vào vở ,3 HS(Y) lên bảng trình bày .
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2 (a,c) Tính : 
- Chia lớp làm 2 nhóm mỗi nhóm làm 1 câu, đại diện lớp trình bày Kquả .
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức .(HSTB-K)
- Nhận xét,sửa chữa .
Bài 3 : - Gọi 1HS đọc đề .
- Muốn biết từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số dân của phường đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm ta phải biết gì ? (TB-K)
- Cho HS thảo luận theo cặp , đại diện 1 cặp lên bảng trình bày .
- Nhận xét,sửa chữa .
Bài 4 : 
- Chia lớp làm 4 nhóm, tổ chức HS thi đua giữa các nhóm .
- Nhận xét nhóm làm tốt .
IV– Củng cố,dặn dò :
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào ? (HSTB)
- Nêu cách tính 1 số % của 1 số ? (HSK)
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
- HS 1 trả lời .
-HS 2 trả lời .
-HS 3 trả lời 
2HS lên bảng làm bài tập 
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS làm bài ,cả lớp nhận xét
a) 216,72 : 42 = 5,16 
b) 1 : 12,5 = 0,08 .
c) 109,98 : 42,3 = 2,6 .
- HS làm bài .
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 
 = 50,6 : 3,2 + 43,68 .
 = 22 + 83,68 .
 = 65,68 .
b) 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 
 = 8,16 : 4,8 – 0,1725 
 = 1,7 – 0,1725 .
 = 1,5275.
- Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì thực hiện trong ngoặc trước rồi đến nhân chia sau đó là cộng trừ .
- Nếu biểu thức chỉ có 2 phép tính cộng, trừ hoặc nhận, chia thì ta thực hiện trừ trái sang phải .
- HS đọc đề .
- Ta phải biết số dân tăng thêm từ cuối năm 2000 đến cuói năm 2001 .
- Từng cặp thảo luận cách giải .
- HS trình bày.
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là :
 15875 – 15625 = 250 (người ) 
 Tỉ số % số dân tăng thêm là : 
 250 : 15625 = 0,016 .
 0,016 = 1,6% .
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là : 
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người ) 
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là 
15875 + 254 = 16129 (người) 
 ĐS: a) 1,6% 
 b) 16129 người.
- Các nhóm thi đua làm .
- Kquả : Khoanh vào C .
- HS nhận xét .
- HS nêu .
- HS nêu .
- HS nghe .
Rút kinh nghiệm:
Khoa học
	Tiết 33 	ÔN TẬP & KIỂM TRA HỌC KÌ I
A – Mục tiêu : Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về : 
 -Đặc điềm giới tính .
 -Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh các nhân .
 -Tính chất & công dụng của một số vật liệu đã học .Giáo dục tính cẩn thận,bảo vệ đồ dùng.
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV :._ Hình Tr.68 SGK .Phiếu học tập .
 2 – HS : SGK.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Tơ sợi “
 -Có mấy loại tơ sợi ?Đó là những loại nào ? (TB)
 - Nêu đặc điểm chính của một số loại tơ sợi.(K)
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 Giới thiệu bài : “ Ôn tập & kiểm tra học kì I “
 2 – Hướng dẫn ôn tập : 
Họat động 1 : Làm việc với phiếu học tập .
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về 
Đặc điểm giới tính .Một số biện pháp phònh bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh các nhân .
*Cách tiến hành:
 -Bước 1: Làm việc cá nhân .
 -Bước 2: Chữa bài tập .
 GV gọi một số HS lên chữa bài.
*GV kết luận.
 b) Hoạt động 2 :.Thực hành .
 *Mục tiêu: Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về tính chất & công dụng của một số vật liệu đã học .
*Cách tiến hành:
 -Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn .
 GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loai vật liệu.
-Bước 2: Làm việc theo nhóm . 
 GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- Bước 3: Trình bày & đánh giá .
