Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 19

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 19

Tập đọc

Người công dân số Một

 (Theo Hà Văn Cầu-Vũ Đình Phòng)

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật. Đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến phù hợp tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Hiểu: tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời câu hỏi 1,2, 3. HSK, HSG phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện tính cách của nhân vật (câu hỏi 4).

- Biết ơn, kính trọng những người có công với đất nước, kính yêu Bác Hồ.

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 19: Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Buổi sáng:
Tiết 1: Chào cờ
Tổng phụ trách đội thực hiện
____________________________________________________________________
Tiết 2: Tập đọc
Người công dân số Một 
 (Theo Hà Văn Cầu-Vũ Đình Phòng)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật. Đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu cầu khiếnphù hợp tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. 
- Hiểu: tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời câu hỏi 1,2, 3. HSK, HSG phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện tính cách của nhân vật (câu hỏi 4).
- Biết ơn, kính trọng những người có công với đất nước, kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng:	
Bảng phụ ghi một số câu ở đoạn 2.
III. các Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các chủ điểm đã học?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, bài đọc hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ? GV giới thiệu chủ điểm mới, bài đọc. 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Gọi HSG đọc bài, chia đoạn:
đoạn 1:.vậy anh vào Sài Gòn làm gì?
đoạn 2:ở Sài Gòn này nữa
đoạn 3: còn lại
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc cá nhân các từ khó.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Gọi 1 HSG đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
* GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGK, sau đó gọi lớp phó học tập điều khiển HS trả lời các câu hỏi.
* GV kết luận và bổ sung ý cho HS (nếu HS trả lời thiếu)
+ Hãy nêu nội dung chính của bài ?
* Kể về việc ra đi tìm đường cứu nước của Bác mà em được nghe kể?
* Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HSG đọc nối tiếp bài văn.
- GV gọi HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 (bảng phụ).
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Cho HS đọc phân vai toàn bài.
- GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
* Nêu nội dung bài? Em thấy cần làm gì để góp phần nhỏ bé để xây dựng đất nước?
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học . 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HSK đọc và trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát tranh và tự nêu.
- HSG đọc toàn bài, cả lớp nghe để xác định: giọng đọc, chia đoạn, nhân vật trong tranh.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn (2; 3 lần)
- HSTB đọc các từ khó: Sa-xơ-lu Lô-ba, giám quốc, Phú Lãng Sa, phắc tuya. 
- HS đọc kết hợp giải nghĩa từ khó: Sa-xơ-lu Lô-ba, giám quốc, Phú Lãng Sa, phắc tuya, đốc học, đèn toạ đăng... 
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 HSG đọc cả bài.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm trả lời từng câu hỏi.
- 1 HS điều khiển cả lớp tìm hiểu nội dung bài, cả lớp đọc và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
- Các đại diện HS trả lời.
- HSK, HSG nêu. HSTB nhắc lại.
- HS tự liên hệ.
- 3 HSG đọc. Lớp nghe, xác định giọng đọc toàn bài.
- HS giỏi đọc mẫu
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất
- HS đọc trong nhóm, 2 nhóm (HSK, HSG) đọc trước lớp.
- HS trả lời nối tiếp
- HS tự nêu, liên hệ.
______________________________________________
Tiết 3: Toán
Tiết 91: Diện tích hình thang 
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình thang.
- Nhớ và vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
- Tích cực học tập để vận dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng:	
- Mô hình triển khai hình thang thành hình tam giác ( như SGK- 93)
- Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. các Hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ
- Vẽ một hình thang.
- Nêu đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
2. Bài mới
* Hình thành công thức tính diện tích H.T
- Gắn hình thang ABCD. Yêu cầu HS lấy hình đã chuẩn bị ra cắt và ghép theo hướng dẫn của GV để được hình tam giác.
- Hãy so sánh S hình thang và S hình tam giác?
- Nhận xét các yếu tố của hình thang và hình tam giác? Tính diện tích tam giác à Cách tính diện tích hình thang.
*Chốt lại: Quy tắc tính diện tích hình thang.
*Nêu các kí hiệu : Đáy lớn, đáy bé, chiều cao, diện tích. Thiết lập công thức : 
- 2 hSTB lên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- Cắt và ghép hình thang thành hình tam giác. (Nêu có thể nhiều phương án)
- HS nêu và tính S.hình tam giác
- Hoạt động nhóm đôi, thảo luận: 
+ So sánh chiều cao của hình thang và chiều cao của hình tam giác.
+ So sánh đáy của hình thang và đáy.
à Cách tính diện tích hình thang
- HSTB nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang.
3. Luyện tập (93,94)
Bài 1: Tính diện tích hình thang.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, gọi 2 HS chữa bài, nêu cách làm bài.
*Củng cố: Cách tính diện tích hình thang
Bài 2:
- Vẽ hình. Nêu các yếu tố của hai hình?
- Phân biệt đặc điểm của hai hình thang?
- Yêu cầu HS làm bài, gọi 2 HS chữa bài.
* Chốt cách tính S hình thang vuông.
Bài 3: a =110m b = 90,2 m
 h = TBC ( a & b)
 S = ?
- Nêu cách tính chièu cao của hình thang?
*Chấm bài - Nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài vào vở nháp.
- 2 HSTB lên bảng. Lớp nhận xét.
- Đọc đề bài và xác định yêu cầu. 
- HS nối tiếp nêu, nêu cách tính diện tích hình thang vuông.
- HS làm bài cá nhân, trao đổi và kiểm tra theo cặp. 2 HSTB chữa bài.
- Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. 
- HSK nêu cách tìm.
- Làm bài vào vở. 1 HSK chữa bài.
4. Củng cố dăn dò:
 - Nêu quy tắc tính diện tích hình thang ( Phân biệt với cách tính diện tích các hình đã học)
 - Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________
Tiết 4: Chính tả 
Nghe-viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực 
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực , trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi (BT2, BT3 a).
- Có ý thức thực hiện công tác vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển, VBT, bảng phụ.
III. các Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy học của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Viết bức tranh, quả chanh, bánh chưng, chúng sinh, trúng tủ, chèo lái, leo trèo..
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Bài giảng:
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV gọi HS đọc bài viết. 
- Em hãy nêu nội dung chính của bài văn ? 
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- GV đọc từ khó. 
- GV nhận xét.
- GV đọc bài cho HS viết, soát lỗi.
HĐ2: Chấm, chữa bài 
- GV chấm nhanh 1 số bài trước lớp
- Rút kinh nghiệm 
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: Điền âm đầu r, d hay gi vào ô trống 1, o hoặc ô vào ô trống 2.
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày, lên bảng làm (bảng phụ)
- GV chốt đáp án đúng.
- Gọi 1 HS đọc bài thơ đã điền hoàn chỉnh.
- Tháng giêng trong mắt bé có gì đẹp?
Bài 3a: Tìm những tiếng bắt đàu bằng âm đầu r, d hay gi vào ô trống.
- Gọi HS đọc bài 3a.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài.
- GV chốt đáp án (bảng phụ)
* GV liên hệ, giáo dục HS chăm chỉ lao động, hiếu thảo với bố mẹ, ông bà.
3. Củng cố, dặn dò.
- Em thấy ông Nguyễn Trung Trực có phẩm chất gì đáng quý?
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
- 2 HSTB viết bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét.
- HSK đọc.
- HSK, HSG nêu.
- HSTB nêu, lên bảng viết: các danh từ riêng, chài lưới, nổi dậy, khảng khái.
- HS viết bảng con (giấy nháp )
- HS viết vào vở.
- HS đổi chéo bài soát lỗi.
- Lắng nghe.
- HSTB nêu yêu cầu.
- HS làm VBT.
- HSTB trình bày, HSK, HSG nhận xét, bổ sung.
- HSK đọc.
- HS nối tiếp trả lời.
- HSTB đọc, nêu yêu cầu của đề bài
- Các nhóm thảo luận (có thể dùng từ điển).
- Đại diện HS nêu ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS liên hệ.
- HS nêu nối tiếp.
- Lắng nghe.
_____________________________________________
Buổi chiều: 	
Tiết 1: Toán (T)
Giải toán có nội dung hình học
I. Mục tiêu
- Nắm vững công thức tính diện tích hình thang, hình tam giác.
- Nhớ và vận dụng công thức tính diện tích hình thang, hình tam giác để giải các bài tập có liên quan.
- Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình thang vuông.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Điền số thích hợp vào bảng sau
Hình thang
Đáy lớn (cm)
Đáy bé (cm)
Chiều cao (cm)
Diện tích (cm2)
15
12
10
15,8
10,2
13
21,7
18,9
15,8
19
13
240
17,5
14,9
139,32
- Gọi HS nêu lại cách tính diện tích hình thang.
- Nêu cách tìm chiều cao biết diện tích và 2 đáy?
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi đại diện HS chữa bài.
* Củng cố lại cách tính diện tích hình thang và cách tìm chiều cao.
Bài 2: Một miếng đất hình tam giác có chiều cao bằng cạnh đáy tương ứng, biết tổng số đo cạnh đáy và chiều cao bằng 30m. Tính diện tích miếng đất?
- Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
- Gọi HS nêu cách làm bài.(Tìm đáy, chiều cao dựa vào toán tổng - tỉ )