* GV kết luận.
 c) Hoạt động 3 : Trò chơi “ Đoán chữ “ 
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “ Con người &sức khoẻ “
*Cách tiến hành:
 -Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn .
 GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
 -Bước 2 : GV theo dõi và tuyên dương những nhóm thắng cuộc.
*GV kết luận.
IV  ...  đó mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức. HS chỉ trên bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số nghành kinh tế của nước ta .
 Kết luận : 
-Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven -biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
-Câu a : sai ; câu b : đúng ; câu c : đúng ; câu d : đúng câu e : sai .
-Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là : Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh .
c-GV cho HS ghi các bài ôn tập,câu hỏi ôn tập do tổ chuyên môn trường ra.
IV-Củng cố ,dặn dò:
-GV nhận xét qua tiết ôn tập.
-Về nhà ôn baì chuẩn bị kiểm tra HKI
-HS trả lời câu hỏi,Cả lớp nhận xét
Các nhóm cử đại diện tham gia trò chơi
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV
-Các nhóm trình bày,cả lớp nhận xét
-HS lắng nghe
-HS ghi câu hỏi ôn tập
-HS ôn bài ,thi HKI
Rút kinh nghiệm:
Tập làm văn
 Tiết 34 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I / Mụctiêu
 1 / Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho : bố cục , trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết , cách diễn đạt , trình bày .
 2/ Biết tham gia sửa lỗi chung , biết sửa lỗi thầy ( cô ) yêu cầu chữa trong bài viết của mình , tự viết 1 đoạn cho hay hơn .
 3/Giáo dục HS tính cẩn thận,sáng tạo trong làm bài.
II / Đồ dùng dạy học :
 -GV : Bảng phụ ghi 4 đề bài của tiết tả người ( kiểm tra viết ) , 1 số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp : dùng từ , đặt câu 	
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I)Ổn định :KT sĩ số HS
 II/ Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS
 Kiểm tra vở , chấm điểm đơn xin được học môn tự chọn .
III/ Bài mới :
1 / Giới thiệu bài Trong tiết TLV hôm nay , thầy trả bài viết về văn tả người cho các em .Các em sẽ thấy được các lỗi mà mình đã mắc phải .Từ đó để khắc phục và làm bài tốt hơn .
2 / Nhận xét chung về kết quả làm bài :
a/ GV nhận xét về kết quả làm bài :
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài kiểm tra . 
+Đề bài thuộc thể loại gì ? nội dung trọng tâm ?
+ Lưu ý những điểm cần thiết về bài văn tả người .
-GV nhận xét kết quả bài làm .
+Ưu điểm :
* Về nội dung các em viết đúng yêu cầu ,có nhiều chi tiết hay, cách miêu tả sinh động; về hình thức trình bày sạch sẽ,chữ viết đẹp .
+Khuyết điểm :
*Một số em chưa ghi dấu câu hợp lí,dùng từ miêu tả ít phù hợp, câu văn dài nội dung ít cụ thể.
*Còn viết sai một số lỗi chính tả
+3) Hướng dẫn HS chữa bài 
GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn 1 số lỗi điển hình và hướng dẫn HS sửa lỗi .
-Viết sai chính tả 
bụ bẩm
ngọng ngiụ 
dỡ thương 
dơ chân lên trời 
làng gia 
mịn màn 
Sai về dùng từ chưa sát hợp 
Tay chân bé mập có từng khứa tròn ở cổ tay chân .
-Thấy em cầm cuốn sách học bé thường giựt trên tay em.
-Sai về dùng dấu câu 
Bé là niềm vui ,của gia đình em .
Nên ai cũng yêu mến bé nhiều .
+GV cho HS nhận xét và lần lượt chữa từng lỗi .
-GV chữa lại bằng phấn màu .
b/ GV thông báo điểm số cụ thể .
4 / Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài : 
-GV trả bài cho học sinh .
+Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi .
+GV đọc 1 số đoạn văn hay , bài văn hay .
-Cho HS thảo luận , để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn văn , bài văn vừa đọc .
-Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm .
-Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
Bài tập 3 :
-GV đọc yêu cầu bài tập 3.
Cho HS làm bài và trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
IV/ Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại những đoạn văn , ôn tập để chuẩn bị thi HK I.
- HS nộp vở .
-HS lắng nghe.
-HS đọc thầm lại các đề bài .
-Thể loại miêu tả , tả cảnh 
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi .
-1 số HS lên bảng chữa , lớp tự chữa trên nháp.
bụ bẫm 
ngọng nghiụ 
dễ thương 
giơ chân lên trời 
làn da 
mịn màng 
Tay chân bé tròn có ngấn ở cườm tay ,cườm chân 
-Mỗi lần thấy em cầm cuốn sách đọc bé thường đến bên cạnh giành lấy đọc theo .
- Bé là niềm vui của gia đình em nên ai cũng cưng yêu bé nhiều .
-Nhận bài .
-Đọc lại bài của mình , tự chữa lỗi .Đổi bài bạn để soát lỗi .
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận , để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn văn , bài văn .
-Làm việc cá nhân .
-Đọc bài viết của mình .
-HS lắng nghe.
-HS làm việc cá nhân , trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
Toán
	Tiết 85	HÌNH TAM GIÁC
 I-Mục tiêu: Giúp HS : 
-Nhận biết được đặc điểm của hình tam giác có : ba cạnh ,ba đỉnh ,ba góc .
-Phân biệt được 3 dạng hình tam giác .Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng )của tam giác .
-Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập 
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : -Mô hình các hình tam giác như SGK .
 -Phấn màu , thước kẻ ,êke .
 2 – HS : SGK .
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I– Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
II– Kiểm tra bài cũ : 
-Kể tên các loại góc mà em đã học ?(TB)
-Hãy nêu mối quan hệ giữa các góc với góc vuông? (KG)
- Nhận xét.
III – Dạy bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
 2– Hướng dẫn : 
 * Giới thiệu đặc điểm hình tam giác và các dạng hình tam giác 
-GV gắn mô hình: hình tam giác lên bảng .
+Tam giác ABC có mấy cạnh , mấy đỉnh ?
+Hãy nêu tên các góc của tam giác (tên đỉnh và các cạnh tạo thành )
-GV treo mô hình 3 tam giác như SGK .
+Nêu đặc điểm các góc của hình tam giác ?
 *Giới thiệu đáy ,đường cao và chiều cao của hình tam giác.
-GV vẽ 1 TG có 3 góc nhọn ,y/c HS dưới lớp vẽ ra giấy nháp .
-Gọi 1 HS lên vẽ 1 đường thẳng đi qua A và vuông góc với BC .
-Đường thẳng qua A vuông góc với BC cắt BC tại H còn gọi là gì ?
-Hãy nêu mối quan hệ giữa AH và BC ?
-Giới thiệu trong hình vẽ hình tam giác ABC gọi BC là đáy ,AH là đường cao tương ứng với đáy BC .Độ dài AH là chiều cao .
-GV treo hình vẽ có đường cao .
-Y/c HS xác định đường cao tương ứng với đáy BC trong từng tam giác .
-Nêu vị trí của đường cao trong từng tam giác .
c- Thực hành :
Bài 1:Đọc đề bài .
-Y/c HS làm bài vào vở .
-Gọi 3 HS đọc bài làm ,HS dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra .
Bài 2:GV vẽ hình lên bảng .
-Y/c HS vẽ hình rồi làm bài vào vở ,gọi 3 HS lên bảng làm .
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3:Đọc đề toán .
Y/c HS thảo luận nhóm 2,tìm cách so sánh diện tích các hình theo Y/c đề bài .
-Cho HS làm theo nhóm đôi ,trình bày kết quả 
-Nhận xét ,sửa chữa .
IV)– Củng cố ,dặn dò:
-Nêu các đặc điểm của tam giác ?(TB)
-Phân biệt đường cao và chiều cao của tam giác ?(KG)
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Diện tích tam giác . 