- Cho HS làm vào vở. GV chấm, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: Một hình thang vuông có đáy bé bằng đáy lớn và chiều cao bằng 23cm, người ta mở rộng hình thang để được một hình chữ nhật, sau khi mở rộng diện tích tăng thêm 270cm2 . Tính diện tích hình thang lúc đầu.
- Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
- Gọi HS lên bảng vẽ hình.
- Gọi HS nêu cách làm bài.(Tìm đáy lớn, đáy bé dựa vào toán hiệu - tỉ )
- Cho HSK, HSG làm vào vở. GV chấm, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng.
3- Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Nêu lại cách tính diện tích hình thang, hình tam giác.
- Dặn dò.
- 3 HS trả lời. HSK, HSG nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc đề bài
- HSTB nêu cách làm bài.
- HSK, HSG nêu cách tìm chiều cao. Làm bài theo cặp.
- 5 đại diện chữa bài.
- 2 HSTB nhắc lại cách tìm S, chiều cao của hình thang.
- HSTB đọc đề bài, phân tích.
- 1 HSK nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1HSK làm bảng.
- Lớp nhận xét chữa bài.
- HSK đọc đề bài, phân tích.
- 1HSK, HSG nêu cách làm bài.
- HSK, HSG làm bài vào vở, 1HSG làm bảng.
- Lớp nhận xét chữa bài.
- HSTB theo dõi.
- 2 HSTB nhắc lại.
___________________________________________
Tiết 2: Luyện chữ
 Bài 19: Bài ca Xuân 68
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung bài thơ. 
- Luyện viết bài thơ theo mẫu chữ đã chọn, rèn viết đúng mẫu chữ, đúng kĩ thuật.
- Học sinh hứng thú, thi đua rèn chữ. Biết ơn Đảng, Bác Hồ, các thương binh, liệt sĩ. Yêu quê hương, đất nước.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện chữ.
III. Các  ...  Đồ dùng dạy học: 
- Tấm bìa hình tròn, com pa. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ - Nêu quy tắc tính diện tích tam giác, hình thang?
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu. 
b/ Nhận biết hình tròn và đường tròn:
- Đưa các tấm bìa đã chuẩnbị và hỏi: Đây là hình gì?
- GV khẳng định: Đây là hình tròn.
- Người ta thường dùng dụng cụ gì để vẽ hình tròn?
- GV dùng com pa vẽ hình tròn, yêu cầu HS vẽ.
- Đọc tên hình tròn em vừa vẽ?
- GV: Đầu chì của com pa vạch trên giấy một đường tròn.
c/ Giới thiệu đặc điểm bán kính, đường kính.
- Giới thiệu bán kính.
- Nhận xét về độ dài của các bán kính.
- Đường kính: Làm tương tự.
- So sánh đường kính và bán kính?
d/ Luyện tập. 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nêu cách vẽ. GV hướng dẫn HSTB cách lấyđộ dài bán kính.
- Yêu cầu HS làm bài, GV gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS nêu các bước vẽ hình. Yêu cầu HS vẽ hình.
- Yêu cầu HS kiểm tra theo cặp. Gọi HS lên bảng vẽ.
- GV chốt các bước vẽ.
Bài 3: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Hình vẽ gồm những hình nào?
- Yêu cầu HS vẽ vào vở. GV chấm bài.
3. Củng cố: 
- Nêu các bước vẽ hình tròn có bán kính cho trước?
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HSTB nhắc lại. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS quan sát, nêu.
- HSTB trả lời. 
- Quan sát GV vẽ, tự vẽ vào nháp.
- HS đọc tên hình tròn.
- HSTB nêu nhận xét, HSK, HSG nhận xét.
- HS tự nhận xét.
- HSTB đọc đề bài.
- HSK nêu cách vẽ.
- HS vẽ vào nháp. 1 HSK lên bảng vẽ, lớp nhận xét.
- HSK nêu các bước vẽ.
- HS vẽ vào nháp, kiểm tra theo cặp. 1 HSK lên bảng vẽ.
- HSK trả lời.
- Tự vẽ vào vở. 1 HSK lên bảng.
- HSK trả lời.
- Lắng nghe.
______________________________________________
Tiết 2: Tập đọc
Người công dân số Một (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác gả với lời nhân vật. Đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu cầu khiếnphù hợp tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giẩc ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời câu hỏi 1,2, 3. HSK, HSG phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện tính cách của nhân vật (câu hỏi 4).
- Biết ơn, kính trọng những người có công với đất nước, kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng:	
Bảng phụ ghi một số câu của đoạn 2.
III. các Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc nối tiếp bài Người công dân số Một, trả lời câu hỏi 1,2 và nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ? GV giới thiệu bài đọc. 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Gọi HSG đọc bài, chia đoạn:
đoạn 1:.lại còn say sóng nữa...
đoạn 2: còn lại
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc cá nhân các từ khó.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Gọi 1 HSG đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
* GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGK, sau đó gọi lớp phó học tập điều khiển HS trả lời các câu hỏi.
* GV kết luận và bổ sung ý cho HS (nếu HS trả lời thiếu)
+ Hãy nêu nội dung chính của bài ?
Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HSG đọc nối tiếp bài văn.
- GV gọi HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 (bảng phụ).
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Cho HS đọc phân vai toàn bài.
- GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
* Nêu nội dung bài? Em thấy Bác là người như thế nào?Giáo dục HS làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học . 
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
- 3 HSK đọc và trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS tự nêu.
- HSG đọc toàn bài, cả lớp nghe để xác định: giọng đọc, chia đoạn, nhân vật trong tranh.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn (2; 3 lần)
- HSTB đọc các từ khó: La-tút-sơ Tơ-rê-vin, A-lê hấp. 
- HS đọc kết hợp giải nghĩa từ khó: súng thần công, hùng tâm tráng khí, Biển Đỏ,  
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 HSG đọc cả bài.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm trả lời từng câu hỏi.
- 1 HS điều khiển cả lớp tìm hiểu nội dung bài, cả lớp đọc và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
- Các đại diện HS trả lời.
- HSK, HSG nêu. HSTB nhắc lại.
- 2 HSG đọc. Lớp nghe, xác định giọng đọc toàn bài.
- HS giỏi đọc mẫu
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất
- HS đọc phân vai trong nhóm.
- 2 nhóm đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời nối tiếp
- HS tự nêu, liên hệ.
______________________________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1).
-Viết được đoạn mở bài theo hai kiểu cho 1 trong 4 đề ở BT2.
- Tích cực học tập, vận dụng linh hoạt vốn từ khi viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- dàn ý, bảng phụ
III. các Hoạt động dạy học chủ yếu:
1: Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
2:Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
- Gọi 1 HS đọc 2 mở bài. 1HS đọc chú giải.
- Tổ chức hoạt động nhóm tìm điểm khác nhau giữa hai mở bài. 
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả. 
* GV chốt: Cách viết mở bài trực tiếp, gián tiếp trong văn tả người.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài ?
Gợi ý: em định tả ai? tên gì? em có quan hệ với người đó ntn? em gặp gỡ hay quen biết trong trường hợp nào?....
- Em chọn đề nào?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS trình bày, gọi HS nhận xét.
- GV chấm bài, nhận xét. 
3: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài.
- NX tiết học. Khen HS có bài làm tốt.
- Dặn HS chuẩn bị dựng đoạn kết bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm theo.
- HSK đọc.
- Thảo luận theo cặp.
- Đại diện vài cặp trả lời, các nhóm thống nhất kết quả. 
- Lắng nghe.
- 1 HSTB đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- HS nêu đề các em chọn, giới thiệu người sẽ tả.
- HS làm bài cá nhân vào vở.(Viết đoạn MB theo 2 cách trên)
- 2 HSTB, 1 HSK trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HSK nhắc lại cách viết hai kiểu mở bài.
_________________________________________________
Tiết 4: Đạo đức
Bài 9: Em yêu quê hương (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết vì sao cần yêu quý quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
- Biết làm những việc làm phù hợp lứa tuổi để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT. Bảng phụ ghi bài 1.
III. các Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Bài giảng.
HĐ1 : Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
- Giáo viên gọi HS đọc truyện trong SGK.
+ Vì sao dân làng gắn bó với cây đa?
+ Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao Hà làm như vậy?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của bạn?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. Gọi đại diện HS trả lời.
* GV: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của bạn Hà.
HĐ2 : Làm bài tập 1 - SGK tr.21
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài 1.
- Hành động nào trong bài thể hiện tình yêu quê hương?
- Gọi HS trả lời. GV kết luận: Các hành vi (a), (b), (c), (d), (e) là những hành vi thể hiện tình yêu quê hương; còn hành vi (đ) chưa thể hiện tình yêu quê hương.
HĐ3: Liên hệ: 
- Em biết gì về quê hương mình? Nêu những truỳen thống của địa phương em? Em đã làm gì thể hiện tình yêu quê hương?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Gọi HS trình bày. GV khen HS biết thể hiện tình yêu quê hương bằng viẹc làm cụ thể. GD HS tích cực tham gia hoạt động BVMT ở quê hương.
3. Củng cố:
- Vì sao cần yêu quê hương?
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- HSG đọc. Lớp lắng nghe.
- Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- Đại diện 3 nhóm nêu ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc bài 1 (bảng phụ).
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Một số em trình bày ý kiến, các em khác nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi trong cặp.
- HS nối tiếp nêu ý kiến liên hệ.
- HS nêu theo hiểu biết của bản thân.
- Lắng nghe. Nhận xét.
- Vài HS trả lời.
Nhận xét của hiệu trưởng:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5Tuan 19.doc