-Góc vuông ,góc nhọn ,góc tù ,góc bẹt .
-Góc nhọn bé hơn góc vuông ,góc vuông bé hơn góc tù ,góc bẹt bằng 2 lần góc vuông .
- HS nghe .
-HS theo dõi .
+3 cạnh , 3đỉnh .
+Góc đỉnh A,cạnh AB và AC .
 Góc đỉnh B ,cạnh BC ,BA.
 Góc đỉnh C ,cạnh CA ,CB 
-HS quan sát .
+Tam giác (1) có 3 góc nhọn .
+ Tam giác (2) có 1 góc tù và 2 góc nhọn .
+ Tam giác (3) có 1 góc vuông và 2 góc nhọn .
- HS vẽ vào giấy nháp .
-1HS lên bảng vẽ cả lớp vẽ vào giấy nháp .
-Đường cao AH .
-AH vuông góc với BC .
-HS nghe .
-HS quan sát .
+ Tam giác 1:AH là đường cao ứng với đáy BC 
+ Tam giác 2:AK là đường cao ứng với đáy BC.
- Tam giác 3: AB là đường cao ứng với đáy BC 
-HS đọc đề .
-HS làm bài .
-3HS nêu kết quả ,cả lớp đổi chéo vở kiểm tra .
-HS theo dõi .
-HS làm bài .
-HS đọc đề toán .
+Cách 1: đếm số ô vuông của các hình .
+Cách 2:Cắt rồi đặt chông lên nhau .
-Diện tích HCN ABCD gấp đôi diện tích hình tam giác EDC .
-HS nêu .
-HS nêu .
Rút kinh nghiệm:
KHOA HỌC
KIỂM TRA HỌC KÌ
( Đề thi PGD ra đề ) 
Kĩ thuật :
 Tiết 17 : THỨC ĂN NUÔI GÀ (2 Tiết)
 I.- Mục tiêu:
 HS cần phải:
 -Liệt kê được tên một số rhức ăn thường dùng để nuôi gà.
 -Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà.
 -Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II.- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.
 - Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp)
 - Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập của HS
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Ổn định :KT đồ dùng HS
II)Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS
 H: Em hãy nêu mục đích cuả việc chọn gà để nuôi?(TB)
H: Cần chọn gà như thế nào để nuôi?(KG)
-GV nhận xét, đánh giá.
- Chọn gà là biện pháp kĩ thuật quan trọng để nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Gà được chọn nuôi phải khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hay ăn, chóng lớn và sinh sản tốt
III) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà thì ta cần có đầy đủ những thức ăn như thế nào? Tiết học hôm nay, chúng ta tìm hiểu qua bài “Thức ăn nuôi gà”
b) Giảng bài:
HĐ1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục I
H: Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
H: Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
H: Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
- GV kết luận hoạt động 1: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà.
HĐ2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà
- Cho HS quan sát hình 1
H: Kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
-GV kết luận hoạt động 1: Ghi tên thức ăn lên bảng theo tựng nhóm thức ăn
HĐ 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà
-Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II và thảo luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một nhóm thức ăn
H: Thức ăn của gà được chia làm mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm thức ăn?
GV tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.
- HS lắng nghe
- HS đọc nội dung mục I
-Các yếu tố: nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng 
- Lấy từ nhiều loại thức ăn khác nhau
-Thức ăn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo xương, thịt, trứng của gà
 Thức ăn nuôi gà: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu,,ốc, tép,
-HS thảo luận nhóm, ghi ra phiếu học tập
-Thức ăn của gà được chia làm 5 nhóm: Chất bột đường, chất đạm, chất khoáng, chất vi-ta-min và thức ăn tổng hợp.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả
 IV) Củng cố :
H: Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?(TB)
Thức ăn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo xương, thịt, trứng của gà
 V) Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học và thu kết quả thảo luận của các nhóm sẽ trình bày trong tiết 2
 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 long ghep tuan 17.doc